Đồ án Thiết kế nhà máy điện Lake

Ngày nay điện năng tham gia vào mọi lĩnh vực của cuộc sống từ công nghiệp đến sinh hoạt. Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì điện năng có nhiều ưu điểm như: dễ dàng chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt, cơ, hoá,.) dễ dàng truyền tải và phân phối. Chính vì vậy điện năng được ứng dụng rất rộng rãi. Điện năng là nguồn năng lượng chính là điều kiện quan trọng để phát triển đất nước. Vì vây muốn phát triển kinh tế xã hội, thì điện năng phải đi trước một bước. Để làm được điều này,chúng ta phải không ngừng nâng cao và phát triển hệ thống điện trên cả nước nói chung và phát triển các nhà máy điện nói riêng. Nhà máy điện là một phần tử vô cùng quan trọng trong hệ thống điện. Cùng với sự phát triển của hệ thống điện, cũng như sự phát triển của hệ thống năng lượng quốc gia là sự phát triển của các nhà máy điện.Việc giải quyết đúng vấn đề kinh tế , kỹ thuật trong thiết kế nhà máy điện sẽ mang lại lợi ích không nhỏ đối với nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như hệ thống điện nói riêng.

docx110 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế nhà máy điện Lake, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay điện năng tham gia vào mọi lĩnh vực của cuộc sống từ công nghiệp đến sinh hoạt. Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì điện năng có nhiều ưu điểm như: dễ dàng chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt, cơ, hoá,...) dễ dàng truyền tải và phân phối. Chính vì vậy điện năng được ứng dụng rất rộng rãi. Điện năng là nguồn năng lượng chính là điều kiện quan trọng để phát triển đất nước. Vì vây muốn phát triển kinh tế xã hội, thì điện năng phải đi trước một bước. Để làm được điều này,chúng ta phải không ngừng nâng cao và phát triển hệ thống điện trên cả nước nói chung và phát triển các nhà máy điện nói riêng. Nhà máy điện là một phần tử vô cùng quan trọng trong hệ thống điện. Cùng với sự phát triển của hệ thống điện, cũng như sự phát triển của hệ thống năng lượng quốc gia là sự phát triển của các nhà máy điện.Việc giải quyết đúng vấn đề kinh tế , kỹ thuật trong thiết kế nhà máy điện sẽ mang lại lợi ích không nhỏ đối với nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như hệ thống điện nói riêng. Trong quá trình thiết kế, với khối lượng kiến thức đã học và được sự giúp đỡ của cô Phùng Thị Thanh Mai đã giúp em hoàn thành bản thiết kế này. Nhưng do kiến thức có hạn và còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên bản thiết kế không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô trong khoa. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện Lê Thành Long CHƯƠNG 1 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG CÔNG SUẤT,CHỌN PHƯƠNG ÁN NỐI DÂY 1.Chọn máy phát điện Nhà máy nhiệt điện gồm 4 tổ máy x 50MW - Chọn máy phát điện đồng bộ tuabin hơi có các thông số sau : Bảng 1.1 : Thông số máy phát điện Loại máy phát Thông số định mức Điện kháng tương đối n v/ph Sdm MVA Pdm MW Udm kV cos j I kA X’’d X’d Xd TBf-50-3600 3000 62,5 50 6,3 0,8 5,73 0,1336 0,1786 1,4036 2 Tính toán cân bằng công suất : 2.1.Phụ tải toàn nhà máy : PFNM = å Pđm = n.PđmF =4.50 = 200 (MW). SFNM = å Sđm = n.SđmF =4.62,5= 250 (MVA). Cos j = 0,8 ; Bảng 1.2 : Bảng biến thiên công suất phụ tải toàn nhà máy Giờ 0-4 4-8 8-10 10-12 12-16 16-18 18-20 20-22 22-24 90 90 90 95 90 100 100 90 90 180 180 180 190 180 200 200 180 180 225 225 225 237,5 225 250 250 225 225 Đồ thị phụ tải toàn nhà máy : 2.2.Đồ thị phụ tải tự dùng : - Xác định phụ tải tự dùng của nhà máy nhiệt điện theo công thức sau : - Trong đó : S td(t) : Phụ tải tự dùng tại thời điểm t. SFNM : Công suất đặt của toàn nhà máy. SFNM(t) : Công suất nhà máy phát ra tại thời điểm t. α : Số phần trăm lượng điện tự dùng. Với α=8% ; cosφ=0,82 Bảng 1.3 : Bảng biến thiên công suất phụ tải tự dùng Giờ 0-4 4-8 8-10 10-12 12-16 16-18 18-20 20-22 22-24 225 225 225 237,5 250 250 250 225 225 18,34 18,34 18,34 18,925 18,34 19,51 19,51 18,34 18,34 Đồ thị phụ tải tự dùng: 2.3. Đồ thị phụ tải các cấp điện áp : a, Phụ tải địa phương : PUFmax= 13 MW ; Cos j = 0,85 Gồm : 3 đường dây kép ´ 3 MW ´ 4 km ; 2 đường dây đơn x 2 MW x 4 km ; Bảng 1.4 : Bảng biến thiên công suất phụ tải địa phương Giờ 0-4 4-8 8-10 10-12 12-16 16-18 18-20 20-22 22-24 90 90 80 70 90 100 90 90 80 13,76 13,76 12,24 10,71 13,76 15,29 13,76 13,76 12,24 Đồ thị phụ tải địa phương: b, Phụ tải cấp điện áp trung 110kv Phụ tải cấp điện áp trung có PUTmax= 120 MW, cosj = 0,84. Suy ra: Phụ tải cấp điện áp trung bao gồm :1 kép x 80 MW,1 đơn x 40 MW Bảng 1.5 : Bảng biến thiên công suất phụ tải cấp điện áp trung Giờ 0-4 4-8 8-10 10-12 12-16 16-18 18-20 20-22 22-24 80 80 80 90 90 100 90 90 80 114,29 114,29 114,29 128,57 128,57 142,86 128,57 128,57 114,29 Đồ thị phụ tải: 2.4. Bảng cân bằng công suất toàn nhà máy : - Ta xác định công suất của toàn nhà máy theo biểu thức : - Công suất phát vào hệ thống : Bảng 1.6 : Bảng cân bằng công suất toàn nhà máy Giờ 0-4 4-8 8-10 10-12 12-16 16-18 18-20 20-22 22-24 225 225 225 237,5 225 250 250 225 225 18,34 18,34 18,34 18,925 18,34 19,51 19,51 18,34 18,34 13,76 13,76 12,24 10,71 13,76 15,29 13,76 13,76 12,24 114,29 114,29 114,29 128,57 128,57 142,86 128,57 128,57 114,29 78,61 78,61 80,13 79,295 64,33 72,34 88,16 64,33 65,85 Đồ thị phụ tải tổng của nhà máy: Nhận xét : - Nhà máy thiết kế có tổng công suất là : SNMđm = å Sđm= n.SđmF = 4.62,5=250 (MVA) - So với công suất hệ thống S HT = 3000 (MVA) thì nhà máy thiết kế chiếm 8,33% công suất của hệ thống. - Công suất dự trữ của hệ thống:SdtHT = 200MVA - Công suất phát vào hệ thống: Svht max= 88,16 MVA từ :18h - 20h Svht min= 64,33 MVA từ : 12 h – 16h và 20h-22h Có Svht max < SdtHT à nhà máy làm việc ổn định với hệ thống - Phụ tải trung áp : + STmax = 142,86 MVA từ 16h – 18h chiếm 14,71% công suất nhà máy. + STmin= 114,29 MVA từ 0h–10h và 22h–24h chiếm 47,06% công suất nhà máy. - Nhà máy được thiết kế cung cấp điện cho phụ tải điện áp trung 110 kV và cấp lên hệ thống 220 kV. Do vậy ta sử dụng các máy biến áp tự ngẫu.(ở những cấp điện áp này có trung tính trực tiếp nối đất ). - Phụ tải địa phương có : từ 16h – 18h t ừ 10h – 12h Với: S đmF = 62,5 MVA - Ta có : * Khả năng phát triển của nhà máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí nhà máy, địa bàn phụ tải, nguồn nhiên liệu.....Riêng về phần điện nhà máy hoàn toàn có khả năng phát triển thêm 1 số phụ tải ở các cấp điện áp sẵn có. 3. Chọn phương án nối dây cho nhà máy: 3.1. Các nguyên tắc tuân thủ : Chọn phương án nối điện chính là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong thiết kế nhà máy điện.Phương án nối điện phù hợp không chỉ đem lại lợi ích kinh tế lớn lao mà còn phải đáp ứng được các tiên chuẩn kĩ thuật. Cơ sở để xác định các phương án có thể là số lượng và công suất máy phát điện,công suất hệ thống,sơ đồ lưới điện và phụ tải... Các nguyên tắc tuân thủ : -Nguyên tắc 1:Khi phụ tải địa phương có công suất nhỏ thì không cần thanh góp điện áp MF,mà chúng được cấp điện trực tiếp từ các đầu cực.Quan trọng là nó phải thỏa mãn đk cho phép rẽ nhánh từ đầu cực máy phát một lượng công suất không quá 15%. àKhông có thanh góp điện áp máy phát -Nguyên tắc 2:Trường hợp có thanh góp điện áp máy phát thì chọn số lượng tổ MF ghép lên thanh góp này sao cho khi 1 trong số chúng nghỉ thì các tổ máy còn lại phải đảm bảo công suất cho phụ tải địa phương và phụ tải tự dùng . -Nguyên tắc 3: Nếu thỏa mãn 2 điều kiện sau +Lưới điện áp phía trung và cao đều là lưới trung tính trực tiếp nối đất(ở đây 2 cấp điện áp đều >=110kvàđều có trung tính nối đất trực tiếp). + Hệ số có lợi α=0,5. (Ở đây ) à Dùng 2 MBA TN làm liên lạc Nếu không thỏa mãn thì dùng MBA3 cuộn dây Trong trường hợp này cả 2 đk đều thỏa mãnàDùng 2 MBATN làm liên lạc. -Nguyên tắc 4: Chọn số lượng MF,MBA 2 cuộn dây ghép thẳng lên TG trong trường hợp MBALL là 3 cuộn dây thì phải thỏa mãn: ∑Sdm≤SUTmin Còn đối với MBATN làm liên lạc thì ko cần đk này,mà có thể ghép từ 1 đến 2 bộ MF-MBA 2 cuộn dây lên TG điện áp trung. -Nguyên tắc 5:Mặc dù có 3 cấp điện áp nhưng nếu ST quá nhỏ thì ko cần dùng MBA 3 cấp điện áp. -Nguyên tắc 6: Không nhất thiết phải nối bộ MF-MBA khi lượng công suất truyền tải C-T là không lớn. 3.2. Các sơ đồ nối dây đề xuất : 3.2.1. Phương án 1 : Nhận xét: Phương án 2 khác với phương án 1 ở chỗ chỉ có một bộ máy phát điện - máy biến áp 2 cuộn dây nối lên thanh góp 110 kV. Như vậy ở phía thanh góp 220 kV có đấu thêm một bộ máy phát điện - máy biến áp 2 cuộn dây. Ưu điểm: - Bố trí nguồn và tải cân đối - Công suất truyền tải từ cao sang trung qua máy biến áp tự ngẫu nhỏ nên tổn thất công suất nhỏ. - Đảm bảo về mặt kỹ thuật, cung cấp điện liên tục - Vận hành đơn giản Nhược điểm: - Có một bộ máy phát điện - máy biến áp bên cao nên đắt tiền hơn. 3.2.2. Phương án 2 : Nhận xét: Phương án này có hai bộ máy phát điện - máy biến áp 2 cuộn dây nối lên thanh góp điện áp 110kV để cung cấp điện cho phụ tải 110kV. Hai bộ máy phát điện - máy biến áp tự ngẫu liên lạc giữa các cấp điện áp, vừa làm nhiệm vụ phát công suất lên hệ thống, vừa truyền tải công suất thừa hoặc thiếu cho phía 110kV. Ưu điểm: - Số lượng và chủng loại máy biến áp ít, các máy biến áp 110kV có giá thành hạ hơn giá máy biến áp 220kV. - Vận hành đơn giản, linh hoạt đảm bảo cung cấp điện liên tục. Nhược điểm: - Tổn thất công suất lớn khi STmin. 3.2.3. Phương án 3 : Nhận xét : Trong phương án này ta dùng hai bộ máy biến áp B3, B4 máy phát điện F3, F4 làm việc song song với nhau cung cấp lên thanh góp cao áp 220 kV và hai cặp F1, F2 máy biến áp B1, B2 làm việc song song, trong đó hai máy biến áp tự ngẫu B1, B2 làm nhiệm vụ liên lạc giữa 3 cấp điện áp với nhau. Ưu điểm : - Lượng công suất truyền tải qua cuộn trung nhỏ nên tổn thất công suất nhỏ. - Đảm bảo cung cấp điện. Nhược điểm : - Các MBA bố trí hết bên cao lên giá thành thiết bị cao không kinh tế. - Có sự cố thì cuộn trung của MBATN sẽ quá tải, gây tổn thất lớn. 3.2.4. Phương án 4 : 110kv B6 B5 B1 F1 HT 220kv B2 F2 B3 F3 B4 F4 6,3 kv Nhận xét:Nhà máy dùng bốn bộ máy phát – máy biến áp nối vào thanh góp 110kV và dùng hai máy biến áp tự ngẫu liên lạc giữa các cấp điện áp và cung cấp điện cho phụ tải cấp điện áp máy phát. Ưu điểm: - Đảm bảo cung cấp điện liên tục - Do tất cả các máy biến áp đều nối về phía 110kV nên giảm được vốn đầu tư so với phương án 1. Nhược điểm: - Do tất cả các máy biến áp đều nối vào phía 220kV, nên để đảm bảo cung cấp điện cho phía 110 kV công suất của máy biến áp tự ngẫu có thể phải lớn hơn so với các phương án khác. Khi có ngắn mạch xẩy ra ở thanh góp hệ thống thì dòng điện ngắn mạch lớn gây nguy hiểm cho thiết bị. - Tổn thất công suất lớn. CHƯƠNG II CHỌN MÁY BIẾN ÁP VÀ TÍNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Phương án I : 1. Phân bố công suất cho các máy biến áp khi làm việc bình thường. 1.1 Đối với các máy biến áp nội bộ B1 và B4 : Với các bộ MF-MBA vận hành với tải bằng phẳng tức là cho phát hết công suất từ 0-24h lên thanh góp.Khi đó công suất tải qua MBA được tính như sau: Trong đó : : công suất tự dùng lớn nhất. n : số tổ máy của nhà máy thiết kế, n = 4. SdmF : công suất của một tổ máy phát. Áp dụng để tính toán ta có : Phần công suất còn lại do các máy biến áp liên lạc đảm nhận. 1.2 Phân bố công suất cho các cuộn dây của các máy biến áp tự ngẫu B3, B2 : - Công suất truyền phía cao của các máy biến áp tự ngẫu sang các phía của máy biến áp như sau : Kết quả tính toán phân bố công suất cho các cuộn dây của máy biến áp được ghi trong bảng sau : Giờ 0-4 4-8 8-10 10-12 12-16 16-18 18-20 20-22 22-24 Sfnm(t) (MVA) 225 225 225 237,5 225 250 250 225 225 Std(t) (MVA) 18,34 18,34 18,34 18,925 18,34 19,51 19,51 18,34 18,34 Suf(t) (MVA) 13,76 13,76 12,24 10,71 13,76 15,29 13,76 13,76 12,24 Sut(t) (MVA) 114,29 114,29 114,29 128,57 128,57 142,86 128,57 128,57 114,29 Svht(t) 78,61 78,61 80,13 79,295 64,33 72,34 88,16 64,33 65,85 Scc(t) 10,495 10,495 11,255 10,838 3,355 7,34 15,27 3,355 4,115 Sct(t) 28,335 28,335 28,335 35,475 35,475 42,62 35,475 35,475 28,335 Sch(t) 38,83 38,83 39,59 46,313 38,83 49,96 50,745 38,83 32,45 à MBATN làm việc ở chế độ truyền tải điện áp từ hạ lên trung và lên cao nên cuộn hạ mang tải nặng nhất: 2. Chọn loại và công suất định mức của máy biến áp : Công suất của các máy biến áp được chọn phải đảm bảo cung cấp điện trong tình trạng làm việc bình thường ứng với phụ tải cực đại khi tất cả các máy biến áp đều làm việc. Mặt khác khi có bất kỳ máy biến áp nào phải nghỉ do sự cố hoặc do sữa chữa thì các máy biến áp còn lại với khả năng quá tải sự cố phải đảm bảo đủ công suất cần thiết. 2.1 Chọn máy biến áp bộ B1, B4 : Ta chọn 2MBA đều là loại 3pha hai dây quấn, không điều chỉnh dưới tải, có công suất được chọn theo hai điều kiện : SđmB ≥ ≈ SđmF Trong đó : SđmF : công suất định mức máy phát SđmB : công suất định mức máy biến áp ta chọn. Áp dụng để chọn máy biến áp ta có: SđmF = 62,5 ( MVA ) → ta chọn được máy biến áp B1 có mã hiệu và tham số như sau : Mã Hiệu Sđm ( MVA ) Uc ( kV ) UH (kV) ΔP0 ( kW) ΔPN (kW ) UN% Io% Giá 103 rúp TPДЦH 63 230 11 67 300 12 0,8 109 → ta chọn máy biến áp B4 có số hiệu và tham số như bảng sau : Mã Hiệu Sđm ( MVA ) Uc ( kV ) UH ( kV ) ΔP0 ( kW ) ΔPN ( kW ) UN% Io% Giá 106 rúp TPДЦH 63 115 11 59 245 10,5 0,6 91 2.2 Chọn máy biến áp liên lạc : Với nhận xét như ở trên ta chọn các máy biến áp liên lạc B2, B3 là các máy biến áp tự ngẫu. Đối với máy biến áp tự ngẫu thì lõi từ cũng như các cuộn dây nối tiếp, trung, hạ đều được thiết kiết theo công suất tính toán : Stt ≥ α.SđmB Trong đó : ♦ α : là hệ số có lợi của máy biến áp. Ta có : ♦ SđmB : công suất định mức của máy biến áp tự ngẫu. Để chọn được công suất định mức của máy biến áp tự ngẫu trước hết phải xác định được công suất tải lớn nhất trong suốt 24h của từng cuộn dây. Gọi là công suất thừa lớn nhất. Công thức xác định công suất định mức MBA tự ngẫu như sau : Mà ta có: à Ta chọn MBATN có các thông số cho trong bảng sau: Mã hiệu Sđm ( MVA) U ( kV ) ΔPo (Kw) ΔPN (kw) ΔUN % Io% C T H C T H C T H ATдцTH 125 230 121 11 75 290 145 145 11 31 19 0,6 3. Kiểm tra quá tải của các máy biến áp. 3.1 Các máy biến áp nối bộ B1, B4. Vì hai máy biến áp này đã được chọn có công suất lớn hơn công suất định mức của máy phát điện. Đồng thời từ 0 – 24h ta coi luôn cho hai bộ này làm việc với phụ tải bằng phẳng như đã trình bày trong phần trước, nên đối với 2 máy biến áp B1,B4, ta không cần kiểm tra quá tải. 3.2 Các máy biến áp liên lạc B3 và B2. 3.2.1 Quá tải sự cố. Ta chỉ cần kiểm tra các máy biến áp tự ngẫu trong các trường hợp sự cố nặng nề nhất khi SUTmax và SUTmin , xét các trường hợp sau : ● Giả thiết sự cố 1 MBA bộ B4 hỏng ứng với thời điểm phụ tải điện áp trung cực đại SUTmax =142,86 ( MVA ) trong thời điểm từ 16h – 18h . - Điều kiện kiểm tra quá tải: → thỏa mãn Ta có sơ đồ sau: Phân bố công suất khi sự cố là : Ta thấy chiều truyền tải công suất là từ C,HàT. Nên cuộn chung mang tải nặng nhất ♦ Kiểm tra mức độ non tải hay quá tải theo công thức sau : Lượng công suất thiếu của nhà máy phát vào hệ thống được tính theo công thức: là SDP của hệ thống => Hệ thống làm việc ổn định. Giả thiết MBA tự ngẫu B3 hoặc B2 bị sự cố ứng với thời điểm phụ tải trung cực đại.(ở đây xét máy B3 sự cố) SUTmax =142,86 ( MVA ) vào thời điểm 16h – 18h - Điều kiện kiểm tra sự cố : → thoả mãn. Ta có sơ đồ như sau : - Phân bố công suất khi sự cố : Khi sự cố MBATN thì ta thấy công suất truyền từ hạ lên cao và hạ lên trungà cuộn chung mang tải nặng nhất. ♦ Kiểm tra mức độ non tải hay quá tải theo công thức sau : ♦ Lượng công suất thiếu được tính theo công thức: Hệ thống làm việc ổn định. Kết luận: Qua phân tích và tính toán ta thấy máy biến áp đã chọn đạt yêu cầu. 4.Tính toán tổn thất trong máy biến áp. 4.1 Tổn thất điện năng trong máy biến áp hai dây quấn B1,B4 Như phần trên để vận hành đơn giản cho bộ máy phát điện – máy biến áp mang tải bằng phẳng ta có : Trong đó: ∆Po : tổn thất công suất không tải. ∆PN : tổn thất công suất ngắn mạch. - Tổn thất điện năng trong MBA B1: - Tổn thất điện năng trong MBA B4 : - Như vậy tổn thất điện năng của MBA bộ B1 và B4 là : ∆Abộ = ∆A1 + ∆A4 = 2785,24 + 2312,13 = 5097,37 MWh. 4.2 Tổn thất điện năng trong máy biến áp tự ngẫu tính theo công thức : Trong đó : ∆A : tổn thất điện năng trong máy biến áp tự ngẫu ( MWh ) ∆Po : tổn thất không tải máy biến áp tự ngẫu ( kW ) : tổn thất ngắn mạch trong cuộn cao, trung, hạ. : công suất phụ tải phía cao, trung, hạ của MBA tự ngẫu ở thời điểm t ( MVA ) đã được tính ở phần phân bố công suất. ti : khoảng thời gian tính theo giờ của từng thời điểm trong ngày Bảng phân bố công suất trong máy biến áp tự ngẫu như sau: giờ 0-4 4-8 8-10 10-12 12-16 16-18 18-20 20-22 22-24 Scc(t) 10,495 10,495 11,255 10,838 3,355 7,34 15,27 3,355 4,115 Sct(t) 28,335 28,335 28,335 35,475 35,475 42,62 35,475 35,475 28,335 Sch(t) 38,83 38,83 39,59 46,313 38,83 49,96 50,745 38,83 32,45 ∆ATN = 657 + 0,0365.( 788,267.4 + 788,267.4 + 816,589.2 + 1132,540.2 + 839,991.4 + 1356,960.2 + 1336,438.2 + 839,991.2 + 576,928.2 ) = 1452,152 MWh Tổng tổn thất trong máy biến áp là: ∆A= ∆Abộ +∆ATN =5097,37 + 1452,152 = 6549,522 MWh. 6. Tính toán dòng điện cưỡng bức cho phương án I. Phía cao áp 220 kV a. Đường dây kép nối với hệ thống. kA b. Phía cao áp MBA liên lạc. ♦ Ở chế độ bình thường : MVA ♦ Chế độ sự cố B4 : MVA ♦ Chế độ sự cố MBA-LL : MVA kA c. Bộ MF – MBA B1. kA Dòng cưỡng bức cực đại của mạch phía 220 kV là: Icb = 0,231 kA. Các mạch phía 110 kV : a. Bộ MF – MBA B4 : kA b. Mạch đường dây kép : kA c. Mạch đường dây đơn : kA d. Phía trung của MBA-LL : ♦ Khi bình thường : MVA ♦ Khi sự cố bên bộ MF – MBA B4 : MVA ♦ Khi sự cố bên MBA-TN : MVA Ta thấy công suất lớn nhất là lúc sự cố bên bộ MF-MBA B4. kA Như vậy mạch phía 110 kV có Icb = 0,5 kA là giá trị lớn nhất. Mạch hạ áp 6,3 kV. a. Phía hạ MBA-TN : kA b. Phía đầu MF : kA. Ta có bảng tổng kết dòng điện cưỡng bức phương án 1 là : Cấp điện áp kV 220 kV 110 kV 6,3 kV Dòng điện cưỡng bức (kA) 0,231 0,5 7,9019 B.Phương án II 1.Phân bố công suất cho các máy biến áp khi làm việc bình thường. 1.1 Đối với các máy biến áp nội bộ B3,B4. Với các bộ MF-MBA vận hành với tải bằng phẳng tức là cho phát hết công suất từ 0-24h lên thanh góp.Khi đó công suất tải qua MBA được tính như sau: Trong đó : : công suất tự dùng lớn nhất. n : số tổ máy của nhà máy thiết kế, n = 4. SdmF : công suất của một tổ máy phát. Áp dụng để tính toán ta có : Phần công suất còn lại do các máy biến áp liên lạc đảm nhận. 1.2 Phân bố công suất cho các cuộn dây của các máy biến áp tự ngẫu B1, B2. - Công suất truyền phía cao của các máy biến áp tự ngẫu sang các phía của máy biến áp như sau : Kết quả tính toán phân bố công suất cho các cuộn dây của máy biến áp được ghi trong bảng sau : giờ 0-4 4-8 8-10 10-12 12-16 16-18 18-20 20-22 22-24 Sfnm(t)(MVA) 225 225 225 237,5 225 250 250 225 225 Std(t)(MVA) 18,34 18,34 18,34 18,925 18,34 19,51 19,51 18,34 18,34 Suf(t) (MVA) 13,76 13,76 12,24 10,71 13,76 15,29 13,76 13,76 12,24 Sut(t) (MVA) 114,29 114,29 114,29 128,57 128,57 142,86 128,57 128,57 114,29 Svht(t) 78,61 78,61 80,13 79,295 64,33 72,34 88,16 64,33 65,85 Scc(t) 39,305 39,305 40,065 39,65 32,165 36,17 44,08 32,165 32,925 Sct(t) -0,475 -0,475 -0,475 6,665 6,665 13,81 6,665 6,665 -0,475 Sch(t) 38,83 38,83 39,59 46,315 38,83 49,98 50,745 38,83 32,45 à MBATN làm việc ở chế độ truyền tải điện áp từ hạ,trung và lên cao nên cuộn nối tiếp mang tải nặng nhất: 2. Chọn loại và công suất định mức của máy biến áp. Công suất của các máy biến áp được chọn phải đảm bảo cung cấp điện trong tình trạng làm việc bình thường ứng với phụ tải cực đại khi tất cả các máy biến áp đều làm việc. Mặt khác khi có bất kỳ máy biến áp nào phải nghỉ do sự cố hoặc do sữa chữa thì các máy biến áp còn lại với khả năng quá tải sự cố phải đảm bảo đủ công suất cần thiết. 2.1 Chọn máy biến áp bộ B3,B4. Ta chọn 2MBA đều là loại 3pha hai dây quấn, không điều chỉnh dưới tải, có công suất được chọn theo hai điều kiện : SđmB ≥ ≈SđmF Trong đó : SđmF : công suất định mức máy phát SđmB : công suất định mức máy biến áp ta chọn. Áp dụng để chọn máy biến áp ta có: SđmF = 62,5 ( MVA ) → ta chọn được máy biến áp B3,B4 có mã hiệu và tham số như sau : Mã Hiệu Sđm ( MVA ) Uc ( kV ) UH (kV) ΔP0 ( kW) ΔPN (kW ) UN% Io% Giá 103 rúp TPДЦH 63 115 10,5 59 245 10,5 0,6 107,2 2.2 Chọn máy biến áp liên lạc : Với nhận xét như ở trên ta chọn các máy biến áp liên lạc B1, B1 là các máy biến áp tự ngẫu. Đối với máy biến áp tự ngẫ
Luận văn liên quan