Đồ án Thông tin di động số và một hệ thống ứng dụng của hãng Qualcom

Hiện nay trên thế giới , lĩnh vực công nghệ điện tử , công nghệ thông tin và viễn thông quốc tế đang phát triển rất mạnh mẽ. Công nghệ viễn thông có được những bước đột phá về công nghệ và đạt được những thành tựu nhảy vọt . Với đà phát triển này nó đã trở thành nền kinh tế mũi nhọn , làm điểm tựa cho nền kinh tế mỗi quốc gia , góp phần đưa lĩnh vực này vào kỷ nguyên của công nghệ trong tương lai . Ở Việt Nam cũng vậy , cũng đang diễn ra một cuộc cách mạng mạnh mẽ về lĩnh vực này . Tuy nhiên do nền kinh tế của nước ta còn eo hẹp nên vẫn còn có những hạn chế . Do vậy ta cần phải có một chiến lược phát triển hợp lý , phù hợp khả năng của ngân sách tài chính , biết tận dụng và không ngừng cải tiến các thiết bị cơ sở hiện có để không lãng phí mà vẫn có thể theo kịp công nghệ hiện đại . Chính vì vậy với bản báo cáo này em xin trình bày nghiên cứu cơ bản của mình về thông tin di động số và một hệ thống ứng dụng của hãng Qualcom đó là CDMA IS – 95 . Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Khang - Bộ môn mạch và xử lý tín hiệu – Khoa Điện tử Viễn Thông - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian hoàn thành báo cáo . Do thời gian tìm hiểu không nhiều và phạm vi trình bày có hạn nên không thể tránh được những thiếu xót . Vậy em mong các thầy cô giáo và bạn bè đóng góp ý kiến xây dựng .

docx80 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thông tin di động số và một hệ thống ứng dụng của hãng Qualcom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời nói đầu 2 Phần I – Hệ thống thông tin di động và cơ sở lý thuyết công nghệ CDMA 3 Chương I – Hệ thống thông tin di động 3 1.1. Giới thiệu chung 3 1.2. Cấu trúc của hệ thống thông tin di động 5 1.2.1. Mô hình hệ thống thông tin di động 5 1.2.2. Các đặc tính cơ bản của hệ thống thông tin di động 8 1.2.3. Các phương pháp truy cập trong mạng thông tin di động 9 1.3. Đặc điểm truyền dẫn ở thông tin di động 9 1.3.1. Mở đầu 9 1.3.2. Suy hao đường truyền 10 1.3.3. Pha đinh 11 1.3.4. Các biện pháp chống pha đinh 12 Chương II - Cơ sở lý thuyết công nghệ CDMA 14 2.1. Mở đầu 14 2.2. Kỹ thuật trải phổ 14 2.2.1. Hệ thống trải phổ trực tiếp(DS/SS) 16 2.2.2. Hệ thống trải phổ nhảy tần (FH/SS) 26 2.2.3 . Hệ thống trải phổ nhảy thời gian (TH/SS) 33 2.2.4 . So sánh các hệ thống SS 36 2.2.5. Các hệ thống lai Hybrid 37 Phần II - Công nghệ CDMA IS – 95 và nhận xét chung về xu hướng phát triển 43 Chương I – Công nghệ CDMA IS – 95 43 3.1 . Mở đầu 43 3.2 . Giao diện vô tuyến và truyền dẫn 43 3.2.1. Các kênh vật lý 43 3.2.2.Các kênh logic 46 3.3 . Cấu trúc các kênh CDMA IS – 95 51 3.3.1. Cấu trúc của các kênh CDMA đường xuống 51 3.3.2. Cấu trúc của các kênh CDMA đường lên 57 3.4 . Xử lý cuộc gọi ở CDMA – IS – 95 62 3.4.1. Trạng thái khởi đầu hệ thống 62 3.4.2. Trạng thái rỗi 64 3.4.3. Trạng thái truy nhập hệ thống 65 3.5. Chuyển giao và tính toán dung lượng hệ thống 67 3.5.1. Chuyển giao ở CDMA IS – 95 67 3.5.2. Tính toán dung lượng hệ thống 68 Chương II – Nhận xét chung về xu hướng phát triển 70 4.1. Thông tin di động 70 4.2. CDMA 72 Kết luận 76 Tài liệu tham khảo 77 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay trên thế giới , lĩnh vực công nghệ điện tử , công nghệ thông tin và viễn thông quốc tế đang phát triển rất mạnh mẽ. Công nghệ viễn thông có được những bước đột phá về công nghệ và đạt được những thành tựu nhảy vọt . Với đà phát triển này nó đã trở thành nền kinh tế mũi nhọn , làm điểm tựa cho nền kinh tế mỗi quốc gia , góp phần đưa lĩnh vực này vào kỷ nguyên của công nghệ trong tương lai . Ở Việt Nam cũng vậy , cũng đang diễn ra một cuộc cách mạng mạnh mẽ về lĩnh vực này . Tuy nhiên do nền kinh tế của nước ta còn eo hẹp nên vẫn còn có những hạn chế . Do vậy ta cần phải có một chiến lược phát triển hợp lý , phù hợp khả năng của ngân sách tài chính , biết tận dụng và không ngừng cải tiến các thiết bị cơ sở hiện có để không lãng phí mà vẫn có thể theo kịp công nghệ hiện đại . Chính vì vậy với bản báo cáo này em xin trình bày nghiên cứu cơ bản của mình về thông tin di động số và một hệ thống ứng dụng của hãng Qualcom đó là CDMA IS – 95 . Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Khang - Bộ môn mạch và xử lý tín hiệu – Khoa Điện tử Viễn Thông - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian hoàn thành báo cáo . Do thời gian tìm hiểu không nhiều và phạm vi trình bày có hạn nên không thể tránh được những thiếu xót . Vậy em mong các thầy cô giáo và bạn bè đóng góp ý kiến xây dựng . Em xin chân thành cảm ơn ! Hà nội , tháng 6 năm 2007 Sinh Viên Đào Việt Hùng PHẦN I – Hệ thống thông tin di động và cơ sở công nghệ CDMA Chương I – Hệ thống thông tin di động 1.1.Giới thiệu chung Điện thoại di dộng ra đời từ những năm 1920 , mặc dù các khái niệm tổ ong ,kỹ thuật trải phổ , điều chế số và các công nghệ vô tuyến hiện đại khác đã được biết đến hơn 50 năm trước đây , dịch vụ điện thoại di động mãi đến đầu những năm 60 mới xuất hiện ở các dạng sử dụng được và khi đó chỉ là các sửa đổi thích ứng của các hệ thống điều vận . Các hệ thống điện thoại di động đầu tiên này ít tiện lợi và dung lượng rất thấp so với các hệ thống hiện nay .Các hệ thống tổ ong điều tần song công sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số FDMA đã xuất hiện vào những năm 1980 . Cuối những năm 1980 người ta nhận thấy rằng các hệ thống tổ ong tương tự không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng vào thế kỷ sau nếu như không loại bỏ được các hạn chế cố hữu của các hệ thống này : phân bổ tần số hạn chế , dung lượng thấp tiếng ồn khó chịu và nhiễu xảy ra khi máy di động chuyển dịch trong môi trường pha đinh đa tia , không đáp ứng được các dịch vụ mới hấp dẫn đối với khách hàng , không cho phép giảm đáng kể giá thành của thiết bị di động và cơ sở hạ tầng , không đảm bảo tính bảo mật của các cuộc gọi , không tương thích giữa các hệ thống khác nhau , đặc biệt ở châu Âu , làm cho thuê bao không thể sử dụng được máy di động của mình ở nước khác . Giải pháp sử dụng công nghệ thông tin số cho thông tin di động để loại bỏ các hạn chế trên được sử dụng . Hệ thống thông tin di động số sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA đầu tiên trên thế giới được ra đời ở châu Âu và có tên gọi là GSM ( Group Special Mobile hay Global System for Mobile Communication – nhóm đặc trách di động hay hệ thống thông tin di động toàn cầu ) .GSM được phát triển từ năm 1982 với băng tần 900MHz , lúc đầu người ta bàn luận về việc nên xây dựng một hệ thống số hay tương tự , đến năm 1985 hệ thống số băng hẹp đã được quyết định . Để giải quyết vấn đề về dung lượng Qualcom được thành lập vào năm 1985 đã phát triển công nghệ CDMA cho thông tin di động và đưa ra phiên bản đầu tiên được gọi là IS – 95A. Ở Nhật Bản vào năm 1993 , NTT đã đưa ra tiêu chuẩn thông tin di động số đầu tiên của nước này JPD ( Japanese Personal Digital Cellular system - Hệ thống số tổ ong của Nhật Bản ) Để tăng thêm dung lượng cho các hệ thống thông tin di động , tần số của các hệ thống này đang được chuyển từ vùng 800 – 900 MHz vào vùng 1,8 – 1,9 GHz . Một số nước đã sử dụng cả hai tần số ( Dual band) Song song với sự phát triển của các hệ thống thông tin di động tổ ong nói trên , các hệ thống thông tin di động hạn chế cho các mạng nội hạt dùng máy cầm tay không dây số ( Digital Cordless phone ) cũng được nghiên cứu phát triển . Hai hệ thống điển hình cho loại thông tin này là DECT ( Digital Enhanced Cordless Telecommunications Viễn thông không dây số tăng cường ) của châu Âu và PHS ( Personal Handyphone System - Hệ thống máy điện thoại cầm tay cá nhân ) của Nhật Bản cũng đã được đưa và thương mại . Ngoài các hệ thống thông tin di động mặt đất , các hệ thống thông tin di động vệ tinh : Global Star và Iridium cũng được đưa vào thương mại vào năm 1998. Như vậy , sự kết hợp giữa các hệ thống thông tin di động nói trên sẽ tạo nên một hệ thống thông tin di động cá nhân ( PCS – Personal Communication System ) cho phép mỗi cá nhân có thể thống tin ở mọi thời điểm và bất cứ nơi nào mà họ cần thông tin . Hiện nay , để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng viễn thông về các dịch vụ viễn thông mới các hệ thống thông tin di động đang tiến tới thế hệ thứ ba ( thế hệ một : thông tin di động tương tự , thế hệ thứ hai : thông tin di động số hiện nay ) . Ở thế hệ thứ ba này các hệ thống thông tin di động có xu thế hoà nhập thành một tiêu chuẩn duy nhất và có khả năng phục vụ tốc độ bit lên đến 2Mbps . Để phân biệt với các hệ thống thông tin di động băng hẹp hiện nay các hệ thống thông tin di động thứ ba được gọi là các hệ thống thông tin di động băng hẹp . 1.2. Cấu trúc của hệ thống thông tin di động 1.2.1. Mô hình hệ thống thông tin di động Một hệ thống thông tin di động bao gồm nhiều phần tử vật lý , chúng có thể là các bộ phận riêng rẽ hay đặt cùng các phần tử logic khác . Tuy nhiên các phần tử này phải tương tác với nhau để kết hợp hoạt động : Hình 1. Mô hình hệ thống thông tin di động MS ( Mobile Station) : Trạm di động BTS (Base transceiver Station ) : Trạm thu phát gốc BSC (Base Station Controller ) : Bộ điều khiển trạm gốc MSC (Mobile Services Switching Center ) : Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động HLR (Home Location Register) : Bộ ghi định vị thường trú VLR ( Visitor Location Register ) : Bộ ghi định vị tạm trú OS ( Operation System ) : Hệ thống khai thác và bảo dưỡng TA ( Terminal Adapter ) : Bộ thích ứng đầu cuối TE ( Terminal Equipment ) : Thiết bị đầu cuối AUC ( Authentication Center ) : Quản lý thuê bao và trung tâm nhận thực EIR ( Equipment Identity Register ) : Quản lý thiết bị di động DMH ( Data message Handler ) : Bộ xử lý bản tin số liệu PSTN ( Public Switched Telephone Network ) : Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng ISDN ( Intergrated Services Digital Network ) : Mạng số liên kết đa dịch vụ PLMN ( Public Land Mobile Network ) : Mạng di động công cộng mặt đất PSPDN ( Packet Switched Public Data Network ) : Mạng số liệu công cộng chuyển mạch gói BS đến MSC ( Giao diện A) Giao diện giữa trạm gốc và MSC đảm bảo báo hiệu và lưu lượng (cả số liệu lẫn tiếng ) . BTS đến BSC ( Giao diện A- bis) Giao diện này được định nghĩa khi trạm gốc được chia thành BTS và BSC. MSC đến PSTN ( Giao diện Ai) Giao diện này được định nghĩa như giao diện tương tự sử dụng hoặc báo hiệu đa tần hai tông (DTMF) hay báo hiệu đa tần (MF). MSC với VLR ( Giao diện B) Giao diện này được định nghĩa ở tiêu chuẩn giao thức GSM hoặc TIA IS – 41. MSC với HLR ( Giao diện C ) Giao diện này được định nghĩa ở tiêu chuẩn giao thức GSM hoặc IS – 41. HLR với VLR ( Giao diện D) Đây là giao diện báo hiệu giữa HLR và VLR được xây dựng trên cơ sở báo hiệu số 7 . Hiện nay nó được định nghĩa ở tiêu chuẩn của giao thức GSM hoặc TIA IS – 41 . MSC với ISDN ( Giao diện Di) Đây là giao diện số với ISDN . MSC với MSC (Giao diện E ) Đây là giao diện lưu lượng và báo hiệu giữa các tổng đài của mạng di động . MSC và EIR ( Giao diện F ) Giao diện này chưa được định nghĩa ( Do EIR chưa được định nghĩa ). VLR với VLR ( Giao diện G) Giao diện này được sử dụng khi cần thông tin giữa các VLR . HLR với AUC ( Giao diện H ) Giao thức cho giao diện này chỉ mới được định nghĩa cho GSM . DMH với MSC ( Giao diện I ) Đây là giao diện giữa bộ xử lý bản tin dữ liệu với MSC . MSC với IWF ( Giao diện F ) Giao diện này được định nghĩa bởi chức năng tương tác . MSC với PLMN ( Giao diện Mi) Đây là giao diện với mạng thông tin di động khác . MSC với OS ( Giao diện O ) Đây là giao diện với hệ thống khai thác ( hiện đang được định nghĩa ) MSC với PSPDN ( Giao diện Pi) Đây là giao diện giữa MSC với mạng chuyển mạch gói . TA với TE ( Giao diện R) Đây là giao diện đặc thù cho từng loại đầu cuối được kết nối với MS . ISDN với TE ( Giao diện S ) Đây là giao diện được định nghĩa ở hệ thống ISDN . BS với MS (Giao diện Um) Đây là giao diện vô tuyến . PSTN với DCE ( Giao diện W) Giao diện này được định nghĩa ở hệ thống PSTN . MSC với AUX (Giao diện X ) Giao diện này phụ thuộc vào thiết bị bổ xung kết nối với MSC . Tổng quát hệ thống thông tin di động thường được chia thành các hệ thống con sau đây . Hệ thống con chuyển mạch SS bao gồm các khối chức năng : MSC ,VLR , HLR , AUC , EIR , GMSC. Hệ thống con trạm gốc BSS bao gồm các khối chức năng : BSC và BTS Hệ thống con khai thác OS thực hiện chức năng : khai thác , bảo dưỡng và quản lý cho toàn bộ hệ thống . Trạm di động MS thực hiện hai chức năng sau : - Thiết bị vật lý để giao tiếp giữa thuê bao di động với mạng qua đường vô tuyến . - Đăng ký thuê bao . 1.2.2. Các đặc tính cơ bản của hệ thống thông tin di động Ngoài nhiệm vụ phải cung cấp các dịch vụ như mạng điện thoại cố định thông thường , các mạng thông tin di động phải cung cấp các dịch vụ đặc thù cho mạng di động để đảm bảo thông tin mọi lúc mọi nơi. Để đảm bảo các chức năng nói trên các mạng thông tin di động phải đảm bảo một số đặc tính cơ bản chung sau đây : Sử dụng hiệu quả băng tần được cấp phát để đạt được dung lượng cao do sự hạn chế của dải tần vô tuyến sử dụng cho thông tin di động Đảm bảo chất lượng truyền dẫn theo yêu cầu . Do truyền dẫn được thực hiện bằng vô tuyến là môi trường truyền dẫn hở , nên tín hiệu dễ bị ảnh hưởng của nhiễu và pha đinh . Các hệ thống thông tin di động phải có khả năng hạn chế tối đa các ảnh hưởng này . Đảm bảo an toàn thông tin tốt nhất . Môi trường truyền dẫn vô tuyến là môi trường rất dễ bị nghe trộm và sử dụng trộm đường truyền nên cần phải có biện pháp đặc biệt để dảm bảo an toàn thông tin . Ở các hệ thống thông tin di động mỗi người sử dụng có một khóa nhận dạng bí mật riêng được lưu giữ ở bộ nhớ an toàn . Giảm tối đa rớt cuộc gọi khi thuê bao di động chuyển từ vùng phủ này sang vùng phủ khác . Cho phép phát triển các dịch vụ mới , nhất là các dịch vụ phi thoại . Để mang tính toàn cầu phải cho phép chuyển mạng quốc tế ( International Roaming ) Các thiết bị cầm tay phải gọn nhẹ và tiêu thụ ít năng lượng . 1.2.3 . Các phương pháp truy cập trong mạng thông tin di động Hiện nay đối với mạng thông tin di động số người ta chia thành 5 phương pháp truy cập kênh vật lý : FDMA : Đa truy nhập theo tần số . Phục vụ các cuộc gọi theo các kênh tần số khác nhau . TDMA : Đa truy nhập phân chia theo thời gian . Phục vụ các cuộc gọi theo các khe thời gian khác nhau. CDMA : Đa truy nhập phân chia theo mã . Phục vụ các cuộc gọi theo các chuỗi mã khác nhau . PDMA : Đa truy nhập phân chia theo cực tính . Phục vụ cuộc gọi theo các sự phân cực khác nhau của sóng vô tuyến . SDMA : Đa truy nhập phân chia theo không gian. Phục vụ các cuộc gọi theo các anten định hướng búp sóng hẹp. 1.3. Đặc điểm truyền dẫn ở thông tin di động 1.3.1. Mở đầu Thông tin di động sử dụng phương thức vô tuyến vì thế truyền dẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố : môi trường truyền dẫn hở và băng tần hạn chế . Môi trường truyền dẫn hở dẫn đến ảnh hưởng sau với truyền dẫn di động : Chịu tác động lớn của môi trường truyền dẫn : khí hậu thời tiết. Chịu tác động lớn của địa hình : mặt đất , nhà cửa , cây cối … Suy hao trong môi trường lớn. Chịu ảnh hưởng của các nguồn nhiễu trong thiên nhiên : phóng điện trong khí quyển , phát xạ của các hành tinh khác ( trong thông tin vệ tinh )… Chịu ảnh hưởng của nhiễu công nghiệp từ các động cơ đánh lửa bằng tia lửa điện . Chịu ảnh hưởng nhiễu từ các thiết bị vô tuyến khác . Dễ bị nghe trộm và sử dụng trái phép đường truyền thông tin. Một ảnh hưởng rất nguy hiểm ở các đường truyền dẫn vô tuyến đó là pha đinh , đó là hiện tượng thăng giáng thất thường của cường độ điện trường ở điểm thu . Nguyên nhân do pha đinh có thể do thời tiết và địa hình thay đổi làm thay đổi điều kiện truyền sóng . Pha đinh nguy hiểm nhất là pha đinh đa tia xảy ra do máy thu nhận được tín hiệu không phải chỉ từ đường thẳng mà còn từ nhiều đường khác phản xạ từ các điểm khác nhau trên tuyến truyền dẫn .Các hệ thống truyền dẫn vô tuyến phải được trang bị các hệ thống và các thiết bị chống pha đinh hữu hiệu . 1.3.2 . Suy hao đường truyền Suy hao đường truyền trong thông tin di động số là quá trình mà ở đó tín hiệu thu yếu dần do khoảng cách giữa các trạm di động và trạm gốc ngày càng tăng , không có các vật cản giữa anten phát và anten thu . Đối với không gian tự do mức suy hao của sóng vô tuyến được phát đi từ anten phát đến anten thu tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa hai anten và tỷ lệ nghịch với độ dài bước sóng . Suy hao này gọi là suy hao truyền lan trong không gian tụ do , được tính như sau : L0 = 20log (4πd ) [dB] λ d(m) , λ (m) : lần lượt là khoảng cách truyền dẫn và bước sóng vô tuyến . Cũng có thể nói rằng đối với một anten cho trước , mật độ công xuất thu tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách d giữa các anten phát thu và công xuất thu tỷ lệ nghịch với bình phương tần số phát f . Kết quả là suy hao trong không gian tự do : Ls = d2f2 hay theo [dB] . Ls (dB) = 33,4(dB) + 20log (fMHz) + 20log(dKm) 33,4 là hằng số tỷ lệ . Tuy nhiên công thức đơn giản này chỉ đúng với các hệ thống di động gần trạm gốc. Tần số càng cao thì suy hao càng lớn. Do mặt đất không lý tưởng , cường độ tín hiệu trung bình giảm tỷ lệ với đại lượng nghịch đảo của khoảng cách lũy thừa bốn (d-4) là sự xấp xỉ hoá chính xác hơn.( Trong thực tế người ta thường sử dụng các mô hình mang tính thực nghiệm như Egli hay Okomura….). 1.3.3. Pha đinh Pha đinh là sự biến đổi cường độ tín hiệu sóng mang cao tần tại anten thu do có sự thay đổi không đồng đều về chỉ số khúc xạ của khí quyển , các phản xạ của đất và nước trên đường truyền sóng vô tuyến đi qua .Có hai loại pha đinh chính đó là : pha đinh phẳng và pha đinh lựa chọn tần số Pha đinh phẳng : Làm thay đổi đều tín hiệu sóng mang trong một dải tần số ( thay đổi giống nhau đối với các tần số trong dải ) Pha đinh lựa chọn tần số : làm thay đổi tín hiệu sóng mang với mức thay đổi cao phụ thuộc vào tần số . Hai loại pha đinh này có thể xuất hiện độc lập hoặc đồng thời vì vậy dẫn đến làm gián đoạn thông tin .Vùng giảm tín hiệu được gọi là chỗ trũng pha đinh . Sự thay đổi tín hiệu tại anten thu do phản xạ nhiều tia gọi là pha đinh nhiều tia hay pha đinh Rayleigh . Pha đinh gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng truyền dẫn khi môi trường truyền dẫn có nhiều vật cản hoặc chướng ngại là các tòa nhà , cây cối … như ở trong thành phố hay khi đường truyền vô tuyến đi qua mặt đất hay mặt nước có độ phản xạ cao thì pha đinh do phản xạ mặt đất là pha đinh chủ yếu so với pha đinh phản xạ từ tầng đối lưu làm cho tín hiệu thu thăng giáng ngẫu nhiên làm biến đổi các tham số truyền dẫn . Nếu đường truyền vô tuyến đi qua các vùng nhiều biển , hồ , song , suối , các vùng bằng phẳng và ẩm ướt , đầm lầy … thì các mức tín hiệu phản xạ nhỏ hơn 10dB so với mức tín hiệu của đường truyền trực tiếp . Nếu trong trường hợp đường truyền đi qua địa hình có sương mù bao phủ có thể có sự phản xạ toàn phần . 1.3.4 . Các biện pháp chống pha đinh Để chống pha đinh người ta sử dụng cácc biện pháp sau đây : Mã hoá kênh chống lỗi kết hợp với đan xen tín hiệu Sử dụng nhiều sóng mang ( MC : Multi Carrier ) Phân tập Cân bằng thích ứng Trải phổ Máy thu RAKE (ở thông tin di động CDMA ) Hai dạng mã hoá kênh chống lỗi được sử dụng ở thông tin di động : Mã phát hiện lỗi : mã khối tuyến tính Mã sửa lỗi : mã xoắn hoặc mã turbo Kỹ thuật phát nhiều sóng mang (MC) được áp dụng cho các hệ thống thông tin di động CDMA thế hệ thứ ba . Các nghiên cứu cho thấy chế độ phát MC không những cho phép chống pha đinh mà còn chống cả nhiễu . Kỹ thuật phân tập đã được sử dụng từ lâu trong thông tin vô tuyến để chống pha đinh . Tồn tại các phương pháp phân tập sau đây ở các hệ thống truyền dẫn vi ba số : Phân tập không gian Phân tập tần số Phân tập phân cực Phân tập góc Phân tập thời gian Trong đó phân tập không gian là dạng phân tập được sử dụng phổ biến nhất ở thông tin di động . Ở thông tin di động có thể coi nhảy tần ở GSM và MC ở CDMA là một dạng của phân tập tần số , ở đây cũng có thể coi đan xen là một dạng cải tiến của phân tập thời gian . Bộ cân bằng thích ứng áp dụng cho GSM được gọi là bộ cân bằng Viterbi . Bộ cân bằng này cho phép xử lý tín hiệu phản xạ trễ đến 15µs ( bốn bit ) . Các máy thu CDMA không sử dụng các bộ cân bằng này mà thay vào đó chúng sử dụng máy thu RAKE . Máy thu cho phép cân bằng pha của các tín hiệu đến từ các đường khác nhau và tổ hợp chúng thành một tín hiệu tốt nhất .Biện pháp này không những chống được pha đinh mà còn lợi dụng được nó. Chương II : Cơ sở lý thuyết công nghệ CDMA 2.1.Mở đầu Quản lý việc sử dụng phổ tần là một nhiệm vụ hết sức phức tạp do tính đa dạng của các dịch vụ và các công nghệ liên quan . Trước đây vấn đề này được giải quyết bằng cách cấp phát các băng hay khối phổ tần cho các dịch vụ khác nhau như : thông tin quảng bá , di động , nghiệp dư , các dịch vụ vệ tinh , điểm đến điểm cố định và thông tin hàng không . Mới đây đã xuất hiện một phương pháp khác để giải quyết vấn đề này đó là phương pháp dựa trên khả năng một số phương pháp điều chế có thể sử dụng chung tần số mà không gây ra mức độ nhiễu đáng kể . Phương pháp này được gọi là điều chế trải phổ ( SS – Spread Spectrum ) , đặc biệt khi được sử dụng kết hợp với kỹ thuật đa thâm nhập phân chia theo mã ( CDMA – Code Division Multiple Access ) còn được gọi là kỹ thuật đa thâm nhập trả