Đồ án Tìm hiểu delphi và ưng dụng vào bài toán quản lý vật tư

Đất nước ta bước vào một thiên niên kỹ mới đang trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, với một nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh cao. Đây là thời điểm mà các cơ quan xí nghiệp, các tổ chức kinh tế quốc doanh, doanh nghiệp hay tư nhân muốn tồn tại và phát triển, hội nhập với xu thế chung của thời đại thì phải không ngừng cải tạo và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình. Song song với điều đó là tổ chức một hệ thống thông tin hiện đại, có thể nắm bắt được các diễn biến đang xãy ra một cách nhanh nhất trong nước cũng như trên phạm vị toàn thế giới. Có thể tổng hợp, thống kê, đánh giá, tìm phương án tối ưu một cách nhanh nhất, thể hiện sự quản lý đồng bộ phù hợp với môi trường mới trong công tác Tin học hóa và tự động hóa việc quản lý của mình. Với xu thế đó, sắp đến hầu hết các ứng dụng của lĩnh vực Công nghệ Thông tin không những được cài đặt trên các máy tính cá nhân nữa mà nó còn phải được cài đặt trên mạng với nhiều người sử dụng để đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc. Như thế cần phải nắm bắt được các công cụ lập trình hiện đại, nắm bắt được các quy tắc quản lý phân quyền, các cơ sở dữ liệu và thiết kế, tổ chức ứng dụng trên mạng. Với đề tài tốt nghiệp kỹ sư Tin "Tìm Hiểu Delphi Và Ứng Dụng Vào Bài Toán Quản Lý Vật Tư " tôi đã tìm hiểu về lập trình Delphi, xây dựng được cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý vật tư -tài sản tại Trường ĐHKT, tìm hiểu về mô hình mạng Client/Server và cách triển khai trên mạng. Tuy nhiên do thời gian có hạn, tài liệu về lập trình mạng trên Delphi còn hạn chế nên trong đồ án này tôi chưa thể hoàn thành chương trình như một sản phẩm trọn vẹn. Những cái đạt được là nắm bắt, thiết kế, xây dựng được hệ thống thông tin quản lý vật tư - tài sản Trường ĐHKT bằng công cụ là Delphi có tính khả thi, tìm hiểu triển khai bài toán trên mạng, hoàn thành đề tài được giao đúng thời hạn.

doc65 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3011 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu delphi và ưng dụng vào bài toán quản lý vật tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Tóm tắt đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu Mục lục 1 Chương I MỞ ĐẦU I. Giới thiệu 2 II. Tổng quan về đề tài 3 Chương II NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH DELPHI I. Giới thiệu về ngôn ngữ Delphi 6 III. Các tính năng cơ bản của Delphi 8 Chương III PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VẬT TƯ - TÀI SẢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT I. Phân tích hiện trạng 13 II. Xây dựng, thiết kế 20 III. Mô hình thực thể kết hợp 26 IV. Tổ chức các bảng cơ sở dữ liệu 27 Chương IV CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ ỨNG DỤNG TRÊN MẠNG I. Cơ sở dữ liệu và các mô hình xử lý 28 II. Mô hình CSDL cho bài toán quản lý vật tư 30 III. Mô hình xử lý trên mạng 31 Chương V XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN DELPHI I. Tổng quan 33 II. Các thành phần CSDL của Delphi 35 III. Database Desktop 39 IV. Các thành phần mạng 40 Chương VI THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH I. Thiết lập quan hệ giữa các bảng dữ liệu 42 II. Sơ đồ chức năng của chương trình 43 III. Hệ thống menu chương trình 49 Chương VII KẾT LUẬN I. Tính khả thi của đề tài 50 II. Yêu cầu về phần cứng và phần mềm 50 III. Hạn chế của đề tài 50 IV. Khả năng mở rộng đề tài 50 V. Kết luận 50 Tài liệu tham khảo 52 Phụ lục I. Các form giao diện trong chương trình 53 Phụ lục II.Các báo biểu trong chương trình 64 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU I.1 Giới thiệu về đề tài Đất nước ta bước vào một thiên niên kỹ mới đang trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, với một nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh cao. Đây là thời điểm mà các cơ quan xí nghiệp, các tổ chức kinh tế quốc doanh, doanh nghiệp hay tư nhân muốn tồn tại và phát triển, hội nhập với xu thế chung của thời đại thì phải không ngừng cải tạo và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình. Song song với điều đó là tổ chức một hệ thống thông tin hiện đại, có thể nắm bắt được các diễn biến đang xãy ra một cách nhanh nhất trong nước cũng như trên phạm vị toàn thế giới. Có thể tổng hợp, thống kê, đánh giá, tìm phương án tối ưu một cách nhanh nhất, thể hiện sự quản lý đồng bộ phù hợp với môi trường mới trong công tác Tin học hóa và tự động hóa việc quản lý của mình. Với xu thế đó, sắp đến hầu hết các ứng dụng của lĩnh vực Công nghệ Thông tin không những được cài đặt trên các máy tính cá nhân nữa mà nó còn phải được cài đặt trên mạng với nhiều người sử dụng để đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc. Như thế cần phải nắm bắt được các công cụ lập trình hiện đại, nắm bắt được các quy tắc quản lý phân quyền, các cơ sở dữ liệu và thiết kế, tổ chức ứng dụng trên mạng. Với đề tài tốt nghiệp kỹ sư Tin "Tìm Hiểu Delphi Và Ứng Dụng Vào Bài Toán Quản Lý Vật Tư " tôi đã tìm hiểu về lập trình Delphi, xây dựng được cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý vật tư -tài sản tại Trường ĐHKT, tìm hiểu về mô hình mạng Client/Server và cách triển khai trên mạng. Tuy nhiên do thời gian có hạn, tài liệu về lập trình mạng trên Delphi còn hạn chế nên trong đồ án này tôi chưa thể hoàn thành chương trình như một sản phẩm trọn vẹn. Những cái đạt được là nắm bắt, thiết kế, xây dựng được hệ thống thông tin quản lý vật tư - tài sản Trường ĐHKT bằng công cụ là Delphi có tính khả thi, tìm hiểu triển khai bài toán trên mạng, hoàn thành đề tài được giao đúng thời hạn. a. Nội dung của đề tài Ý tưởng ở đây là xây dựng một hệ thống thông tin quản lý vật tư-tài sản trên mạng bằng công cụ Delphi. Xây dựng chương trình cho máy chủ đặt ở phòng Hành chính Tổng hợp. Các máy khách đặt ở các phòng ban, các kho, phòng cấp trên khác. Máy chủ chứa CSDL, máy khách truy cập CSDL và xử lý. Tuy nhiên do thời gian có hạn, việc lập trình mạng trên Delphi đòi hỏi phải có một môi trường làm việc trên mạng, các tài liệu về lập trình mạng trên Delphi hầu như không có nên trong đồ án này em chỉ thực hiện: - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý vật tư-tài sản bằng công cụ Delphi. F Cụ thể: + Tìm hiểu về xây dựng ứng dụng CSDL trên Delphi. + Xây dựng CSDL vật tư-tài sản Trường Đại học Kỹ thuật Đà Nẵng. + Xây dựng chương trình quản lý vật tư-tài sản trên máy đơn. + Tìm hiểu về các mô hình quản lý trên mạng và cách xây dựng bằng công cụ. b. Mục đích của đề tài - Tìm hiểu về hệ thống thông tin quản lý vật tư-tài sản tại Trường Đại học Kỹ thuật. - Tìm hiểu về xây dựng ứng dụng CSDL bằng công cụ Delphi. - Tìm hiểu về các mô hình quản lý trên mạng và cách triển khai. - Xây dựng một CSDL vật tư-tài sản khá đầy đủ. - Xây dựng chương trình quản lý góp phần vào công tác Tin học hóa quản lý tại Trường Đại học Kỹ thuật. II. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI II.1 Tìm hiểu Delphi Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ hiện nay của Tin học, số người sử dụng máy tính tăng lên rất nhanh và máy tính được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực. Ứng dụng của công nghệ thông tin ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của phần cứng máy tính, công nghệ phần mềm phải liên tục cập nhật những phiên bản mới cho từng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng. Việc cải tiến các ấn bản phần mềm trong một thời gian ngắn đòi hỏi các nhà phát triển phải được trang bị một công cụ nhanh, mạnh với độ tin cậy cao. Nhóm phương tiện phát triển ứng dụng nhanh, gọi tắt là RAD (Rapid Application Development) ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu này. Một trong những công cụ RAD hàng đầu hiện nay là Delphi, đây là một công cụ dành cho nhà lập trình chuyên nghiệp với tính năng đơn giản nhưng hiệu quả. Nó là sự kết hợp giữa sức mạnh của C++ và tính phổ dụng của Visual Basic, vừa lập trình hướng đối tượng, sự kiện vừa có tính trực quan. Phiên bản Delphi Client/Server với các tính năng hổ trợ mạng thật sự là một công cụ được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, nó cho phép kết hợp dễ dàng với các thư viện của C, C++ cũng như các đối tượng ActiveX, các loại Database thông dụng hiện nay. Delphi hổ trợ cho việc quản lý CSDL và lập trình trên mạng bằng các thành phần Component rất mạnh của mình. Trong đồ án này tôi đã tìm hiểu về các thành phần ấy và xây dựng ứng dụng CSDL trong Delphi với bài toán quản lý vật tư tài sản. II.2 Hệ thống thông tin quản lý vật tư-tài sản Do đặc thù của từng cơ quan mà ta thiết kế hệ thống thông tin quản lý vật tư- tài sản ở mỗi nơi là khác nhau. Lĩnh vực quản lý vật tư-tài sản là một nghiệp vụ của Quản Lý Tài Chính Kế Toán, có khối lượng công việc rất nhiều, dữ liệu đa dạng, chi li, vụn vặt...quản lý thủ công rất khó khăn. Với Trường ĐHKT tài sản-vật tư ở đây là các tài sản cố định, máy móc trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ dạy học...Người chịu trách nhiệm quản lý các vật tư thiết bị trong Trường là kế toán vật tư thuộc phòng Hành chính Tổng hợp, nét đặc thù ở đây là phòng Hành chính Tổng hợp không những chịu trách nhiệm quản lý các tài sản cố định mà còn quản lý các mặt khác như tài sản-vật tư, nhân sự ,văn thư ... Vì là một Trường đại học nên khối lượng tài sản, vật tư, trang thiết bị là rất lớn, với hàng ngàn danh mục tài sản-vật tư, trang thiết bị các loại được trang bị cho các phòng ban và các khoa trong Trường. Việc áp dụng Tin học vào công tác quản lý sẽ nâng cao hiệu quả, giảm thời gian rất nhiều trong công tác quản lý, thanh lý, thống kê tài sản trong các khoa, phòng ban nói riêng và toàn Trường nói chung. 1 Công tác quản lý vật tư -tài sản bao gồm: · Quản lý các phương tiện, máy móc, thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu - Nhập, xuất bảo quản thiết bị - Sổ sách theo dõi · Quản lý tài sản cố định - Nhập, xuất, di chuyển tài sản - Sử dụng thanh lý tài sản - Sổ sách theo dõi · Công tác kiểm kê tài sản 1 Yêu cầu của công tác quản lý · Sử dụng tài sản thật hợp lý, hết công suất và tổ chức quản lý tốt · Phải nắm vững tình hình tài sản về số lượng, chất lượng, giá trị. Trên cơ sở đó có kế hoạch mua sắm, sử dụng, điều hòa cho hợp lý. Với chương trình quản lý vật tư -tài sản phòng Hành chính Tổng hợp có thể áp dụng phục vụ cho việc quản lý của mình. In các bảng biểu nhập xuất vật tư, báo cáo tình hình vật tư, tài sản hiện có ở các kho và các cơ sở phòng ban trực thuộc trong Trường.Truy tìm thông tin một cách nhanh nhất về thông tin một loại tài sản vật tư nào đó, cũng như theo dõi quá trình sử dụng vật tư tài sản, đánh giá thống kê in các báo biểu về vật tư tài sản trong toàn Trường. II.3 Xây dựng ứng dụng mạng theo mô hình Client/Server Ngày nay mô hình Client/Server được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng triển khai trên mạng kể cả trong môi trường tập trung hay phân tán. Trong phần trình bày này tôi chỉ khái quát về cách xây dựng và hình thành một mô hình Client/Server ứng dụng triển khai trên mạng. Phần sau sẽ nói rõ hơn, chi tiết về ưu nhược điểm cũng như tính năng và cách tổ chức theo mô hình này nhưng tất cả cũng chỉ trên lý thuyết chứ chưa tập trung đi sâu vào việc hoàn thiện chương trình trên mạng. a. Tổng quát Mô hình Client/Server là một hệ thống gồm ít nhất một máy chủ (server) và các máy khách (client) nối với máy chủ thông qua môi trường mạng. Trên Server cài đặt hệ điều hành mạng để điều khiển hệ thống. Trên Client có thể cài đặt bất cứ phần mềm nào, miễn là có khả năng giao tiếp với Server. Hệ thống mạng có thể là mạng cục bộ, tập trung hay mạng diện rông, phân tán. Để xây dựng được một ứng dụng trên mạng theo mô hình Client/Server trước hết ta phải xây dựng một chương trình tại Server và một chương trình tại Client. Chương trình tại máy khách có nhiệm vụ tạo và gởi các câu lệnh truy vấn, nhận và xử lý kết quả trã lời từ Server. Chương trình tại máy chủ có nhiệm vụ xử lý song song các yêu cầu của Client và trã kết quả tương ứng về máy khách. b. Chương trình tại Server Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều yêu cầu từ các máy khách gởi đến nê một đặc điểm của hoạt động của máy chủ là tiếp nhận đồng thời, xử lý đồng thời và trã kết quả cho máy khách. Do vậy, một yêu cầu quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng chương trình tại máy chủ là các phần xử lý khác nhau (tương ứng với mỗi bên yêu cầu của máy khách) của cùng một chương trình có thể làm việc độc lập và song song với nhau. c. Chương trình tại Client Chương trình ở Client đơn giản hơn chương trình ở Server bởi vì chương trình này chỉ cần gởi yêu cầu đi và xử lý kết quả trã lời là song. Hoạt động của Client với dữ liệu thông qua một cầu nối với Server. Việc chờ nhận dữ liệu từ Server tiến hành trong vòng lặp. Nếu vẫn nhận được trã lời từ Server thì tiếp tục xử lý kết quả, còn nếu không nhận được thì có nghĩa rằng Server đã kết thúc truyền dữ liệu hoặc có lỗi xãy ra khi nhận. Client có thể tổ chức thực hiện độc lập công việc của mình d. Môi trường mạng Môi trường mạng ở đây có thể là mạng cục bộ hay là mạng diện rộng. Mạng là yếu tố quan trọng của mô hình Client/Server. Trước hết nó là nền tảng trên đó ta triển khai mô hình mạng. Mạng đảm bảo cho việc giao tiếp giữa Client/Server thông qua đường truyền, phần cứng của mạng là mạng máy tính thực sự, cung cấp các khả năng giao tiếp với nhau giữa các thành phần trong mạng. Các thành phần cụ thể như dây cáp, card mạng, các thiết bị liên kết Client/Server. Phần mềm mạng đảm bảo duy trì các hoạt động truyền tin trên mạng. Hệ điều hành mạng chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan đến việc truy xuất trên mạng của Server. Mỗi hệ điều hành mạng có các qui tắc giao tiếp khác nhau giữa Client và Server, các qui tắc đó gọi là giao thức. CHƯƠNG II NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH DELPHI I. GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ DELPHI I.1 Sự ra đời Lịch sử phát triển của máy tính gắn liền với lịch sử lập trình. Ban đầu đây là một ngành mới mẽ nhưng cho đến nay việc lập trình đã trỡ nên hết sức phổ biến và là một ngành có thể mang lại những thành tựu vô cùng to lớn phục vụ trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Tuy nhiên lập trình là một công việc nặng nhọc, năng suất thấp chính vì thế đã có rất nhiều ngôn ngữ lập trình ra đời nhằm đáp ứng cho nhu cầu lập trình với các loại bài toán khác nhau. Những ngôn ngữ lập trình đầu tiên là lập trình tuyến tính, chương trình viết ra gồm những dòng lệnh có khuynh hướng nối nhau theo dãy dài, khó hiểu về mặt logic và khó làm chủ được sự phức tạp của chương trình. Sự ra đời của các ngôn ngữ lập trình có cấu trúc bắt đầu vào cuối những năm 1960 và đầu năm 1970 đã đánh dấu một bước phát triển mới về công việc lập trình, lúc này việc kiểm soát chương trình được dễ dàng hơn và do vậy giải quyết bài toán đỡ phức tạp hơn. Hàng loạt ngôn ngữ thông dụng phổ biến đã ra đời như Pascal, C, Foxpro..và mỗi ngôn ngữ lập trình đều có những ưu thế trong các loại bài toán lập trình khác nhau. Lập trình hướng đối tượng ra đời vào năm 1980 và nó đã không ngừng được cải tiến để trỡ thành một công cụ lập trình mạnh như hiện nay. Đặc điểm của chương trình hướng đối tượng là chương trình được thiết kế xung quanh dữ liệu mà nó thao tác chứ không bản thân các thao tác. Ưu điểm của nó là làm cho việc phát triển phần mềm được nhanh chóng hơn và khả năng dùng lại chương trình cũ. Một trong những ngôn ngữ hướng đối tượng được nói đến nhiều nhất ngày nay chính là C++. Hệ điều hành Window của Microsoft ra đời lại đánh dấu một bước tiến mới trong công cuộc phát triển công cụ lập trình, hàng loạt các ngôn ngữ trước đây được thiết kế lại để có thể làm việc tương thích trên môi trường Window. Có thể nói việc ra đời của các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và Microsoft Window chính là nền tảng cho sự ra đời của lập trình trực quan. Đây là loại hình công cụ lập trình tốt nhất và thường dùng nhất hiện nay. Khi thiết kế chương trình, người lập trình nhìn thấy ngay được kết quả qua từng thao tác và giao diện người dùng khi chương trình được thực hiện. Người lập trình có thể chỉnh sửa về màu sắc hình dáng kích thước và các xử lý trên đó rất dể dàng. Các ngôn ngữ lập trình trực quan thông dụng hiện nay được phát triển trong môi trường Microsoft Window, như Visual Basic, Visual C++, Visual Foxpro, Java, Delphi. Trong đó Delphi do hãng Borland phát triển dựa trên Pascal for Window là một ngôn ngữ vừa kết hợp giữa lập trình trực quan và lập trình hướng đối tượng. Là một ngôn ngữ thừa kế, ra đời muộn nên Delphi đã xây dựng được những bộ công cụ trợ giúp khá mạnh. Hiện nay trong nhóm phương tiện phát triển ứng dụng nhanh RAD, Delphi là công cụ hàng đầu trong nhóm đó. Mặc dù có sự góp mặt của các anh tài như Visual Basic, PowerBuilder, Visual Cafe nhưng theo như bình chọn của tạp chí PC Magazine UK tháng 4/1994 thì Delphi 4.0 là sản phẩm đứng đầu trong bảng xếp loại I.2 Lập trình bằng Delphi Là một trong những công cụ lập trình được ưa thích nhất hiện nay Delphi thực sự là một ngôn ngữ lập trình mạnh đối với người lập trình chuyên nghiệp xây dựng các ứng dụng nhanh RAD. Nó cung cấp nhiều công cụ, kết hợp giữa lập trình trực quan và lập trình hướng đối tượng. Hơn thế nữa các đối tượng trong Delphi được tạo nên bởi rất nhiều các sự kiện mà người lập trình chỉ việc chọn lựa khi thiết kế ứng dụng của mình. Bộ mã lệnh mà nó sử dụng gần giống như Pascal nên phù hợp với phong cách lập trình truyền thống quen thuộc. Sức mạnh của công cụ RAD hàng đầu này được thể hiện bởi các yếu tố sau: Đơn giản: Xây dựng trên nền của Object Pascal, một phát triển của ngôn ngữ Pascal theo hướng đối tượng. Đây là ngôn ngữ có cấu trúc chặt chẽ, trong sáng và được sử dụng phổ biến để giảng dạy lập trình trên toàn thế giới. Bằng cách đưa khái niệm lớp (Class) vào Pascal chuẩn, Delphi cho phép tận dụng đầy đủ sức mạnh của lập trình hướng đối tượng. Delphi là ngôn ngữ lập trình cấu trúc (Structure Programming Langues) mạnh. Trực quan: Ngoài phương pháp kinh điển là xây dựng các lớp đối tượng bằng mã lệnh Object Pascal, có thể thực hiện các thao tác "kéo-thả" trên màn hình giao diện để thiết kế ứng dụng như bất kỳ một công cụ Visual chuyên nghiệp. Bên cạnh bộ công cụ (Compnent) đa dạng có sẵn, người sử dụng còn có thể tự tạo thêm các công cụ khác phục vụ cho mục đích riêng của mình. Tốc độ: Với kinh nghiệm trên mười năm phát triển chương trình biên dịch, Borland luôn đem lại cho người sử dụng sự hài lòng về tốc độ dịch cũng như kích thước mã tối ưu. Đa năng: Bằng Delphi, các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng Database chuyên nghiệp, các chương trình tiện tích trên Window, Internet hoặc trò chơi.. Thân thiện: Cho phép kết hợp dễ dàng với các thư viện của C, C++ cũng như các đối tượng ActiveX và các loại Database thông dụng khác. I.3 Cài đặt Delphi Trên thị trường hiện có nhiều phiên bản Delphi. Ở đây chi xin giới thiệu về Borland Delphi Client/Server Suit 4. Phiên bản này hổ trợ mạnh cho các dự án trên mạng, và hiện đang rất được ưa chuộng trong giới lập trình. Cài đặt Yêu cầu cấu hình tối thiểu: - Máy có cài đặt Window 95 trở lên. - Bộ nhớ RAM: 8 MB trở lên. - Dung lượng đĩa cứng còn trống trên 154 MB. II. CÁC TÍNH NĂNG CƠ BẢN CỦA DELPHI Lập trình trực quan với bộ công cụ khá phong phú (Component Palette) Lập trình hướng đối tượng với Object Pascal Cung cấp thêm nhiều hàm, thủ tục trợ giúp lập trình Xây dựng ứng dụng cơ sở dữ liệu với công cụ riêng Tạo báo biểu (Form) bằng công cụ lập trình trực quan Xây dựng ứng dụng Client/Server Lập trình Multimedia,tạo game và ứng dụng trên Internet Trao đổi dữ liệu động DDE Xây dựng và ứng dụng kết nhúng đối tượng Xây dựng và ứng dụng thư viện liên kết động SQL ngôn ngữ vấn tin II.1. Lập trình trực quan trong Delphi Môi trường phát triển tích hợp (IDE - Intergrated Development Environment) của Delphi cung cấp cho người lập trình bộ công cụ phát triển ứng dụng nhanh khá phong phú hiệu quả và dể sử dụng, tuy nhiên ở Delphi người lập trình cần phải biết trước (tức là phải xác định) đối tượng mà mình đang thao tác mang đặc tính gì để từ đó gán các sự kiện và thuộc tính cho chúng một cách hợp lý nhất. Sau khi khởi động Delphi, màn hình có giao diện như sau: 1. MenuCommand (Thực đơn lệnh) Có chức năng tương tự như một ứng dụng bất kỳ trên Windows, thực đơn lệnh chứa tất cả các thao tác của Delphi và công cụ trợ giúp lập trình. 2. Speed bar (Thanh công cụ tăng tốc) Là thanh chứa các công cụ trợ giúp cho lập trình nhanh khi phải sử dụng một số thao tác thường xuyên, các nút bấm trên Speed bar tăng tốc độ làm việc. 3. Component palette (Bảng thành phần) Chứa tất cả các thành phần chi tiết của Delphi, đây chính là công cụ để tạo lập các đối tượng. Component palette bao gồm nhiều trang (Page): Standard, Additional, Win32, System, Internet, Data Access, Data Controls, Midas, Decision Cube, QReport, Dialog, Win 3.1, Sample, ActiveX. Mỗi trang chứa một nhóm các đối tượng được phân loại theo chức năng. Đặc biệt trong phiên bản Client/Server có thêm các trang Internet, Decision Cube và các chức năng về cơ sở dữ liệu khác hổ trợ rất mạnh cho việc lập trình trên mạng, tạo các ứng dụng nhanh trên mạng rất tiện lợi và đa năng. 4. Object Inspector (Bảng thuộc tính đối tượng) Dùng để thiết lập các thuộc tính và các sự kiện cho đối tương khi thiết kế ứng dụng, tên và kiểu của đối tượng. Bảng thuộc tính gồm hai trang: + Properties: Các thuộc tính của đối tượng, mỗi đối tượng có một số các tính chất riêng nhất định mà trong lập trình trực quan người ta gọi nó là các thuộc tính của đối tượng, khi đối tượng được kích hoạt Delphi sẽ tự động hiễn thị các tính chất tương ứng của nó lên bảng. + Events: Các sự kiện, Delphi sẽ tự động xác định các sự kiện cho các đối tượng. Một sự kiện là một hoạt động liên quan đến một đối tượng được tạo nên bởi người lập trình, khi một sự kiện xuất hiện thì Delphi thực thi đoạn mã chương trình kết nối với sự kiện đó. 5. Form (Cửa sổ ứng dụng) Là thành phần cơ sở quan trọng, đây chính là bề mặt cửa sổ của ứng dụng khi thi hành chương trình. Do đó Form có cấu tạo như một cửa sổ bất kỳ trên Windows: bao gồm hộp điều khiển, thanh tiêu đề, nút thu nhỏ, nút phóng to... Trên Form sẽ chứa các Component của ứng dụng mà người thiết kế tạo lập 6. Code Editor (Bộ soạn thảo mã) Là cửa sổ chứa các mã lệnh Object Pascal cho Form, đề án (Project) hoặc các đơn vị chương trình (Unit). Delphi sẽ tự động tạo ra một vài đoạn mã khi ta thiết kế Form và thiết lập các sự kiện, rồi từ đó trong quá trình thiết kế chương trình ta sẽ thêm các đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDOAN.DOC
  • rarCHUONGTRINH.rar
  • docKETHOP.DOC
  • docMODAU.DOC