Đồ án Xây dựng hệ thống phục vụ bạn đọc qua mạng tại Trung tâm thông tin tư liệu ĐH Đà Nẵng

Thư viện là nơi lưu trữ và cũng là nơi cung cấp các loại hình tài liệu, phục vụ cho công việc học tập, nghiên cứu, tham khảo, giải trí.cho mọi đối tượng trong đời sống xã hội. Trải qua thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội và khoa học, tri thức nhân loại ngày càng một nhiều, càng đa dạng và phong phú. Do vậy, khối lượng các loai thông tin, tài liệu trong thư viện ngày càng một gia tăng, bao gồm nhiều thể loại, chủ đề, nhiều lĩnh vực khác nhau.Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, sự tiến bộ của xã hội, sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật dẫn đến nhu cầu của con người đối với thư viện là không thể thiếu và ngày càng tăng để học tập, làm việc và sản xuất đạt hiệu quả cao. Những yếu tố trên đòi hỏi thư viện phải có một hệ thống quản lý chặt chẽ và khoa học nhằm mục đích điều khiển các hoạt động chuyên môn và tăng cường chất lượng phục vụ.

doc41 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng hệ thống phục vụ bạn đọc qua mạng tại Trung tâm thông tin tư liệu ĐH Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Giới thiệu thư viện và Trung tâm thông tin tư liệu ĐHĐN Giới thiệu thư viện. Thư viện là nơi lưu trữ và cũng là nơi cung cấp các loại hình tài liệu, phục vụ cho công việc học tập, nghiên cứu, tham khảo, giải trí...cho mọi đối tượng trong đời sống xã hội. Trải qua thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội và khoa học, tri thức nhân loại ngày càng một nhiều, càng đa dạng và phong phú. Do vậy, khối lượng các loai thông tin, tài liệu trong thư viện ngày càng một gia tăng, bao gồm nhiều thể loại, chủ đề, nhiều lĩnh vực khác nhau...Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, sự tiến bộ của xã hội, sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật dẫn đến nhu cầu của con người đối với thư viện là không thể thiếu và ngày càng tăng để học tập, làm việc và sản xuất đạt hiệu quả cao. Những yếu tố trên đòi hỏi thư viện phải có một hệ thống quản lý chặt chẽ và khoa học nhằm mục đích điều khiển các hoạt động chuyên môn và tăng cường chất lượng phục vụ. Trung tâm thông tin tư liệu ĐHĐN (TTTTTL) Trong sự phát triển của ĐHĐN, hệ thống thư viện cũng đã được đầu tư cải tạo nâng cấp để phục vụ học tập và giảng dạy. Tuy nhiên, thư viện vẫn còn mang tính chất cục bộ theo từng đơn vị trong ĐHĐN và đóng vai trò cung cấp tài liệu giáo trình cho sinh viên là chủ yếu. Theo sự phát triển chung của cả nước, khu vực miền Trung đang trong giai đoạn bắt đầu công nghiệp hoá. Vấn đề cần thiết đặt ra là ứng dụng thành tựu KHKT vào sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, nhu cầu cần các thông tin khoa học chính xác, đúng đắn, các công trình nghiên cứu khả thi để tiếp cận, ứng dụng thực tế là rất lớn. Trung tâm thông tin tư liệu ĐHĐN ra đời để đáp ứng các yêu cầu trên. Đối tượng phục vụ của TTTTTL rất lớn, bao gồm học sinh, sinh viên và cả các cá nhân, tổ chức, cơ quan có nhu cầu cần đến thông tin của TTTTTL. Do vậy, sự liên kết giữa TTTTTL và thư viện của các trường thành viên trong ĐHĐN là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng phục vụ của Trung tâm và các thư viện. Các loại hình thông tin của TTTTTL cũng khá đa dạng và phong phú. Ngoài những tài liệu thuộc dạng văn bản truyền thống như sách, báo, tạp chí, luận án... TTTTTL còn đưa vào sử dụng một loại tài liệu mới: Tài liệu điện tử như băng từ, đĩa quang và các loại lưu trữ trên máy tính. Trung tâm Thông tin tư liệu Thư viện CĐCN Thư viện ĐH Sư Phạm Thư viện ĐH Kỹ Thuật Thư viện ĐH KT & QTKD Hình1: Mối quan hệ giữa TTTTTL và các thư viện Nhìn chung, TTTTTL ĐHĐN mang tính chất của môt thư viện nhưng với đặc thù là một trung tâm thông tin khoa học. Vì vậy, TTTTTL có một số điểm tương đồng với thư viện truyền thống đó là tiếp nhận, lưu trữ thông tin tư liệu khoa học để phục vụ bạn đọc. Sau đây, ta hãy tìm hiểu các tiếp cận của tin học cho thư viện làm cơ sở xác định vấn đề cần thiết cấp bách của TTTTTL và các thư viện trong thời gian tới để định hướng xây dựng sản phẩm phần mềm ứng dụng. Tiếp cận của Tin học đối với thư viện Việc ứng dụng Tin học trong quản lý thư viện được đặt ra tương đối sớm. Nhưng trong thực tế hiện nay, các chương trình ấy vẫn còn một số hạn chế nhất định, cần được khắc phục hoặc bổ sung. Sau đây là một số điểm nhận xét: Công cụ xây dựng chương trình Hầu hết các chương trình quản lý thư viện hiện nay chỉ thích hợp với hệ điều hành DOS hay Windows nên chương trình chỉ dùng trên các hệ thống này mà không có khả năng khả chuyển trên nhiều môi trường khác. Mô hình công việc của chương trình Nhìn chung, xét theo phương diện quản lý tài liệu thì các chương trình quản lý thư viện đáp ứng được yêu cầu bổ sung, sủa đổi, cập nhật, loại bỏ, phân loại và thống kê tài liệu. Về phương diện phục vụ bạn đọc thì vẫn còn chưa thuận tiện và còn nhiều trở ngại gây khó khăn cho bạn đọc. Ví dụ: Khi cần có tài liệu để phục vụ cho mục đích của mình, bạn đọc phải đến thư viện, dò tìm tài liệu qua hệ thống mục lục phân loại thủ công hoặc dùng máy tính tại chỗ tra cứu theo các chuyên mục định sẵn để lấy được mã số tài liệu mà mình cần. Sau đó, bạn đọc phải tiến hành làm thủ tục mượn với quản thư để lấy tài liệu. Nhìn chung, các hệ thống quản lý thư viện đều có mô hình như sau: Quản lý thư viện Bạn đọc Tài liệu Tìm kiếm Thống kê/báo cáo Cập nhật Mượn/Trả tài liệu Cập nhật Phân loại Tài liệu Bạn đọc Các mẫu thống kê Các báo cáo Hình 2: Mô hình công việc tổng quát của một chương trình quản lý thư viện Khả năng sử dụng thư viện từ xa Đây chính là vấn đề hạn chế nhất của các chương trình quản lý thư viện. Hầu hết các chương trình này đều sử dụng trên một máy đơn và ít có khả năng dùng trên mạng. Với trung tâm thông tin tư liệu ĐHĐN, là một thư viện thông tin lớn không những của ĐHĐN mà còn của cả miền Trung, với nhiệm vụ cung cấp thông tin khoa học phục vụ học tập, nghiên cứu, sản xuất...Khối lượng thông tin lưu trữ rất lớn, số lượng bạn đọc cũng rất nhiều và ở các nơi khác nhau. Hơn nữa, một loại hình tài liệu mới, hiện đại của Trung tâm sẽ cung cấp cho bạn đọc là tài liệu điện tử. Do vậy, chất lượng phục vụ bạn đọc cụ thể là sử dụng thư viện từ xa cũng sẽ là vấn đề cần thiết và cấp bách cho TTTTTL và thư viện trong thời gian tới. Nhiệm vụ của đề tài và phương hướng giải quyết Xuất phát từ quá trình phân tích ở trên và vấn đề thực tế của Trung tâm thông tin tư liệu ĐHĐN, đồ án tốt nghiệp này sẽ thực hiện đề tài: “Xây dựng hệ thống phục vụ bạn đọc qua mạng tại Trung tâm thông tin tư liệu ĐHĐN”. Nhiệm vụ giải quyết của đề tài bao gồm: Hỗ trợ bạn đọc sử dụng thư viện từ xa Trong phần này, đề tài thực hiện các mục sau: Xây dựng một hệ thống tra cứu tài liệu cho TTTTTL và các thư viện theo một phương thức tuỳ chọn. Bạn đọc có thể tuỳ ý lựa chọn thông tin cần tra cứu không bắt buộc để tìm kiếm tài liệu. Qua công cụ này, bạn đọc có thể tìm thấy tài liệu mà mình cần một cách chính xác và nhanh chóng. Ví dụ: Trong biểu mẫu tìm kiếm có nhiều mục lựa chọn như : Thể loại tài liệu, Tên tác giả, Ngành, Từ khoá tìm kiếm...Bạn chỉ cần chọn một mục trong đó là có thể tìm kiếm. Nếu kết hợp thêm các mục khác thì kết quả càng chính xác vì được bổ sung thêm điều kiện “AND”. Tìm kiếm các tài liệu mới và xem các thông tin khoa học mới nhất theo chủ đề. Bạn đọc chỉ cần điền vào một chủ đề tuỳ thích là có thể có được một danh sách thông tin. Nếu đó là các thông tin văn bản điện tử thì bạn đọc có thể đọc, xem trực tiếp. Ví dụ: Bạn nhập vào phần Thông tin-tài liệu mới với chủ đề cần tìm là: “Công nghệ phần mềm” thì lập tức một danh sách các tài liệu mới cập nhật thuộc lĩnh vực này sẽ cung cấp cho bạn lựa chọn tài liệu mình cần. Làm thủ tục đăng ký mươn tài liệu từ xa. Ví dụ: Khi đã tìm được tài liệu, bạn đọc có thể làm thủ tục đăng ký qua mạng bằng cách nhập vào tên, mã số bạn đọc và mã số của tài liệu. Sau đó, bạn đến Trung tâm để nhận tài liệu hoặc yêu cầu trung tâm chuyển qua đường Bưu điện. Cho phép bạn đọc copy hoặc đọc tại chỗ (trực tuyến) đối với tài liệu điện tử. Phần này dành cho bạn đọc copy tài liệu về máy tính cục bộ để sử dụng hoặc có thể đọc, xem trực tiếp qua mạng. Ví dụ: Sau khi tìm kiếm, xác định được tài liệu cần thiết và tài liệu đó là thể loại văn bản điện tử hay Webbook thì bạn đọc có thể đọc, xem trực tuyến (online) hoặc copy (download) về máy tính của mình để sử dụng. Phục vụ bạn đọc Mượn/trả tài liệu Hoạt động khác Tra cứu tài liệu Tra cứu tuỳ chọn Tài liệu mới Sử dụng từ xa Đăng ký Đọc/xem Copy Phần thực hiện của chương trình Phần không thực hiện Hình 3: Phần giải quyết của chương trình Chương trình sử dụng được trên mạng Điểm thiết yếu và quan trọng của đề tài là tìm ra một giải pháp để chương trình có thể thực hiện trên mạng. Yêu cầu của phần này đặt ra là tìm một phương hướng giải quyết để bạn đọc có thế làm việc qua mạng máy tính với các thư viện và cung cấp một phương tiện thuận lợi để bạn đọc có thể làm việc từ xa với thư viện, nghĩa là chương trình phải được thực hiện trên một môi trường dễ sử dụng, thuận lợi cho việc truy cập đến TTTTTL và các thư viện. Bạn đọc Thư viện ĐH Kỹ Thuật Bạn đọc Thư viện ĐH KT&QTKD Thư viện ĐH Sư Phạm Thư viện CĐCN Trung tâm Thông tin tư liệu Bạn đọc Bạn đọc Hình 4: Quan hệ giữa bạn đọc với các thư viện trên mạng Phương hướng giải quyết Để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài đặt ra, ta xác định các phương hướng giải quyết sơ khởi ban đầu như sau: Tìm hiểu các mô hình và phân tích một mô hình xây dựng ứng dụng trên mạng để triển khai thiết kế hệ thống. Thực tế, để xây dựng một ứng dụng về cơ sở dữ liệu trên mạng thì có nhiều mô hình xử lý khác nhau. Tuy nhiên, để thích hợp với điều kiện khả năng cũng như yêu cầu của bài toán đặt ra, vấn đề đầu tiên là xác định một mô hình có nhiều ưu điểm và tiến hành phân tích, áp dụng cụ thể vào bài toán. Sau đó, căn cứ trên mô hình được phân tích để xây dựng các giải thuật tương ứng. Ngôn ngữ thực hiện chương trình là Java. Java là ngôn ngữ mới nhưng đã khẳng định được vị thế. Điểm mạnh của Java là lập trình trên mạng Internet và độc lập với hệ điều hành. Chương trình xây dựng trên Java sẽ tận dụng được hai điểm mạnh này và xử lý được vấn đề đa người dùng. Chi tiết về cách quyết chương trình trên Java sẽ được trình bày ở chương 3. Xây dựng ứng dụng tích hợp trên các trình duyệt Web. Hiện nay, sử dụng các chương trình duyệt Web đã tương đối quen thuộc với mọi người. Do vậy, tích hợp chương trình trên Web sẽ thuận tiện, dễ sử dụng hơn đối với bạn đọc khi truy cập cũng như khi xem thông tin. Hơn nữa, các chương trình Java nhúng trong Web không cần cài đặt trước khi sử dụng. Các chương trình ứng dụng của Java thực hiện trên môi trình duyệt Web (Browser) gọi là các Applet. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG Mô hình tổng thể của bài toán CSDL CSDL CSDL Thư viện ĐHKT Thư viện ĐHSP Trung tâm TTTL Bạn đọc 4 2 3 2 1 1: Bạn đọc giao tiếp với một thư viện qua modem từ xa. 2: Bạn đọc chuyển sang giao tiếp với một thư viện khác 3. Dữ liệu tương tác với CSDL. 4. Bạn đọc giao tiếp với thư viện trong một LAN Modem Theo phát biểu của đề tài là “Xây dựng hệ thống phục vụ bạn đọc qua mạng tại Trung tâm thông tin tư liệu ĐHĐN”. Tuy nhiên, vấn đề thực tế và trọng tâm là phục vụ cho học tập, nghiên cứu của sinh viên và cán bộ thuộc ĐHĐN. Do vậy cần có sự đáp ứng đầy đủ của các thư viện thành viên và TTTTTL, nghĩa là phục vụ cho bạn đọc trên toàn bộ hệ thống thư viện của ĐHĐN gắn liền với TTTTTL. Mô hình chung Hình 5: Quan hệ dữ liệu giữa bạn đọc và các thư viện Với mô hình trên, vị trí của bạn đọc trên mạng là bất kỳ có nghĩa là bạn đọc có thể ở trong LAN của ĐH Kỹ Thuật, LAN của ĐH Sư Phạm... hay bạn đọc ở xa sử dụng modem để kết nối đến một máy chủ của một thư viện nào đó trong mạng. Trường hợp bạn đọc ở trong LAN ĐH Kỹ Thuật thì đầu tiên bạn đọc kết nối đến máy chủ của LAN ĐH Kỹ Thuật, sau đó tiến hành gởi các yêu cầu tìm kiếm tài liệu. Nếu LAN ĐH Kỹ Thuật có kết nối với các LAN khác (như LAN ĐH Sư Phạm) thì bạn đọc có thể chuyển tiếp sang máy chủ của thư viện khác khi yêu cầu tìm kiếm tài liệu của mình không được thoả mãn (Bạn đọc có kết quả trả lời từ một thư viện khác trong ĐHĐN). Trường hợp bạn đọc có sử dụng modem thì bạn đọc có thể kết nối đến một máy chủ tuỳ ý để tìm kiếm tài liệu. Máy chủ tại thư viện mà bạn đọc kết nối đến có nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu của bạn đọc gởi đến và trả kết quả trả lời cho bạn đọc. Ví dụ: Bạn đọc trong mạng ĐH Kỹ Thuật gởi yêu cầu tìm kiếm tài liệu có chủ đề là “Java” của tác “Noel Enete” đến máy chủ của thư viện trường mình. Tài liệu không được tìm thấy trong thư viện. Bạn đọc có thể chuyển yêu cầu của mình sang máy chủ của thư viện ĐH Sư Phạm để tiếp tục tìm kiếm. Nếu vẫn không tìm thấy tài liệu thì tiếp tục chuyển yêu cầu của mình để tìm ở các thư viện khác. Đặc điểm của mô hình Qua mô hình tổng quát nêu trên, ta nhận thấy có một số đặc điểm nổi bật của hệ thống: Bạn đọc sử dụng thư viện từ xa ở nhiều vị trí khác nhau, trong nhiều môi trường mạng với các điều kiện vật lý khác nhau. Mỗi thư viện và TTTTTL quản lý tài liệu của đơn vị mình một cách độc lập, phụ thuộc và chức năng đặc thù của từng thư viện. Do vậy, mỗi thư viện có một Cơ sở dữ liệu (CSDL) riêng được đặt tại đơn vị mình: Dữ liệu phân tán riêng rẽ. Mặc dù CSDL là phân tán nhưng đều là CSDL của chương trình quản lý thư viện nên các CSDL đó khá tương đồng nhau về cách tổ chức và lưu trữ. Ví dụ: Thông tin về một tài liệu gồm có các mục sau: Tác giả, Tên tài liệu, Thể loại, Ngành, Nhà xuất bản, Năm xuất bản, Số trang... Các CSDL đều dùng các phần mềm CSDL thông dụng để thiết lập và lưu trữ như: Foxpro, Access...nên thuận lợi dùng ngôn ngữ truy vấn SQL giao tiếp. Lựa chọn giải pháp thực hiện Mô hình CSDL Khách/ Chủ Trong mô hình CSDL Khách/Chủ, CSDL và chương trình CSDL nằm trên máy chủ, thành phần xử lý ứng dụng đặt tại các máy khách. Máy khách thực hiện chương trình ứng dụng và máy chủ có nhiệm vụ quản lý dữ liệu. Chương trình ứng dụng trên các hệ thống máy khách sẽ gởi các yêu cầu đến chương trình CSDL trên máy chủ, chương trình CSDL trên máy chủ sẽ kết nối, truy cập đến CSDL, truy vấn và gởi kết quả trả lời về cho chương trình máy khách. Ngoài ra, chương trình của máy chủ có thể đáp ứng thêm các yêu cầu khác của chương trình máy khách tuỳ thuộc và ngữ cảnh và mục đích sử dụng chương trình. Request CSDL DB Request DB Respose Respose Client Server Dòng dữ liệu Đường truyền vật lý DB Request: Yêu câu truy vấn dữ liệu DB Respose: Tập kết quả sau truy vấn Requesst: Yêu cầu của máy khách Respose: Dữ liệu trả lời của máy chủ Hình 6: Tổng quan về mô hình CSDL Khách/Chủ Phương án giải quyết thứ 1 Tại mỗi thư viện, ngoài CSDL của thư viện mình còn có thêm các CSDL của các thư viện khác. Bạn đọc chỉ cần kết nối đến một thư viện gần nhất để tìm kiếm tài liệu. Ban đầu, yêu cầu của bạn đọc gởi đến sẽ được tìm kiếm trong chính CSDL của thư viện. Nếu không có kết quả thì việc tìm kiếm sẽ lần lượt chuyển sang CSDL của các thư viện khác. Khi có kết quả thì thông báo cho bạn đọc rằng tài liệu bạn cần hiện ở tại thư viện mà chương trình tìm thấy khi truy cập CSDL. Yêu cầu dữ liệu Dữ liệu trả lời Trả lời Client CSDL ĐH K.Thuật Yêu cầu CSDL ĐH S.Phạm CSDL TTTTTL Thư viện ĐH KThuật Ví dụ: Bạn đọc trong mạng ĐH Kỹ Thuật gởi yêu cầu tìm kiếm tài liệu có chủ đề là “Java” của tác “Noel Enete” đến máy chủ của thư viện trường mình. Tài liệu không được tìm thấy trong CSDL của thư viện. Chương trình chuyển yêu cầu của bạn đọc sang CSDL của thư viện ĐH Sư Phạm để tiếp tục tìm kiếm. Giả sử đã tìm thấy tài liệu thì trả lời cho bạn đọc tài liệu bạn cần ở thư viện ĐH Sư Phạm và các thông tin thêm về tài liệu như mã số, số trang, tác giả, nhà xuất bản.... Hình 7: Minh hoạ phương án giải quyết thứ 1 Với phương án này, điểm thuận tiện là bạn đọc chỉ tra cứu tài liệu trên chính một máy chủ. Tuy nhiên phương án này có các hạn chế sau: Định kỳ, người quản trị chương trình phải copy các CSDL của các thư viện về máy chủ của mình. Dữ liệu không được cập nhật nhanh chóng cho bạn đọc và không đầy đủ. Ví du: Thư viện ĐH Sư Phạm có cập nhật tài liệu mới nhưng ngưòi quản trị chưa copy CSDL của ĐH Sư Phạm về nên bạn đọc không thể có được thông tin về các tài liệu mới đó hoặc có thể không copy được các file dùng cho tài liệu điện tử. Các hoạt động của bạn đọc với thư viện sau khi tra cứu tài liệu không thể thực hiện được. Ví dụ: Bạn đọc thuộc ĐHKT muốn đăng ký mượn tài liệu từ xa đối với tài liệu thuộc ĐHSP thì không thể được vì tài liệu thuộc quyền quản lý của ĐHSP mà bạn đọc thì không thể liên lạc trực tiếp trên mạng với thư viện ĐHSP .Phương án giải quyết thứ 2 Trong phương án này, CSDL được đặt riêng biệt tại các thư viện nên cách thức tìm kiếm tài liệu cũng thay đổi. Ban đầu, bạn đọc kết nối với một thư viện và gởi yêu cầu tra cứu đến thư viện đó. Nếu các yêu cầu của bạn đọc đều được thoả mãn thì bạn đọc tiếp tục làm việc bình thường với thư viện. Nếu một yêu cầu tìm kiếm tài liệu của bạn đọc không được đáp ứng thì thư viện có chức năng gởi yêu cầu của bạn đọc sang các thư viện khác để tìm kiếm. Sau đó nhận kết quả trả lời từ các thư viện chuyển về cho bạn đọc. Dòng dữ liệu Đường truyền vật lý 1: Yêu cầu gởi thư viện ĐHKT. 2: Nhận trả lời tử ĐHKT 3: Giao tiếp CSDL 4: Thủ viện ĐHKT giao tiếp dữ liệu với TTTTTL. 5: Nhận trả lời tử Thư viện ĐHKT CSDL 3 Bạn đọc Server TTTTTL CSDL 3 Thư viện ĐHKT 2 1 4 . Hình 8: Minh hoạ phương án giải quyết thứ 2 Ví dụ: Bạn đọc trong mạng ĐH Kỹ Thuật gởi yêu cầu tìm kiếm tài liệu có chủ đề là “Java” của tác “Noel Enete” đến máy chủ của thư viện trường mình. Tài liệu không được tìm thấy trong CSDL của thư viện. Chương trình chuyển yêu cầu của bạn đọc sang máy chủ của thư viện ĐH Sư Phạm để tiếp tục tìm kiếm. Giả sử đã tìm thấy tài liệu thì thư viện ĐHSP trả lời cho thư viện ĐHKT, thư viện ĐHKT chuyển trả lời cho bạn đọc Với phương án này, bạn đọc có thể tìm kiếm được các tài liệu mới cập nhật ở các thư viện vì CSDL thuộc quản lý của mỗi thư viện và sự tìm kiếm diễn ra ngay trên các CSDL đó mà không thông qua bản copy nào. Tuy nhiên, phương án này gặp phải một số vấn đề khó khăn: Sự thực thi của chương trình chậm chạp vì nhiều lúc máy chủ phải chuyển yêu cầu của bạn đọc sang các thư viện khác rồi đợi nhận kết quả trả lời. Hơn nữa, khi số lượng bạn đọc truy cập lớn và liên tục có các yêu cầu phải chuyển đi như vậy thì có thể xảy ra quá tải và thời gian đáp ứng cho bạn đọc rất lâu. Khó khăn trong việc thực hiện xử lý các tình huống hoạt động của bạn đọc sau khi có kết quả tìm kiếm tài liệu tài liệu. Ví dụ: Bạn đọc ở ĐHKT gởi yêu cầu tìm tài liệu đến thư viện ĐHKT nhưng kết quả trả lời là tìm thấy tài liệu nhưng tài liệu thuộc quản lý của ĐHSP. Bây giờ, bạn đọc gởi tiếp yêu cầu muốn xem thông tin chi tiết về tài liệu đó thì thư viện ĐHKTcó chức năng xử lý và chuyển đúng yêu cầu trên cho thư viện ĐHSP và đợi kết quả. Phương án giải quyết thứ 3 Dòng dữ liệu Đường truyền vật lý 1: Yêu cầu gởi thư viện ĐHKT. 2: Nhận trả lời tử thư viện ĐHKT. 3: Giao tiếp CSDL 4: Chuyển yêu cầu sang TTTTTL 5: Nhận trả lời tử TTTTTL CSDL 3 Bạn đọc Server TTTTTL CSDL 3 4 5 Thư viện ĐHKT 1 2 Tương tự như phương án thứ 2, CSDL vẫn thuộc các thư viện quản lý nhưng nhiệm vụ của máy chủ thư viện không còn là một cầu nối trung gian để chuyển các yêu cầu của bạn đọc đến các thư viện khác và nhận trả lời. Với trường hợp bạn đọc bị thất bại trong việc tra cứu tài liệu tại một thư viện thì nó sẽ cho một tuỳ chọn là tên các thư viện khác để bạn đọc tiến hành kết nối và tiếp tục chuyển yêu cầu của mình đến thư viện được chỉ định. Sau đó, bạn đọc làm việc trực tiếp với thư viện đó. Hình 9: Minh hoạ phương án giải quyết thứ 3 Phương án này khắc phục được các nhược điểm của các phương pháp trên. Điều này thể hiện: Bạn đọc có thể tra cứu, tìm kiếm được các thông tin mới nhất tại các thư viện vì CSDL thuộc quản lý của các thư viện, được cập nhật thường xuyên. Bạn đọc xác định chính xác thư viện mà mình đang làm việc để tiện việc giao tiếp như quyền đọc/xem, copy, đăng ký từ xa... Dễ dàng thực hiện các yêu cầu của bạn đọc sau khi tra cứu bởi vì trong thời điểm đó bạn đọc chỉ làm việc với một thư viện nên các yêu cầu của bạn đọc chỉ chuyển đến một thư viện. Mặt khác, Bạn đọc cũng thuộc sự quản lý của thư viện nên các hoạt động đăng ký mượn tài liệu từ xa cũng được thư viện xác nhận dễ dàng. Ví dụ: Bạn đọc gởi yêu cầu tìm kiếm tài liệu có chủ đề là “Java” của tác giả “Noel Enete”. Nếu tài liệu là sách thì bạn có thể đăng ký mượn với thư viện hoặc nếu tài liệu đó là Webbook thì bạn có thể đọc trực tiếp trên mạng. Yêu cầu của bạn đọc được chuyển đến thẳng cho thư viện mà bạn đăng ký, thư viện sẽ lục tìm các file dữ liệu tương ứng để gởi vể cho bạn đọc. Điều này không thể triển khai trong hai phương án đầu. Hạn chế quá tải cho máy chủ và cho đường truyền vì máy chủ chỉ có chức năng tiếp nhận yêu cầu và trả lời, không có chức năng chuyển yêu cầu sang các thư viện khác. Bạn đọc kết nối sang thư viện khác thì liên kết với thư viện ban đầu bị huỷ bỏ nên giải phóng đường truyền. Tổng kết Với các phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTMdoantn.doc
  • docBIA.doc
  • doccamdoan.doc
  • doccamon.doc
  • rarCHUONGTRINH.rar
  • zipDATNGHIEP.ZIP
  • docgthiu.doc
  • docphuû luc.doc