Đồ án Xây dựng quy trình sản xuất nước xả vải

Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển để sản xuất và cải thiện không ngừng các sản phẩm dùng để giặt giũ, trên thị trường có rất nhiều loại bột giặt người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Với mục tiêu chủ yếu là giặt tẩy để loại các vết bẩn, tuy nhiên vải trải qua quá trình giặt tẩy nhiều lần và sau một thời gian dài sử dụng làm cho vải trở nên thô cứng. Còn gì khó chịu hơn khi dùng một khăn tắm mà sờ vào thì cứng như gỗ trong khi phải mềm mại như lông tơ. Trước vấn đề này các nhà nghiên cứu đưa ra các sản phẩm giúp hạn chế hiện tượng thô cứng ấy đó là nước xả vải. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì nhu cầu của con người càng yêu cầu cao hơn. Họ đỏi hỏi một sản phẩm giúp họ tiết kiệm được thời gian mà vẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên như quần áo mềm mại, thơm dịu cho cảm giác dễ chịu khi mặc. Nước xả vải ra đời đáp ứng nhu cầu ấy, chỉ cần xả thôi nhưng nó vẫn làm sạch xà phòng, chất nhớt mà vẫn không mất đi sự êm dịu, thơm mát sau khi giặt.

doc64 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4101 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng quy trình sản xuất nước xả vải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC ---------------o0o--------------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC XẢ VẢI GVHD : Th.S Nguyễn Thị Hồng Anh LỚP : 11CDHH1 SVTH : Trần Ngọc Hiệp 3004110121 Lê Thị Thảo 3004110300 Ngô Thị Thảo 3004110301 Tp.Hồ Chí Minh, Tháng 6 Năm 2014 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc PHIẾU GIAO NHẬN ĐỀ TÀI Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm sinh viên gồm: 1. Trần Ngọc Hiệp 3004110121 2. Lê Thị Thảo 3004110300 3. Ngô Thị Thảo 3004110301 Tên đề tài: Xây dựng quy trình sản xuất nước xả vải Nội dung: Tổng quan về chất tẩy rửa Tổng quan về vải và sản phẩm nước xả vải Các phương pháp phối liệu nước xả vải Thực nghiệm phối liệu nước xả vải Thành phố Hồ Chí Minh, ngày.......tháng.......năm 2014 GVHD SVTH (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) LỜI CẢM ƠN Để có được điều kiện thực hiện Đồ án Tốt nghiệp cũng như hoàn thành chương trình học 3 năm tại trường Đại học Công nghiệp Thực Phẩm TP. HCM chúng em đã nhận được những sự chỉ dạy tận tình với những kinh nghiệm quý báu từ quý thầy cô Khoa Công Nghệ Hóa Học. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô trường Đại học Công nghiệp Thực Phẩm TP.HCM đã tạo cho em một môi trường học tập tích cực và vui vẻ. Đặc biệt cô ThS. Nguyễn Thị Hồng Anh đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên môn quý báu là hành trang trong cuộc sống và công việc sau này. Cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện đồ án Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô, các anh chị trong Khoa Công Nghệ Hóa Học với những sự giúp đỡ nhiệt tình. Gia đình và bạn bè đã luôn động viên và là chỗ dựa vững chắc trong suốt khoảng thời qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện Đồ án. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm sinh viên Trần Ngọc Hiệp Lê Thị Thảo Ngô Thi Thảo NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Nhóm sinh viên gồm : Trần Ngọc Hiệp 3004110121 Lê Thị Thảo 3004110300 Ngô Thị Thảo 3004110301 Nhận xét : Ngày . ……….tháng ………….năm 2014 GVHD (ký tên, ghi rõ họ và tên) NHẬN XÉT GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Nhóm sinh viên gồm : Trần Ngọc Hiệp 3004110121 Lê Thị Thảo 3004110300 Ngô Thị Thảo 3004110301 Nhận xét : Ngày . ……….tháng ………….năm 2014 GVPB (ký tên, ghi rõ họ và tên) MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1 Các sản phẩm chăm sóc vải 2 Hình 1. 2 Khả năng hoạt động bề mặt 8 Hình 2. 1 Quy trình phối liệu mẫu 1 32 Hình 2. 2 Quy trình phối liệu mẫu 2 34 Hình 2. 3 Quy trình phối liệu mẫu 3 36 Hình 2. 4 Quy trình phối liệu mẫu 4 38 Hình 2. 5 Quy trình phối liệu mẫu 5 40 Hình 3. 1 Quy trình tổng hợp nước xả vải 41 Hình 3. 2 Các sản phẩm nước xã vải thực nghiệm và thực tế 44 Hình 3. 3 Vải trong khi ngâm với nhiều mẫu khác nhau 45 Hình 3. 4 Vải sau quá trình ngâm với nhiều mẫu khác nhau 46 Hình 3. 5 Biểu đồ đánh giá chung về độ mềm da tay 50 Hình 3. 6 Biểu đồ đánh giá chung về độ mềm vải 52 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1 Giá trị LHB và tính chất tương ứng của nó 9 Bảng 3. 1 Đánh giá ngoại quan về sản phẩm nước xả vải 48 Bảng 3. 2 Đánh giá chung về độ mềm da tay 49 Bảng 3. 3 Đánh giá chung về độ mềm vải 51 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển để sản xuất và cải thiện không ngừng các sản phẩm dùng để giặt giũ, trên thị trường có rất nhiều loại bột giặt người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Với mục tiêu chủ yếu là giặt tẩy để loại các vết bẩn, tuy nhiên vải trải qua quá trình giặt tẩy nhiều lần và sau một thời gian dài sử dụng làm cho vải trở nên thô cứng. Còn gì khó chịu hơn khi dùng một khăn tắm mà sờ vào thì cứng như gỗ trong khi phải mềm mại như lông tơ. Trước vấn đề này các nhà nghiên cứu đưa ra các sản phẩm giúp hạn chế hiện tượng thô cứng ấy đó là nước xả vải. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì nhu cầu của con người càng yêu cầu cao hơn. Họ đỏi hỏi một sản phẩm giúp họ tiết kiệm được thời gian mà vẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên như quần áo mềm mại, thơm dịu cho cảm giác dễ chịu khi mặc. Nước xả vải ra đời đáp ứng nhu cầu ấy, chỉ cần xả thôi nhưng nó vẫn làm sạch xà phòng, chất nhớt mà vẫn không mất đi sự êm dịu, thơm mát sau khi giặt. CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC XẢ VẢI 1.1 Tổng quan về sản phẩm chăm sóc vải 1.1.1 Tổng quan về vải và sự thô cứng Quần áo chúng ta mặc hằng ngày chủ yếu được làm từ sợi tự nhiên và hoá học. Chúng có cấu trúc gồm nhiều sợi ngắn kết lại với nhau thành một sợi dài và thành bó sợi rong quá trình se sợi người ta gọi nó là sợi vải. Từ đó người ta đem dệt tạo thành những mảnh vải. Vải trải qua quá trình giặt tẩy nhiều lần và sau một thời gian dài sử dụng làm cho vải trở nên thô cứng. Các sợi vải bị thô cứng khi quan sát qua kính hiển vi quét điện tử đã cho thấy những sợi bông đã qua nhiều lần sử dụng, sự hiện diện các sợi nhỏ mà người ta có thể giản lược hoá. Các sợi nhỏ này được gây nên do các sợi vải bị hư hại dần dần trong các chu kỳ giặt giũ. Các sợi nhỏ này tại nên bốn yếu điểm quan trọng: Vẻ thô cứng Các sợi nhỏ này trở thành những nơi ưu tiên tàng trữ các loại muối chứa đựng trong nước cứng (chất kết tủa), hạt bẩn làm xám quần áo. Chúng có khuynh hướng ngăn cản dung dịch tẩy rửa thấm vào và các tác động enzym (chỉ lipaza thôi) và do vậy giảm hiệu năng giặt giũ. Đối với vải màu, các sợi nhỏ làm thay đổi độ phân tán ánh sáng trên bề mặt, màu vải vóc mờ đi. Theo phân tích này, đối với vải có thể thường xuyên được sấy khô trong dạng tĩnh, các sợi nhỏ đan chéo lẫn nhau. Muối mà chúng ta bàn ở đây trước hết là muối do từ nước (Canxi, Magie…), nhưng vài loại muối cũng do từ các thành phần chất tẩy rửa (muối bor chẳng hạn) bị phân huỷ. Để xác minh giả thuyết này cho rằng các sợi nhỏ quả thật là gốc làm vải thô cứng, người ta thực hiện những cuộc thử nghiệm dùng chất xenlulaza. Những thử nghiệm này đã cho thấy rõ rằng nếu người ta ngăn cản các sợi nhỏ hình thành, vải vẫn sẽ còn mịn như trước. 1.1.2 Cơ chế làm mềm Từ hiện tượng thô cứng trên người ta sản xuất ra nước xả vải giúp hạn chế và bao bọc lấy sợi vải không cho chúng bị tách ra. Chất làm mềm sẽ tạo một lớp màng bảo vệ bao bọc xung quanh sợi vải cho ta cảm giác mềm mịn khi sờ vào sợi vải. Vải trong môi trường xà phòng, chất giặt tẩy thường tích điện âm (-), các chất làm mềm trong nước xả tích diện dương sẽ liên kết với nhau. Chất làm mềm bám xung quanh sợi vải nhờ chất hoạt động bề mặt đưa vào bề mặt vải. Các chất làm mềm này thường là chất béo nên đồng thời nó có tác dụng làm cho ta có cảm giác sợi vải trượt nhẹ trên tay. Nếu sử dụng nhiều sẽ làm cho vải nhớt, không thấm nước rất khó chịu. 1.1.3 Các sản phẩm chăm sóc vải Hình 1. 1 Các sản phẩm chăm sóc vải 1.2 Các nguyên liệu chính sử dụng trong nước xả vải Các loại dầu, mỡ, sáp Chất hoạt động bề mặt Chất làm mềm Chất làm đặc Nước Chất làm ẩm Chất sát trùng Chất bảo quản Chất chống oxy hoá Chất màu Hương liệu Silicol Các chất phụ gia khác. 1.2.1 Dầu - Mỡ - Sáp Khi nói về dầu, người ta thường nghĩ tới các chất lỏng hữu cơ có trong tự nhiên như dầu olive và dầu dừa... là các glycerid hay các hợp chất este của glycerin và các acid béo, những loại dầu này đã được dùng làm nguyên liệu cho mỹ phẩm từ rất lâu. Ngoài ra người ta cũng tìm thấy các hợp chất tương tự trong tự nhiên hoặc tổng hợp như các dầu hydrocacbon, dầu silicon... Những loại này không chứa glycerin liên kết. Có nhiều cách để định nghĩa dầu và sáp theo chức năng của chúng. Dầu đặc trưng bởi tính chất kỵ nước và tính không tan trong nước. Chúng có thể sử dụng làm chất nhũ hoá hoặc làm dung môi cho các hợp chất hữu cơ, có độ nhớt thấp và tồn tại ở thể lỏng ở 21oC. Mỡ có tính chất tương tự như dầu nhưng tồn tại ở thể rắn ở 21oC, vì vậy tính lan rộng của mỡ bị giới hạn. Sáp là chất rắn ở 21oC, tan trong dầu, không tan trong nước và tạo một lớp màng chống nước. Một số loại sáp sử dụng làm các chất nhũ hoá, trợ nhũ hoá, chúng là các chất rất dễ gây lắng. Tuỳ theo mỗi nhà sản xuất và tính năng công nghệ người ta có thể lựa chọn mỗi loại chất phù hợp khác nhau. Trong đề tài này của chúng tôi dùng acid stearic. Đồng thời nó cũng có tác dụng làm mềm vải do tạo một lớp màng mỏng bám vào sợi vải cho cảm giác trơn, suôn. Có thể dùng dầu dừa để thay thế. Stearic acid hay acid octađecanoic, CH3(CH2)16COOH hay C17H35COOH. Hợp chất thuộc loại axit cacboxylic béo no. Tinh thể không màu tnc = 69,6oC. Không tan trong nước, tan trong ete, ít tan trong benzen, clorofom, etanol, acid axetic. Có trong mỡ động vật, dầu thực vật dưới dạng este glixerit. Acid stearic chiếm tỉ lệ lớn trong các chất béo "cứng", là chất béo có điểm nóng chảy cao. Hỗn hợp của acid stearic và acid panmitic là stearin. Muối kiềm của acid stearic là chất hoạt động bề mặt (một thành phần của xà phòng). Dạng rắn màu trắng, rất dễ cháy, không gây nguy hiểm khi tồn trữ ở trạng thái thông thường khi ở dạng hơi chúng gây dị ứng với hệ thống hô hấp nhưng không gây độc. Khả năng phản ứng: phản ứng mạnh với các chất có tính oxy hoá và các acid. Dễ trơn trượt, hút ẩm. Gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nếu được thải ra với số lượng lớn. 1.2.2 Tổng quan chất hoạt động bề mặt a. Phân loại chất hoạt động bề mặt Tất cá các chất hoạt động bề mặt thông thường đều có một điểm chung về cấu trúc: phân tử có hai phần, một phần ưa nước và một phần kỵ nước. Phần kỵ nước thường là các mạch hay các vòng hydrocarbon hay hỗn hợp của cả hai, phần ưa nước thường là các nhóm phân cực như các nhóm carbocylic, sulfate, sulfonate, hay trong các chất hoạt động bề mặt không ion, nó là một số nhóm hydroxyl hay ether. Tính chất kép này của các phân tử cho phép nó hấp thụ ở mặt phân cách và điều này giải thích cho tính chất của chúng. Tùy theo tính chất mà chất hoạt động bề mặt được phân theo các loại khác nhau. Nếu xem theo tính chất điện của đầu phân cực của phân tử chất hoạt động bề mặt thì có thể phân chung thành 4 loại: Chất hoạt động bề mặt anion Chất hoạt động bề mặt cation Chất hoạt động bề mặt không ion Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính Chất hoạt động bề mặt không sinh ion (NI) Chất hoạt động bề mặt anion Chất hoạt động bề mặt mà khi hòa tan vào nước phân ly ra ion hoạt động bề mặt âm, chiếm phần lớn kích thước toàn bộ phân tử hay chính là mạch hydrocacbon khá dài và ion thứ hai không có tính hoạt động bề mặt. Đó là chất hoạt động bề mặt anion Có khả năng hoạt động bề mặt mạnh nhất so với các loại khác. Làm tác động tẩy rửa chính trong khi phối liệu. Khả năng lấy dầu cao. Tạo bọt to nhưng kém bền... Bị thụ động hóa hay mất khả năng tẩy rửa trong nước cứng, cứng tạm thời, các ion kim loại nặng (Fe3+, Cu2+...). Chất hoạt động bề mặt anion rất đa dạng và từ rất lâu con người đã biết sử dụng trong công việc giặt giũ. Chia làm hai loại chính. Có nguồn gốc thiên nhiên: đó chính là sản phẩm từ phản ứng xà phòng hóa của các este axit béo với glyxerin (dầu cọ, dầu dừa, dầu nành, dầu lạc, dầu cao su... mỡ heo, mỡ cừu, mỡ bò, mỡ hải cẩu, mỡ cá voi...) Có nguồn gốc từ dầu mỏ: Thông qua phản ứng ankyl hóa, sunfo hóa các dẫn xuất anlkyl, aryl, ankylbenzen sunfonic. Chất hoạt động bề mặt cation Chất hoạt động bề mặt mà khi hòa tan vào nước phân ly ra ion hoạt động bề mặt dương, chiếm phần lớn kích thước toàn bộ phân tử hay chính là mạch hydrocacbon khá dài và ion thứ hai không có tính hoạt động bề mặt. Có khả năng hoạt động bề mặt không cao. Chất hoạt động bề mặt cation có nhóm ái nước là ion dương, ion dương thông thường là các dẫn xuất của muối amin bậc bốn của clo. Êm dịu với da, tẩy dầu ít, không dùng với mục đích tạo bọt. Làm bền bọt, tạo nhũ tốt... Có khả năng phân giải sinh học kém, hiện nay người ta dùng clorua ditearyl diamin amoni bậc bốn vì khả năng phân giải sinh học tốt hơn. Tương lai trên thị trường, sẽ có các cation dạng nhóm chức este dễ phân giải sinh học hơn cho môi trường và giảm khả năng gây dị ứng khi sử dụng. Chủ yếu làm triệt tiêu tĩnh điện cho tóc, vải sợi... nên lượng dùng rất ít. Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính Những chất hoạt động bề mặt mà tùy theo môi trường là axit hay bazo mà có hoạt tính cation với axit hay anion với bazơ, hay nói cách khác là chất hoạt động bề mặt có các nhóm lưỡng cực vừa tích điện âm vừa tích điện dương (amin, este). Có khả năng hoạt động bề mặt không cao, ở pH thấp chúng là chất hoạt động bề mặt cationic và là anionic ở pH cao. Có khả năng phân hủy sinh học. Lượng dùng khoảng 0,2% -1% trong các sản phẩm tẩy rửa. Phân loại: Trong nhóm các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính, hiện nay các dẫn xuất từ betain được sử dụng rộng rãi nhất. Chúng gồm các nhóm chính sau: Ankylamino propyl betain. Khi R là gốc lauryl thì có tính tẩy rửa rất tốt, khả năng tạo bọt mạnh, không làm khô da, dịu cho da... hiện nay trên thị trường thường thấy phối trong: dầu gội, sữa tắm, nước rửa chén... với tên gọi: cocoamino propyl betain (CAPB). Chất hoạt động bề mặt không sinh ion (NI) Các chất tẩy rửa khi hòa tan vào trong nước không phân ly thành ion gọi là chất tẩy rửa không sinh ion. NI có khả năng hoạt động bề mặt không cao. Êm dịu với da, lấy dầu ít. Làm bền bọt, tạo nhũ tốt. Có khả năng phân giải sinh học. Ít chịu ảnh hưởng của nước cứng và pH của môi trường, tuy nhiên có khả năng tạo phức với một số ion kim loại nặng trong nước. Hiện nay để tổng hợp chúng, phương pháp được dùng phổ biến nhất là quá trình etoxy hóa từ rượu béo với oxyt etylen. Công thức chung: R-O-(CH2-CH2-O-)nH. Các rượu béo này có nguồn gốc thiên nhiên như dầu thực vật, mỡ động vật thông qua phản ứng H2 hóa các axit béo tương ứng. Hoặc bằng con đường từ rượu tổng hợp: bằng cách cho olefin-1 phản ứng với H2SO4, rồi thủy phân (thu được rượu bậc 2). Chất hoạt động bề mặt không sinh ion được phân loại thành các dạng cơ bản sau: Copolimer có công thức chung: HO-(OE)n-(OP)m-(OE)n-H, hoặc HO-(OP)n-(OE)m-(EP)n-H. Tỷ số PO/OE có thể thay đổi: 4 - 1 hoặc 9 - 1. Trọng lượng phân tử thấp nhất: 2000đvC, thông dụng nhất hiện nay là loại n = 2 và m = 30, chúng tạo bọt kém nên dùng phổ biến trong các sản phẩm tẩy rửa chuyên dùng cho máy: máy rửa chén, máy giặt, không gây hại cho môi trường, độc tính yếu. Tuy nhiên dùng lượng không lớn vì khả năng phân hủy sinh học chậm. Các oxit amin, ankyl amin, rượu amit, polyglycerol ete, polyglucosit (APG)... Nhóm này có tính chất nổi trội là rất ổn định với chất tẩy có clo, nước javel, chất oxy hóa... thường dùng làm tác nhân nền, tăng tính ổn định bọt, làm sệt, tạo ánh ánh xà cừ cho sản phẩm ... đặc biệt dễ bị phân hủy sinh học, đó là oxit amin, ankyl amin, ankyl monoetanolamit, polyglycerol ete, ankyl polyglucosit (APG), sunfonat Betain, ankyl aminopropylsunfo betain, betain etoxy hóa. b. Tính chất của chất hoạt động bề mặt Tính thấm ướt Tạo điều kiện để vật cần giặt rửa, các vết bẩn tiếp xúc với nước một cách dễ dàng nên đóng vai trò rất quan trọng. Vải sợi có khả năng thấm nước dễ dàng nhưng nước khó thấm sâu vào bên trong cấu trúc vì sức căng bề mặt rất lớn, nhất là khi vải sợi bị dây bẩn bằng dầu mỡ. Vì thế, dùng xà phòng để làm giảm sức căng bề mặt của nước và vải sợi - nước. Khả năng tạo bọt Bọt được hình thành do sự phân tán khí trong môi trường lỏng. Hiện tượng này làm cho bề mặt dung dịch chất tẩy rửa tăng lên. Khả năng tạo bọt và độ bền bọt phụ thuộc vào cấu tạo của chính chất đó, nồng độ, nhiệt độ của dung dịch, độ pH và hàm lượng ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch chất tẩy rữa. Khả năng hòa tan Tính hào tan phụ thuộc vào các yếu tố: Bản chất và vị trí của nhóm ưa nước. Nhóm ưa nước ở đầu mạch dễ hòa tan hơn nhóm ở giữa mạch. Chiều dài của mạch hydrocacbon. Nhóm kỵ nước mạch thẳng dễ hòa tan hơn nhóm mạch nhánh Nhiệt độ Bản chất của ion kim loại: với ion Na+, K+ dễ hòa tan hơn với các ion Ca2+, Mg2+…. Khả năng hoạt động bề mặt Hình 1. 2 Khả năng hoạt động bề mặt Nước có sức căng bề mặt lớn. Khi hòa tan xà phòng vào trong nước, sức căng bề mặt của nước giảm. Một lớp hấp thụ định hướng hình thành trên bề mặt nhóm ưa nước hướng vào nước, nhóm kỵ nước hướng ra ngoài. Nhờ có lớp hấp thụ đó sức căng bề mặt của nước giảm vì bề mặt nước – không khí được thay bằng kỵ nước – không khí (giữa các pha). Khả năng nhũ hóa Nhũ tương là hệ phân tán không bền vững nên muốn thu được hệ bền vững thì phải cho thêm chất nhũ hóa Xà phòng được hình thành làm chất ổn định nhũ tương. Tác dụng của chúng là làm giảm sức căng bề mặt của hai hướng dầu – nước, sau đó làm cho hệ nhũ tương dễ dàng ổn định. Điểm Kraft – Điểm đục. Khả năng hòa tan của các chất hoạt động bề mặt anion tăng lên theo nhiệt độ. Khả năng hòa tan này tăng trưởng đột ngột khi tác nhân bề mặt hòa tan đủ để tạo thành Micell. Điểm Kraft là điểm mà tại nhiệt độ đó các Micell có thể hòa tan được. Đọ tan của các chất hoạt động bề mặt NI phụ thuộc vào liên kết hydro trong nước với chuỗi polyoxyetylen. Năng lượng liên kết hydro rất lớn khi tăng nhiệt độ vì khi đó sự mất nước làm giảm độ tan. Điểm đục là điểm tại nhiệt độ đó các chất hoạt động bề mặt NI không hòa tan được. LHB (tính ưa nước – tính ưa dầu – căng bằng) Bảng 1. 1 Giá trị LHB và tính chất tương ứng của nó STT LHB Tính chất 1 1 – 4 không tan trong nước 2 3 – 6 Ít phân tán 3 8 – 10 Phân tán đục nhưng ổn định 4 13 Dung dịch trong Chọn lựa và sử dụng chất hoạt động bề mặt (HĐBM) Tẩy rửa: là một quá trình phức tạp liên quan đến việc thấm ướt đối tượng (tóc hay da). Nếu các chất cần loại là dạng rắn dính mỡ, quá trình tẩy rửa liên quan đến sự nhũ tương hoá các chất dầu được loại đi và bền hoá nhũ tương. Với nhu cầu làm sạch da, xà phòng vốn là một chất tẩy rửa rất tốt. Theo thói quen, người ta thường đòi hỏi có bọt nhiều dù nó không có chức năng gì, khả năng tạo bọt của xà phòng có thể tăng dễ dàng bằng cách thêm vào các acid béo mạch dài. Việc làm sạch tóc phức tạp hơn và trong quá trình làm sạch tóc, thể tích bọt có đóng một vai trò nào đó. Sodium lauryl ether sulfate (SLES) là một cấu tử thông dụng của xà phòng gội đầu và sự tạo bọt thường được tăng thêm bằng cách cho thêm các alkanolamide. Các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính được dùng cho các xà phòng gội đầu chuyên biệt. Thấm ướt: Tất cả các tác nhân hoạt động bề mặt đều có một số tính chất làm ướt. Trong mỹ phẩm, người ta thường sử dụng các alkyl sulfate mạch ngắn (C12), hoặc alkyl ether sulfat. Tạo bọt: Như đã nói ở trên, để tạo thể tích bọt lớn và bền, người ta thường sử dụng SLES tăng cường với các alkanolamide. Nhũ hoá: Một tác nhân nhũ hoá tốt thường đòi hỏi phần kỵ nước hơi dài hơn tác nhân thấm ướt. Hiện nay xà phòng vẫn còn được sử dụng làm tác nhân nhũ hoá trong mỹ phẩm do dễ điều chế. Nếu một acid béo được đưa vào pha dầu và kiềm đưa vào pha nước, khi đó các nhũ tương bền lâu trong nước dễ dàng hình thành khi trộn lẫn. Nhũ tương nước trong dầu như trong một số kem tóc thường được bền hoá bằng xà phòng chứa kali. Các chất HĐBM không ion cũng có giá trị trong nhũ tương. Làm tan: Tất cả các chất HĐBM trên nồng độ CMC đều có tính chất làm tan. Điều này quan trọng khi cần phải kết hợp hương liệu hữu cơ hay một chất hữu cơ không tan vào sản phẩm, ví dụ như xà phòng gội đầu. Xà phòng, alkyl ether sulfate và phần lớn là các chất HĐBM được sử dụng cho mục đích này, tuy nhiên cần sử dụng ở nồng độ cao để cho quá trình làm tan tốt. Các tính chất khác của chất hoạt động bề mặt Ngoài những tính chất đã nói trên, một số chất hoạt động bề mặt có những tính chất riêng biệt như sau: Tất cả các chất hoạt động bề mặt cation hấp thụ mạnh trên protein và các đối tượng khác tích điện âm, vì thế chúng được dùng để cải thiện tính chất bề mặt của các đối tượng, ví dụ làm tăng cảm giác bóng và mượt của tóc. Các hợp chất cation có khả năng diệt khuẩn và có thể được sử dụng trong các xà phòng, gội đầu đặc biệt và nước súc miệng. Sodium N-lauroyl sarcosinat có khả năng ức chế enzym hexokinasc (enzyme có liên quan đến quá trình phân huỷ đường trong miệng) được sử dụng trong kem đánh răng. Không nên sử dụng hỗn hợp các chất hoạt động bề mặt cation do chúng có thể tạo thành các muối cation – anion không tan, ngay cả các chất hoạt động b
Luận văn liên quan