Đổi mới cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam hiện nay

Việt Nam trong công cuộc đổi mới đã thực sự đem lại nhiều kết quả to lớn làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN, nâng cao vị thế và uy tín nước ta trên trường quốc tế. Nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới đó là chiến lược phát triển KTTT theo định hướng XHCN được khởi xướng từ sau đại hội Đảng lần thứ VI. Sự phát triển của chính trị, luật pháp, văn hoá, nghệ thuật đều dựa trên cơ sở phát triển kinh tế. Kinh tế là nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động vật chất của con người, là yếu tố quan trọng nhất của đời sống xã hội. Chính vì tầm quan trọng của kinh tế và mục tiêu đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo khổ, lạc hậu vươn lên sánh ngang hàng với các nước trong khu vực nên nội dung cơ bản của đường lối đổi mới kinh tế nhất quán từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986) cho đến nay là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều thành phần kinh tế tham gia, đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước và chủ động hội nhập Quốc tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, kinh tế tư nhân là vấn đề khá nhạy cảm bởi nó không chỉ có hình thức sở hữu là tư nhân mà còn liên quan đến quan điểm, nhận thức, tâm tư tình cảm, lợi ích của mọi người và nhất là kinh tế tư nhân mang hình bóng của CNTB. Vì vậy, để ứng dụng vào nước ta- một nước XHCN như một thành phần kinh tế đòi hỏi phải có chính sách, chiến lược cụ thể hướng thành phần kinh tế này đi theo định hướng XHCN, góp phần phát triển đất nước. Qua thực tiễn gần 20 năm đổi mới, những thành tựu về đổi mới tư duy lí luận cũng như thực tiễn hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân được Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ V khoá IX của Đảng khẳng định rõ trong nghị quyết "về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân". Nghiên cứu đề tài " Đổi mới cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay" sẽ giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, bản chất hơn những vấn đề xung quanh việc phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam và những vấn đề có liên quan.

doc37 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đổi mới cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời mở đầu Việt Nam trong công cuộc đổi mới đã thực sự đem lại nhiều kết quả to lớn làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN, nâng cao vị thế và uy tín nước ta trên trường quốc tế. Nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới đó là chiến lược phát triển KTTT theo định hướng XHCN được khởi xướng từ sau đại hội Đảng lần thứ VI. Sự phát triển của chính trị, luật pháp, văn hoá, nghệ thuật đều dựa trên cơ sở phát triển kinh tế. Kinh tế là nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động vật chất của con người, là yếu tố quan trọng nhất của đời sống xã hội. Chính vì tầm quan trọng của kinh tế và mục tiêu đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo khổ, lạc hậu vươn lên sánh ngang hàng với các nước trong khu vực nên nội dung cơ bản của đường lối đổi mới kinh tế nhất quán từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986) cho đến nay là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều thành phần kinh tế tham gia, đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước và chủ động hội nhập Quốc tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, kinh tế tư nhân là vấn đề khá nhạy cảm bởi nó không chỉ có hình thức sở hữu là tư nhân mà còn liên quan đến quan điểm, nhận thức, tâm tư tình cảm, lợi ích của mọi người và nhất là kinh tế tư nhân mang hình bóng của CNTB. Vì vậy, để ứng dụng vào nước ta- một nước XHCN như một thành phần kinh tế đòi hỏi phải có chính sách, chiến lược cụ thể hướng thành phần kinh tế này đi theo định hướng XHCN, góp phần phát triển đất nước. Qua thực tiễn gần 20 năm đổi mới, những thành tựu về đổi mới tư duy lí luận cũng như thực tiễn hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân được Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ V khoá IX của Đảng khẳng định rõ trong nghị quyết "về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân". Nghiên cứu đề tài " Đổi mới cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay" sẽ giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, bản chất hơn những vấn đề xung quanh việc phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam và những vấn đề có liên quan. B. Nội dung I. Một số vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân. 1. Bản chất của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 1.1 Phát triển kinh tế nhiều thành phần phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội. Cơ sở lí luận đổi mới quan hệ sản xuất. Một trong những nhiệm vụ kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH ở nứơc ta là xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN. Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta suy đến cùng là tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế đều phát triển, từ đó phát huy tốt nhất vị trí vai trò của mỗi thành phần kinh tế đối với đất nước và xử lí hài hoà mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Chính vì vậy việc phát triển kinh tế tư nhân hiện nay là phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với xu thế phát triển chúng của thời đại. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã đánh giá: "Do chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kì quá độ lên CNXH là một quá trình lịch sử tương đối dai, trải qua nhiều chặng đường, và do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết... Đã có những biểu hiện nóng vội muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi XHCN từ đó đề ra chủ trương củng cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm cả khu vực quốc doanh và khu vực tập thể một cách toàn diện, cả về chế độ sở hữu, chế độ quản lí, chế độ phân phối, làm cho thành phần kinh tế này giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân...Bằng các biện pháp thích hợp, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ và dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa". Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản cuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tình hình thực tế của nước ta đòi hỏi phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn. Do vậy, nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kì quá độ. 1.1.2 Khái niệm về thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế là khái niệm lý thuyết của kinh tế chính trị học. Khái niệm thành phần kinh tế ban đầu được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Lênin sử dụng như một công cụ lý luận dùng để thể hiện cấu trúc của một xã hội trong đó bao gồm nhiều mảng đại diện cho các phương thức sản xuất khác nhau đang cùng tồn tại. Như vậy khái niệm "Thành phần kinh tế" như những bộ phận của các phương thức sản xuất khác nhau cùng tồn tại ở một xã hội mà trong đó phương thức sản xuất của giai cấp thống trị giữ vai trò chủ đạo, còn các phương thức sản xuất khác đan xen với nhau để hình thành một thể thống nhất vừa đấu tranh vừa hợp tác xoay quanh phương thức sản xuất chủ đạo. 1.1.3 Chính sách nhất quán của Đảng ta trong việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. Ngay khi đất nước ta tiến hành cải cách nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị truờn định hướng XHCN, Đảng ta đã nhất quán thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định: "phát triển kinh tế theo con đường xây dựng CNXH ở nước ta là quá trình giải phóng sức sản xuất, khơi dậy một tiềm năng, động viên và tạo điều kiện cho mọi nguời Việt Nam phát huy ý chí tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước". Để đạt được mục tiêu đó Đại hội đề ra chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Mọi người được tụ do kinh doanh theo pháp luật, được bảo vệ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần một lần nữa được Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. 1.2 Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng cấu thành nên nền kinh tế nhiều thành phần ở nứoc ta. Trái ngược với giai đoạn nước ta ở trong nền kinh tế kế hoach, kinh tế tư nhân được coi là đối tượng cần phải cải tạo thì bây giờ khu vực kinh tế tư nhân là một trong những thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Trong giai đoạn hiện nay khi mà khu vực kinh tế nhà nứơc có những khó khăn, không đạt kết quả như mong muốn thì khu vực kinh tế tư nhân vẫn đạt được những kết quả nhất định, tạo được việc làm cho lực lượng lao động, tăng thu nhập cho người dân, nộp ngân sách cho nhà nước. Tuy nhiên khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn có những mặt tiêu cực. Tuy nhiên việc phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của khu vực kinh tế tư nhân đòi hỏi Đảng và nhà nước phải có những chính sách đường lối phù hợp để khu vực kinh tế tư nhân đạt được những kết quả to lớn đóng vào sự nghiệp phát triển đất nước. Một trong những chính sách đó là giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh tế tư nhân. Việc phát triển kinh tế tư nhân ở nứơc ta là vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Để có thể khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển mà vần giữ được định hướng XHCN thì cần có một số yêu cầu sau: Phát triển kinh tế tư nhân theo đúng pháp luật. Giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trong nền kinh tế nhiều thành phần. Nhà nước hỗ trợ. định hướng. dẫn dắt và bảo hộ phát trỉên kinh tê tư nhân trong mối quan hệ bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Bảo vệ lợi ích chính đáng của cả người lao động và người sử dụng lao động. Khuyến khích tư nhân liên kết, liên doanh với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể. Chăm lo, bồi dưỡng giáo dục cho các doanh nghiệp, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, kinh doanh theo đúng pháp luật, đóng góp hợp lí vào các hoạt động xã hội. 2. Các bộ phận của kinh tế tư nhân. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới kinh tế nhất quán từ đại hội VI của đảng tháng 12 năm 1986 cho đến nay là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, có nhiều thành phần kinh tế tham gia đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Những nội dung cơ bản đã nêu có mối quan hệ gắn bó, tác động và thúc đẩy lẫn nhau trong đó chính sách kinh tế nhiều thành phần là một nội dung quan trọng, vừa có ý nghĩ kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Hiện nay Việt Nam có các thành phần kinh tế sau : - Kinh tế nhà nước - Kinh tế tập thể - Kinh tế cá thể tiểu chủ - Kinh tế tư bản tư nhân - Kinh tế tư bản nhà nước - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài . Nghị quyết hội nghị lần thứ V ban chấp hành trung ương khoá IX về phát triển kinh tế tư nhân đề cập đến kinh tế tư nhân bao gồm hai thành phần kinh tế là kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Đó là các loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất với lao động của bản thân người chủ sản xuất và lao động làm thuê hoặc hoàn toàn thuê lao động, có các quy mô khác nhau về vốn, lao động, công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, chế biến nông lâm sản, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, thương mại dịch vụ, xây dựng hoạt động dưới các hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hưũ hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh. 2.1 Kinh tế cá thể tiểu chủ Thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ là thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào vốn và sức lao động của bản thân là chính. Kinh tế cá thể, tiểu chủ của nông dân, thợ thủ coong, những người buôn bán, dịch vụ cá thể. Sở hữu của thành phần kinh tế này là sở hữu tư nhân, sản xuất kinh doanh phân tán, manh mún, trình độ kỹ thuật công nghệ thủ công, mục đích kinh doanh chủ yếu nuôi sống chính mình, còn tiểu chủ bản thân vừa là lao động trực tiếp vừa thuê một số ít lao động. Thế mạnh của thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ là phát huy nhanh, có hiệu quả tiền, vốn, sức lao động, tay nghề, sản phẩm truyền thống. Vì thế, nó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, có khả năng đóng góp phát triển kinh tế- xã hội. Do những ưu thế của nó, Nhà nước và các thành phần kinh tế khác không thể không tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ về vốn, kỹ thuật, công nghệ, tài chính, tiêu thụ sản phẩm... để nó từng bước tham gia kinh tế hợp tác một cách tự nguyện hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệp của nền kinh tế. 2.2 Kinh tế tư bản tư nhân. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân là các đơn vị kinh tế mà vốn do một hoặc một số nhà tư bản trong và ngoài nước đầu tư để sản xuất kinh doanh dịch vụ. Nét nổi bật của thành phần kinh tế này là sở hữu tư nhân hoặc sở hữu hỗn hợp, thuê và bóc lột sức lao động làm thuê, thường đầu tư vào những ngành vốn ít, lãi cao. Kinh tế tư bản tư nhân tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Đối với thành phần kinh tế này, cần khẳng định nhất quán chủ trương phát triển kinh tế tư bản tư nhân, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, bảo vệ quyền sở hữu và lợi ích hợp lí, tạo điều kiện thuận lợi và củng cố lòng tin cho các nhà tư bản đầu tư phát triển. 3. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trước đây khu vực kinh tế tư nhân không được thừa nhận, bị coi là đối tượng của cách mạng XHCN, phải được cải tạo xoá bỏ. Từ đường lối đổi mới (Đại hội VI của Đảng tháng 12.1986) khẳng định xây dựng, phát triển nền kinh tế nước ta với cơ cấu nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế tồn tại lâu dài. Nghị quyết trung ương VI (khoá VI) ghi rõ: “chính sách kinh tế `nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế ”, “tư nhân được kinh doanh không hạn chế về quy mô, địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Quan điểm, chủ trương nhất quán kể trên đã được ghi nhận trong hiến pháp 1992 “công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”, "kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế mô hình hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc tế dân sinh” . Các đại hội Đảng lần thứ VII, lần thứ VIII và lần thứ XI đều tiếp tục khẳng định quan điểm đó. Đại hội XI còn nhấn mạnh thêm: “kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền KTQD. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài…kinh tế tư bản tư nhân được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để phát triển rộng rãi ở những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm”. Sự phát triển của kinh tế tư nhân thời gian qua đã khơi dậy một bộ phận tiềm năng của đất nước cho phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn tiềm năng này là trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, tiền vốn, sức lao động của con người; tài nguyên, thông tin và các nguồn lực khác. Những nguồn lực này chủ yếu là trong nước nhưng có một số không ít cá nhân sử dụng vốn của gia đình ở nước ngoài gửi về. Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP, huy động vốn trong xã hội, tạo được nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách cho nhà nước, sản xuất hàng xuất khẩu, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cơ chế quản lí kinh tế , xã hội . 3.1 Đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước GDP. Tổng sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhân nhìn chung tăng ổn định trong những năm gần đây . Theo số liệu thống kê năm 2000, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 42,3% vào GDP của cả nước (trong khi đó khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 39% GDP). Nhịp độ tăng trưởng năm 2000 là 12,55% . Tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng GDP có giảm đi chút ít do sự tham gia và đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 3.2 Đóng góp và huy động các nguồn vốn trong xã hội , nộp ngân sách cho nhà nước. Trong 10 năm gần đây vốn đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, chiếm tỉ lệ cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2000 vốn đầu tư của hộ kinh doanh cá thể 29.267 tỷ đồng chiếm 19,82% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp tư nhân đạt 6.627 tỷ đồng chiếm 4,49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tổng vốn sử dụng thực tế của khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tăng. Năm 2000 nộp đuợc 5900 tỷ đồng ước tính chiếm 7,3% tổng thu ngân sách, tăng 12,5% so với năm 1999. 3.3 Khu vực kinh tế tư nhân tạo việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây là lực lượng kinh tế của đại bộ phận nhân dân hay có thể gọi là “kinh tế dân doanh”, nơi tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động của cả nước. Thời điểm 31.12.2000 số lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân là 4.643.844 người chiếm 12% tổng số lao động xã hội bằng 1,36 lần tổng số việc làm trong khu vực kinh tế nhà nước. Số lao động qua thực tế khảo sát ở các hộ kinh doanh cá thể lớn hơn nhiều so với số đăng kí bởi họ sử dụng lao động trong dòng họ, lao động mang tính thời vụ và lao động nông nhàn không thể hiện trong báo cáo thống kê. Việc tạo ra nhiều chỗ làm việc mới đã góp phần thu hút nhiều lao động trong xã hội nhất là số người trẻ tuổi hàng năm đến tuổi lao động chưa có việc làm, giải quyết số dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước do tinh giảm biên chế và giải thể. Khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần đáng kể vào việc xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân ở khu vực thành thị và nông thôn. Thu nhập của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân có mức thu nhập tương đương hoặc cao hơn thu nhập của những người lao động trồng lúa ở nông thôn cùng địa bàn . 3.4 Khu vực kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ chế chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế- xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đã xuất hiện nhiều doanh nhân kinh doanh thành đạt đưa doanh nghiệp của mình phát triển, cải thiện được đời sống của người lao động, đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, được xã hội tôn vinh. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân góp phần thu hút ngày càng nhiều lao động ở nông thôn vào các ngành phi nông nghiệp nhất là công nghiệp đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế đất nước. Trình độ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tiến bộ hơn, số lượng hàng hoá tham gia xuất khẩu ngày càng tăng. Nhiều sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhân được xuất khẩu uỷ thác qua doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực kinh tế tư nhân còn tham gia nhiêu công đoạn trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu. Xuất khẩu trực tiếp của khu vực kinh tế tư nhân đến nay đã tăng khá, 9 tháng đầu năm 2001 đạt 2.189.330.000 USD. Các doanh nghiệp tư nhân đã tham gia tích cực vào xuất nhập khẩu trực tiếp, đến năm 2000 số doanh nghiệp tư nhân tham gia xuất khẩu trực tiếp tăng lên 16.200 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã xuất khẩu được những sản phẩm từ hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, thực phẩm chế biến đến cả rơm sạch là những mặt hàng mà các doanh nghiệp khu vực nhà nước chưa quan tâm đến. Vì thế khu vực ngoài quốc doanh trong nước từ chỗ chỉ chiếm 11% giá trị xuất khẩu vào năm 1997 nhưng đến quý 1/2002 đã tăng lên khoảng 31%. II. Thực trạng phát triển và thực trạng cơ chế chính sách đối với kinh tế tư nhân. 1. Thực trạng kinh tế tư nhân trong thời gian vừa qua. Kinh tế tư nhân trên thực tế có sức sống mãnh liệt và đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội nhưng có thời kì do nhận thức sai lầm nên đã coi kinh tế tư nhân là đối tượng phải cải tạo, không được khuyến khích phát triển, không được luật pháp bảo vệ. Ngay cả trong thời kì này kinh tế tư nhân vẫn tồn tại và ngày càng khẳng định thế đứng của minh. Quá trình kinh tế tư nhân Việt Nam tồn tại và phát triển qua các thời kì sau. Kinh tế tư nhân thời kì phục hồi kinh tế 1955- 1957. Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 7/1954 hoà bình lập lại trên miền Bắc, nền kinh tế nước ta đứng trước hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương đã họp vào tháng 9/1954 đề ra kế hoạch 3 năm (1955-1957) tập trung khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất, tạo cơ sở vững chắc đưa miền Bắc tiến lên CNXH. Thời kì này lực lượng kinh tế quốc doanh còn nhỏ, kinh tế hợp tác chưa phát triển, tham gia lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội chủ yếu là kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể. Nhờ có những chính sách đúng đắn, sau 3 năm khôi phục và phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, đồng thời củng cố và khôi phục các cơ sở công nghiệp nặng cần thiết... các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội miền Bắc đều đạt được những kết quả quan trọng. Thành công của thời kì khôi phục kinh tế (1955-1957) không những đem lại nhiều biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế xã hội miền Bắc mà còn để lại nhiều bài học quý giá đó lá: Đặt nông nghiệp, nông thôn vào đúng vị trị, gắn được sức lao động với tư liệu sản xuất cơ bản của nông dân là ruộng đất. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế. Lúc này kinh tế quốc doanh chiếm tỉ trọng nhỏ bé, nhưng nhờ phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân trên cơ sở chính sách của Nhà nước nên nền kinh tế phát triển đúng hướng với tốc độ cao. 1.2 Kinh tế tư nhân thời kì cải tạo xã hội nền kinh tế (1958-1960) và tới năm 1976. Trên cơ s
Luận văn liên quan