Đổi mới phương pháp dạy và học môn tin học 1 ở trường đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia hà nội để nâng cao hiệu quả dạy học của môn học và phù hợp với loại hình đào tạo theo tín chỉ

Hiện nay trên thế giới ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh và sự phát triển của nó đã mang lại rất nhiều thành quả to lớn và có ý nghĩa đối với con người, những thành quả này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của xã hội loài người. Các thành tựu của ngành công nghệ thông tin ngày càng ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực trong cuộc sống, giờ đây hầu như không có ngành nào là không áp dụng thành tựu của ngành công nghệ thông tin. Một trong những thành tựu to lớn của ngành công nghệ thông tin đó là chiếc máy tính, và ta thấy rằng máy tính giờ đây được sử dụng hầu khắp các nơi, hầu khắp các ngành, các lĩnh vực trong xã hội loài người, nó giúp việc xử lý các công việc được hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy rằng các nước phát triển trên thế giới là các nước có ngành công nghệ thông tin phát triển, và thực tế cũng cho thấy rằng có nhiều nước trên thế giới bằng việc phát triển mạnh mẽ ngành công nghệ thông tin đã đưa đất nước đó phát triển lên. Như vậy rất rõ ràng rằng ngành công nghệ thông tin có một vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người. Nhận thức được vấn đề quan trọng đó, Đảng và nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghệ thông tin, dùng nó làm phương tiện để đưa nước ta đi tắt, đón đầu, đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới. Để triển khai chủ trương đó, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp, chính sách. Đảng và nhà nước đã thực hiện chính sách phổ cập hoá tin học, coi môn tin học là môn học bắt buộc ở các trường đại học và trung học phổ thông, cho phép các trung tâm tin học được thành lập và hoạt động, đưa nước ta tham gia vào các cuộc thi sáng tạo robocom của khu vực và thế giới. Chính sách đó nhằm nâng cao kiến thức tin học trong xã hội, sự nâng cao kiến thức này sẽ là một trong những cơ sở để đưa ngành công nghệ thông tin trong nước phát triển mạnh lên. Thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội đã đưa môn tin học vào giảng dạy cho sinh viên. Từ năm học 2006 – 2007 đổ về trước sinh viên được học 60 tiết tin học với 30 tiết học ở năm thứ nhất, 30 tiết còn lại học ở năm thứ hai, chương trình đào tạo là tin học văn phòng, nội dung đào tạo ở trong hai cuốn giáo trình tin học 1 và tin học 2 do nhóm giảng dạy tin học của trường biên soạn. Năm thứ nhất sinh viên được học cuốn giáo trình tin học 1 gồm những phần : ã Một số khái niện cơ bản ban đầu ã Làm quen với hệ điều hành Windows ã Chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word Năm thứ hai được học cuốn giáo trình tin học 2, ở giáo trình này sinh viên sẽ được học chương trình quản lý bảng biểu Excel. Nhưng từ năm học 2007 – 2008, đại học Quốc gia đã thay đổi loại hình đào tạo theo niên chế bằng loại hình đào tạo theo tín chỉ, do đó chương trình đào tạo ở một số môn có sự thay đổi. Đối với môn tin học thì thời lượng rút xuống còn 45 tiết và triển khai luôn ở năm thứ nhất, nội dung chương trình cũng có sự thay đổi, cụ thể gồm những phần : ã Một số khái niện cơ bản ban đầu ã Làm quen với hệ điều hành Windows ã Chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word ã Chương trình trình chiếu Powerpoint ã Chương trình quản lý bảng biểu Excel

doc109 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đổi mới phương pháp dạy và học môn tin học 1 ở trường đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia hà nội để nâng cao hiệu quả dạy học của môn học và phù hợp với loại hình đào tạo theo tín chỉ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà nội Trường Đại học Ngoại ngữ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đổi mới phương pháp dạy và học môn Tin học 1 ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà nội để nâng cao hiệu quả dạy học của môn học và phù hợp với loại hình đào tạo theo tín chỉ Mã số : N.08.11 Chuyên ngành : Phương pháp giảng dạy Chủ nhiệm đề tài : GV. Nguyễn Văn Chăm Hà nội, 2009 Mục lục Chương I : Mở đầu 4 I. Lý do mục đích chọn đề tài 4 II. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 6 III. Phương pháp tiến hành nghiên cứu 6 IV. ý nghĩa của đề tài 7 Chương II : Các loại hình, phương pháp dạy và học môn Tin học hiện nay 8 I. Khái niệm phương pháp dạy học 8 II. Các loại hình phương pháp dạy học môn tin học 8 1. Thầy thuyết trình với sự hỗ trợ của phấn, bảng, trò lĩnh hội 9 2. Thầy dùng thiết bị trình chiếu thuyết trình, trò lĩnh hội 9 3. Dạy qua mạng – thầy thuyết trình bài giảng của mình qua mạng, trò lĩnh hội 9 4. Tổ chức hội thảo (Xemina) – Thầy nêu vấn đề, giới thiệu tài liệu, trò tự nghiên cứu rồi tiến hành hội thảo dưới sự dẫn dắt của thầy 10 5. Thầy nêu vấn đề, giới thiệu tài liệu, trò tự nghiên cứu 10 III. Ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp 11 1. Thầy thuyết trình với sự hỗ trợ của phấn, bảng, trò lĩnh hội 11 2. Thầy dùng thiết bị trình chiếu thuyết trình, trò lĩnh hội 12 3. Dạy qua mạng – thầy thuyết trình bài giảng của mình qua mạng, trò lĩnh hội 13 4. Tổ chức hội thảo (Xemina) – Thầy nêu vấn đề, giới thiệu tài liệu, trò tự nghiên cứu rồi tiến hành hội thảo dưới sự dẫn dắt của thầy 15 5. Thầy nêu vấn đề, giới thiệu tài liệu, trò tự nghiên cứu 16 Chương III : Nội dung đặc điểm môn Tin học 1, phương pháp cũ và phương pháp mới 18 I. Nội dung môn Tin học 1 18 II. Đặc điểm 21 1. Phần một số khái niệm cơ bản 22 2. Phần giới thiệu Windows 24 3. Phần hệ soạn thảo văn bản Word 29 III. Phương pháp dạy học cũ và phương pháp dạy học mới 42 1. Phương pháp cũ và những nhược điểm 42 2. Phương pháp mới 45 3. Kết luận 50 phụ lục : nội dung giáo trình tin học 1 52 Tài liệu tham khảo 109 Chương I Mở đầu I. Lý do, mục đích chọn đề tài Hiện nay trên thế giới ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh và sự phát triển của nó đã mang lại rất nhiều thành quả to lớn và có ý nghĩa đối với con người, những thành quả này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của xã hội loài người. Các thành tựu của ngành công nghệ thông tin ngày càng ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực trong cuộc sống, giờ đây hầu như không có ngành nào là không áp dụng thành tựu của ngành công nghệ thông tin. Một trong những thành tựu to lớn của ngành công nghệ thông tin đó là chiếc máy tính, và ta thấy rằng máy tính giờ đây được sử dụng hầu khắp các nơi, hầu khắp các ngành, các lĩnh vực trong xã hội loài người, nó giúp việc xử lý các công việc được hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy rằng các nước phát triển trên thế giới là các nước có ngành công nghệ thông tin phát triển, và thực tế cũng cho thấy rằng có nhiều nước trên thế giới bằng việc phát triển mạnh mẽ ngành công nghệ thông tin đã đưa đất nước đó phát triển lên. Như vậy rất rõ ràng rằng ngành công nghệ thông tin có một vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người. Nhận thức được vấn đề quan trọng đó, Đảng và nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghệ thông tin, dùng nó làm phương tiện để đưa nước ta đi tắt, đón đầu, đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới. Để triển khai chủ trương đó, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp, chính sách. Đảng và nhà nước đã thực hiện chính sách phổ cập hoá tin học, coi môn tin học là môn học bắt buộc ở các trường đại học và trung học phổ thông, cho phép các trung tâm tin học được thành lập và hoạt động, đưa nước ta tham gia vào các cuộc thi sáng tạo robocom của khu vực và thế giới. Chính sách đó nhằm nâng cao kiến thức tin học trong xã hội, sự nâng cao kiến thức này sẽ là một trong những cơ sở để đưa ngành công nghệ thông tin trong nước phát triển mạnh lên. Thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội đã đưa môn tin học vào giảng dạy cho sinh viên. Từ năm học 2006 – 2007 đổ về trước sinh viên được học 60 tiết tin học với 30 tiết học ở năm thứ nhất, 30 tiết còn lại học ở năm thứ hai, chương trình đào tạo là tin học văn phòng, nội dung đào tạo ở trong hai cuốn giáo trình tin học 1 và tin học 2 do nhóm giảng dạy tin học của trường biên soạn. Năm thứ nhất sinh viên được học cuốn giáo trình tin học 1 gồm những phần : Một số khái niện cơ bản ban đầu Làm quen với hệ điều hành Windows Chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word Năm thứ hai được học cuốn giáo trình tin học 2, ở giáo trình này sinh viên sẽ được học chương trình quản lý bảng biểu Excel. Nhưng từ năm học 2007 – 2008, đại học Quốc gia đã thay đổi loại hình đào tạo theo niên chế bằng loại hình đào tạo theo tín chỉ, do đó chương trình đào tạo ở một số môn có sự thay đổi. Đối với môn tin học thì thời lượng rút xuống còn 45 tiết và triển khai luôn ở năm thứ nhất, nội dung chương trình cũng có sự thay đổi, cụ thể gồm những phần : Một số khái niện cơ bản ban đầu Làm quen với hệ điều hành Windows Chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word Chương trình trình chiếu Powerpoint Chương trình quản lý bảng biểu Excel Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội vẫn lấy 2 cuốn giáo trình Tin học 1 và Tin học 2 để giảng dạy và bổ sung thêm phần chương trình trình chiếu Powerpoint vào cuốn Tin học 2. Như vậy khối lượng kiến thức thì tăng lên, trong khi đó thời gian học thì rút đi (từ 60 tiết xuống còn 45 tiết) do đó vấn đề cải tiến phương pháp dạy và học để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học là vấn đề rất quan trọng, nếu vấn đề này được giải quyết tốt nó sẽ làm chất lượng của quá trình dạy học được nâng cao và góp phần làm giảm bớt khó khăn trên. Hơn nữa, từ năm học 2007 – 2008 môn tin học cũng chuyển đổi từ loại hình đào tạo theo niên chế sang bước đầu đào tạo theo tín chỉ, tính chất của 2 loại hình đào tạo này có những điểm khác nhau nên ta cũng cần thay đổi phương pháp dạy và học để quá trình dạy học được phù hợp với loại hình đào tạo mới. Đó chính là những lý do khiến tôi chọn đề tài này với mục đích đưa ra một phương pháp dạy và học mới, ưu việt hơn phương pháp dạy và học hiện thời, nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học, và phù hợp với loại hình đào tạo mới. II. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài mang tên “Đổi mới phương pháp dạy và học môn Tin học 1 ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội để nâng cao hiệu quả dạy học của môn học và phù hợp với loại hình đào tạo theo tín chỉ”, vậy đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp dạy và học môn Tin học 1 ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà nội, ở đây bao gồm cả phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò, việc nghiên cứu này nhằm đưa ra một phương pháp dạy và học có hiệu quả hơn, phù hợp với loại hình đào tạo mới (đào tạo theo tín chỉ) so với phương pháp dạy và học đang sử dụng. III. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Hiện nay để dạy học môn Tin học nói riêng và các môn khác nói chung, chúng ta có rất nhiều phương pháp dạy học, đề tài này được tiến hành theo phương pháp xét tổng thể vấn đề cần nghiên cứu đó là các phương pháp dạy học môn Tin học, đồng thời xét các điểm mạnh, điểm yếu của từng phương pháp, sau đó đề tài xét một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình dạy học như đặc thù môn học, đặc điểm của đối tượng học, điều kiện cơ sở vật chất để triển khai quá trình dạy học… để chọn ra một phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu quả. Đề tài được tiến hành nghiên cứu qua các bước sau đây : Nghiên cứu, xem xét các loại hình phương pháp dạy và học môn Tin học, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu từng loại hình, phương pháp. Xem xét đặc điểm đối tượng học. Xem xét đặc điểm cơ sở vật chất ở trường. Xem xét đặc điểm của loại hình đào tạo theo tín chỉ. Xem xét đặc điểm môn Tin học 1 (về nội dung, kiến thức). Lựa chọn loại hình phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả. Phương pháp dạy học được lựa chọn này chính là phương pháp mới, sẽ thay thế phương pháp hiện tại. IV. ý nghĩa của đề tài Đề tài triển khai có những ý nghĩa sau đây : ý nghĩa thực tiễn : Đề tài nghiên cứu thành công sẽ đưa ra một phương pháp dạy học mới đối với môn Tin học 1, phương pháp dạy học mới này sẽ làm quá trình dạy học môn Tin học 1 đạt hiệu quả cao hơn phương pháp dạy học hiện tại, và điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường. ý nghĩa khoa học : Rất có thể đề tài sẽ đưa ra một phương pháp dạy học mới mà trước đây chưa có. Chương II Các loại hình, phương pháp dạy và học môn Tin học hiện nay I. Khái niệm phương pháp dạy học Từ bản chất của quá trình dạy học là người thầy truyền thụ kiến thức cho người trò nên ta có thể đưa ra khái niệm phương pháp dạy học như sau : Phương pháp dạy : Là cách thức người thầy truyền thụ kiến thức cho người trò. Phương pháp học : Là cách thức người trò tiếp thu kiến thức của người thầy truyền thụ, nhằm lĩnh hội được kiến thức đó. Phương pháp dạy học : Là phương pháp dạy của người thầy nhằm truyền thụ kiến thức cho người trò, và còn là phương pháp học của người trò nhằm lĩnh hội được kiến thức của người thầy truyền thụ cho. Trong quá trình dạy học, người thầy có thể sử dụng những phương tiện để hỗ trợ cho quá trình giảng dạy của mình. Về phía người trò cũng có thể sử dụng những phương tiện để hỗ trợ cho quá trình học. Các phương tiện hỗ trợ này có ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp dạy học, thậm chí với sự ra đời của một loại phương tiện mới rất có thể tạo ra một phương pháp dạy học mới dựa trên phương tiện đó. Với một khối lượng kiến thức cần truyền thụ, người thầy có thể có nhiều phương pháp khác nhau để truyền thụ. Với mỗi một phương pháp dạy của thầy, trò sẽ có một phương pháp học tương ứng phù hợp với phương pháp dạy của thầy. Mục đích của quá trình dạy học là người trò lĩnh hội được kiến thức mà người thầy muốn truyền thụ. II. Các loại hình phương pháp dạy học môn tin học Hiện nay, ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội, với môn tin học sinh viên được học lý thuyết và thực hành, ở phần thực hành giáo viên thường chuẩn bị sẵn một số bài tập và yêu cầu sinh viên làm những bài tập đó trên máy, loại hình phương pháp dạy thực hành như vậy là hiệu quả, đạt được yêu cầu của môn học, do đó với các bài thực hành giáo viên có thể giữ nguyên phương pháp cũ. Các loại hình phương pháp dạy học môn tin học được xét ở đây là các loại hình và phương pháp dạy học lý thuyết, và hiện tại có một số loại hình và phương pháp dạy học môn tin học ở phần lý thuyết như sau : 1. Thầy thuyết trình với sự hỗ trợ của phấn, bảng, trò lĩnh hội ở phương pháp này, việc dạy học thường được tổ chức dưới dạng lớp học. Bản chất của phương pháp này là người thầy thuyết trình các vấn đề kiến thức cần truyền thụ, trong quá trình thuyết trình truyền, thụ đó người thầy có thể dùng phấn, bảng để viết, vẽ hình minh hoạ cho người học theo dõi. Về phía người trò ngồi nghe thầy thuyết trình, theo dõi tài liệu, giáo trình, theo dõi những điều thầy ghi trên bảng, hình minh hoạ thầy vẽ trên bảng để có thể lĩnh hội được kiến thức của thầy truyền thụ. Và nếu có điều gì quan trọng cần ghi lại thì người trò có thể dùng bút, vở để ghi lại, điều này giúp cho việc làm tái hiện lại kiến thức được tốt hơn trong quá trình học lại bài của người trò. Phương pháp này ta gọi tắt là phương pháp dùng phấn bảng. 2. Thầy dùng thiết bị trình chiếu thuyết trình, trò lĩnh hội ở phương pháp này, việc dạy học cũng thường được tổ chức dưới dạng lớp học. Bản chất của phương pháp này là người thầy sử dụng các thiết bị trình chiếu để thuyết trình các vấn đề kiến thức cần truyền thụ. Về phía người trò ngồi nghe thầy thuyết trình, theo dõi vào tài liệu, giáo trình, và những nội dung, hình minh hoạ thể hiện trên thiết bị trình chiếu để có thể lĩnh hội được kiến thức của thầy truyền thụ. Và nếu có điều gì quan trọng cần ghi lại thì người trò có thể dùng bút, vở để ghi lại. Để tiến hành một bài giảng bằng phương pháp này, trước đó người thầy phải tiến hành xây dựng, thiết kế sẵn bài giảng, khi tiến hành bài giảng, người thầy trình chiếu bài giảng đã được thiết kế sẵn của mình, kèm theo đó là lời thuyết trình của mình cho học trò theo dõi. ở phương pháp này, đôi khi thầy cũng kết hợp dùng thêm cả phấn, bảng để viết, vẽ, minh hoạ, diễn giải cho những vấn đề mới nảy sinh, hoặc những điều mà thầy quên không đưa vào trong bài giảng đã được thiết kế. Phương pháp này ta gọi tắt là phương pháp dùng thiết bị trình chiếu. 3. Dạy qua mạng – Thầy thuyết trình bài giảng của mình qua mạng, trò lĩnh hội ở phương pháp này, để tiến hành dạy học cần có một mạng máy tính cài đặt ở chế độ có thể tổ chức toạ đàm trên mạng, các thành viên tham gia toạ đàm phải theo dõi được mặt nhau trên mạng. Các học viên được tổ chức thành những lớp học trên mạng. Điểm khác biệt giữa lớp học trên mạng với lớp học bình thường là người học có thể không cần ngồi tập trung trong một phòng học, mà có thể ngồi ở những địa điểm rải rác, miễn là các học viên ngồi trên cùng mạng dạy học đó. Bản chất của phương pháp này là thầy tiến hành bài giảng của mình trên mạng. Trong quá trình giảng dạy, ngoài việc thuyết trình bằng lời, thầy có thể sử dụng thêm các phần mềm trình chiếu (ví dụ như PowerPoint), thậm chí cả giấy bút, phấn bảng để viết, vẽ minh hoạ cho bài giảng của mình. Về phía người trò theo dõi bài giảng của thầy qua mạng, có thể sử dụng cả tài liệu, giáo trình, từ đó tiếp thu lĩnh hội kiến thức của thầy truyền thụ. Và nếu có điều gì quan trọng cần ghi lại thì người trò có thể dùng bút, vở để ghi lại. Phương pháp này ta gọi tắt là phương pháp dạy qua mạng. 4. Tổ chức hội thảo (Xemina) – Thầy nêu vấn đề, giới thiệu tài liệu, trò tự nghiên cứu rồi tiến hành hội thảo dưới sự dẫn dắt của thầy ở phương pháp này, việc dạy học có thể tổ chức dưới dạng lớp học, cả lớp cùng nghiên cứu các vấn đề đặt ra. Nhưng cũng có thể chia lớp học đó ra thành từng nhóm để mỗi nhóm nghiên cứu một vấn đề, sau đó tiến hành hội thảo. Bản chất của phương pháp này là thầy nêu các vấn đề cần nghiên cứu, rồi có thể thầy giới thiệu các tài liệu tham khảo. Về phía người học, trên cơ sở vấn đề thầy nêu ra và các tài liệu thầy giới thiệu, người học sẽ phải tự nghiên cứu vấn đề. Sau đó sẽ tiến hành hội thảo dưới sự dẫn dắt của thầy, người học đóng vai trò là người thuyết trình sẽ trình bày cho thầy và cả lớp nghe những kết quả mà mình nghiên cứu được, thầy giáo và các bạn khác trong lớp có thể nêu các câu hỏi, người thuyết trình sẽ phải trả lời những câu hỏi, thắc mắc đó. Cuối cùng người thầy có thể khái quát lại kiến thức cho cả lớp. Phương pháp này ta gọi tắt là phương pháp tổ chức hội thảo. 5. Thầy nêu vấn đề, giới thiệu tài liệu, trò tự nghiên cứu. ở phương pháp này, việc dạy học không nhất thiết tổ chức dưới dạng lớp học. Bản chất của phương pháp này là sự tự học của người học dưới sự định hướng của thầy. Người thầy ở đây đóng vai trò là người định hướng nghiên cứu bằng cách là nêu vấn đề và giới thiệu tài liệu cần tra cứu. Người trò trên cơ sở định hướng của thầy sẽ tự nghiên cứu vấn đề. Với phương pháp này, thường thì người thầy rất muốn kiểm tra kết quả tự nghiên cứu của người học có đạt yêu cầu không, người học có nắm được vấn đề không. Để kiểm tra điều đó người thầy có thể yêu cầu người học viết thu hoạch về những điều mình nghiên cứu được, hoặc tiến hành các bài kiểm tra, cho điểm để đánh giá kết quả. Phương pháp này ta gọi tắt là phương pháp thầy nêu vấn đề, trò tự nghiên cứu. III. Ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp Nói chung, với mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm, mỗi phương pháp sẽ phù hợp với một hoàn cảnh giảng dạy, hoặc một mục đích giảng dạy. ở phần này ta sẽ chỉ ra ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp, và phân tich điểm mạnh điểm yếu của một phương pháp so với các phương pháp khác, để rồi với một hoàn cảnh cụ thể, với một mục đích đã được xác định, người thầy biết cần phải chọn phương pháp giảng dạy nào để đạt hiệu quả cao nhất. 1. Thầy thuyết trình với sự hỗ trợ của phấn, bảng, trò lĩnh hội a). ưu điểm Phương pháp này có cách tổ chức đơn giản, vấn đề cần giảng dạy được thầy diễn giải nên người học có thể nhanh chóng nắm bắt. So với hai phương pháp dùng thiết bị trình chiếu và dạy qua mạng thì phương pháp dùng phấn bảng có cách tổ chức đơn giản hơn, không bị phụ thuộc vào cơ sở vật chất là thiết bị trình chiếu và mạng máy tính. So với phương pháp dùng thiết bị trình chiếu thì công việc chuẩn bị bài giảng ở phương pháp dùng phấn bảng là đơn giản hơn. So với hai phương pháp tổ chức hội thảo và thầy nêu vấn đề, trò tự nghiên cứu thì ở phương pháp dùng phấn bảng, dưới sự thuyết trình trực tiếp của thầy, trò tiếp thu lĩnh hội kiến thức sẽ nhanh hơn, trong quá trình thuyết trình giảng giải, thầy có thể quan sát tình hình lớp học để điều chỉnh hành vi giảng dạy của mình cho phù hợp. Hơn nữa trong quá trình tiếp thu kiến thức nếu có điều gì chưa rõ, trò có thể hỏi thầy ngay tại lớp. b). Nhược điểm Phương pháp này không sử dụng các công cụ thiết bị tiên tiến để hỗ trợ cho quá trình dạy học, và không phát huy tốt tính chủ động nghiên của người học. So với phương pháp dùng thiết bị trình chiếu thì tính minh hoạ bài giảng của phương pháp dùng phấn, bảng không tốt bằng phương pháp trình chiếu. ở phương pháp dùng thiết bị trình chiếu thì việc chuẩn bị bài giảng được tiến hành trên máy tính, người thầy có thể kết hợp khả năng trình bày minh hoạ của mình với kỹ thuật trình bày minh hoạ tốt của máy để mang trình chiếu cho người học, còn ở phương pháp dùng phấn bảng thì việc viết, vẽ minh hoạ không có máy hỗ trợ nên hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng trình bày minh hoạ của thầy. Cùng tiến hành một bài giảng thì với phương pháp dùng phấn bảng thường tốn nhiều thời gian hơn so với phương pháp dùng thiết bị trình chiếu, ở phương pháp dùng phấn, bảng người thầy phải mất thời gian để viết lên bảng những điều cần viết vẽ minh hoạ, còn ở phương pháp dùng thiết bị trình chiếu thì việc viết vẽ minh hoạ thầy đã chuẩn bị trước đó rồi, khi giảng dạy thầy chỉ việc trình chiếu những điều đã chuẩn bị, điều này dẫn đến kết luận là cùng một lượng thời gian, rất có thể ở phương pháp dùng phấn bảng người thầy chỉ truyền thụ được lượng kiến thức ít hơn so với phương pháp dùng thiết bị trình chiếu. Nếu công việc là giảng lại bài nào đó thì với phương pháp dùng phấn, bảng, người thầy phải viết vẽ lại trên bảng những điều cần viết vẽ, nhưng với phương pháp dùng thiết bị trình chiếu thì thầy không phải viết vẽ lại những điều đó, vì những điều đó đã lưu lại ở tệp trình chiếu được soạn cho lần trình chiếu đầu, và thầy chỉ cần mở lại tệp đó. So với phương pháp dạy qua mạng thì phương pháp dùng phấn bảng bị gò bó về mặt tổ chức lớp, ở đây các học viên phải tập trung tại một địa điểm trong khi ở phương pháp dạy qua mạng thì các học viên không cần tập trung tại một địa điểm mà có thể phân bố rải rác ở các vị trí địa lý khác nhau. So với phương pháp tổ chức hội thảo và thầy nêu vấn đề, trò tự nghiên cứu thì phương pháp dùng phấn, bảng do các vấn đề cần nghiên cứu đã được thầy thuyết trình, giảng giải nên không phát huy tốt khả năng tự nghiên cứu của người học. 2. Thầy dùng thiết bị trình chiếu thuyết trình, trò lĩnh hội a). Ưu điểm Với phương pháp này thầy có thể biên tập bài giảng thật hoàn chỉnh rồi mang ra trình chiếu, và các thiết bị trình chiếu này có thể thể hiện tốt các hình ảnh cần minh hoạ. So với phương pháp thầy dùng phấn, bảng thuyết trình, trò lĩnh hội thì ở phương pháp dùng thiết bị trình chiếu này thầy có thể biên tập kỹ lưỡng bài giảng của mình rồi mang ra trình chiếu, do đó những lỗi về trình bày bằng hình ảnh về nội dung và các hình minh hoạ sẽ được giảm rất nhiều. Hơn nữa những trình bày bằng hình ảnh về nội dung và các hình minh hoạ đã được thầy chuẩn bị sẵn, lúc đó chỉ việc mang ra trình chiếu nên thầy không bị mất thời gian của lớp học để viết vẽ những điều cần trình bày lên bảng, nên trong một tiết học nếu thầy sử dụng phương pháp dùng thiết bị trình chiếu thì sẽ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdetai%200809.doc
  • doctomtat%20detai%200809.doc
Luận văn liên quan