Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án- Khai thác, chế biến đá xây dựng xã Chư Á - thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai

Công ty TNHH Châu Phát được UBND tỉnh Gia Lai cấp giấy phép khai thác mỏ đá xây dựng tại xã Chư Á, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai tại Quyết định số 1849/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 12 năm 2010. Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường đó được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật liên quan đối với việc bảo vệ môi trường trong và sau khi kết thúc khai thác mỏ, Công ty TNHH Châu Phát đã hợp đồng với Công ty TNHH Kiều Nguyễn lập dự án cải tạo phục hồi môi trường của Dự án khai thác mỏ đá xây dựng tại xã Chư Á thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, công suất khoảng 30.000m3 đá /năm” nhằm đánh giá các tác động môi trường, đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình khai thác và phương án phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác mỏ. Công ty TNHH Kiều Nguyễn được thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 5900 583 586 ngày 24 tháng 6 năm 2009 và thay đổi lần thứ hai ngày 30 tháng 6 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp; Địa chỉ Công ty: 08 Phan Đăng Lưu, phường Thống Nhất, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; Trong quá trình lập Dự án Cải tạo, phục hồi môi trường tập thể tác giả đã nhận được sự chỉ đạo hướng dẫn tận tình của Chính quyền địa phương, sự giúp đỡ của Công ty TNHH Châu Phát và Công ty TNHH Kiều Nguyễn. Nhân đây tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn./.

doc47 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3767 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án- Khai thác, chế biến đá xây dựng xã Chư Á - thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Công ty TNHH Châu Phát được UBND tỉnh Gia Lai cấp giấy phép khai thác mỏ đá xây dựng tại xã Chư Á, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai tại Quyết định số 1849/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 12 năm 2010. Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường đó được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật liên quan đối với việc bảo vệ môi trường trong và sau khi kết thúc khai thác mỏ, Công ty TNHH Châu Phát đã hợp đồng với Công ty TNHH Kiều Nguyễn lập dự án cải tạo phục hồi môi trường của Dự án khai thác mỏ đá xây dựng tại xã Chư Á thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, công suất khoảng 30.000m3 đá /năm” nhằm đánh giá các tác động môi trường, đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình khai thác và phương án phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác mỏ. Công ty TNHH Kiều Nguyễn được thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 5900 583 586 ngày 24 tháng 6 năm 2009 và thay đổi lần thứ hai ngày 30 tháng 6 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp; Địa chỉ Công ty: 08 Phan Đăng Lưu, phường Thống Nhất, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; Trong quá trình lập Dự án Cải tạo, phục hồi môi trường tập thể tác giả đã nhận được sự chỉ đạo hướng dẫn tận tình của Chính quyền địa phương, sự giúp đỡ của Công ty TNHH Châu Phát và Công ty TNHH Kiều Nguyễn. Nhân đây tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn./. Chương I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN 1. Thông tin chung - Tên chủ đầu tư: Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Phát; - Địa chỉ liên lạc: 223 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. - Điện thoại: 059.3830612; Fax: 059.3830612 - Giấy phép kinh doanh và đăng ký thuế số 5900 653554 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai đăng ký lần đầu ngày 12 tháng 11 năm 2009 cho Công ty TNHH một thành viên Châu Phát - Hình thức đầu tư và quản lý dự án. + Đầu tư mới hoàn toàn để sản xuất; + Vốn đầu tư bằng tài sản tự có của chủ đầu tư kết hợp vốn vay của ngân hàng (vay theo dự án đầu tư) + Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án . 2. Cơ sở để lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường 2.1 Cơ sở pháp lý lập dự án: - Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005; - Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; - Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005; - Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản. - Nghị định 07/2009/NĐ-CP ngày 22/1/2009 của Chính Phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 160/2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định số 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản thông qua ngày 13/5/2008; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT; - Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; - Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư số 34/2009/BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; - Quyết định số 1849/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Gia Lai v/v cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho Công ty TNHH Châu Phát tại mỏ đá xây dựng xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; - Giấy xác nhận đăng ký bản CKBVMT số 521/XNĐK ngày 13 tháng 12 năm 2010 của UBND thành phố Pleiku của Dự án khai thác khoáng sản tại mỏ đá xây dựng xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; Hướng dẫn số 275/SXD-HD ngày 28/7/2010 của Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu từ ngày 01/01/2010. Thông báo giá Quý I năm 2011 của liên ngành tỉnh Gia Lai - Các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; - Căn cứ kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011 và những năm tiếp theo. 2.2. Tài liệu cơ sở - Căn cứ Dự án khai thác mỏ của chủ đầu tư đã được phê duyệt; - Căn cứ Bản cam kết và bảo vệ môi trường kèm theo Giấy xác nhận đăng ký bản CKBVMT số 521/XNĐK ngày 13 tháng 12 năm 2010 của UBND thành phố Pleiku cấp cho chủ đầu tư; - Các tài liệu nghiên cứu địa chất khu vực các giai đoạn trước; - Các tài liệu liên quan đến hoạt động đầu tư và xây dựng của Công ty; - Các quy trình, quy phạm hiện hành về cơ sở lập dự án đầu tư khai thác mỏ lộ thiên; 2.3. Đơn vị tư vấn - Tên tổ chức: Công ty TNHH Kiều Nguyễn - Địa chỉ: 08 Phan Đăng Lưu - phường Thống Nhất – thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai; - Giấy chứng nhận kinh doanh số: 5900 583 586 thay đổi lần thứ hai ngày 30 tháng 6 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp. Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo TT Họ và tên Chức vụ Nghề nghiệp 1 Kiều Văn Cường Chủ nhiệm Kỹ sư khai thác mỏ 2 Đỗ Thành Trung Thực hiện Kỹ sư địa chất 3 Nguyễn Thị Thuý Hà Thực hiện Kỹ sư Công nghệ môi trường 4 Nguyễn Hữu Thọ Thực hiện Cử nhân Kinh tế 5 Kiều Hồng Quân Thực hiện Trắc địa Thủy Lợi 3. Vị trí địa lý Mỏ đá xây dựng xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai cách đường Lê Duẩn về phía tây của mỏ khoảng 3km, cách trung tâm thành phố Pleiku về phía tây khoảng 12km có toạ độ các điểm khép góc như sau: Bảng kê tọa độ các điểm góc mỏ đá xây dựng Xã Chư Á Số hiệu điểm góc Tọa độ VN2000 X(m) Y(m) 1 1546.946 0453.039 2 1547.079 0452.904 3 1547.194 0453.004 4 1547.196 0453.083 5 1547.105 0453.176 Thuộc tờ bản đồ xã Chư Á, thành phố Pleiku kinh tuyến trục 1080 30’ tỷ lệ 1/10.000 Tổng diện tích khu mỏ là: 3,7ha (Vị trí mỏ đá được thể hiện trên bản vẽ khu vực khai thác) Nguồn: Dự án khai thác mỏ 4. Mục tiêu của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường 4.1. Mục tiêu chung: Mục tiêu của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác của mỏ đá nhằm: Đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người. 4.2. Mục tiêu cụ thể: + Đối với bãi thải: Do địa hình bãi thải tương đối bằng phẳng nên sau khi kết thúc khai thác toàn bộ thải được đổ về moong khai thác cũ, diện tích của các bãi thải sẽ được phủ xanh bằng cây keo lá tràm, diện tích xung quanh được trồng cỏ chống xói mòn. + Đối với khu vực khai thác: Sau khi kết thúc khai thác sẽ để lại địa hình dạng hố mỏ; khi hoàn phục sẽ tiến hành làm hồ nuôi thủy sản. Toàn bộ bờ mỏ sẽ được đắp đê quai và trồng cây xanh quanh hồ theo đúng quy chuẩn an toàn bờ mỏ trong khai thác mỏ lộ thiên. + Đối với các công trình phụ trợ (nhà ăn, nhà điều hành,….): được tháo dỡ theo đúng quy định đảm bảo không gây nguy hiểm cho con người, sinh vật và môi trường; Chương II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 1. Khái quát chung về khu vực khai thác khoáng sản 1.1. Đặc điểm địa hình: Mỏ nằm trên khu vực đất ruộng bằng phẳng, xung quanh khu vực này có một số mỏ đá đang được khai thác để cung cấp cho các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Pleiku và các huyện lân cận. Mỏ có độ cao + 700÷ +710m. Trên khu khai thác không có sông suối chảy qua, chỉ có vài khe cạn, rãnh xói, quanh năm không có nước, chỉ có nước chảy lúc đang mưa và nhanh chóng khô cạn sau khi hết mưa. 1.2. Khí hậu: Mỏ nằm vùng khí hậu cận nhiết đới, thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. - Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. - Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến 4 năm sau. * Lượng mưa vào mùa mưa tới 400-450mm, lượng mưa về mùa khô dưới 50mm, tháng 1-2 thường không có mưa * Hướng gió: Mùa mưa thường là Tây Nam còn về mùa khô hướng gió là đông bắc, tốc đọ gió 4-4m/s. Trong vùng không có bão lớn, chỉ có mưa to và gió lốc đến cấp 4 cấp 5. * Nhiệt độ không khí + Nhiệt độ trung bình trong năm là : 21,60C + Thấp nhất là 18,80 C. + Cao nhất là 27,60 C. Nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khoảng 8-120C. * Độ ẩm không khí Độ ẩm trung bình trong năm là 70,5 - 82,2%. Lượng bốc hơi khá cao nhất là mùa khô là 180-220, mùa mưa giảm xuống còn 60-70mm, giá trị trung bình 60-200mm. 1.3. Đặc điểm địa chất thuỷ văn: Theo tài liệu thăm dò tại mỏ cho thấy tại mỏ có các đơn vị chứa nước như sau: * Đặc điểm nước mặt Trong phạm vi mỏ không có các dòng nước mặt thường xuyên. Nước mặt chỉ tồn tại trong ruộng trồng lúa nước ở phần địa hình thấp. Nhìn chung mức độ ảnh hưởng của nước mặt đối với điều kiện khai thác không lớn. Vào mùa mưa xuất hiện nước mặt tại moong khai thác nhưng có thể thoát nước bằng phương pháp tháo khô cướng bức * Đặc điểm các tầng chứa nước dưới đất Căn cứ vào dạng tồn tại của nước dưới đất và chiều sâu kết thúc khai thác, trong diện tích thăm dò thì tầng nước dưới đất không ảnh hưởng đến công tác khai thác tại mỏ. Toàn khu mỏ chỉ có một tầng chứa nước duy nhất là tầng chứa nước khe nứt - lỗ hổng trong đá bazan hệ tầng Túc Trưng. Chiều sâu tầng chứa nước khoảng 60m. Tuy nhiên do chủ đầu tư dự định khai thác với độ sâu +689m ( bình quân -16m so với mặt đất tự nhiên) nên nước trong tầng chứa nước không xuất hiện. Vào mùa khô khai thác không gặp nước. * Dự báo lượng mưa trên mỏ. - Các nguồn nước có khả năng chảy vào mỏ Khi khai thác mỏ, các nguồn nước sau có khả năng chảy vào mỏ: + Nước mưa rơi trực tiếp vào moong khai thác; + Nước mặt chảy tràn vào moong khai thác; - Tính toán lượng nước chảy vào moong khai thác Lượng nước chảy vào mỏ có ba nguồn chính: Nước mưa rơi trực tiếp xuống mỏ, nước dưới đất chảy vào moong khai thác khi khai thác xuống sâu và nước mặt chảy vào moong khai thác. Nếu loại trừ lượng nước chảy vào moong khai thác bằng biện pháp đắp đê bao quanh khai trường thì chỉ còn hai nguồn nước chảy vào mỏ là nước mưa và một phần nhỏ nước dưới đất ( vì mỏ nằm trên mực nước ngầm) + Lượng mưa rơi trực tiếp xuống moong khai thác: Lượng nước này được tính theo công thức: Q = F Í Z Trong đó: F: Diện tích hứng nước, chính là diện tích mỏ ( 38.000m2). Z: Lượng mưa ngày lớn nhất (228 mm). Q = 8.664m3/ngày Kết quả tổng lượng nước chảy vào mỏ ngày lớn nhất, cho thấy lượng nước mưa rơi trực tiếp xuống moong khai thác chiếm phần lớn. Còn lượng nước dưới đất thường xuyên chảy vào mỏ không lớn. Với lượng nước trên có thể tháo khô cưỡng bức ra khỏi mỏ một cách dễ dàng. Kết quả tính trữ lượng nước chảy vào moong khai thác Cao độ đáy moong (m) Diện tích ( m2) Lượng nước dưới đất chảy vào mỏ ( m3/ngày) Lượng nước mưa chảy vào mỏ lớn nhất (m3/ngày) Tổng lượng nước chảy vào mỏ lớn nhất (m3/ngày) 689 38.000 0 8.664 8.664 1.4. Đặc điểm địa chất công trình: Kết quả thăm dò đã xác định được trong diện tích mỏ có mặt lớp đất đá sau: * Nhóm đất mềm Phân bố trên mặt, bao trùm toàn khu mỏ và nằm xen kẹp giữa hai lớp đá cứng. Thành phần lớp mặt gồm bột, sét màu xám, xám đen chứa mùn thực vật chiều dày thay đổi từ 0,5÷0,7m và lớp đất xen kẹp chiều dày thay đổi từ 2,8÷3,8m chủ yếu là bột sét lẫn kết vón laterit và các dăm sạn bazan phong hoá dở dang. Lớp đất phủ đã được bóc hết khi khai thác nên ảnh hưởng không đáng kể đến việc khai thác, tuy nhiên ở lớp đất xen kẹp có bề dày tương đối lớn từ 2,8÷3,8m, khi khai thác lớp dưới cũng tạo thành bờ moong khai thác nên phải tính toán kỹ lớp này. * Nhóm đá cứng Nhóm đá cứng bao gồm lớp 2 và lớp 4. - Lớp 2: là lớp bazan khối cứng. Đá rắn chắc, ít nứt nẻ, bề dày 4,2÷4,8m. - Lớp 4: là bazan đặc sít. Đá rắn chắc, ít nứt nẻ, bề dày chưa xác định do chủ đầu tư phải tính toán khả năng xuống sâu có lợi cho việc khai thác mỏ nên việc tiến hành khoan chỉ dừng ở mức độ khoan sâu tối đa là 18m so với mặt đất tự nhiên vẫn chư gặp đất, dự đoán độ sâu gặp đất khoảng - 25m so với mặt đất tự nhiên ( nguồn: theo lỗ khoan giếng nước gần mỏ). Tóm lại: Vào mùa mưa xuất hiện nước mặt tại moong khai thác nhưng có thể thoát nước bằng phương pháp tháo cưỡng bức. Độ bền cơ lý của đá cao. Đặc điểm địa chất thủy văn, địa chất công trình mỏ thuộc loại đơn giản. Lớp phủ mỏng, đá được khai thác lộ thiên, bờ moong sẽ rất ổn định với góc dốc lớn (theo thực tế khai thác tại mỏ đạt từ 76÷85o). Việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cũng như công tác khoan thăm dò đơn giản. 1.5. Khái quát chung khu mỏ. BẢNG TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN DỰ TÍNH Tổng hợp kết quả tính trữ lượng bằng phương pháp khối địa chất ( tính đến cote +689m) Khối, cấp trữ lượng I-122 II-121 Tổng cộng Tổng khối lượng các loại đất đá có trong mỏ (m3) Đất phủ + xen kẹp 40.885 97.244 138.129 Đá cứng 138.166 311.096 449.262 Tổng khối lượng đất đá 587.391 Tỷ lệ % đá đạt yêu cầu chỉ tiêu tính trữ lượng Đất phủ + xen kẹp 100 100 Đá cứng 100 100 Trữ lượng đá đạt yêu cầu chỉ tiêu tính trữ lượng Đất phủ + xen kẹp 40.885 97.244 138.129 Đá cứng 138.166 311.096 449.262 Tổng TL đá toàn mỏ 449.262 Tổng TL khoáng sản phụ đi kèm 0 Tổng khối lượng đất bóc trong mỏ 40.885 97.244 138.129 5.1.3. Điều kiện kỹ thuật khai thác: - Điều kiện khai thác - Độ sâu tính trữ lượng: Đến cote +689m. - Hệ số đất bóc đối với đá xây dựng (đất phủ và đá bán phong hóa): £0,5 * Công suất khai thác mỏ: - Công suất dự kiến khai thác tại mỏ là 30.000m3 đá thành phẩm/năm. - Với mặt bằng chuẩn bị cuả mỏ, nếu có yêu cầu về khối lượng của các dự án trong khu vực đơn vị sẽ tập trung thêm năng lực về thiết bị để tăng công suất thiết kế lên khi cần thiết. * Tuổi thọ của mỏ: Tuổi thọ mỏ được xác định theo công thức: T = 95%Q/A + Tc Trong đó: T: Tuổi thọ mỏ. Q: Trữ lượng mỏ đưa vào thiết kế, Q = 449.262 m3. 95%: Là tỷ lệ khoáng sản khai thác được sau khi trừ đi 5% do sự hao hụt do đất đá xen kẹp và tổn thất trong quá trình khai thác. A: Công suất mỏ, A = 30.000m3 đá/năm; Tc: Thời gian xây dựng cơ bản, phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ, Tc = 0,8năm. Ta tính ra T = 14,8 năm * Chế độ làm việc: Chế độ làm việc của mỏ tuân theo chế độ làm việc thường áp dụng cho các mỏ khai thác lộ thiên trong nước và khu vực, cụ thể: Số ngày làm việc trong năm: 176 ngày. Số ca làm việc trong ngày: 1 ca vào ban ngày. Số giờ làm việc trong 1 ca: 7h. - Tổ khai thác đá : 18 người Có nhiệm vụ khoan nổ mìn, sơ chế đá Sản phẩm của tổ khai thác là đá nguyên liệu đầu vào + Thợ khoan nổ mìn: 06 người + Lao động thủ công: 12 người - Tổ bốc xúc vận tải: 05 người. Nhiệm vụ của tổ này là xúc bốc và vận chuyển đá khai thác, đá thành phẩm và đất đá thải bao gồm: + Thợ máy đào: 01 + Thợ máy xúc lật: 01 + Lái xe ô tô: 03 - Tổ chế biến: 05 người Có nhiệm vụ nhận đá nguyên liệu, chế biến ra các loại đá sản phẩm : 4x6; 2x4, 1x2 và đá bột theo yêu cầu của đơn vị. Tổ trực tiếp quản lý máy nghiền – sàng, trạm phát điện, hệ thống bơm, đường ống, bể nước chống bụi. Trực tiếp xuất đá sản phẩm lên phương tiện theo lệnh của đội và doanh nghiệp. Số lượng: 05 người (04 người làm trên 01 máy, 01 người thay đổi ca) 7.3.2.2. Quản lý gián tiếp: 5 người + Giám đốc điều hành mỏ: 01 người; phụ trách trung, chịu trách nhiệm mọi mặt công tác sản xuất và kỹ thuật an toàn lao động của mỏ. + Kế toán, thủ quỹ : 02 người + Nhân viên cấp phát vật tư: 01 người + Bảo vệ : 01người Tổng biên chế lao động: 33 người Sơ đồ bố trí nhân lực của chủ đầu tư: GIÁM ĐỐC CÔNG TY GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH MỎ TỔ BỐC XÚC VẬN TẢI TỔ NGHIỀN SÀNG TỔ KHAI THÁC TỔ VĂN PHÒNG 2. Phương pháp khai thác Dựa vào địa hình khai thác có địa hình bằng phằng, đá xây dựng lộ trên mặt bằng, sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên bằng cơ giới. Các khâu công nghệ: Phá vỡ đất đá bằng khoan bắn mìn lỗ khoan trung bình, bốc xúc bằng máy xúc thuỷ lực, vận chuyển bằng ôtô, nghiền đập bằng tổ hợp liên hợp. 2.1. Trình tự khai thác Dựa vào phương án mở vỉa đã chọn, trình tự khai thác được tiến hành: Đào đường hào mở vỉa và bóc tầng phủ xuất phát từ góc phía đông nam mỏ để khai thác trước và khai thác từ trên xuống dưới. Khai thác từ phía đông nam sang phía tây bắc, moong hướng về phía đông nam. - Biện pháp thi công: Trong quá trình bóc tầng phủ được tiến hành bằng máy đào kết hợp với ôtô vận chuyển. Khoan nổ tạo mặt bằng với máy khoan cầm tay đường kính 42mm, khoan khai thác bằng máy khoan thuỷ lực có đường kính lỗ khoan 76mm. Trình tự khai thác được tiến hành từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới được tóm tắt như sau: - Tiến hành bóc tầng phủ và tạo mặt bằng. - Khoan tạo lỗ và nổ mìn phá đá bằng vật liệu nổ công nghiệp. - Sơ chế và phân loại đá bằng búa đập kết hợp với thủ công. - Xúc bốc, vận chuyển tới bãi chế biến để sản xuất các loại đá thành phẩm theo yêu cầu. Tuyến công tác được chia thành 3 phân khu: Khu vực I: Khu vực đã nổ mìn chế biến sơ bộ và xúc vận chuyển. Khu vực II: Khu vực khoan. Khu vực III: Khu vực dự trữ khoan. 2.2 Hệ thống khai thác a. Hệ thống khai thác Hệ thống khai thác có liên quan chặt chẽ với đồng bộ thiết bị khai thác sử dụng cho mỏ. Mặt khác hệ thống khai thác được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện địa hình của mỏ, phù hợp với công suất thiết kế của mỏ...Hệ thống khai thác theo Dự án đầu tư lập đã được phê duệt là: Hệ thống khai thác lộ thiên theo lớp bằng, đường kính lỗ khoan d=76mm, tuyến khai thác phát triển dọc một bờ khai thác, khấu từ trên xuống, từ ngoài vào trong, xúc vận chuyển trực tiếp tại chân tầng b. Các thông số của hệ thống khai thác Được tính toán trong báo cáo dự án đầu tư xây dựng công trình với các thông số cơ bản và giá trị như nêu trong bảng: Bảng II.3 STT CÁC THÔNG SỐ KÝ HIỆU ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG 1 Chiều cao tầng khai thác Ht Mét 4-5 2 Góc nghiêng sườn tầng khai thác at Độ 80-85 3 Góc nghiêng sườn tầng kết thúc akt Độ 55-60 4 Chiều cao tầng kết thúc khai thác Hkt Mét 16 5 Chiều dài tuyến công tác tối thiểu Lct Mét 90 - Block khoan nổ mìn: Lkn m 30 - Block đang xúc bốc: Lxb m 30 - Block dự trữ khoan: Ldt m 30 6 Chiều rộng dải khấu A Mét 10.8 7 Chiều rộng đai bảo vệ Bbv Mét 3,3 Nguồn: Dự án khai thác mỏ Sơ đồ công nghệ khai thác đá xây dựng Chư Á như sau: Khoan nổ mìn Xúc bốc Vận tải bằng ôtô Trạm đập nghiền Bãi thải đất phủ Gia công chế biến Tiêu thụ 2.2.3. Các khâu công nghệ a) Công tác khoan nổ mìn - Các chỉ tiêu tính toán, lựa chọn Được tính toán lựa chọn trong báo cáo dự án đầu tư xây dựng công trình với các thông số cơ bản và giá trị như nêu trong bảng sau: Bảng II.4 TT TÊN CHỈ TIÊU Ký hiệu Đơn vị Số lượng 1 Đường kính lỗ khoan d mm 76 2 Đường kháng chân tầng W m 2,7 3 Chiều sâu khoan thêm Lkt m 0,5 4 Khoảng cách giữa các lỗ khoan trong hàng a m 2,7 5 Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan b m 2,7 6 Số hàng lỗ khoan trong một đợt nổ N hàng 5 7 Chỉ tiêu thuốc nổ đơn vị Q kg/m3 0,34 8 Lượng thuốc nổ nạp trong một lỗ khoan: Q kg 12 9 Chiều cao nạp thuốc: Lth m 3 10 Chiều dài nạp bua: Lb m 2,5 11 Xuất phá đá của một mét khoan P m3/mk 6,3 12 Khối lượng thuốc nổ lớn nhất trên một đợt nổ Q kg 500 13 Mạng nổ mìn là mạng tam giác đều 14 Công nghệ nổ mìn lựa chọn cho mỏ là nổ mìn bằng dây nổ (dưới lỗ) và kíp điện vi sai (trên mặt), chiều dài dây nổ tính bằng 1,1 lần chiều dài lỗ khoan. Dùng thuốc thông dụng dùng trong mỏ là thuốc nổ Nhũ tương chịu nước và thuốc AD1 Nguồn: Dự án khai thác mỏ b) Phá đá quá cỡ Khi nổ mìn khai thác, vì nhiều lý do đá nổ ra sẽ có một khối lượng nhỏ đá quá cỡ không phù hợp với dung tích của gầu máy xúc, lưỡi máy gạt, thiết bị vận tải, v.v. do đó, phải tiến hành ph
Luận văn liên quan