Dự án cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác cát san lấp trên lòng sông Hậu

Quá trình khai thác cát san lấp trên lòng sông Hậu tại xã Tích Thiện, xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long của Công ty TNHH Trà Ôn, sau khi kết thúc khai thác sẽ tạo nên môi trường thay đổi so với hiện trạng ban đầu. Ngoài mặt tích cực như khai thông luồng lạch cho giao thông thủy vừa tăng lưu lượng dòng chảy góp phần thoát lũ cho khu vực đồng bằng chung quanh, vừa tận dụng được khoáng sản, bên cạnh đó nếu không có biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác và đóng cửa mỏ sẽ có thể gây nên sạt lỡ, ô nhiễm môi trường nước, Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, cũng như Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật liên quan đối với việc bảo vệ môi trường trong và sau khi kết thúc khai thác, Công ty TNHH Trà Ôn đã phối hợp với Công ty Môi trường Tầm Nhìn Xanh lập “Dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác cát san lấp trên lòng sông Hậu, nhánh Trà Ôn, công suất 200.000m3/năm tại xã Tích Thiện – xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”. Dự án được thành lập nhằm đưa ra các biện pháp, công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác, xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường. Trên cơ sở đó, để cơ quan nhà nước quản lý và kiểm tra xác nhận các công tác đã thực hiện như đã nêu Dự án này. Nội dung của Dự án như sau:

doc34 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5078 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác cát san lấp trên lòng sông Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
&œ Dự án cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác cát san lấp trên lòng sông Hậu ..........., tháng ... năm ........ MỤC LỤC MỞ ĐẦU Quá trình khai thác cát san lấp trên lòng sông Hậu tại xã Tích Thiện, xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long của Công ty TNHH Trà Ôn, sau khi kết thúc khai thác sẽ tạo nên môi trường thay đổi so với hiện trạng ban đầu. Ngoài mặt tích cực như khai thông luồng lạch cho giao thông thủy vừa tăng lưu lượng dòng chảy góp phần thoát lũ cho khu vực đồng bằng chung quanh, vừa tận dụng được khoáng sản, bên cạnh đó nếu không có biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác và đóng cửa mỏ sẽ có thể gây nên sạt lỡ, ô nhiễm môi trường nước,… Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, cũng như Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật liên quan đối với việc bảo vệ môi trường trong và sau khi kết thúc khai thác, Công ty TNHH Trà Ôn đã phối hợp với Công ty Môi trường Tầm Nhìn Xanh lập “Dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác cát san lấp trên lòng sông Hậu, nhánh Trà Ôn, công suất 200.000m3/năm tại xã Tích Thiện – xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”. Dự án được thành lập nhằm đưa ra các biện pháp, công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác, xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường. Trên cơ sở đó, để cơ quan nhà nước quản lý và kiểm tra xác nhận các công tác đã thực hiện như đã nêu Dự án này. Nội dung của Dự án như sau: - Khái quát chung về Dự án; - Trình bày đặc điểm công tác khai thác khoáng sản; - Đề xuất phương án cải tạo, phục hồi môi trường; - Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường trường trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường; - Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin chung - Tên chủ dự án: - Giám đốc: - Địa chỉ: - Điện thoại: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Hình thức đầu tư: Đầu tư mới. - Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. - Nguồn vốn đầu tư: + Vốn của doanh nghiệp: + Vốn vay trung và dài hạn: 1.2. Cơ sở để lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường 1.2.1 Các văn bản pháp luật 1/ Quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; 2/ Thông tư 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; 3/ Quyết định số 2531/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2006 Ủy ban nhân tỉnh Vĩnh Long về việc phê chuẩn báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cát san lấp trên lòng sông Hậu tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh; xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình; xã Thiện Mỹ; Tích Thiện; Phú Thành; Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. 4/ Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Vĩnh Long năm 2006; 5/ Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. 6/ Công văn số 2615/BXD-VP ngày 30/11/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố chỉ số giá xây dựng quý 3 năm 2009; 7/ Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chí phí đầu tư xây dựng công trình; 8/ Thông tư 18/2008/TT-BXD ngày 06/10/2008 về việc hướng dẫn bổ sung một số phương pháp xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình vào thông tư hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng. 1.2.2 Tài liệu cơ sở 1/ Công ty TNHH Trà Ôn, Báo cáo thăm dò mỏ cát san lấp trên lòng sông Hậu nhánh Trà Ôn, 2/ Thiết kế cơ sở mỏ cát san lấp trên lòng sông Hậu nhánh Trà Ôn, 3/ Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác cát san lấp trên lòng sông Hậu nhánh Trà Ôn, 1.2.3. Tổ chức thực hiện lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường Công ty Cơ quan tư vấn: Giám đốc Công ty: Địa chỉ: Điện thoại: 1.3. Vị trí địa lý Khu vực thực hiện dự án nằm trên lòng Sông Hậu nhánh Trà Ôn tại xã Tích Thiện - xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Vị trí dự án được mô tả trong “Bản vẽ số 01: Bản đồ vị trí khu vực khai thác” tại Phụ lục kèm theo. Diện tích khai thác là 58,9ha với biên giới khai trường xin khai thác như sau: Bảng 1: Tọa độ các điểm góc xin khai thác Điểm góc Tọa độ UTM Tọa độ VN2000 Kinh tuyến 105 độ 30 phút múi chiếu 3 độ X(m) Y(m) X(m) Y(m) A 1098017 603778 1098667 548361 B 1098223 604109 1098873 548692 C 1097842 604227 1098492 548810 D 1097309 604543 1097959 549126 E 1097129 604243 1097779 548826 F 1097320 604132 1097970 548715 (Theo bản đồ UTM Việt Nam - Thái Lan tỷ lệ 1: 50.000 tờ Phụng Hiệp, số hiệu 6128 IV do Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt xuất bản năm 1995) - Phạm vi ranh giới + Cách khu vực dự án 470m về phía thượng nguồn có dự án khai thác cát của DNTN Bùi Thưởng. + Về phía hạ nguồn của dự án không có hoạt động khai thác cát nào. + Tại khu vực thực hiện dự án không có các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung, khu vực khai thác cát lấp trên lòng sông Hậu có vị trí và đặc điểm địa lý, kinh tế, nhân văn tương đối thuận lợi cho công tác khai thác mỏ. 1.4. Mục tiêu của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường 1.4.1. Mục tiêu chung Cải tạo phục hồi môi trường để đưa môi trường và hệ sinh thái tương tự như môi trường và hệ sinh thái trước khi đi vào khai thác. 1.4.2. Mục tiêu cụ thể Việc xây dựng phương án và lập dự toán ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản nhằm mục đích sau: - Xác định những tác động tới môi trường do quá trình khai thác khoáng sản gây ra; - Xác định khối lượng những công việc cần phải làm để phục hồi môi trường khu vực dự án: Căn cứ vào đặc điểm của mỏ, điều kiện thi công và các điều kiện kinh tế xã hội khác để xác định thành phần công việc và xây dựng phương án tối ưu để phục hồi lại môi trường sinh thái, cảnh quan và đảm bảo yếu tố an toàn cho người, vật sau khi đã khai thác xong; - Cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết khai thác khoáng sản đảm bảo đưa môi trường tự nhiên như đất, nước, thảm thực vật, cảnh quan của toàn bộ hay từng phần của khu vực mỏ sau khai thác đạt các yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường quy định trong phụ lục 1 của Quyết định 71/2008/QĐ-TTg; phụ lục 2 của Thông tư 34/2009/TT-BTNMT; - Mục đích của việc ký quỹ là bảo đảm nguồn tài chính để cải tạo, phục hồi môi trường sau hoạt động khai thác cát san lấp trên lòng sông Hậu, nhánh Trà Ôn của Công ty TNHH Trà Ôn thực hiện theo quy định của pháp luật; - Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng chi phí thực tế để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản; Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường địa phương (ở đây là Quỹ bảo vệ môi trường Tỉnh Vĩnh Long) được phép nhận ký quỹ của các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản. CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 2.1. Khái quát chung về khu vực khai thác khoáng sản 2.1.1. Đặc điểm hình, địa mạo của khu vực khai thác khoáng sản 2.1.1.1. Đặc điểm địa hình Sông Hậu chảy theo hướng Tây bắc – Đông nam đến đầu cù lao Mây thuộc xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn chia làm hai nhánh vòng quanh cù lao Mây và đến cuối cù lao Mây hai nhánh sông hợp lưu thành một. Nhánh sông bên trái cù lao Mây dài 20 km chiều rộng sông từ 300 – 500m, sâu từ 2 – 18m (nhánh Trà Ôn, khu vực thực hiện dự án). Nhánh sông bên phải cù lao Mây là sông chính, chiều ngang sông từ 1.000 – 1.200m, sâu từ 10 – 20m. Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 1,0 – 1,5m chủ yếu là đồng ruộng, vườn cây ăn trái 2.1.1.2. Điều kiện địa chất và địa tầng mỏ - Địa chất công trình Dựa vào đặc điểm thạch học, tuổi địa chất và các đặc trưng cơ lý (qua quan sát thực địa cũng như nghiên cứu trong phòng), có thể chia mặt cắt bờ, đáy và lòng sông Hậu trong khu vực thăm dò ra các lớp như sau: - Lớp cát phân bố trên đáy sông tạo nên thân cát san lấp với các đặc điểm hình dáng, kích thước, độ hạt... đã được mô tả chi tiết ở các chương: đặc điểm địa chất mỏ và đặc điểm chất lượng khoáng sản. Độ hạt phổ biến là cát hạt nhỏ đến trung, bở rời bão hoà nước. Thân cát san lấp bị phủ phần ven rìa gần bờ, chúng nằm trực tiếp lên thành tạo sét bột phía dưới. Kết quả thí nghiệm xác định góc nghỉ của cát ở trạng thái khô từ 31o52’-33o19’ trung bình 32o45’. Góc nghỉ của cát ở trạng thái ướt dao động từ 25o12’-26o52’ trung bình 25o36’. Dung trọng khô lớn nhất từ 1,520-1,590 g/cm3 trung bình 1,553 g/cm3 tương ứng với độ ẩm tốt nhất thay đổi trong khoảng 15,10-18,2% trung bình 16,267%. Bờ và đáy sông (trụ thân khoáng) được cấu tạo bởi sét, sét pha, cát pha tuổi aQ23 và amQ22-3. Đất dẻo, dẻo mềm, đôi chỗ bị laterit yếu có độ gắn kết lớn hơn thân khoáng rất nhiều. Điều này có lợi cho sự ổn định cho đáy và bờ sông khi khai thác cát. - Hiện tượng địa chất động lượng dòng sông Tại đoạn sông thăm dò cát san lấp, tốc độ dòng chảy vào mùa nước kiệt phần lớn thấp hơn tốc độ cho phép gây rửa xói. Khả năng gây xói mòn bằng dòng chảy vào mùa này chỉ xảy ra khi nước triều rút mạnh và do sóng vỗ bờ khi gió lớn. Vào mùa nước lớn tốc độ dòng chảy thường trên 1m/s, trong thời gian lũ lớn tốc độ dòng chảy tăng cao có khi trên 2m/s với lưu lượng lớn tạo xâm thực sâu đáy sông và xói lở vách bờ sông. Ở đoạn sông thăm dò quá trình tích tụ-xâm thực lòng và bờ sông diễn ra thường xuyên trong thời gian mùa lũ, vào mùa nước kiệt lòng sông tương đối ổn định. Sông Hậu tại khu vực này chia làm hai nhánh, đoạn sông thăm dò thuộc nhánh sông nhỏ (nhánh Trà Ôn) và mực nước nông, do đó nước sông chảy đến đây giảm vận tốc và quá trình tích tụ bùn cát lòng sông diễn ra mạnh mẽ bờ cù lao Mây. Vì vậy việc khai thác cát lòng sông cho san lấp mặt bằng xây dựng, vừa nạo vét đáy sông đưa dòng chảy ra giữa sông làm chậm lại quá trình xói lở bờ. Qua khảo sát thực địa và điều tra cộng đồng dân cư cho thấy trong những năm gần đây với việc khai thác cát giữa sông đã giảm đáng kể sụp lở bờ sông. Như vậy việc khai thác cát trên cơ sở khoa học sẽ điều tiết dòng chảy theo hướng có lợi nhất. - Độ dốc và khoảng cách khai thác an toàn Góc dốc bờ khai trường ổn định khi khai thác cát được xác định bởi công thức tính: tgj tga = h Trong đó: - j: góc nghỉ của cát trong nước tĩnh được, lấy trung bình toàn mỏ bằng 25o36’. - h: hệ số an toàn có tính đến tác động của dòng chảy, lấy bằng 1,5. Khoảng cách (bán kính) an toàn kể từ vị trí khai thác ứng với độ sâu khai thác là h (m) được tính theo công thức: h hh R £ £ , m. tga tgj Đối với độ cao khai thác an toàn ở cote –15m, trong khu vực mỏ có chiều dày cát lớn nhất ở là 8m. Bảng sau cho thấy khoảng cách an toàn ứng với từng độ sâu khai thác. Bảng 2.1: Bán kính ảnh hưởng ứng với từng độ sâu khai thác Độ sâu khai thác, m 1 2 4 6 8 10 Khoảng cách an toàn, m 3,0 6.0 12.0 18.0 24.0 30.0 Như vậy để đảm bảo an toàn khi khai thác thì khoảng cách xa bờ trong khu mỏ này được chọn là ³ 70m. Lòng sông trong khu vực thăm dò thuộc đoạn hạ nguồn, hiện đang trong giai đoạn mở lòng và tích tụ. Do tác động của thủy triều tại đoạn sông thăm dò hiện tượng mở lòng và tích tụ đang xẩy ra mạnh mẽ, các bãi bồi ngầm nổi lên rất nhanh, nên hàng năm đang cần nạo vét với một khối lượng lớn để khai thông luồng tàu và hạn chế sự xâm thực khoét sâu vào trong bờ. Khoáng sản Thân cát có dạng dải kéo dài theo hướng dòng chảy phương Tây bắc – Đông nam. chiều dài thân cát khoảng 1,5 km, chiều ngang 325-397m và chiều dày 0,5m tại trung tâm thân cát. + Thành phần độ hạt Kết quả phân tích 148 mẫu độ hạt cơ bản và tổng hợp thành phần cát theo các bè cỡ hạt trong các lỗ khoan và khối trữ lượng cho thấy thành phần hạt trung bình trong các khối trữ lượng trong diện tích thăm dò như sau: Bảng 2.2: Thành phần độ hạt cát sông Khu vực Tên khối trữ lượng Thành phần % trung bình theo các cỡ hạt II 2-0,5mm 0,5-0,25mm 0,25-0,1mm <0,1mm 9C1 4,71 19,55 63,63 12,11 10C1 4,90 18,23 64,02 12,85 11C1 3,82 17,11 65,72 13,36 12C1 3,79 21,55 61,99 12,67 Cát san lấp trong diện tích thăm dò chủ yếu cát hạt nhỏ đến trung, cát hạt thô có hàm lượng thấp; thành phần hạt mịn lẫn bột sét <15%. Kích thước độ hạt cát đáp ứng nhu cầu chất lượng san lấp. + Thành phần khoáng vật Theo kết quả phân tích 06 mẫu độ hạt trầm tích cho thấy cát có thành phần khoáng vật như sau: Hàm lượng trung bình khoáng vật thạch anh từ 71,05-90%; felspat 0,19%; biotit 0,18%; muscovit 0,02%; mảnh đá sét 12,31%; thực vật 1,5%; các khoáng vật quặng rất ít. Nhìn chung thành phần khoáng vật chính của cát là thạch anh, thứ đến là mảnh đá sét, các khoáng vật khác như felspat, biotit, muscovit, thực vật rất thấp. Với đặc điểm trên, cát ở đây đáp ứng yêu cầu về san lấp. + Thành phần hoá học Theo kết quả phân tích 4 mẫu hóa silicat cho thấy thành phần hóa học của cát san lấp trong diện tích thăm dò như sau: Bảng 2.3: Thành phần hóa học cát sông Thành phần oxyt Mức hàm lượng (%) Thấp nhất Cao nhất Trung bình SiO2 84,18 84,68 84,46 TiO2 0,39 0,45 0,42 Al2O3 5,99 6,41 6,20 Fe2O3 1,74 2,10 1,90 FeO 1,07 1,26 1,19 MnO 0,01 0,02 0,01 MgO 0,70 0,84 0,77 CaO 0,00 0,12 0,06 Na2O 0,87 0,89 0,88 K2O 1,59 1,62 1,60 P2O5 0,03 0,04 0,03 MNK 1,58 1,84 1,68 Tổng 99,04 99,42 99,21 SO3 0,00 0,01 0,00 + Kết qủa trọng sa Hàm lượng các khoáng vật đi kèm trong cát như sau (kg/m3): Ilmenit từ 0,022-0,104 trung bình 0,056; turmalin 0-0,017 trung bình 0,002; limonit từ 0-0,027 trung bình 0,008; hematit từ 0,002-0,255 trung bình 0,078; granat từ 0,0-0,034 trung bình 0,01; zircon 0,004-0,072 trung bình 0,03; rutin 0,002-0,02 trung bình 0,009; anata 0,01-0,037 trung bình 0,02; leucoxen 0,005-0,019 trung bình 0,011; apatit 0,0; ziatolit 0,0. Nhìn chung sự có mặt của các khoáng vật sa khoáng trong cát có hàm lượng đều ở mức rất thấp so với hàm lượng công nghiệp, không ảnh hưởng đến chất lượng cát san lấp. + Kết qủa đầm nện Theo 6 mẫu cơ lý - đầm nện tiêu chuẩn cho kết quả như sau: Góc nghỉ của cát ở trạng thái khô dao động từ 31o52’-33o19’ trung bình 32o45’. Góc nghỉ của cát ở trạng thái ướt dao động từ 25o12’- 26o52’ trung bình 25o36’. Dung trọng khô lớn nhất từ 1,520-1,590g/cm3 trung bình 1,553g/cm3 tương ứng với độ ẩm tốt nhất thay đổi trong khoảng 15,10-18,2% trung bình 16,267%. - Đặc điểm địa chất thủy văn - Nước mặt - sông Hậu Khu vực dự án nằm trên lòng Sông Hậu. Sông Hậu là một trong 2 nhánh chính của hệ thống sông Mê Kông tạo nên đồng bằng châu thổ miền Tây Nam Bộ. Sông Hậu chảy theo hướng Tây bắc - Đông nam từ biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia ra đến biển Đông dài khoảng 200km, đoạn sông trong khu vực thăm dò cát san lấp chia làm hai nhánh. Từ tháng 9 đến tháng 11 nước sông dâng cao và thường gây ngập lụt trên hầu hết đồng bằng, từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau nước sông hạ thấp và vùng cửa sông thường bị xâm nhập mặn do triều cường biển Đông. Đoạn sông thăm dò nằm cách cửa biển Đông khoảng 70km và là khu vực chưa bị xâm nhập mặn theo nước triều. Chế độ thủy văn Sông Hậu trên đoạn sông chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều. Trong một tháng có hai kỳ triều cường và hai kỳ triều kém, độ dao động bề mặt nước sông giữa lúc cao nhất và thấp nhất từ 1,0 đến 2,0m. Hàng năm lũ gây ngập lụt không lớn từ 0,5-1,0m trên toàn vùng đồng bằng thấp tỉnh Vĩnh Long. Toàn bộ cát san lấp trong diện tích thăm dò đều ngập trong nước sông từ 3m nơi cạn nhất đến 12m nơi sâu nhất. - Thời gian nước ròng: Mẫu HN1 M0,109 HCO377Cl16 pH7,86 Ca51Na22Mg20 Nước bicarbonat Canxi Mẫu HN2 M0,102 HCO379Cl13 pH7,94 Ca52Na22Mg21 Nước bicarbonat Canxi - Thời gian nước lớn: Mẫu HN3 M0,097 HCO378Cl14 pH7,97 Ca52Na22Mg21 Nước bicarbonat Canxi Mẫu HN4 M0,100 HCO379Cl13 pH8,09 Ca50Na22Mg23 Nước bicarbonat Canxi Nước chảy về mùa khô thường trong, mùa lũ dòng nước chứa nhiều phù sa nên có màu nâu. Nước sông không có tính ăn mòn. Nước ngọt quanh năm, dân sử dụng sinh hoạt, tưới tiêu. - Hiện trạng vách bờ sông Sông Hậu tại khu vực này chia làm hai nhánh, đoạn sông thăm dò thuộc nhánh sông nhỏ ( nhánh Trà Ôn) và mực nước nông, do đó nước sông chảy đến đây giảm vận tốc và quá trình tích tụ bùn cát lòng sông diễn ra mạnh mẽ bờ cù lao Mây. - Nước dưới đất Trong khu vực thăm dò chủ yếu gồm các trầm tích lỗ hổng thuộc Thống Holocen. Trong các tầng chứa nước lỗ hổng, các trầm tích Holocen thượng lộ ra trên mặt và đưới đáy sông. Trong khu vực thăm dò chúng bao gồm các tầng chứa nước lỗ hổng như sau: + Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen hạ - trung (Q21) phân bố dưới độ sâu từ 17m trở xuống trong trầm tích hỗn hợp sông biển với thành phần: sét, sét bột và mùn thực vật. + Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen trung - thượng (Q22) gồm: bột, sét, cát mịn. + Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen thượng (Q23) trong lòng sông gồm: cát hạt nhỏ đến trung chiếm chủ yếu và bở rời do đó mức độ chứa nước dồi dào. + Các trầm tích Holocen bị mạng lưới sông rạch phân cắt mạnh mẽ, trong đó sông Hậu phân cắt khá sâu qua các trầm tích Holocen thượng, trung - thượng. Nước sông có tác động rất lớn đến động thái của nước dưới đất, chiều sâu của mực nước ngầm trong khu vực dao động theo sự lên xuống của mực nước sông. 2.1.2 Khái quát về khu mỏ 2.1.2.1. Biên giới mỏ khai thác - Chiều dài toàn bộ thân cát: 1.000m; - Chiều rộng thân cát: 330-390m; - Chiều rộng than cát trung bình: 336m; - Khoảng cách xa bờ: + Điểm A cách bờ 125 m (xã Lục Sĩ Thành) + Điểm B cách bờ 100m (xã Tích Thiện) + Điểm C cách bờ 120m (xã Tích Thiện) + Điểm D cách bờ 110m (xã Tích Thiện) + Điểm F cách bờ 150m (xã Lục Sĩ Thành) + Điểm E cách bờ 130m (xã Lục Sĩ Thành) - Cách ranh giới tỉnh Trà Vinh 950m; - Diện tích khu vực khai thác: 354.000 m2. 2.1.2.2. Công suất khai thác Mỏ cát san lấp ở đây nằm trên lòng Sông Hậu nhánh Trà Ôn trên khoảng chiều dài 1,0 km và diện tích khoanh tính trữ lượng là 1.250.369 m3, với chiều dài thân cát khá lớn, tuỳ theo thiết bị khai thác được huy động công suất có thể đạt 200.000-250.000 m3/năm. Xem xét các điều kiện trên dự án chọn công suất: khai thác cát san lấp với công suất 200.000 m3/năm. 2.1.2.3. Tuổi thọ mỏ- tiến độ thực hiện a) Tuổi thọ mỏ Trữ lượng trong biên giới khai trường (khu vực được phép khai thác): 1.250.369 m3. Công suất mỏ: 200.000 m3/năm. Do đặc điểm của khu vực thân cát là cát san lấp có thể tự chảy ngoài vào khi khai thác cát trong phạm vi khai trường. Vì vậy không có sự tổn thất trong qúa trình khai thác. Do thời gian điều tra, thăm dò ngắn (6 tháng) không đủ thời gian để đánh gía tốc độ bồi lắng của cát ở khu vực khai thác. Trong dự án này chỉ tính tuổi thọ mỏ theo chỉ tiêu tĩnh T = QĐC , năm Q Trong đó : T : Tuổi thọ mỏ (năm) QĐC : Trữ lượng trong biên giới khai trường: 1.250.369 m3 Q : Công suất sản xuất một năm; 200.000 m3/năm Từ đó xác định được tuổi thọ của mỏ: 6,3 năm (Lấy tròn), tương đượng 6 năm 4 tháng b) Tiến độ thực hiện Giai đoạn 1: Chuẩn bị khai thác (từ tháng 2/2010 - 5/2010) Sau khi có giấy phép khai thác, thực hiện thả phao xác định biên giới khu mỏ, biên giới các khai trường, tập kết thiết bị, phương tiện và nhân lực. Diện tích mỏ được cấp phép sẽ được Công ty hợp đồng thả phao hướng dẫn luồng với Cơ quan quản lý đường thủy. Quy cách phao theo quy định ngành, vị trí thả phao của từng khai trường được tuân thủ theo “Dự án đầu tư” được duyệt. Giai đoạn 2: Đi vào khai thác ( tháng 6/2010 – 4/2020) Giai đoạn 3: Đóng cửa mỏ ( tháng 5/2020) Sau khi kết thúc khai thác, Chủ đầu tư tiến hành các thủ tục cần thiết để đóng cửa mỏ. Chủ dự án thực hiện các biện pháp phục hồi môi trường theo như « Dự án cải tạo phục hồi môi trường » đã nêu ra. Báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường làm các thủ tục đóng cửa mỏ theo đúng quy định của Pháp luật. c) Chế độ làm việc Mỏ làm việc theo chế độ : 270 ngày Số ca làm việc trong ngày : 1 ca Số giờ
Luận văn liên quan