Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh và an toàn thực phẩm ngành chăn nuôi

Năm 2006, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng Chương trình Hành động về An toàn thực phẩm và Sức khỏe liên quan đến nông nghiệp và tiếp đó Tổ chức Nông lương Thế giới FAO đã tiến hành một nghiên cứu về tính cạnh tranh của Ngành chăn nuôi Việt Nam. Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi và An toàn thực phẩm (Livestock Competitiveness and Food Safety Project - LIFSAP) là bước thực hiện lô gíc tiếp theo của chương trình hành động này nhằm giải quyết các vấn đề về tính cạnh tranh và an toàn thực phẩm mà Việt Nam đang phải đối mặt. Dự án LIFSAP sẽ hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Chính phủ, đặc biệt là đáp ứng được các mục tiêu về chăn nuôi và an toàn thực phẩm. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia môi trường trong nhóm xây dựng dự án của Ngân hàng Thế giới và FAO, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mà đại diện là Cục Chăn nuôi đã xây dựng tài liệu Khung Quản lý Môi trường (Environmental Management Framework - EMF) này nhằm đáp ứng được yêu cầu về quản lý môi trường của cả Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Phiên bản tiếng Anh của tài liệu này đã được chỉnh sửa, bổ sung dựa trên những góp ý của Ngân hàng thế giới. Khung Quản lý môi trường này (Tài liệu EMF này) được soạn thảo để đưa ra một khung đánh giá tác động môi trường, giảm thiểu và giám sát các tác động môi trường tiềm năng sẽ được áp dụng trong quá trình thực hiện dự án LIFSAP. Khung EMF gồm những nội dung chính như sau: (i) Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt nam, các chính sách về đảm bảo an toàn về môi trường của Ngân hàng Thế Giới có thể áp dụng đối với dự án LIFSAP (ii) Mô tả tóm tắt về Dự án LIFSAP (iii) Tổng quan về các tỉnh, thành tham gia Dự án (iv) Đánh giá tiềm năng do các hoạt động đầu tư từ Dự án LIFSAP và các biện pháp giảm thiểu (v) Khung Quản lý Môi trường (EMF) bao gồm các phương pháp sàng lọc, đánh giá và các thủ tục quản lý môi trường được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện dự án. (vi) Bố trí về thể chế và tài chính để thực hiện EMF. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên Môi trường của các tỉnh tham gia dự án cũng đã được tham vấn trong quá trình xây dựng tài liệu. Bản tiếng Anh của Dự thảo tài liệu này đã được Ngân hàng Thế giới xem xét và góp ý. Bản dự thảo cuối đã được chỉnh sửa theo các góp ý đó.

doc96 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2198 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh và an toàn thực phẩm ngành chăn nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan