FDI Việt nam

1.1.Khái niiệm. 1.1.1. Đinh nghia FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. 1.1.2. Nguyên nhân hình thành đâu tư trưc tiếp nươc ngoai: -Chênh lêch về năng xuât cân biên cua vôn giưa cac nhà đâu tư. -Chu kỳ sản phẩm. -Lợi thế đăc biệt của các công ty đa quôc gia. -Tiêp cân thị trường và giảm xung đột thương mại. -Khai thác chuyên gia và công nghệ. -Tiêp cận nguôn taì nguyên thiên nhiên.

doc7 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3208 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu FDI Việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Tổng quan về FDI 1.1.Khái niệm. 1.1.1. Định nghĩa FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. 1.1.2. Nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài: -Chênh lệch về năng xuất cận biên của vốn giữa các nhà đầu tư. -Chu kỳ sản phẩm. -Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia. -Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại. -Khai thác chuyên gia và công nghệ. -Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên. 1.1.3. Chủ thể tham gia đầu tư FDI. Công ty đa quốc gia(MNCS) là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia.Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia.Các công ty đa quốc gia đóng vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa.Một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu. Công ty đa quốc gia là công ty hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau. 1.2.Xu hướng đầu tư FDI trên thế giới. 1.2.1. Trong giai đoạn hậu khủng hoảng. -Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu 2008-2009 đã tác động mạnh mẽ đến dòng FDI. Trong 2 năm qua, dòng vốn này đã giảm đi một nửa, nhưng một điều đặc biệt là các thị trường đang nổi lại là điểm đến của dòng vốn FDI. Tạp chí The Economist của Anh số ra mới đây cho biết, trong 2 năm qua, dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu đã giảm một nửa và trong quá trình này, các thị trường đang nổi lên đã vượt qua các thị trường phát triển để trở thành điểm đến chính của FDI. -Thị phần của các nền kinh tế đang nổi trong dòng FDI toàn cầu có xu hướng tăng trong thời kỳ suy thoái vì việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp giảm mạnh ở các nước phát triển. Mặc dù việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới ở các nước đang nổi tăng đều trong những năm gần đây, nhưng hoạt động này vẫn chủ yếu diễn ra ở các nước phát triển. Năm 2008, trong khi dòng FDI vào các nước phát triển giảm 1/3 thì dòng FDI vào các nước đang nổi lại tăng 11%. Trong năm 2009, dòng FDI vào các nước đang nổi cũng giảm mạnh, khoảng 36%, xuống còn khoảng 532 tỷ USD. Nhưng mức giảm này vẫn thấp hơn so với ở các nước phát triển - giảm 45%, xuống còn 488 tỷ USD. Do vậy, năm 2009 là năm đầu tiên các nước đang nổi thu hút được FDI nhiều hơn các nước phát triển. 1.2.2. Dự đoán FDI trong những năm tới -Theo phân tích về Chỉ số Niềm tin FDI của A.T.Kearney, dòng FDI có khuynh hướng đổ vào ba nền kinh tế mới nổi là Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil do chỉ số niềm tin FDI của ba nước này tiếp tục dẫn đầu trong top 5 nước có chỉ số FDI cao nhất thế giới.Tuy nhiên,dòng FDI có sự đổi chiều sang các nước phát triển vì các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn sau cuộc khủng hoảng 2008.Bằng chứng là,nhìn chung, xếp hạng của các nước phát triển trong bảng khảo sát niềm tin FDI đã tăng lên.Một nửa nhà đầu tư được khảo sát nói rằng họ sẽ trì hoãn các kế hoạch đầu tư vì tính không chắc chắn của thị trường và những khó khăn trong vấn đề tín dụng.Như vậy có thể kết luận là trong hai năm tới,dòng FDI sẽ duy trì ở mức trung bình đến thấp và xu hướng sẽ chảy vào các nước phát triển và 3 nước Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.Trung Quốc vẫn đứng nhất bảng xếp hạng từ năm 2002.Mỹ đã qua mặt Ấn Độ chiếm vị trí thứ hai bên cạnh Ấn Độ và Brazil và Đức lần lượt ở các vị trí còn lại trong top 5 của bảng xếp hạng.Các nhà đầu tư thể hiện cái nhìn lạc quan nhất về ba thị trường mới nổi này. -Nhìn chung các nước phát triển có chỉ số niềm tin của nhà đầu tư tăng ngoại trừ Anh vì niềm tin của nhà đầu tư vào các dịch vụ tài chính của Anh đã bị sụt giảm nghiêm trọng kể từ cuộc khủng hoảng 2008. (xem biểu đồ 2010 FDI Confidence Index trang 10;biểu đồ FDI theo khu vực;FDI ở Trung Quốc trang 12) II/Thực trạng FDI tại Việt Nam 2.1.FDI vào các ngành ở Việt Nam:(xem biểu đồ FDI vào Việt Nam qua các năm trang 13) Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới FDI đăng kí mới và tăng thêm năm 2009 đạt 21,5 tỷ USD giảm 70% so với năm 2008.Số vốn giải ngân đạt 10 tỷ USD bằng 87% năm 2008.Hoạt động FDI chủ yếu tập trung vào ba ngành:Dịch vụ lưu trú và ăn uống, kinh doanh bất động sản(BĐS), công nghiệp chế biến, chế tạo. 2.1.1.Các ngành tiêu biểu của FDI vào Việt Nam: (xem biểu đồ các ngành của FDI trang 13 và bảng phân theo ngành trang 14) -Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. -Kinh doanh BĐS đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai……. -Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm. 2.1.1.1. Dịch vụ du lịch – lưu trú và lữ hành.(xem bảng FDI theo ngành 1988-2008 trang 13) Những nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành dịch vụ Việt Nam: Về môi trường thiên nhiên: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm tương đối trung bình 84-100% cả năm. Vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng tạo nên một sự đa dạng thú vị cho khí hậu của Việt Nam. Về chính sách, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam: Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2011-2020 đã được đưa ra với những định hướng và mục tiêu phát triển du lịch trong tương lai 10 năm nữa. Ngành Du lịch dự kiến đến năm 2020 đóng góp 8% GDP, cao hơn 2 lần mức 4% hiện nay. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế chính sách nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư và Công tác xúc tiến quảng bá du lịch cần được đẩy mạnh. Về luật pháp Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài vào du lịch: Đầu tư xây dựng: khu du lịch quốc gia, khu du lịch sinh thái; khu công viên văn hóa có các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí là lĩnh vực thuộc Danh Mục Ưu Đãi Đầu Tư (Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CPngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ) Thực trạng MNCs đầu tư vào du lịch Việt Nam Nhìn chung thì FDI vào du lịch Việt Nam đạt được hiệu quả mong muốn và đang đi đúng hướng. Tuy vẫn còn tồn tại những khuyết điểm và đây chính là cơ hội để MNCs khẳng định mình. Thứ nhất, những đầu tư về du lịch vẫn còn manh mún và rải rác. Nằm trên bãi biển Bắc Mỹ An Đà Nẵng, Furama resort 4 sao. Đã phục vu không tốt làm nhiều du khách cảm thấy không hài lòng trước cách phục vụ của một vài nhân viên (trình độ ngoại ngữ, phương ngữ khó nghe…) và sự thiếu hoàn thiện của hệ thống dịch vụ, nhất là khâu vệ sinh. Thứ hai, về hiện trạng môi trường du lịch biển -Ngày nay, có nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo và ven bờ không theo quy hoạch, không quản lý chặt chẽ, nước thải chưa qua xử lý và nhà vệ sinh trên tàu xả trực tiếp vào biển. Do đó, làm tăng nguy cơ xói mòn bờ biển và gây ô nhiễm nghiêm trọng. -Theo thống kê của Ban quản lý vịnh Hạ Long, hiện nay khu vực Hạ Long-Cẩm Phả có 21 dự án lấn biển và 17 dự án đổ bùn thải làm đe doạ trực tiếp nghiêm trọng đến vùng di sản. Và ở vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của dân đổ xuống biển. -Như vậy, đòi hỏi các MNCs cũng phải là tích cực xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp, đào tạo đội ngũ lao động chuyên nghiệp để quảng bá hình ảnh của mình đến với toàn thế giới. Lợi ích và rủi ro của các MNCs khi tiến hành đầu tư vào du lịch Việt Nam: ( Về lợi ích: Ta có thể thấy rõ ràng rằng đầu tư vào du lịch Việt Nam sẽ thu được những lợi ích về tỷ suất sinh lợi do việc khuyến khích đầu tư của chính phủ Việt Nam, do môi trường chính trị ổn định, do địa hình đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh và khí hậu nhiệt đới ấm áp, hưởng được những ưu đãi về thuế. ( Về Rủi ro: Thứ nhất nguyên nhân từ môi trường tự nhiên, như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, sóng thần, nước biển dâng, trái đất “nóng” lên,... Đây là điều mà các MNCs phải lưu ý khi đầu tư vào lĩnh vực du lịch-một lĩnh vực nhạy cảm với thay đổi thời tiết. Thứ hai là các rủi ro do thủ tục hành chính rườm rà,môi trường pháp lý thiếu minh bạch trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây cũng là hiểm họa của kinh doanh lành mạnh. Thứ ba, có thể kể đến rủi ro khác biệt về văn hóa, các công ty khi đầu tư vào du lịch Việt Nam cần phải tìm hiểu thói quen du lịch, sở thích, văn hóa của người dân Việt Nam để có thể nhanh chóng hòa nhập vào đời sống của người dân. Sự khác biệt về văn hóa sẽ gây trở ngại lớn đối với các MNCs. Ngoài ra còn những rủi ro như nhân lực, cơ sở hạ tầng, sự biến động trong giá cả, lạm phát, sự cạnh tranh hay khủng hoảng kinh tế toàn cầu như khủng hoảng tài chính 2008… có thể tác động xấu đến việc duy trì kinh doanh dịch vụ du lịch của doanh nghiệp. 2.1.1.2. Bất động sản: Thực trạng FDI bất động sản ở Việt Nam: Về quy mô, trong 5 tháng đầu năm 2010, đầu tư BĐS chiếm 17% tổng vốn đầu tư đăng ký thêm. Bất chấp nhiều dự án BĐS treo,các dự án quy mô lớn nhất được đăng ký đầu năm 2010 vẫn tập trung vào BĐS. Theo cục Thống kê TPHCM, từ đầu năm đến ngày 15/7, đã có 197 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 1.098 triệu USD, vốn điều lệ 441,6 triệu USD.Trong đó,ngành BĐS dẫn đầu với 722 triệu USD,chiếm tỷ trọng tới 65,8%(xem biểu đồ tỉ trọng vốn FDI vào TP.HCM qua 7 tháng trang 15) Về lĩnh vực thu hút FDI BĐS, vốn FDI đổ vào BĐS vẫn chủ yếu là 2 lĩnh vực chính là khách sạn du lịch và văn phòng-căn hộ. Trong số 22,2 tỷ USD cam kết đầu tư vào lĩnh vực này thì có đến 17,3 tỷ USD là đầu tư vào các dự án khách sạn-du lịch, văn phòng và căn hộ, chiếm gần 80% tổng FDI vào BĐS. Còn lại khoảng 20% đầu tư vào xây dựng khu đô thị mới và khu công nghiệp. Những dự án chủ yếu là tập trung vào 2 lĩnh vực khách sạn-du lịch, văn phòng-căn hộ tại một số tỉnh, thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên, Đồng Nai… (xem biểu đồ FDI vào BĐS 8 tháng năm 2008 phân theo khu vực trang 15) Lợi ích và rủi ro của MNCs - Sức hút của thị trường BĐS Việt Nam: (Về lợi ích: -Lợi ích của các MNCs khi đầu tư vào ngành kinh doanh BĐS là tỷ suất sinh lợi khá cao. Trên thực tế, số FDI đầu tư vào BĐS chỉ chiếm tối đa 15 -20% tổng số vốn của các dự án BĐS thương mại nhưng lợi nhuận đạt được lên tới 30-40%. -Các MNCs còn có lợi thế được Việt Nam ưu đãi tiếp cận các diện tích đất lớn, có giá trị cao. -Giá BĐS tại Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực, đó là nguyên nhân thu hút đầu tư BĐS.Đây là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi tính ổn định của Chính trị, nên càng là lợi thế của Việt Nam. (Về rủi ro: -Tuy thị trường BĐS đã mở rộng hơn trước nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn gặp rất nhiều thách thức vì những khó khăn trong việc tiếp cận được nguồn đất và xin phép phê duyệt cho dự án. Thời gian để phát triển dự án,giải phóng mặt bằng kéo dài hơn so với các nước khác. -Các doanh nghiệp FDI cũng lo ngại về mức lãi suất tương đối cao của các ngân hàng. Do thị trường BĐS rất nhạy cảm với các chính sách tiền tệ của đất nước. -Bên cạnh những khó khăn này thì các doanh nghiệp BĐS đang phải gánh nặng những quy định trong NĐ 69/2009/NĐ-CP về việc áp dụng đánh thuế đất dự án theo thị trường 2.1.2. Các siêu dự án 2.1.2.1.Các nhà đầu tư nước ngoài muốn đổ vốn vào BĐS ,ngành thép nước ta hiện nay. Bất động sản -Hầu hết các dự án BĐS phổ biến là làm theo kiểu cuốn chiếu “lấy mỡ nó rán nó”. -Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Biển Rồng được UBND tỉnh Quảng Nam trao giấy chứng nhận cho nhà đầu tư Mỹ vào tháng 10.2009, có tổng vốn đầu tư lên đến 4,15 tỉ USD. -Dự án khu nghỉ mát,Hồ Tràm do tập đoàn của Canada đầu tư 4,2 tỷ USD ,chia làm hai giai đoạn. -Khu đô thị đại học Malaysia ở Tp.HCM đầu tư 3,5 tỷ USD do công ty Berjaya Leisure thực hiện. Nguyên nhân thu hút đầu tư vào ngành BĐS. -Đối với nhà đầu tư, mục tiêu hàng đầu, và nhiều khi là duy nhất vẫn là lợi nhuận. Đấy cũng chính là cơ chế phân bổ nguồn lực hợp lý nhất, hiệu quả nhất của kinh tế thị trường. -Thị trường BĐS ở Việt Nam có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn các nước khác trong khu vực,thế giới. Trong khi đó, thị trường BĐS ở khu vực, nhất là lĩnh vực khách sạn và khu nghỉ cao cấp, phát triển từ nhiều năm nay, đã tới mức bão hoà, khó mang lại lợi nhuận đột biến. -Một lý do quan trọng nữa là việc Trung Quốc, nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ hai trên thế giới, đã hạn chế và thậm chí cấm FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Trong khi một thị trường đầu tư rộng lớn, lại ngay ở liền kề Việt Nam, bị đóng cửa, thì lượng đầu tư chạy sang Việt Nam là điều dễ hiểu.Như vậy có thể chúng ta không cần làm gì nhiều để thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản, thì nó đã tự tìm đến. Ngành thép. -Ngày 11-11, JFE Steel Corp, tập đoàn thép lớn thứ 3 thế giới của Nhật Bản, đã tuyên bố sẽ hoãn hoặc hủy dự án thép có tổng vốn đầu tư 5 tỷ USD vào Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi. Rõ ràng JFE Steel Corp mặc dù là “đại gia” của ngành thép thế giới nhưng cũng đã rất cân nhắc và thận trọng khi đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam. -Dự án thép được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 9-2008 là Khu Liên hợp thép Cà Ná, một liên doanh giữa Tập đoàn Lion (Malaysia) và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 9,79 tỷ USD. -Tập đoàn Formosa (Đài Loan, Trung Quốc) đã khởi công xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa, vốn giai đoạn 1 lên tới 7,8 tỷ USD, tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. 2.1.2.2. Việc có quá nhiều dự án gây ra việc bội thực và hệ lụy của nó. Thứ nhất: việc có quá nhiều dự án nằm ngoài quy hoạch và lại đặt trên cùng một địa điểm sẽ gây ra sự chồng chéo, dư thừa công suất, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Thứ hai: thị trường tiêu thụ thép tại Việt Nam và các nước trong khu vực còn hạn chế, nếu các dự án quy mô lớn đi vào sản xuất sẽ khiến cung vượt gấp ba lần cầu, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt và có thể đưa nhiều nhà máy đến phá sản. Thứ ba: việc đầu tư vượt quy hoạch của ngành thép đang làm mất cân đối trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường ở các địa phương. Thứ tư: việc có quá nhiều dự án thép và BĐS sẽ chiếm nhiều diện tích đất đai nông nghiệp. 2.1.2.3. Những thiếu xót của chính phủ và giải pháp. Thiếu xót -Khả năng thẩm định dự án chưa cao: -Chính sách phân quyền cho cấp địa phương để linh hoạt trong vấn đề cấp phép thực sự là một cải cách tốt của chính phủ nhưng việc cấp giấy phép hoạt động đã trở nên rủi ro hơn với những dự án tỷ đô. Giải pháp Thứ nhất là lựa chọn dự án đầu tư. Các thành phố đô thị lớn ưu tiên lựa chọn các dự án thuộc nhóm ngành dịch vụ,khoa học - công nghệ, tài chính - tiền tệ - bảo hiểm, giáo dục đại học, y tế kỹ thuật cao. Các tỉnh tập trung ưu tiên cho các dự án thuộc nhóm ngành công nghiệp. Thứ hai, là phải nâng cao bằng nhiều giải pháp hiệu quả hấp thụ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thứ ba,chúng ta cần có cách nhìn và tư duy mới. Với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề đặt ra là không chỉ quan tâm tới yếu tố tăng trưởng, mà còn phải xây dựng được cơ cấu kinh tế hiện đại, chất lượng và phát triển bền vững. Thứ tư, Đối với những ngành nghề trong nước có thể tự làm, sử dụng vốn ít và giải quyết nhiều việc làm thì cần để cho doanh nghiệp trong nước làm vì lợi ích lâu dài của quốc gia. Đối với những ngành nghề cần tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, cần định hướng rõ cho nhà đầu tư biết để xem xét khả năng tham gia. 2.2. Xu hướng đầu tư FDI vào Việt Nam trong thời gian tới. 2.2.1. Công nghiệp giảm dịch vụ tăng. -Ông Koichi Takano, Phó trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội, đưa ra một đánh giá khái quát về xu hướng đầu tư của doanh nhân Nhật Bản.“Thực tế là quan tâm phát triển hoạt động chế biến, chế tác đã giảm hơn so với giai đoạn trước, trong khi các ngành như xây dựng, phân phối bán lẻ và dịch vụ khác đang được quan tâm ngày càng nhiều”, -Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, cơ cấu vốn FDI đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2009. Nếu như năm đầu của thế kỷ này, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 85%, thì tới năm vừa qua, khu vực này chỉ còn chiếm 22% tổng vốn đầu tư. Vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ có xu hướng ngược chiều, khi tăng từ 7% lên 77%. -Nếu so sánh với tiêu chí thu hút “vốn FDI tốt” của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - tức là các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào khu vực chế tác, thuộc công nghệ cao và đầu tư dài hạn - thì dường như Việt Nam đang đi những bước thụt lùi. 2.2.2. Được và mất. -Hiệu quả cuối cùng, thu ngân sách từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa cao.Như giữa 48 tỷ USD vốn triển khai(giải ngân) trong 10 năm qua và mức bình quân trích nộp ngân sách khoảng 1 tỷ USD/năm, tỷ lệ này được cho là không tương xứng. -Nhiều doanh nghiệp FDI lại đang tàn phá môi trường ghê gớm. Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chưa tự giác trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, chỉ vận hành hệ thống xử lý chất thải khi cơ quan chức năng quản lý môi trường phát hiện và xử phạt. -Nhận thức về thu hút và quản lý các nguồn vốn FDI tại địa phương chưa đồng bộ, có khi nóng vội, thiên về lợi ích trước mắt mà chưa tính đến vấn đề chiến lược, thu hút đầu tư một số nơi còn chạy theo số lượng mà thiếu quan tâm đến chất lượng, ảnh hưởng cân đối tổng thể nền kinh tế. III/Giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam: 3.1.Sự ổn định về kinh tế và chính trị-xã hội: Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh tế chính trị của vốn FDI vượt khỏi sự kiểm soát của chủ đầu tư nước ngoài . Những bất ổn định kinh tế chính trị không chỉ làm cho dòng vốn này bị chững lại, thu hẹp, mà còn làm cho dòng vốn từ trong nước chảy ngược ra ngoài, tìm đến những nơi "trú ẩn" mới an toàn và hấp dẫn hơn. 3.2.Những chính sách kinh tế thu hút đầu tư của nhà nước Việt Nam 3.2.1 Những đổi mới của Luật đầu tư: -Luật đầu tư năm 2005 ra đời tạo ra những môi trường đầu tư hấp dẫn mà ở đó nhà đầu tư có thể tồn tại và cạnh tranh bình đẳng. -Sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ(29/11/2005)để phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà đầu tư đối với tài sản vô hình của mình. -Đồng thời để phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhà nước Việt Nam bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài 3.2.2 Ưu đãi về thuế: -Ưu đãi về thuế suất: -Ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế -Chuyển lỗ 3.2.3. Chính sách về tiền tệ -Chính sách tiền tệ phải giải quyết được các vấn đề chống lạm phát và ổn định tiền tệ. -Chính sách lãi suất và tỷ giá tác động trực tiếp đến dòng chảy của FDI với tư cách là những yếu tố quyết định giá trị đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một thị trường xác định. Chính phủ phải theo đuổi chính sách tỷ giá lin
Luận văn liên quan