Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai

Nền kinh tế thế giới đang trải qua thời kỳ có những thay đổi sâu sắc và hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đang trong quá trình đổi mới để phù hợp với những thay đổi đó. Điều này đặt hệ thống ngân hàng Việt Nam trước những vận hội mới cần nắm bắt cũng như những khó khăn phải đối mặt. Hoạt động của ngân hàng đạt kết quả tốt sẽ tạo điều kiện rất lớn cho nền kinh tế phát triển và ngược lại ngân hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển của cả nền kinh tế, nói rộng hơn là nền kinh tế thế giới. Mặc dù Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, kiềm chế nhập siêu. và đảm bảo an sinh xã hội nhưng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2011, lạm phát vẫn ở mức cao 18,58%. Đây là thách thức với nền kinh tế mà cũng là yêu cầu đối với các ngân hàng thương mại cần có những định hướng và đổi mới để phát triển trong giai đoạn kinh tế khó khăn và dưới những chính sách thắt chặt hơn của Chính phủ. Dù ở thời kỳ kinh tế hưng thịnh hay suy thoái thì các doanh nghiệp luôn có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ xung cho nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời khi gặp khó khăn trong việc thanh toán với khách hàng, trả lương cho công nhân, mở rộng sản xuất Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ - dễ gặp phải vấn đề về vốn ngắn hạn mà không có khả năng giải quyết - do đó nhu cầu vay vốn ngắn hạn rất quan trọng. Ngoài ra, thị trường chứng khoán ở nước ta chưa phải là kênh dẫn vốn chính và chủ yếu, giá cổ phiếu thấp, giá trị vốn hóa thị trường năm 2011 chỉ hơn 20% GDP trong khi đó kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế là thông qua các ngân hàng thương mại thì lại đua nhau lãi suất, nợ xấu gia tăng Điều này dẫn tới ước tính năm 2011 đã có hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản. Từ thực tế đó, vấn đề nghiên cứu chất lượng tín dụng ngắn hạn đang rất được chú ý, quan tâm. Xuất phát từ thực trạng trên của nền kinh tế và những vấn đề của các ngân hàng thương mại hiện nay, sau một thời gian thực tập và quan sát thực tế tại phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai, em xin mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai”.

docx94 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM -----š›&š›----- HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀNG MAI Giáo viên hướng dẫn : TS. Trương Quốc Cường Họ tên sinh viên : Đào Đức Chung Lớp : NHC-K11 Chuyên ngành : Ngân hàng thương mại Khoa : Ngân hàng HÀ NỘI – 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Mọi thông tin và số liệu trong khóa luận này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, xuất phát từ thực tế kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai. Sinh viên Đào Đức Chung LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trương Quốc Cường đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. Em cũng xin cảm ơn các anh chị cán bộ công tác tại phòng Kế hoạch kinh doanh và ban lãnh đạo ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ và quan tâm chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập tại chi nhánh cũng như việc giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Sinh viên Đào Đức Chung DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DNV&N : Doanh nghiệp vừa và nhỏ NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn TCKT : Tổ chức kinh tế TCTD : Tổ chức tín dụng TCXH : Tổ chức xã hội DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy của chi nhánh 29 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo tính chất nguồn vốn 30 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo loại tiền tệ 32 Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn phân theo kỳ hạn 33 Bảng 2.4: Tình hình dư nợ của chi nhánh 34 Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn và loại tiền tệ 38 Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn phân theo loại tiền tệ 40 Bảng 2.7: Tình hình tín dụng theo thành phần kinh tế 42 Bảng 2.8: Bảng tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn 43 Bảng 2.9: Bảng tỷ lệ dự phòng 45 Bảng 2.10: Bảng hiệu suất sử dụng nguồn vốn ngắn hạn 48 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỷ lệ mất vốn 44 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tỷ lệ sinh lời ngắn hạn 46 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ vòng quay vốn tín dụng 47 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn 49 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tỷ lệ doanh số cho vay ngắn hạn 49 Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của khách hàng 50 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế thế giới đang trải qua thời kỳ có những thay đổi sâu sắc và hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đang trong quá trình đổi mới để phù hợp với những thay đổi đó. Điều này đặt hệ thống ngân hàng Việt Nam trước những vận hội mới cần nắm bắt cũng như những khó khăn phải đối mặt. Hoạt động của ngân hàng đạt kết quả tốt sẽ tạo điều kiện rất lớn cho nền kinh tế phát triển và ngược lại ngân hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển của cả nền kinh tế, nói rộng hơn là nền kinh tế thế giới. Mặc dù Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, kiềm chế nhập siêu... và đảm bảo an sinh xã hội nhưng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2011, lạm phát vẫn ở mức cao 18,58%. Đây là thách thức với nền kinh tế mà cũng là yêu cầu đối với các ngân hàng thương mại cần có những định hướng và đổi mới để phát triển trong giai đoạn kinh tế khó khăn và dưới những chính sách thắt chặt hơn của Chính phủ. Dù ở thời kỳ kinh tế hưng thịnh hay suy thoái thì các doanh nghiệp luôn có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ xung cho nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời khi gặp khó khăn trong việc thanh toán với khách hàng, trả lương cho công nhân, mở rộng sản xuất … Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ - dễ gặp phải vấn đề về vốn ngắn hạn mà không có khả năng giải quyết - do đó nhu cầu vay vốn ngắn hạn rất quan trọng. Ngoài ra, thị trường chứng khoán ở nước ta chưa phải là kênh dẫn vốn chính và chủ yếu, giá cổ phiếu thấp, giá trị vốn hóa thị trường năm 2011 chỉ hơn 20% GDP trong khi đó kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế là thông qua các ngân hàng thương mại thì lại đua nhau lãi suất, nợ xấu gia tăng…Điều này dẫn tới ước tính năm 2011 đã có hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản. Từ thực tế đó, vấn đề nghiên cứu chất lượng tín dụng ngắn hạn đang rất được chú ý, quan tâm. Xuất phát từ thực trạng trên của nền kinh tế và những vấn đề của các ngân hàng thương mại hiện nay, sau một thời gian thực tập và quan sát thực tế tại phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai, em xin mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai”. 2.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lý luận chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai. Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai. 3.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng và hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội từ năm 2009 đến 2011. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt lý luận: Nội dung khóa luận chủ yếu tập trung vào mảng tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đi sâu nghiên cứu phương pháp và chỉ tiêu liên quan đến chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại. Về mặt thực tiễn: Khóa luận này sử dụng các số liệu, tài liệu trong giai đoạn 2009 -2011 của chi nhánh Hoàng Mai và một số tài liệu khác như kết quả thực nghiệm. 4.Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, lý thuyết hệ thống thống kê, diễn giải kết hợp với phương pháp phân tích chứng minh, tổng hợp, so sánh, sơ đồ và biểu mẫu đề thực hiện đề tài. 5.Kết cấu đề tài Trong khuôn khổ bài khóa luận, em chia thành 3 phần: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại Chương2: Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tổng quan về tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại Khái niệm tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là một hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại được phân theo thời gian của khoản vay. Đó là những khoản vay có thời hạn dưới 1 năm do đó khoản vay này thường được dùng để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tạm thời như phục vụ cho thanh toán hàng hoá, tài trợ, bổ xung vốn lưu động hay thanh toán ngoại thương và phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Đặc điểm tín dụng ngắn hạn Số vốn vay thường nhỏ, nguồn vốn được quay vòng nhiều: Do nguồn vốn tín dụng ngắn hạn dùng để cung cấp vốn cho chi tiêu, mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ xung vốn lưu động. Thời hạn thu hồi vốn nhanh: Do vốn tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn hay mang tính thời vụ, để đảm bảo cân bằng ngân quỹ, giúp doanh nghiệp đối phó với những chênh lệch thu chi trong ngắn hạn... Rủi ro do tín dụng ngắn hạn thấp: Do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của sự biến động không thể lường trước của nền kinh tế như các khoản tín dụng trung và dài hạn. Ngoài ra, các khoản vay được cung cấp dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá, dựa trên tài sản bảo đảm, bảo lãnh... đồng thời khoản vay thường đựơc tiến hành khi có nhu cầu cấp thiết về vốn ngắn hạn và chắc chắn sẽ có khoản thu bù đắp trong tương lai. Lãi suất thấp: Do rủi ro mang lại của khoản vay thường không cao do đó lãi suất người đi vay phải trả thông thường thấp. Hình thức tín dụng phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách hàng, để góp phần phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường tín dụng, các ngân hàng không ngừng phát triển các hình thức cho vay trong nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của mình. Là loại hình kinh doanh chủ yếu tại các ngân hàng: Do tiền gửi chủ yếu thường ngắn hạn, nên để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình, các ngân hàng đã cho vay ngắn hạn. Phân loại tín dụng ngắn hạn Chiết khấu thương phiếu Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại, trong đó ngân hàng trao cho người có trái phiếu một số tiền bằng giá trị đáo hạn của trái phiếu trừ đi một số tiền lãi, hoa hồng và một số chi phí khác. Tiền lãi tính từ ngày chiết khấu tới ngày đáo hạn trái phiếu. Chứng từ chiết khấu có một số đặc trưng là chứng từ có giá, được thanh toán số tiền đúng bằng mệnh giá chứng từ chiết khấu, thời hạn thanh toán là thời hạn ngắn ( 90 đến 180 ngày). Trong nghiệp vụ chiết khấu, ngân hàng đưa cho khách hàng của mình một số tiền để sử dụng ngay và chỉ thu số tiền đó về khi trái phiếu đáo hạn. Thông thường ngân hàng thích nhận hối phiếu. Sau khi thẩm định, ngân hàng loại trừ những thương phiếu không đủ điều kiện chiết khấu hay còn nghi ngờ khả năng thanh toán, rồi tính số tiền ngân hàng trả cho khách hàng theo các thương phiếu nhận chiết khấu. Đến thời hạn thanh toán thương phiếu, ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ ở người chịu trách nhiệm thanh toán thương phiếu. Ưu điểm nghiệp vụ chiết khấu: Rủi ro thấp nhất , khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là khá chắc chắn vì tất cả những ai kí tên vào thương phiếu đều có trách nhiệm thanh toán và trong thực tế không một doanh nghiệp nào từ chối thanh toán. Đây là hình thức tín dụng khá đơn giản, ít phiền phức với ngân hàng. Chiết khấu không làm đóng băng vốn của ngân hàng vì thời hạn chiết khấu ngắn và ngân hàng thương mại có thể khá dễ dàng xin tái chiết khấu thương phiếu ở Ngân hàng Nhà nước. Tiền cấp cho khách hàng khi chiết khấu thường được chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, bởi vậy nó lại tạo nguồn vốn cho ngân hàng. Nhược điểm nghiệp vụ chiết khấu: Ngân hàng nhận chiết khấu những thương phiếu giả mạo. Giấy nhận nợ luân chuyển theo dây chuyền trong đó có một khâu hỏng dẫn đến khó khăn trong thanh toán. Công ty mẹ phát hành cho công ty con nhưng công ty mẹ phá sản. Nghiệp vụ tín dụng ngân quỹ Tín dụng ngân quỹ là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn mà trong đó ngân hàng cho khách hàng vay để đảm bảo sự cân đối ngân quỹ hàng ngày của khách hàng và được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là ứng trước trên tài khoản hoặc thấu chi. a.Ứng trước trên tài khoản: Ứng trước trên tài khoản là loại tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay tiền bằng cách mở và ứng cho họ một số tiền trên tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Từ tài khoản đó, khách hàng có thể ký phiếu lĩnh tiền tới mức tín dụng mà ngân hàng cấp cho mình. Căn cứ theo tính chất bảo đảm tiền vay thì tín dụng ứng trước gồm: Ứng trước có bảo đảm: Khi nào khách hàng thực sự vay tiền thì phải thế chấp hay cầm cố một tài sản hay một giá trị làm đảm bảo nhất định cho khoản tiền vay đồng thời khách hàng phải ký một lệnh phiếu trao cho ngân hàng giữ cam kết hoàn trả số tiền đã vay vào thời điểm nhất định. Ứng trước không có bảo đảm: Trong trường hợp không có tài sản bảo đảm, hay tài sản bảo đảm kém giá trị khách hàng có thể nhờ một người có tài sản bảo lãnh số nợ đó bằng một tờ cam kết. Người bảo lãnh do khách hàng chọn nhưng phải được sự chấp nhận của ngân hàng. Căn cứ theo cách sử dụng tiền vay thì tín dụng ứng trước gồm: Ngân hàng chuyển toàn bộ số tiền cho vay theo thỏa thuận vào tài khoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp để doanh nghiệp tuỳ ý sử dụng theo nhu cầu. Đây là cách cho vay mà các ngân hàng thường áp dụng. Khách hàng được sử dụng dần số tiền vay trên tài khoản vay (tài khoản ứng trước). Việc sử dụng bằng cách phát hành séc để chi trả mang số hiệu tài khoản ứng trước. Khi tờ séc do khách hàng phát hành quay trở về ngân hàng thì ngân hàng trích tài khoản vay để chi trả. Ưu điểm nghiệp vụ tín dụng ứng trước: Đối với ngân hàng: Do nhu cầu vốn của khách hàng phát sinh dần dần và nếu khách hàng dùng tiền ứng trước đó vào việc thanh toán cho khách hàng khác có tài khoản tại ngân hàng ấy thì nguồn vốn của ngân hàng không bị hao hụt. Ngoài ra, ngân hàng được hưởng một khoản lãi tính trên toàn bộ số tiền ứng trước trong suốt thời gian cho vay dù khách hàng có sử dụng hết hay không hết số tiền đó. Đối với khách hàng: Được sử dụng vốn một cách chủ động. Có thể đáp ứng tính thời vụ về vốn của họ. Nhược điểm nghiệp vụ tín dụng ứng trước: Đối với ngân hàng: Loại cho vay này có rất nhiều rủi ro do ngân hàng khó kiểm soát việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Đối với khách hàng: Thì phải chịu toàn bộ lãi tính trên số tiền cho vay trong thời gian đã thoả thuận (dù thực tế họ không sử dụng hết). b. Thấu chi: Thấu chi là loại tín dụng mà qua đó ngân hàng cho phép khách hàng được sử dụng vượt quá số tiền mà họ đã ký thác ở ngân hàng trên tài khoản vãng lai với một số lượng và thời hạn nhất định. Tài khoản vãng lai là tài khoản có tính chất đặc biệt, trong đó khách hàng và ngân hàng cam kết trả nợ lẫn nhau bằng phương pháp bù trừ; giữa ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuận cho phép tài khoản dư có hoặc dư nợ, số dư nợ được hai bên thoả thuận đến một giới hạn tối đa nào đó (hạn mức dư nợ), quá hạn mức này thì các tờ séc của khách hàng bị coi như thiếu hay không có bảo chứng. Tín dụng thấu chi có các đặc điểm sau: Ngân hàng và khách hàng thoả thuận một hạn mức tín dụng để khách hàng sử dụng số dư nợ trên tài khoản vãng lai trong một thời hạn nhất định. Khách hàng sử dụng vốn bằng cách phát hành séc mang số hiệu tài khoản vãng lai hoặc bằng các công cụ thanh toán khác. Doanh số cho vay có thể lớn hơn hạn mức nếu trong quá trình sử dụng tiền trên tài khoản khách hàng có tiền nộp vào bên có. Hạn mức tín dụng mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận với nhau chưa phải là tiền ngân hàng cho vay mà chỉ khi nào khách hàng sử dụng mới được coi là ngân hàng cho vay và được tính tiền lãi trên số dư nợ đó. Số dư nợ thường xuyên biến động vì thế khó thực hiện được đảm bảo tín dụng bằng hình thức có bảo đảm. Ưu nhược điểm thấu chi tài khoản: Đối với khách hàng: Khách hàng chủ động, linh hoạt khi sử dụng và giúp cho việc cân đối ngân quỹ mà tránh phải đi xin vay nhiều lần với thủ tục phức tạp trong một kỳ, ngay sau khi có những khoản thu được chuyển vào tài khoản làm giảm bớt việc phải trả lãi cho ngân hàng. Đối với ngân hàng: Luôn phải dự trữ vốn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi họ còn hạn mức tín dụng dù họ không sử dụng hoặc không sử dụng hết hạn mức tín dụng đó. Trong khi ấy, ngân hàng không được tính lãi trên toàn bộ số tiền và thời hạn cho vay đã thoả thuận. Mặt khác, khách hàng tuỳ ý sử dụng số tiền cho vay, các đảm bảo chỉ là yếu tố phụ, ngân hàng khó có thể kiểm soát được việc sử dụng tiền vay. Vì vậy, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải trả một khoản phí cam kết theo một tỷ lệ nhất định tính trên hạn mức tín dụng. Tín dụng bằng chữ ký của ngân hàng Loại tín dụng này thực chất là một cam kết lãnh nợ do ngân hàng đưa ra bằng việc phát hành các chứng thư bảo lãnh hoặc bảo chứng, cam kết trả thay cho người đi vay nếu người đi vay không trả được nợ. Có trường hợp đó là sự xác nhận khoản tín dụng đã cấp cho một thời hạn nhất định. Đơn thuần đây chỉ đưa ra một cam kết bảo lãnh cho con nợ đối với chủ nợ. Như vậy, chỉ khi nào con nợ không trả được nợ thì ngân hàng mới trả nợ hộ. Thông thường để thực hiện nghiệp vụ này thì ngân hàng phải lập một quỹ bảo lãnh theo một tỷ lệ so với vốn pháp định. Vai trò tín dụng ngắn hạn Trong bối cảnh Việt Nam là một nước trong giai đoạn đang phát triển thì tín dụng ngắn hạn càng có vai trò cực kỳ quan trọng. Đối với nền kinh tế Ngân hàng trong nền kinh tế với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và với tư cách là một trung gian tài chính, nó là kênh chuyền vốn từ những nơi thừa vốn đến những nơi thiếu vốn và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Các kênh truyền dẫn vốn có thể qua thị trường tài chính đó là các nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn, nhưng nó đã bị cạnh tranh mạnh mãnh mẽ của các tổ chức tài chính phi ngân hàng tham gia vào thị trường này như: Công ty Bảo hiểm, các quỹ đầu tư, công ty tài chính.. Do đó tín dụng ngắn hạn ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đối với các doanh nghiệp Tín dụng ngân hàng là nguồn bổ sung vốn lưu động để bảo đảm hoạt động kinh doanh được liên tục: Không có sự ăn khớp về mặt thời gian giữa các khoản thu và các khoản chi của một doanh nghiệp nên tại một thời điểm nhất định, trong nền kinh tế có những thời điểm các doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời và cần bổ sung ngay để đảm bảo tính sản xuất được liên tục. Đối với các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ như các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, các công ty chế biến nông sản, các doanh nghiệp xây lắp..hoặc các doanh nghiệp có vòng quay vốn lưu động chậm thì các khoản tín dụng từ ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc giúp cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Các khoản tín dụng ngắn hạn có ý nghĩa lớn đối với các doanh nghiệp khi xuất hiện cơ hội kinh doanh trên thị trường, giúp doanh nghiệp tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất. Tín dụng ngắn hạn tạo áp lực buộc các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả: Một trong những nguyên tắc cơ bản là vay có hoàn trả gốc lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Do vậy có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và tạo lập được uy tín trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng, các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả để trả nợ cho ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp lớn, công việc sản xuất đang phát triển thì phần lớn vốn lưu động đều vay ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp còn ký hợp đồng ứng trước để có thể linh hoạt trong việc vay vốn, đáp ứng các cơ hội kinh doanh. Do tính chất của tín dụng ứng trước là doanh nghiệp phải trả lãi kể cả trên phần dư nợ vay chưa sử dụng đến. Do đó bắt buộc các doanh nghiệp phải quay vốn nhanh và tính toán hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và cả cho ngân hàng. Nói tóm lại, tín dụng ngắn hạn không chỉ giúp các doanh nghiệp có được nguồn bổ sung nguồn vốn lưu động mà còn là động lực giúp các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, trước là để trả các khoản nợ vay và sau là để phát triển doanh nghiệp. Đối với ngân hàng Hoạt động tín dụng ngắn hạn đã đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đó là công cụ để tạo nên lợi nhuận và phòng chống rủi ro của ngân hàng. Trong quá trình hoạt động của các ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng phải quan tâm đến các vấn đề : Phải tạo được nguồn thu bù đắp được các chi phí( chi phí huy động vốn, chi phí trả lương, chi phí quản lý... Mặt khác phải đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn có thể giúp các nhà quản trị giải quyết vấn đề này. Chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại Quan niệm về chất lượng tín dụng ngắn hạn Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường và cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, vấn đề chất lượng tín dụng rất quan trọng, có tính chất sống còn đối với tất cả các ngân hàng. Chất lượng tín dụng được nhìn nhận dưới các quan điểm sau: Giác độ doanh nghiệp: Do nhu cầu vốn vay được đáp ứng để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh bù đắp được chi phí sản xuất, trả nợ ngân hàng và có lãi nên chất lượng tín dụng ngân hàng đứng trên góc độ doanh nghiệp chỉ đơn giản là thoả mãn nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và làm cho đồng vốn sử dụng có hiệu quả. Giác độ ngân hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của ngân hàng, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường và nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Khi cho vay ngân hàng phải thực hiện theo pháp lệnh ngân hàng và các văn bản chế độ hiện hành của ngành. Xác định đối tượng cho vay và
Luận văn liên quan