Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty tài chính Dầu khí

Năm 2005 nền kinh tếViệt Nam tiếp tục đạt được những thành tựu khả quan với tốc độtăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm là 8,4 %. Hầu hết các chỉtiêu kinh tếvĩmô của Nhà nước đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kếhoạch. Tuy nhiên, kinh tếViệt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách lớn do bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của nền kinh tếthếgiới, nguồn vốn đầu tưnước ngoài vào Việt Nam giảm đáng kể, thịtrường vốn và thị trường xuất khẩu một sốhàng hoá thếmạnh của Việt Nam bịthu hẹp, giá cả vừa giảm sút vừa không ổn định, sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụcòn thấp v.v. Một thực tế đáng buồn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là sức cạnh tranh kém do công nghệsản xuất lạc hậu. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là nguồn vốn tựcó của các doanh nghiệp hạn hẹp, trong khi nhiều công cụvà hình thức huy động vốn trong nền kinh tếthịtrường để đổi mới thiết bịcông nghệchưa được các doanh nghiệp sửdụng triệt đểvà hiệu qủa, thịtrường vốn chưa hoàn chỉnh, chưa đủsức đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Đứng truớc tình hình đó, vấn đềbức xúc đặt ra đối với hầu hết các doanh nghiệp là phải nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại công ty tài chính Dầu khí đềtài: “Giải pháp nâng cao hiệu quảhuy động vốn của công ty tài chính Dầu khí” đã được em lựa chọn đểnghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đềgồm ba phần nhưsau: Chương 1: Công ty tài chính và hiệu quảhuy động vốn của công ty tài chính. Chương 2: Tình hình hiệu quảhuy động vốn của công ty tài chính Dầu khí. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhuy động vốn tại Công ty tài chính Dầu khí

pdf85 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3652 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty tài chính Dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 1 MỤC LỤC Lời mở đầu ..................................................................................................... 1 1.1. Những vấn đề cơ bản về công ty tài chính ............................................. 5 1.1.1. Khái quát về công ty tài chính ............................................................. 5 1.1.1.1. Quan niệm về công ty tài chính..................................................... 5 1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty tài chính .......................... 6 1.1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của công ty tài chính................................. 8 1.1.2. Huy động vốn của công ty tài chính ...................................................11 1.1.2.1. Sự cần thiết phải huy động vốn đối với công ty tài chính .............11 1.1.2.2. Các phương thức huy động vốn của công ty tài chính ..................13 1.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn của công ty tài chính....17 1.2.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn......................................................17 1.2.2. Cơ cấu vốn .........................................................................................18 1.2.3. Chi phí vốn ........................................................................................19 1.2.4. Khối lượng vốn huy động lớn, an toàn với độ ổn định cao .................21 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của công ty tài chính ........................................................................................................................22 1.3.1. Sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ...........................22 1.3.1.1. Chính sách pháp luật của Nhà nước .............................................22 1.3.1.2.Tình hình kinh tế và sự phát triển của thị trường tài chính ............23 1.3.1.3. Sự tác động của các yếu tố thuộc Tập đoàn kinh doanh ...............24 1.3.2. Sự tác động của các yếu tố thuộc bên trong công ty tài chính.............26 1.3.2.1. Uy tín của công ty tài chính .........................................................26 1.3.2.2. Chính sách huy động vốn của công ty tài chính ...........................27 2.1.Tổng quan về Công ty tài chính dầu khí (PVFC) ..................................28 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của PVFC......................................28 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức .............................................29 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ ......................................................................29 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 2 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức .............................................................................31 2.1.3. Kết quả hoạt động của PVFC trong thời gian qua...............................33 2.1.3.1. Thực hiện nhiệm vụ Tổng công ty giao........................................33 2.1.3.2. Kết quả kinh doanh ......................................................................33 2.2. Tình hình hiệu quả huy động vốn tại PVFC .........................................36 2.2.1. Tình hình huy động vốn tại PVFC......................................................36 2.2.1.1. Lượng vốn huy động và khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn.........36 2.2.1.2 Cơ cấu vốn .......................................................................................39 2.2.1.3 Chi phí vốn.......................................................................................47 2.2.2. Đánh giá về tình hình hiệu quả huy động vốn của PVFC ...................49 2.3. Những khó khăn hạn chế và nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong hiệu quả huy động vốn của PVFC ........................................................................50 2.3.1.Những khó khăn, hạn chế....................................................................50 2.3.1.1. Khó khăn do bị ràng buộc bởi các quy định Nhà nước.................50 2.3.1.2. Khó khăn do chính sách quản lý của Tổng công ty ......................51 2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế .................................................53 2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan.............................................................53 2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan.................................................................56 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của PVFC trong thời gian tới ......58 3.1.1. Mục tiêu chiến lược............................................................................58 3.1.2. Định hướng phát triển ........................................................................58 3.1.3. Nhiệm vụ kế hoạch chủ yếu của năm 2006.........................................60 3.1.3.1. Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ do Tổng công ty dầu khí Việt Nam giao ..................................................................................................60 3.1.3.2. Hoạt động kinh doanh..................................................................61 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại PVFC ........62 3.2.1. Đa dạng hoá các nguồn huy động.......................................................62 3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động..................................................65 3.2.2.1. Đa dạng hoá kỳ hạn gửi tiền và hình thức gửi tiền .......................65 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 3 3.2.2.2. Đa dạng hoá các công cụ nợ.........................................................69 3.2.3. Thay đổi cơ cấu huy động vốn ...........................................................71 3.2.4. Xây dựng chính sách lãi suất huy động vốn linh hoạt, hấp dẫn...........72 3.2.5. Phát triển đa dạng các dịch vụ liên quan đến huy động vốn................74 3.2.6. Thực hiện tốt chính sách Marketing và chính sách khách hàng ..........75 3.2.6.1. Chính sách sản phẩm ...................................................................75 3.2.6.2. Chính sách giá .............................................................................76 3.2.6.3. Chính sách quảng cáo, khuếch trương..........................................76 3.2.6.4. Chính sách khách hàng ................................................................77 3.2.7. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực .....78 3.2.7.1. Đối với công tác tổ chức quản lý..................................................78 3.2.7.2. Đối với công tác phát triển nguồn nhân lực..................................79 3.3. Một số kiến nghị .....................................................................................80 3.3.1.Đối với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước........................................80 3.3.2. Đối với Tổng công ty dầu khí Việt Nam ............................................82 Kết luận……………………………………………………… .........82 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 4 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2005 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tựu khả quan với tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm là 8,4 %. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách lớn do bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm đáng kể, thị trường vốn và thị trường xuất khẩu một số hàng hoá thế mạnh của Việt Nam bị thu hẹp, giá cả vừa giảm sút vừa không ổn định, sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ còn thấp v.v. Một thực tế đáng buồn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là sức cạnh tranh kém do công nghệ sản xuất lạc hậu. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp hạn hẹp, trong khi nhiều công cụ và hình thức huy động vốn trong nền kinh tế thị trường để đổi mới thiết bị công nghệ chưa được các doanh nghiệp sử dụng triệt để và hiệu qủa, thị trường vốn chưa hoàn chỉnh, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Đứng truớc tình hình đó, vấn đề bức xúc đặt ra đối với hầu hết các doanh nghiệp là phải nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại công ty tài chính Dầu khí đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty tài chính Dầu khí” đã được em lựa chọn để nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề gồm ba phần như sau: Chương 1: Công ty tài chính và hiệu quả huy động vốn của công ty tài chính. Chương 2: Tình hình hiệu quả huy động vốn của công ty tài chính Dầu khí. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Công ty tài chính Dầu khí Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 5 CHƯƠNG 1: CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1. Những vấn đề cơ bản về công ty tài chính (CTTC) 1.1.1. Khái quát về công ty tài chính 1.1.1.1. Quan niệm về CTTC Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và ổn định không thể không cần đến những kênh dẫn vốn từ những người có tiền nhưng lại muốn chi tiêu ít hơn, tới những nguời ít tiền nhưng lại muốn chi tiêu nhiều hơn. Sự ra đời của các tổ chức tài chính phi ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc khơi các nguồn vốn từ những người cho vay, những người tiết kiệm tới người vay những người chi tiêu. Quá trình đổi mới tài chính làm cho các tổ chức phi ngân hàng trở nên quan trọng hơn nhiều. Các tổ chức này cung cấp các dịch vụ tương tự như hoạt động của ngân hàng. Trong sự phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, Các công ty tài chính ngày càng khẳng định vị thế và vai trò của mình như một định chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về CTTC. ở mỗi nước, tuỳ theo chính sách phát triển loại hình tổ chức tài chính này và việc quy định các loại nghiệp vụ hoạt động các CTTC được phép thực hiện mà họ đưa ra những khái niệm khác nhau. Thị trường tài chính càng phát triển thì khái niệm CTTC càng được mở rộng. Các nghiệp vụ hoạt động và cấu trúc tổ chức của CTTC càng phong phú, đa dạng. Nghị định của Chính Phủ Việt Nam số 79/2002/NĐ- CP ngày 04/10/2002 về tổ chức và hoạt động của CTTC quy định: "Công ty tài chính là loại hình TCTD phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 6 động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không làm dịch vụ thanh toán, không nhận tiền gửi dưới 1 năm". 1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty tài chính Nguyên nhân hình thành các công ty tài chính Không ai có thể biết chắc được các CTTC bắt đầu ra đời và hoạt động và hoạt động tù thời điểm nào. Nguồn gốc ra đời của các CTTC gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ cuả khoa học công nghệ và các nhu cầu đa dạng của con người về các dịch vụ tài chính. Có nhiều lí do xuất hiện của các CTTC, song có thể thấy rằng chủ yếu là do chính nhu cầu đa dạng về các loại hình dịch vụ tài chính tiền tệ trong quá trình phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có các tổ chức tài chính thích hợp, mang tính chuyên môn hoá cao trong một số loại dịch vụ nhất định để đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá của khách hàng mà bản thân ngân hàng không đáp ứng được, đồng thời không bị những hạn chế hay ràng buộc của Luật Ngân hàng. Vì có làm một số nghiệp vụ như ngân hàng song không phải là ngân hàng thương mại (NHTM) nên hầu hết các nước đều xếp CTTC vào loại hình các tổ chức tài chính phi ngân hàng và có luật hay quy chế riêng. Phân loại các CTTC Hoạt động của các CTTC là rất đa dạng tuỳ theo mỗi nước sẽ có những hoạt động khác nhau, nhưng nhìn chung có thể phân loại như sau: Căn cứ vào sự độc lập trong hoạt động : Các công ty tài chính độc lập thực hiện hoạt động kinh doanh như: hoạt động tín dụng gồm cho vay và bảo lãnh cho các khách hàng thương mại và sản xuất công nghiệp; các hoạt động cho thuê tài sản; bao thanh toán; kinh doanh tiền tệ; tư vấn tài chính... Các công ty tài chính trong tập đoàn kinh doanh tham gia chủ yếu các hoạt động sau: tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư để cung ứng cho các thành viên Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 7 trong Tập đoàn; quản lí và đầu tư các nguồn vốn chưa sử dụng trong Tập đoàn; quản lý các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, điều hoà vốn giữa các thành viên; làm đầu mối tư vấn cho Tập đoàn, các công ty thành viên trong quan hệ với các ngân hàng, các đối tác đầu tư; quản lý và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính; cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các khách hàng bên ngoài... Căn cứ vào các hoạt động kinh doanh: Công ty tài chính tiêu dùng: cung cấp phần lớn nguồn vốn của mình cho các gia đình và cá nhân vay, phục vụ mục đích mua sắm hàng tiêu dùng như đồ đạc và các dụng cụ gia đình, thanh toán những chi phí thường xuyên...Các công ty tài chính tiêu dùng có thể là các công ty riêng biệt hoặc do các ngân hàng sở hữu. Công ty tài chính bán hàng: Cung cấp tín dụng gián tiếp cho người tiêu dùng để mua sắm hàng hoá do Tập đoàn hoặc một nhà sản xuất bán ra. Công ty tài chính thương mại: Cung cấp các dạng tín dụng đặc biệt cho các doanh nghiệp bằng cách mua những khoản tiền phải thu (các hoá đơn nợ của doanh nghiệp) có chiết khấu gọi la bao thanh toán. Ngoài ra các công ty tài chính thương mại cũng chuyên môn hoá trong việc cho thuê thiết bị là những thứ họ mua sau đó cho doanh nghiệp thuê trong một số năm. Tuy vậy những năm gần đây sự phân biệt giữa ba loại hình này đã dần mờ nhạt. Tuy nhiên vẫn còn có những công ty chuyên môn hoá theo hình thức này hoặc phương thức khác trong hoạt động tín dụng nhưng tất cả nhằm vào thị trường tín dụng thương mại và tín dụng tiêu dùng. Căn cứ vào quan hệ sở hữu Đây là phương pháp phân loại các CTTC theo luật pháp của Việt Nam. Các CTTC được chia ra theo loại hình sở hữu để tiện cho việc quản lý của Nhà nước nhưng tạo ra cảm giác bất bình đẳng giữa các loại hình CTTC. Công ty tài chính nhà nước: là công ty tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 8 Công ty tài chính cổ phần: là CTTC do tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Công ty tài chính trực thuộc của các TCTD: là CTTC do một TCTD thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân. Công ty tài chính liên doanh: CTTC liên doanh được thàh lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều TCTD, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều TCTD nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài: CTTC 100% vốn nước ngoài được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều TCTD nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1.1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của CTTC Hoạt động huy động vốn - Nhận tiền gửi có kỳ hạn của các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp cùng ngành, các tổ chức cá nhân. - Phát hành trái phiếu chứng chỉ nợ: + Phát hành trái phiếu: Bên cạnh vốn điều lệ ban đầu khi thành lập, CTTC có thể huy động thêm nguồn vốn trong xã hội thông qua việc phát hành trái phiếu. trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ có thể được bổ sung và tăng dần thông qua việc huy động vốn góp của tập đoàn hoặc phát hành thêm trái phiếu. + Phát hành chứng chỉ nợ: là một giấy nhận nợ mà CTTC phát hành để vay vốn trên thị trường tiền tệ dùng để giải quyết những nhu cầu về tiền mặt, vốn ngắn hạn cấp thiết. - Vay từ các TCTD trong và ngoài nước: CTTC có thể đi vay từ các NHTM và các trung gian tài chính khác, nhưng không được vay từ NHNN như các NHTM. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 9 - Nhận uỷ thác đầu tư: Các CTTC có thể nhận uỷ thác đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư dài hạn. Nguồn uỷ thác đầu tư bao gồm cả nguồn vốn của TĐKD nếu công ty tài chính đo thuộc TĐKD giao để đầu tư vào những công trình, dự án của tập đoàn và các đơn vị rhành viên. Ngoài ra đối với các CTTC thuộc TĐKD còn một nguồn huy động lớn là vay từ TĐKD. Dựa vào uy tín và lợi thế của mình, các TĐKD đứng ra phát hành trái phiếu để huy động vốn rồi chuyển cho các CTTC vay. Mặt khác khi TĐKD đứng ra phát hành trái phiếu, nó không bị ràng buộc về dự trữ, lãi suất số lượng do NHNN quy định do nó không phải là một TCTD. Hoạt động cho vay: - Căn cứ vào thể thức cho vay, hoạt động cho vay gồm: + Tín dụng ứng trước: Được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) được sử dụng một mức cho vay trong một thời hạn nhất định, + Thấu chi (Tín dụng hạn mức): Là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng được phép sử dụng dư nợ trong một giới hạn và thời hạn nhất định. + Chiết khấu thương phiếu: Người cung cấp hàng hoá, dịch vụ lập ra các thương phiếu thể hiện số hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp và chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu cho CTTC để được thanh toán trước hạn số tiền bằng mệnh giá thương phiếu trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí, CTTC chịu trách nhiệm thu tiền ở nguời mua hàng khi đến hạn. - Căn cứ vào đối tượng cho vay, hoạt động này bao gồm: + Cho vay để kinh doanh: là hình thức cho vay theo các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp... + Cho người tiêu dùng vay để mua vật dụng như: xe hơi, các sản phẩm lâu bền ( mua nhà, mua thẻ tín dụng...) + Cho các TCTD vay. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa ngân hàng - tài chính Nguyễn Thị Ngọc Diệp Tài chính doanh nghiệp 44C 10 Đối với các CTTC thuộc TĐKD còn cho TĐKD và các công ty thành viên vay. - Căn cứ vào thời gian vay: Vay ngắn hạn (dưới 1 năm), vay trung hạn ( từ 1 đến 5 năm), Vay dài hạn (trên 5 năm). Hoạt động đầu tư - Hùn vốn, liên doanh hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp thành viên bằng vốn tự có nhưng tổng số hùn vốn nói trên không quá 30% vốn tự có của công ty tài chính. - Đầu tư chứng khoán: Đây là nguồn lợi quan trọng thứ hai sau cho vay, giúp CTTC nâng cao khả năng thanh toán, bảo tồn ngân quĩ, đồng thời đa dạng hoá các hoạt động đầu tư nhằm phân tán rủi ro và tăng hiệu quả kinh doanh. - Các hoạt động đầu tư khác: Ngoài hai hình thức đầu tư chính trên CTTC còn thực hiện các hoạt động khác như bao thanh toán, tài trợ hay đồng tài trợ cho các dự án... Các dịch vụ tài chính tiền tệ khác liên quan - Các dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu. - Tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành, lưu giữ , bảo quản chứng khoán, nhận lãi chứng khoán hộ khách hàng... - Cho thuê tài sản: gồm thuê tài chính, thuê tiêu dùng, thuê doanh nghiệp, thuê hoạt động. - Các dịch vụ kinh doanh ngoại hối mua và bán ngoại tệ trực tiếp với khách hàng, đầu tư tài chính trên thị trường tài chính quốc tế... - Các dịch vụ tài chính như cầm cố các loại hàng hoá, vật tư, ngoại tệ các giấy tờ có giá; kinh doanh vàng bạc, đá quí; chuyển nhượng chứng khoán. - Các dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn tiền tệ và quản lý tài sản khác theo yêu cầu của các công ty thành viên.
Luận văn liên quan