Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Techcombank

Tình hình kinh teá khoù khaên trong 6 thaùng ñaàu naêm 2008 cuøng vôùi xu höôùng hoäi nhaäp kinh teá quoác teá ñang tieán gaàn ñaõ gaây aùp löïc lôùn ñoái vôùi caùc ngaân haøng trong nöôùc veà khaû naêng toàn taïi vaø caïnh tranh ñeå vöõng böôùc. Ñeå taïo döïng cho mình moät “söùc khoûe” ñuû maïnh, thôøi gian qua caùc NHTM trong nöôùc khoâng ngöøng caûi tieán, naâng cao chaát löôïng quaûn trò hoïat ñoäng ngaân haøng. Huy ñoäng voán - moät trong nhöõng hoïat ñoäng giöõ vai troø troïng taâmcuûa ngaân haøng - ñang trôû thaønh hoïat ñoäng noùng, ñöôïc caùc ngaân haøng quan taâm nhieàu nhaát trong tình traïng khan hieám voán hieän nay. Thoâng qua vieäc öùng duïng vaø phaùt trieån coâng ngheä thoâng tin, töøng böôùc hieän ñaïi hoùa ngaân haøng, caùc saûn phaåm huy ñoäng ngaøy caøng phong phuù, ña daïng, mang tính chaát “ñoät phaù- chieán löôïc’, thoõa maõn nhu caàu ngaøy caøng cao vaø tinh teá cuûa khaùch haøng. Techcombank- moät trong nhöõng ngaân haøng coå phaàn haøng ñaàu Vieät Nam- ñaõ vaø ñang töï khẳng định mình, tieáp tuïc phaùt huy lôïi theá cuûa moät thöông hieäu maïnh baèng vieäc cho ra ñôøi nhöõng saûn phaåm huy ñoäng hieän ñaïi, mang tính caïnh tranh cao. Xuaát phaùt töø nhaän ñònh treân, toâi choïn nghieân cöùu ñeà taøi “Giaûi phaùp naâng cao hieäu quaû huy ñoäng voán taïi Techcombank”.

pdf83 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 1. Lyù do choïn ñeà taøi Tình hình kinh teá khoù khaên trong 6 thaùng ñaàu naêm 2008 cuøng vôùi xu höôùng hoäi nhaäp kinh teá quoác teá ñang tieán gaàn ñaõ gaây aùp löïc lôùn ñoái vôùi caùc ngaân haøng trong nöôùc veà khaû naêng toàn taïi vaø caïnh tranh ñeå vöõng böôùc. Ñeå taïo döïng cho mình moät “söùc khoûe” ñuû maïnh, thôøi gian qua caùc NHTM trong nöôùc khoâng ngöøng caûi tieán, naâng cao chaát löôïng quaûn trò hoïat ñoäng ngaân haøng. Huy ñoäng voán - moät trong nhöõng hoïat ñoäng giöõ vai troø troïng taâm cuûa ngaân haøng - ñang trôû thaønh hoïat ñoäng noùng, ñöôïc caùc ngaân haøng quan taâm nhieàu nhaát trong tình traïng khan hieám voán hieän nay. Thoâng qua vieäc öùng duïng vaø phaùt trieån coâng ngheä thoâng tin, töøng böôùc hieän ñaïi hoùa ngaân haøng, caùc saûn phaåm huy ñoäng ngaøy caøng phong phuù, ña daïng, mang tính chaát “ñoät phaù- chieán löôïc’, thoõa maõn nhu caàu ngaøy caøng cao vaø tinh teá cuûa khaùch haøng. Techcombank- moät trong nhöõng ngaân haøng coå phaàn haøng ñaàu Vieät Nam- ñaõ vaø ñang töï khẳng định mình, tieáp tuïc phaùt huy lôïi theá cuûa moät thöông hieäu maïnh baèng vieäc cho ra ñôøi nhöõng saûn phaåm huy ñoäng hieän ñaïi, mang tính caïnh tranh cao. Xuaát phaùt töø nhaän ñònh treân, toâi choïn nghieân cöùu ñeà taøi “Giaûi phaùp naâng cao hieäu quaû huy ñoäng voán taïi Techcombank”. 2. Muïc tieâu nghieân cöùu ñeà taøi Töø nhöõng vaán ñeà nghieân cöùu trong lyù thuyeát, phaân tích thöïc traïng huy ñoäng voán taïi Techcombank (treân khía caïnh tieàn göæ cuûa khaùch haøng ñeå cho vay), qua ñoù ñeà ra caùc giaûi phaùp nhaèm taêng cöôøng huy ñoäng voán hieäu quaû nhaát taïi Techcombank. 2 3. Ñoái töôïng vaø phaïm vi nghieân cöùu Nhöõng vaán ñeà cô baûn veà huy ñoäng voán cuûa caùc NHTM. Ñaùnh giaù thöïc traïng huy ñoäng voán taïi Techcombank ( treân khía caïnh tieàn göûi cuûa khaùch haøng ñeå cho vay) trong 4 naêm : năm 2005-6 thaùng ñaàu naêm 2008 qua caùc khía caïnh qui moâ vaø cô caáu huy ñoäng voán; phaân tích nguoàn voán huy ñoäng . Töø ñoù tìm ra nhöõng öu ñieåm, haïn cheá vaø nguyeân nhaân cuûa nhöõng toàn taïi trong vieäc huy ñoäng voán taïi Techcombank. 4. YÙ nghóa khoa hoïc vaø thöïc tieãn cuûa ñeà taøi nghieân cöùu Heä thoáng hoùa caùc phöông phaùp huy ñoäng voán taïi ngaân haøng. Phaân tích thöïc traïnh huy ñoäng voán taïi Techcombank, tìm ra nhöôïc ñieåm caàn khaéc phuïc Ñeà xuaát caùc giaûi phaùp taêng cöôøng huy ñoäng voán moät caùch hieäu quaû vôùi chi phí thaáp nhaát. 5. Boá cuïc cuûa luaän vaên Noäi dung khoùa luaän nhö sau Phaàn môû ñaàu. Chöông 1: Cô sôû lyù luaän chung veà huy ñoäng voán trong ngaân haøng. Chöông 2: Thöïc traïng tình hình huy ñoäng voán taïi techcombank . Chöông 3: Giaûi phaùp naâng cao hieäu quaû huy ñoäng voán taïi techcombank. Keát luaän. Do coù haïn cheá nhaät ñònh veà thoâng tin cuõng nhö veà kieán thöùc, khoùa luaän chaéc chaén seõ coù thieáu soùt. Kính mong nhaän ñöôïc nhieàu yù kieán ñoùng goùp cuûa Quyù thaày coâ, baïn beø vaø ñoäc giaû ñeå noäi dung khoùa luaän ñöôïc hoøan chænh hôn. Traân troïng kính chaøo ! 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG NGÂN HÀNG 1.1 .Nghiệp vụ huy động vốn 1.1.1 Khái niệm huy động vốn 1.1.1.1 Khái niệm Nguồn vốn huy động của ngân hàng gồm các khoản như nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm); phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; vay vốn ngắn hạn của NHNN. 1.1.1.2 Ý nghĩa huy động vốn Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Đối với NHTM, huy động vốn là cơ sở để ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Các khoản tài trợ từ bên ngoài là nguồn vốn chủ yếu đối với hầu hết các NHTM. Mặt khác thông qua nghiệp vụ này, các ngân hàng có thể đo lường sự tín nhiệm, uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng. Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ được sinh lợi. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi, giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng khác như dịch vụ thanh toán, tín dụng… 4 Đối với nền kinh tế, nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội để tiếp cận nguồn vốn; từ đó thúc đẩy đầu tư sản xuất tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. 1. 2. Các loại nguồn vốn NH huy động 1.2.1 Nhóm các nguồn vốn truyền thống 1.2.1.1 Các tài khoản giao dịch Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác (còn gọi là Tài khoản tiền gửi giao dịch, thanh toán). Gồm các đặc điểm sau: Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào. Ngân hàng sử dụng nguồn này để kinh doanh thì rất rủi ro, do đó phải dự trữ nhiều hơn so với các loại tiền gửi khác. Do mục đích của khách hàng không phải để hưởng lợi tức mà để sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. Do đó, ngân hàng thường trả khách hàng với lãi suất rất thấp. Người sở hữu chủ yếu đối với các khoản tiền gửi không kỳ hạn thường là các doanh nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu chi trả thường xuyên và thuộc về vốn lưu động của doanh nghiệp. Các cá nhân và các hộ gia đình thường chiếm phần ít hơn trong trong tổng tiền gửi không kỳ hạn trên bảng cân đối của các ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn huy động với chi phí thấp nhất và tăng thu phí dịch vụ cho các NHTM, giúp ngân hàng duy trì các nhu cầu giao dịch. Mặt khác, việc thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng còn tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội, thực hiện văn minh và giảm thiểu rủi ro trong thanh toán. Các NHTM cũng phải thường xuyên đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ và giá cả dịch vụ để hấp dẫn khách hàng. Tài khoản vãng lai: đối với tài khoản thanh toán, chủ tài khoản được quyền ra lệnh cho ngân hàng chi trả trong phạm vi số tiền đã gởi vào. Còn đối với tài khoản vãng lai, thường áp dụng đối với những khách hàng có uy tín, ngân hàng có thể cho thấu chi 5 (overdraft) đến hạn mức phù hợp với thu nhập bình quân của chủ tài khoản nhằm đảm bảo khả năng trả nợ. Các công ty tài chính, các tổ chức phi ngân hàng không được mở tài khoản vãng lai cho khách hàng. Tài khoản vãng lai dựa trên hợp dồng tài khoản vãng lai, trong đó hai bên thoã thuận về hạn mức cho vay, thời hạn, lãi suất, các hình thức đảm bảo như tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba…Các tranh chấp phát sinh được xử lý theo tố tụng thương mại. Tài khoản vãng lai thuộc loại lưỡng tính, có thể DƯ NỢ hoặc DƯ CÓ tại một thời điểm nhất định. DƯ NỢ khi rút ra nhiều hơn gửi vào, và DƯ CÓ thì ngược lại. 1.2.1.2 Các tài khoản tiết kiệm Thông thường đây là những loại tiền gởi định kỳ như tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. Khách hàng chỉ được rút tiền ra theo một kỳ hạn được quy định trứơc. Khách hàng gửi tiền sẽ đuợc cấp một sổ tiền gửi (cá nhân) hoặc một hợp đồng tiền gửi (doanh nghiệp), nhận lãi định kỳ hoặc khi đáo hạn và nhận gốc khi đáo hạn. Ngoài ra không được tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. Điều mà khách hàng khi sử dụng loại hình này trước hết là lợi tức được hưởng. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn khác nhau sẽ được hưởng lãi suất khác nhau theo nguyên tắc thời gian gửi càng dài, lãi suất sẽ càng lớn. Việc đáp ứng nhu cầu rút tiền cũng được thiết kế theo những kỹ thuật khác nhau tùy theo chiến lược kinh doanh của các NHTM. Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn khá ổn định, cho phép ngân hàng chủ động trong việc đầu tư chúng vào các kế hoạch sinh lời, ít gây sức ép rút tiền đối với ngân hàng. Nhưng tiền lãi mà NHTM phải trả tính trên tiền tiết kiệm thường cao hơn và đa phần là những khoản nhỏ, phân tán. 1.2.2 Nhóm các nguồn vốn khác 1.2.2.1 Vay mượn từ thị trường tiền tệ 6 Các ngân hàng có thể vay và cho vay lẩn nhau thông qua thông qua thị trường liên ngân hàng (Interbank Market): trường hợp này xảy ra khi lượng tiền gửi của NHTM tại NHNN thấp không đủ đáp ứng cho nhu cầu chi trả. Thông qua sự tổ chức của NHNN, ngân hàng này sẽ vay ngân hàng khác có lượng tiền gửi dư thừa tại NHNN. Vì khoản cho vay là một bộ phận của tiền gửi thanh toán nên thời gian vay thường chỉ là một ngày “vay qua đêm”. Ngoài ra, các ngân hàng có thể vay trực tiếp lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng. Vay ngân hàng Nhà Nước: NHNN sẽ cho vay các NHTM thông qua nghiệp vụ chiết khấu (discount) và tái chiết khấu (rediscount) thương phiếu và các giấy tờ có giá hoặc cho vay lại theo hồ sơ tín dụng mà NHTM xuất trình Phát hành giấy tờ có giá để thu hút tiền nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế. Giấy tờ có giá là giấy tờ chứng nhận của ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa ngân hàng và khách hàng. Nếu căn cứ theo thời hạn, giấy tờ có giá được chia thành hai loại: - Giấy tờ có giá ngắn hạn: là loại có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm các loại kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Bản chất là một khoản tiền gửi có kỳ hạn, thường có mệnh giá lớn khi phát hành, lãi suất theo thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng hoặc lãi suất cố định. - Giấy tờ có giá dài hạn: là loại có thời hạn từ 12 tháng trở lên, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác. Giấy tờ có giá dài hạn là khoản nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường tài chính, chúng được xem là công cụ của thị trường vốn, lãi suất của giấy tờ có giá thường khá cao, một số loại trong số đó có cả đặc tính được phép chuyển đổi thành cổ phiếu. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM được thực hiện tập trung theo từng đợt, phục vụ nhu cầu vốn theo mục tiêu của ngân hàng, ổn định hơn so với nguồn vốn huy động dưới các hình thức tiền gửi, đồng thời tạo thêm các công cụ 7 tài chính trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Tuy nhiên, công cụ huy động vốn này thường có lãi suất và chi phí phát hành cao, phát hành theo kế hoạch và không thường xuyên. 1.2.2.2 Phát triển các tài khoản hỗn hợp Là một dạng tài khoản tiền gửi hoặc phi tiền gửi cho phép kết hợp thực hiện các dịch vụ thanh toán, tiết kiệm, môi giới đầu tư, tín dụng. Chủ tài khoản sẽ uỷ thác dịch vụ trọn gói cho chuyên viên quản lý tài khoản dịch vụ tại ngân hàng. Những đặc điểm thu hút khách hàng của loại tài khoản này là tốc độ cùng với những tiện ích dịch vụ mà khách hàng được hưởng. 1.2.2.3 Vay ngắn hạn qua hợp đồng mua lại (Repurchase agreement –RP) Là hợp đồng được ký kết giữa ngân hàng với khách hàng (có tài khoản tại ngân hàng). Đó là thoả thuận tạm thời chứng khoán chất lượng với tính thanh khoản cao (cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu Chính phủ sắp đến hạn thanh toán...) kèm theo thoã thuận sẽ mua lại các chứng khoán này tại một thời điểm trong tương lai với mức giá xác định trong hợp đồng. Giao dịch này thuộc loại qua đêm hoặc đến vài tháng tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn của ngân hàng và khả năng vốn của chủ thể mua chứng khoán. Như vậy, ngân hàng có thể thoã mãn nhu cầu vốn mà không phải bán vĩnh viễn các chứng khoán chất lượng của mình. Chi phí trả = Số tiền vay *lãi suất hiện hành của RP* Số ngày vay theo hợp đồng lãi theo RP Thông thường lãi suất trong hợp đồng mua lại rất thấp so với lãi suất huy động vốn của ngân hàng. 1.2.2.4 Vốn chiếm dụng Ngân hàng sử dụng các loại tiền gửi nghĩa vụ của khách hàng trong quá trình tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt (các khoản tiền khách hàng kỳ quỹ để bảo chi séc, mở thư tín dụng, bảo lãnh ngân hàng…) để tạm thời đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng. 8 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô nguồn vốn ngân hàng Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTM, mỗi loại nguồn vốn lại chịu ảnh hưởng khác nhau bởi các nhân tố đó. Do vậy, NHTM cần phải nghiên cứu đặc điểm của từng nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng để có những biện pháp huy động phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tương ứng của ngân hàng. 1.3.1 Nhân tố chủ quan 1.3.1.1 Lãi suất cạnh tranh Lãi suất là một trong những biến số chủ chốt, cơ bản mà ngân hàng có thể tác động vào thị trường vốn, tác động vào các đối tượng khách hàng gửi tiền khác nhau đặc biệt trong cơ chế thả nổi lãi suất như hiện nay. Định giá nguồn vốn huy động tiền gửi là một việc làm quan trọng và khá phức tạp đối với các nhà quản trị ngân hàng. Nếu ngân hàng phải trả một mức lãi suất lớn để thu hút và duy trì sự ổn định lượng tiền gửi của khách hàng thì phải chịu áp lực về việc gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, truớc sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Các ngân hàng cạnh tranh với nhau để thu hút nguồn vốn tiền gửi không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm, với các công cụ của thị trường vốn (trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu). Hiện nay, Chính phủ hầu hết các nước đã loại bỏ lãi suất trần đối với các NHTM. Lúc này, việc xây dựng mức lãi suất cạnh tranh càng trở nên thiết yếu; nghĩa là mỗi dịch vụ liên quan đến tiền gửi thường được định giá sao cho khoản thu đủ bù đắp tất cả các phần lớn chi phí cho việc cung cấp dịch vụ đó. 1.3.1.2 Các yếu tố chủ quan khác Tính chất sở hữu của ngân hàng: yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình quản lí, cơ chế quản l í và chiến lược kinh doanh của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tạo lập và quản lí các nguồn vốn. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, tác động của yếu tố này là khá rõ nét. 9 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: NHTM cần phải xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng mình nhằm định vị được chỗ đứng hiện tại của ngân hàng, đồng thời có những dự đoán sự thay đổi của môi trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, trong đó chiến lược phát triển quy mô và chất lượng nguồn vốn là một bộ phận quan trọng. Quy mô vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu được coi là đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản của NHTM. Để đảm bảo mức độ an toàn tối thiểu, cần có quy định giới hạn giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động nhằm tạo một khoảng cách an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Trong mối tương quan giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động, nếu chênh lệch đó càng lớn thì hệ số an toàn của ngân hàng sẽ càng thấp. Cơ sở vật chất kỹ thuật: một NHTM có trụ sở kiên cố, bề thế, mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch thuận lợi cùng các trang thiết bị và công nghệ hiện đại… sẽ là một trong những yếu tố tạo uy tín cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Thương hiệu: đó chính là uy tín của ngân hàng được tạo dựng qua nhiều năm, có đội ngũ lãnh đạo và nhân viên chuyên nghiệp, năng động, nhiệt tình, sáng tạo, thương hiệu của ngân hàng được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng thì việc huy động vốn sẽ rất thuận lợi. Chiến lược cạnh tranh khách hàng: mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được phép huy động vốn trên thị trường sẽ làm cho thị phần của các ngân hàng giảm đi. Do vậy, các NHTM muốn thu hút được vốn cần phải tăng cường các giải pháp và chính sách linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng về chất lượng, chủng loại dịch vụ ngân hàng, kích thích nhu cầu của khách hàng để đạt mức sử dụng sản phẩm của ngân hàng cao nhất. Cần phải xác định rằng ngay khi ngân hàng tạo ra được một sản phẩm được xã hội ưa chuộng thì trong thời gian ngắn gần như lập tức, các ngân hàng khác cũng có thể tạo ra sản phẩm đó để cạnh tranh. 10 1.3.2 Nhân tố khách quan Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền. Lạm phát tác động tiêu cực đến việc huy động vốn của ngân hàng. Nó làm xói mòn giá trị sức mua lên mỗi đơn vị tiền tệ. Ngân hàng chỉ có thể khắc phục tác động này bằng cách duy trì một mức lãi suất thực dương hoặc bảo đảm bằng một giá trị hiện vật (chẳng hạn như tiền gửi tiết kiệm được bảo đảm bằng vàng) Sự ổn định về chính trị có tác động rất lớn vào tâm lí và niềm tin của người gửi tiền. Nền chính trị quốc gia ổn định, người dân sẽ tin tưởng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn, ngân hàng sẽ là cầu nối hữu hiệu giữa tiết kiệm và đầu tư. Môi trường kinh tế được hiểu là các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát… có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tiền gửi tại các NHTM. Môi trường kinh tế ổn định thì nguồn tiền gửi tại các ngân hàng sẽ được tăng cao. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế không ổn định, nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội sẽ được chuyển thành các dạng đầu tư khác có giá trị ổn định và bền vững hơn như: vàng, nhà đất,… Sự thay đổi trong chính sách tài chính, tiền tệ và các quy định của Chính phủ, của NHNN cũng gây ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn vốn của các NHTM. Chính phủ Việt Nam đang được đánh giá là sử dụng các công cụ quản lý tài chính, tiền tệ ngày càng có hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình tiền tệ hóa nền kinh tế và gia tăng lượng tiền gửi của dân chúng vào hệ thống ngân hàng. Môi trường văn hóa là các yếu tố quyết định đến các tập quán sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền của người dân. Tùy theo đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia, người dân có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức giữ tiền ở nhà, gửi vào ngân hàng hay đầu tư vào các lĩnh vực khác. Ở các nước phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ ngân hàng đã khá quen thuộc, nhưng ở những nước đang phát triển như Việt Nam, người dân có thói quen giữ tiền hoặc tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh … làm cho lượng vốn được thu hút vào ngân hàng còn hạn chế. 11 Môi trường dân cư thể hiện qua các số liệu như số lượng dân cư, phân bố địa lí , mật độ dân số, độ tuổi trung bình,…là các yếu tố rất đáng quan tâm đối với các NHTM nhằm xác định cơ cấu nhu cầu ở từng thời kỳ và dự đoán biến động trong tương lai. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng và các dịch vụ như máy rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng, hệ thống thanh toán điện tử,… ngày càng tiện lợi, hoàn hảo sẽ giúp cho người gửi tiền, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổ biến hơn, qua đó cung cấp một lượng vốn đáng kể cho ngân hàng. Trên cơ sở phân tích các yếu tố trên, ngân hàng lượng định quy mô các khoản tiền gửi và biến dạng của chúng để đề ra các chính sách sử dụng vốn hợp lý. 1.4 Phân tích và kiểm soát chi phí huy động vốn 1.4.1 Phân tích nguồn vốn huy động Huy động vốn của NHTM là hoạt động thu hút tiền gửi và tiền vay trên thị trường 1 (thị trường các TCKT, TCKT-XH và cá nhân) và thị trường 2 (thị trường các TCTD) dưới các hình thức tiền gửi giao dịch, tiền gửi kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá… Trong nguồn vốn huy động đó có một số thành phần không ổn định, khả năng giao dịch cao và tỷ lệ lãi suất thấp; một số khác hạn chế khả năng phát hành séc, ổn định hơn và lãi suất cao hơn; nguồn vốn có kỳ hạn dài và xác định trước phải trả lãi suất cao nhất. Trên thực tế, khách hàng luôn có những phản ứng khác nhau với sự thay đổi của lãi suất và chất lượng dịch vụ do ngân hàng cùng cấp. 1.4.1.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của NHTM Một trong những nguyên tắc cơ bản khi tiến hành phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn huy động là phải sắp xếp, phân loại tài sản Nợ và tài sản Có của ngân hàng thành các mục lớn sau: 12 BÁO CÁO CÂN ĐỐI KẾ TÓAN STT CHỈ TIÊU NAM NAY NAM TRUOC A TÀI SẢN CÓ I Tiền mặt,chứng từ có giá trị, kim loại quý, đá quý II Tien gui tai NHNN III Tiền gử
Luận văn liên quan