Giới thiệu chỉ thị hòa để tiến của ban thường vụ Trung Ương Đảng

Hơn 65 năm đã trôi qua, thế lực của nước ta đã khác hẳn, cục diện thế giới và khu vực cũng có nhiều chuyển biến sâu sắc, nhưng những bài học về ngoại giao trong những năm 1945 – 1946 vẫn còn nguyên giá trị. Trong đó đỉnh cao là bản tạm ước ngày 14/9/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp M.Moutet ký bản Tạm ước: Hòa để tiến tại Paris, cùng hàng loạt các hoạt động ngoại giao đầy sáng tạo và khôn khéo của Đảng ta sau Cách mạng tháng Tám thành công. Tất cả những hoạt động ngoại giao đó đều nằm trong chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, được đưa ra thông qua chỉ thị “Hòa để tiến”, nhằm nhắc nhở nhân dân ta sẵn sàng đối phó với những hành vi xâm phạm hiệp định Sơ bộ mới kí ngày 6/3/1946, hòa hoãn Tưởng ở miền Bắc để đánh Pháp ở miền Nam, hạn chế sự phá hoại của Tưởng và tay sai từ tháng 9/1945 đến 6/3/1945, hoà với Pháp để đuổi Tưởng, tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng để sẵn sàng cho cuộc kháng chiến toàn quốc từ 6/3/1946 đến tháng12/1946. Như vậy, cách mạng tháng tám thành công nhưng nước ta chưa hoàn toàn được độc lập, Đảng và nhân dân ta vẫn phải cố gắng tăng gia sản xuất, động viên toàn lực chiến đấu, tất cả thực hiện theo chỉ thị hòa để tiến của Đảng cộng sản Việt Nam.

doc8 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu chỉ thị hòa để tiến của ban thường vụ Trung Ương Đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Hơn 65 năm đã trôi qua, thế lực của nước ta đã khác hẳn, cục diện thế giới và khu vực cũng có nhiều chuyển biến sâu sắc, nhưng những bài học về ngoại giao trong những năm 1945 – 1946 vẫn còn nguyên giá trị. Trong đó đỉnh cao là bản tạm ước ngày 14/9/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp M.Moutet ký bản Tạm ước: Hòa để tiến tại Paris, cùng hàng loạt các hoạt động ngoại giao đầy sáng tạo và khôn khéo của Đảng ta sau Cách mạng tháng Tám thành công. Tất cả những hoạt động ngoại giao đó đều nằm trong chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, được đưa ra thông qua chỉ thị “Hòa để tiến”, nhằm nhắc nhở nhân dân ta sẵn sàng đối phó với những hành vi xâm phạm hiệp định Sơ bộ mới kí ngày 6/3/1946, hòa hoãn Tưởng ở miền Bắc để đánh Pháp ở miền Nam, hạn chế sự phá hoại của Tưởng và tay sai từ tháng 9/1945 đến 6/3/1945, hoà với Pháp để đuổi Tưởng, tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng để sẵn sàng cho cuộc kháng chiến toàn quốc từ 6/3/1946 đến tháng12/1946. Như vậy, cách mạng tháng tám thành công nhưng nước ta chưa hoàn toàn được độc lập, Đảng và nhân dân ta vẫn phải cố gắng tăng gia sản xuất, động viên toàn lực chiến đấu, tất cả thực hiện theo chỉ thị hòa để tiến của Đảng cộng sản Việt Nam. PHẦN NỘI DUNG 1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời Chỉ thị Hòa để tiến 1.1 Bối cảnh trong nước: Cách mạng tháng 8 thành công đã dẫn tới việc ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính quyền non trẻ vừa mới thành lập đã phải đương đầu với ba loại giặc cùng 1 lúc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Chiến tranh ở Đông Dương cũng với sự tệ hại của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam là những nguyên nhân chính gây ra nạn đói năm 1945 – một trong những thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc, với hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Trong khi đó, thực dân Pháp thực hiện chính sách kìm hãm và nô dịch nhân dân ta về văn hóa gây tâm lí tự ti vong bản, giam hãm và đầu độc nhân dân ta trong bề dày tăm tối, làm cho nhân dân ta trở nên ngu dốt để dễ bề cai trị. Hậu quả là hơn 95% dân ta mù chữ. Loại giặc thứ ba bao gồm cả thù trong, giặc ngoài: tàn quân nước Nhật bại trận còn đọng lại không ít ở nước ta. Ở phía Bắc,  20 vạn quân đội Tưởng Giới Thạch tràn vào dưới chiêu bài giải giáp quân đội Nhật với mưu toan "diệt Cộng, cầm Hồ". Ở phía Nam, quân đội Pháp núp sau lưng quân đội Anh-Ấn gầm ghè khai chiến hòng cướp nước ta một lần nữa. Ngoài ra, nước ta còn đứng trước rất nhiều thách thức nghiêm trọng trong nền kinh tế như ruộng đất bị bỏ hoang, công nghiệp đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ. Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ có 1,2 triệu đồng trong đó quá nửa là tiền rách. Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp. Quân Tưởng tung tiền quốc tệ và quan kim gây rối loạn thị trường nhân đó, ngoại xâm và nội phản nhăm nhe đe dọa nền độc lập của đất nước. 1.2 Bối cảnh thế giới: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, tình hình thế giới biến đổi căn bản : hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời , phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Đặc biệt là việc hình thành 2 khối thù nghịch: khối cộng sản đứng đầu là Liên Xô và khối tư bản đứng đầu là Hoa Kì. Tuy chiến tranh thế giới đã qua nhưng thế giới vẫn tiếp tục đi vào cuộc chiến tranh mới giữa 2 khối, người ta gọi đó là cuộc “chiến tranh lạnh”. Thế giới chia làm 2 phe rõ rệt. trong gia đoạn này, phía cộng sản thường chủ động tấn công, trong lúc phía thế giới tự do vẫn lâm vào thế phòng ngự, đối phó. Tuy vậy, trong nội bộ mỗi phe cũng không phải là thuần nhất. sự tranh giành ảnh hưởng cộng với nhiều nguyên nhân đã khiến cho hàng ngũ những nước đối đầu với khối cộng sản nhất trí và không thể nhất trí trong những chính sách đường lối đối đầu với kẻ thù. Trên cơ sở phân tích âm mưu thủ đoạn của các kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam, Đảng ta xác định: Quân Tưởng tìm mọi cách để tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng,song kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy, Đảng và Chính phủ ta thực hiện sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc để tập trung chống Pháp ở miền Nam. Chúng ta đã nhường cho Tưởng một số quyền lợi: cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng trong khi đồng bào ta đang chịu đói, mở rộng Quốc hội thêm ghế cho Việt quốc, Việt cách không qua bầu cử, đưa một số đại diện của đảng đối lập này làm thành viên của Chính phủ liên hiệp do chủ tịch Hồ Chi Minh đứng đầu. Đầu năm 1946, các nước đế quốc dàn xếp, mua bán quyền lợi với nhau để cho thực dân Pháp đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay quân đội Tưởng. Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được ký kết ở Trùng Khánh. Theo đó, Pháp nhượng một số quyền lợi kinh tế cho Tưởng trên đất Trung hoa để Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam. Tưởng nhân nhượng với Pháp để rút quân về nước đối phó với quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Trước tình hình đó đã đặt nước ta trước sự lựa chọn nên đánh hay hòa. Phân tích tình thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định chọn biện pháp hòa hoãn, dàn xếp với Pháp. Ngày 9-3-1946, Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Hoà để tiến” nhằm phân tích chủ trương hòa hoãn với Pháp. 2 Nội dung Chỉ thị 2.1. Mục đích hòa hoãn với Pháp: - Tránh tình thế bất lợi: phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động (thực dân Pháp, Tàu trắng, bọn phản cách mạng trong nước), chúng sẽ đúc thành một khối và được bọn đế quốc Anh, Mỹ giúp sức để đánh ta trong khi các lực lượng hoà bình, tự do và tiến bộ trên thế giới (như Liên Xô, phong trào cộng sản ở Tàu và Pháp, cách mạng thuộc địa) chưa thể trực tiếp giúp ta được. - Bảo toàn thực lực dành lấy giây phút nghỉ ngơi và củng cố vị trí mới đã chiếm được, chấn chỉnh đội ngũ cách mạng, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong trào. Tóm lại để chuẩn bị đầy đủ, nhằm cơ hội tốt tiến lên giai đoạn cách mạng mới. Chọn giải pháp thương lượng với Pháp, Đảng ta nhằm mục đích: buộc quân Tưởng rút ngay về nước, tránh tình trạng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù, bảo toàn thực lực, tranh thủ thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi. Lập trường của ta trong cuộc đàm phán với Pháp được Ban Thường vụ Trung ương xác định là: độc lập nhưng liên minh với Pháp. Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của ta: chính phủ, quân đội, nghị viện, tài chính, ngoại giao và sự thống nhất quốc gia của ta. Đảng ta đã nhấn mạnh, trong khi mở cuộc đàm phán ta phải "không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn phải hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần 2.2 . Chuyển hướng mới về chiến thuật Sau bản Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp, muốn hoàn toàn giải phóng cho Tổ quốc phải chống chủ nghĩa thực dân. Song lúc này chính thực dân Pháp đã bỏ tham vọng đô hộ ta như trước và nhận nguyên tắc tự chủ và thống nhất dân tộc của ta. Kẻ thù cụ thể trước mắt ta lúc này là bọn phản động Pháp (La Réaction Franỗaise) nghĩa là bộ phận đế quốc phát xít Pháp còn sót lại. Bọn này ở Pháp đang dùng nhiều cách ngǎn cản phong trào tân dân chủ Pháp và liên lạc với phe phản động Anh, Mỹ bao vây Liên Xô và ở Đông Dương chúng định đặt lại ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc Pháp lên cổ dân tộc ta như cũ, phá sự thống nhất dân tộc của ta và ngǎn cản cuộc tranh đấu của ta giành hoàn toàn độc lập. Bởi vậy những vấn đề cấp thiết đặt ra lúc này là: - Đổi tên Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược thành Mặt trận dân tộc thống nhất chống phản động và giành độc lập hoàn toàn. - Xem xét lại những khẩu hiệu tuyên truyền cổ động. Những hình thức tổ chức và tranh đấu, đặng kịp thời thay đổi cho hợp với tình hình mới. - Cuộc tranh đấu về quân sự phải chuyển thành cuộc tranh đấu về chính trị, kinh tế và vǎn hoá (đành rằng thực lực quân sự vẫn phải duy trì bồi cấp và việc chuẩn bị quân sự đề phòng mọi bất trắc vẫn phải xúc tiến như thường). 2.3. Nhiệm vụ của ta sau khi kí Hiệp định sơ bộ Chỉ thị hòa để tiến của ban thường vụ trung ương Đảng đã nêu rõ những nhiệm vụ, vạch ra hướng đi đúng đắn để ta đạt được thắng lợi, một chủ trương mới kèm theo những công tác mới. - Khai hội, làm mít tinh, căn cứ vào bản “tình hình và chủ trương” (3/3/1946) mà giải thích cho mặt trận và quần chúng không tổ chức hiểu rõ tại sao giảng hòa với Pháp trong những điều kiện của bản Hiệp định sơ bộ là đúng. - Đề phòng thực dân pháp bội ước hoặc giải thích Hiệp định sơ bộ chệch đi hoặc lợi dụng những chỗ không được chặt chẽ của bản hiệp định ấy mà hành động theo ý muốn. Sau khi đổ bộ và đóng tại các nơi căn cứ rồi, rất có thể bọn thực dân pháp quay ra kiếm chuyện tiến công ta để lật đổ chính quyền nhân dân, cho bọn bù nhìn Việt gian thân pháp lên thay. Bởi vậy, ta vẫn phải tiếp tục những việc chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài, nhưng phải làm kín đáo để tránh mọi sự hiểu lầm giữa ta và pháp. Ta cần giữ thái độ bình tĩnh và nhã nhặn đối với lính pháp, tổ chức những ủy ban liên lạc giữ việc giao thiệp, song song với đó phải vận động lính pháp và quần chúng địa phương nhằm kéo lính pháp về ảnh hưởng của mình, mặt khác nhằm bao vây quân đội pháp bằng một vòng vây Việt Minh mạnh mẽ. - Đối với Tàu cho khéo, tránh để Tàu có cảm giác quyền lợi của mình ở Đông Dương bị ảnh hưởng. - Chống lại những hành động của các đảng phái phản động nhằm ly gián ta, hòng phá hiệp định việt-pháp. Muốn làm tròn những nhiệm vụ trên, phải lợi dụng triệt để lúc giảng hòa với pháp mà nối lại các dây liên lạc ở cả Bắc, Trung, Nam và các Đảng (Việt, Miên, Lào) cho chặt chẽ, đào tạo cán bộ, phát triển cơ sở, củng cố phong trào, cụ thể: Bài trừ mọi chủ trương hành động khiêu khích, chia rẽ ta với Tàu, ta với pháp, làm khó dễ cho chính phủ, phá công cuộc ngoại giao giữa ta và Tàu, Pháp, phá chính sách của đoàn thể. Bài trừ xu hướng bi quan cho rằng hiệp định này chỉ là một thủ đoạn tạm thời hòa hoãn chứ chẳng có kết quả gì và ta ký với pháp là vì không đủ điều kiện đánh nên phải hàng pháp… Chú ý công tác đào tạo cán bộ chính trị và quân sự để lãnh đạo phong trào mới và điều khiển đạo quân một vạn do ta mộ như “phụ khoản “của hiệp định đã nói. Phát triển và kiện toàn các tổ chức của Đảng Tuyên truyền và xây dựng cơ sở đảng trong đám người Tây ở Đông Dương, mật thiết lien lạc với các phần tử hay đoàn thể cấp tiến Pháp. Mở rộng sự hoạt động của “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương” để thu hút dông quần chúng về ảnh hưởng Đảng và xúc tiến việc tranh đấu chống “chủ nghĩa Các Mác cải lương” hay “chủ nghĩa cộng sản thuộc địa” và “chủ nghĩa cơ hội”. Ở Nam Bộ, một mặt chúng ta phải đòi Pháp thi hành ngay hiệp định đình chiến và phải thừa nhận quyền hợp pháp của Việt Minh trong các thành phố ở Nam Bộ mà Pháp đóng, một mặt phải lợi dụng những phút nghỉ ngơi mà bí mật phái cán bộ vào các thành phố do pháp đóng để gây một phong trào mạnh mẽ đòi thống nhất với Trung, Bắc Bộ. Cùng với đó, phải giải thích cho đồng bào Nam Bộ và các chiến sĩ ngoài mặt trận nhận rõ chiến thuật “hòa để tiến” của ta và phục tùng chính phủ do Hồ chủ tịch lãnh đạo. III Đánh giá chung Như vậy, ngay từ khi mới ra đời Nhà nước ta luôn chủ trương lấy việc xây dựng thực lực là căn bản; trong quan hệ quốc tế luôn coi trọng việc xử lý quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng và các dân tộc bị áp bức; nền tảng chung là hợp tác bình đẳng. Đồng thời, Đảng ta đã đề ra nhiều phương châm hành động phù hợp: "thực lực bản thân là quyết định"; "mâu thuẫn giữa các phe là điều cần lợi dụng"; "tránh các trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng"; về phương pháp thì "kết hợp kiên quyết với êm dịu"; "hòa để tiến", nghĩa là tạm thời thỏa hiệp, hòa hoãn để xây dựng thực lực, tiến lên giành thắng lợi mới. Những nhận định, chủ trương, phương châm nói trên đã được thể hiện nhuần nhuyễn trong các hoạt động ngoại giao dồn dập vào năm 1945-1946 và cả trong những năm tháng sau này. Trước hết là chủ trương lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước mưu toan xâm hại lợi ích nước ta để "bớt thù", tập trung sức lực đối phó với đối thủ chủ yếu, khéo léo thể hiện qua việc đẩy quân Tưởng về nước, tập trung sức lực đối phó với thực dân Pháp. Trong Hiệp định sơ bộ 6/3 cũng như Tạm ước 14/9, cái bất biến là ta đòi Pháp phải công nhận nền độc lập và thống nhất của nước nhà. Tuy nhiên, trong tương quan lực lượng lúc bấy giờ ta đã phải thỏa hiệp trong một số vấn đề như thay vì ghi quy định Pháp công nhận nước Việt Nam là "độc lập", Hiệp định mới chỉ ghi công nhận nước Việt Nam "tự do" nhưng thực chất vẫn là độc lập vì có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng; riêng vấn đề thống nhất ba kỳ Trung-Nam-Bắc sẽ được giải quyết qua cuộc trưng cầu dân ý và Pháp sẽ thừa nhận kết quả; phía ta chấp nhận nằm trong Liên hiệp Pháp và quân Pháp thay thế quân Tưởng… Đúng như ta dự đoán, Hiệp định tạm thời chưa ráo mực, thực dân Pháp đã vi phạm thô bạo, song ta vẫn kiên trì thương lượng. Tiếp sau thất bại của các Hội nghị Đà Lạt và Hội nghị Fontainebleau, Hồ Chủ tịch đã ký Tạm ước 14/9 cốt để tạm đẩy lùi nguy cơ xung đột lớn, tranh thủ thêm thời gian xây dựng lực lượng. Tất nhiên những bước đi sách lược như vậy không phải mọi người đều hiểu. Ấy là chưa kể bọn phản động đội lốt "yêu nước" ra sức xuyên tạc, chống phá. Trước tình hình đó, ngày 9/3 Thường vụ TW Đảng đã phải ra chỉ thị "Hòa để tiến" giải thích tình hình và chủ trương của ta. Hồ Chủ tịch căn dặn "Muốn đi cho đúng với thời cuộc, chúng ta nên đặt lý trí lên trên tình cảm". Mặc dầu ta đã nỗ lực đến mức tối đa để vãn hồi hòa bình, song thực dân Pháp vẫn không rời bỏ dã tâm một lần nữa đô hộ đất nước ta. Theo tiếng gọi của Hồ Chủ tịch, toàn dân ta đã đồng tâm hiệp lực đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Cần nói thêm, song song với tuyến đấu tranh trực diện với thực dân Pháp, ta đã nỗ lực hết mình trên các tuyến hỗ trợ. Ngay từ lúc ấy đã hình thành tư tưởng mà ngày nay ta gọi là "đa dạng hóa" theo tinh thần "Nước Việt Nam sẵn sàng làm bạn với mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai", tiến hành hoạt động "ngoại giao nhân dân" và "ngoại giao kinh tế", thực thi chính sách "mở cửa với bên ngoài"… Trong những năm đã qua, thế và lực của nước ta đã khác hẳn trước, cục diện thế giới và khu vực cũng có nhiều chuyển biến sâu sắc, tuy nhiên, những bài học ngoại giao trong các năm 1945-1946 vẫn còn nguyên giá trị trong chặng đường phát triển tiếp theo của cả dân tộc PHẦN KẾT LUẬN Chỉ thị hòa để tiến ngày 9- 3- 1946 là một trong những chỉ thị đã thể hiện được sự sáng suốt, linh hoạt, chủ động trước tình hình mới trong đường lối lãnh đạo của Đảng ta đặt dưới sự chỉ huy của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vĩ đại. Với chỉ thị này ta đã triệt để lợi dụng được mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính ở đây là thực dân Pháp xâm lược, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể. Bên cạnh đó, việc hòa hoãn tạm thời với Pháp giúp chúng ta có thời gian xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân để chuẩn bị cho mục đích cuối cùng và duy nhất của ta chính là làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Như vậy, có thể khẳng định chỉ thị hòa để tiến là một minh chứng hùng hồn: Đảng ta là một Đảng vững mạnh, hoàn toàn có đủ khả năng lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi đến chiến thắng cuối cùng.
Luận văn liên quan