Giới thiệu khái quát Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh

Trên thế giới Bảo Hiểm xã hội (BHXH) đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm. Ngày nay BHXH đã trở thành một công cụ hữu hiệu mang tính nhân văn sâu sắc để giúp con người vượt qua khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống và quá trình lao động như bị ốm đau, chăm sóc y tế thai sản, tai nạn lao động, già cả hoặc bị chết, bằng việc lập các quỹ BHXH từ sự đóng góp các bên tham gia BHXH và nhà nước để trợ cấp cho họ khi gặp các rủi ro trên. Vì thế BHXH ngày càng trở thành nền tảng cho an sinh xã hội của mỗi của mọi quốc gia, của mọi thể chế nhà nước và được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới .Ở nước ta, Đảng và chính phủ luôn xác định chính sách, BHXH là chính sách có tính nhân văn sâu sắc, tầm quan trọng và vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người Đảng và Chính phủ đã luôn quan tâm đến việc hình thành và phát triển chính sách BHXH. BHXH là sự đảm bảo thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết; gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp vào việc sử dụng quỹ BHXH đó để cung cấp tài chính nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động. Như vậy sự xuất hiện của Bảo Hiểm Xã Hội là tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống Bảo Hiểm Xã Hội và sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm cho người lao động. Vì vậy Bảo Hiểm Xã Hội đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người như trong tuyên ngôn nhân quyền của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1948, đã nêu: “ Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng Bảo Hiểm Xã Hội ”. Bảo Hiểm Xã Hội được hình thành theo một hệ thống dọc từ Trung Ương đến các tỉnh, thành phố, quận, huyện. Bắt đầu hoạt động từ tháng 1/10/1995 trên phạm vi cả nước.

doc55 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu khái quát Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BHXH TỈNH TRÀ VINH 1.1. TÓM LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BHXH TV: 1.1.1. Quá trình hình thành BHXH Việt Nam: Trên thế giới Bảo Hiểm xã hội (BHXH) đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm. Ngày nay BHXH đã trở thành một công cụ hữu hiệu mang tính nhân văn sâu sắc để giúp con người vượt qua khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống và quá trình lao động như bị ốm đau, chăm sóc y tế thai sản, tai nạn lao động, già cả hoặc bị chết, bằng việc lập các quỹ BHXH từ sự đóng góp các bên tham gia BHXH và nhà nước để trợ cấp cho họ khi gặp các rủi ro trên. Vì thế BHXH ngày càng trở thành nền tảng cho an sinh xã hội của mỗi của mọi quốc gia, của mọi thể chế nhà nước và được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới .Ở nước ta, Đảng và chính phủ luôn xác định chính sách, BHXH là chính sách có tính nhân văn sâu sắc, tầm quan trọng và vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người Đảng và Chính phủ đã luôn quan tâm đến việc hình thành và phát triển chính sách BHXH. BHXH là sự đảm bảo thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết; gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp vào việc sử dụng quỹ BHXH đó để cung cấp tài chính nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động. Như vậy sự xuất hiện của Bảo Hiểm Xã Hội là tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống Bảo Hiểm Xã Hội và sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm cho người lao động. Vì vậy Bảo Hiểm Xã Hội đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người như trong tuyên ngôn nhân quyền của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1948, đã nêu: “ Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng Bảo Hiểm Xã Hội ”. Bảo Hiểm Xã Hội được hình thành theo một hệ thống dọc từ Trung Ương đến các tỉnh, thành phố, quận, huyện. Bắt đầu hoạt động từ tháng 1/10/1995 trên phạm vi cả nước. 1.1.2. Quá trình hình thành BHXH tỉnh Trà Vinh: Trà Vinh là một tỉnh được tái lập vào tháng 5/1992, với diện tích là 2.369 km2 nằm ở phía Đông Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với dân số trên 1.000.000 người. Gồm ba dân tộc chính : Kinh, Khmer, Hoa. Ngoài ra còn có một số người Ấn, Chăm… Trong đó dân tộc Khmer chiếm phần đông dân số. Tỉnh Trà Vinh gồm có 7 Huyện và 1 Thị Xã với 96 xã, phường và thị trấn. Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh Trà Vinh thực hiện Bảo Hiểm Xã Hội cho người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao Động đựơc cụ thể hoá ở Nghị Định 12/CP ngày 26/1/1995 về việc ban hành điều lệ Bảo Hiểm Xã Hội , trong đó quyền lợi của người tham gia được hưởng gồm 5 chế độ : ốm đau , thai sản , tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp , hưu trí , tử tuất . Ngày 17/12/2002 tại Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về việc chuyển Bảo hiểm Y Tế sang Bảo Hiểm Xã Hội. Đã có thêm chế độ Bảo Hiểm Y Tế. Nghị Định 12/CP là một “bước ngoặc” quan trọng đã được thực hiện, quỹ Bảo Hiểm Xã Hội đã được hình thành và độc lập với ngân sách Nhà Nước và được Nhà Nước bảo trợ với sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Chính sách được mở rộng đối với mọi người trong các thành phần kinh tế, đây thật sự là cơ sở của công bằng của nhân văn của hương xuân đến với mọi người, mọi nhà. Cũng từ đây hệ thống cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội nói chung Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh Trà Vinh nói riêng được hình thành trên cơ sở thống nhất các tổ chức Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam và Bảo Hiểm Xã Hội ở các tỉnh, thành phố trực thuộc hệ thống lao động thương binh và xã hội và Liên đoàn lao động, có chức năng nhiệm vụ giải quyết chính sách, tổ chức thu chi và quản lý quỹ Bảo Hiểm Xã Hội. Tiếp đó đến đầu năm 2003, thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của chính phủ, cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội được thủ tướng giao nhiệm vụ tiếp nhận tổ chức nghiệp vụ của cơ quan Bảo Hiểm Y Tế nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng. BHXH tỉnh Trà Vinh (BHXH TV) là đơn vị được thành lập theo quyết dịnh số 62/QD-TCCB ngày 22/07/1995 của tổng giám đốc BHXH Việt nam, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của tổng giám đốc BHXH VN và sự quản lý của hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của ỦY ban nhân dân tỉnh . Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu ,tài khoản và trụ sở riêng đặt tai số 50 A-đường Phạm Ngũ Lão, khóm 2-Phường 1- Thị xã trà vinh, tỉnh Trà vinh. BHXH TV là đơn vị hành chính sự nghiệp với chức năng dịch vụ công. - Tên gọi giao dịch: Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh. - Điện thoại giao dịch: (074)864726; Số Fax (074)864726 - Qũy Bảo hiểm xã hội được Nhà Nước bảo trợ với sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động. 1.2. CHỨC NĂNG VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG: 1.2.1. Chức năng: Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói chung và BHXH tỉnh Trà Vinh nói riêng có các chức năng sau: -Giúp thủ tướng chính phủ chỉ đạo công tác quản lí quỹ BHXH và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo pháp luật và tham gia quản lí nhà nước về BHXH. -Làm công tác phục vụ nhiệm vụ chính trị kinh tế của Đảng và Nhà nước, đó là thực hiện công tác thu-chi BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH. -Thực hiện các biện pháp bảo toàn và phát triển quỹ BHXH, tham gia vào công cuộc đầ tư phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta. -BHXH là cơ quan quản lí một quỹ tài chính (quỹ BHXH). Quỹ BHXH càng phát triển thì gánh nặng chi BHXH từ NSNN sẽ giảm dần, điều đó có nghĩa là NSNN có thêm nguồn để thực hiện tăng quỹ lương cho người lao động và xây dựng- phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bảo hiểm xã hội Trà Vinh có các chức năng sau: - Giúp Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội băt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự gnuyện (gọi chung là bảo hiểm y tế); - Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật. 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXHTV: - Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện các chế độ chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiển y tế trên địa bàn tỉnh Trà Vinh - Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh có tư cách pháp nhân, có trụ sở và tài khoản giao dịch riêng có nhiệm vụ và quyền hạn do BHXH Việt Nam và pháp luật quy định. BHXH Trà Vinh có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Xây dựng chương trình kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm trình Tổng giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện; - Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chế dộ chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, tổ chức khai thác đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định; - Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; - Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm; - Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; - Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định; - Tổ chức ký, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh, giám sát việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế; - Chỉ đạo, hướng dấn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã ký hợp đồng với tổ chức cá nhân làm đại lý do UBND xã, phường, thị trấn, giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn; - Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội cho các đối tượng đúng quy định; - Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng Bảo hiểm xã hội; - Tổ chức quản lý và phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền; - Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội, thông tin tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội; - Quản lý, tổ chức cán bộ công chức viên chức; - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành; - Đề xuất, kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc xây dựng, sữa đổi, bổ sung chế độ chính sách về bảo hiểm; - Kiến nghị với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các tổ chức cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm; - Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. 1.2.3. Lĩnh vực hoạt động: -Quản lý các đối tượng tham gia BHXH; -Thu BHXH; -Chi BHXH; -Xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ BHXH; -Cấp sổ BHXH cho người lao động; -Đầu tư và bảo tồn tăng trưởng quỹ BHXH -Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống điện toán công nghệ thông tin chuyên ngành và xây dựng hệ thống trụ sở làm việc cho các cơ sở bảo hiểm xã hội từ trung ương đến địa phương. 1.3. CÁC CHẾ ĐỘ BHXH: Bảo hiểm xã hội có 05 chế độ: 1.3.1. Chế độ ốm đau: Chế độ ốm đau có chức năng chi trả trợ cấp thay lương trong những ngày ngừơi lao động nghĩ ốm hoặc nghĩ chăm sóc người dưới 07 tuổi bị ốm. 1.3.2. Chế độ thai sản: Áp dụng đối với lao động nữ sinh con thứ nhất và thứ hai. Mức trợ cấp thai sản bằng 100% tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội, ngoài ra còn được trợ cấp một lần với mức một tháng tiền lương. 1.3.3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: Điều lệ Bảo hiểm xã hội quy định rõ trách nhiệm chi trả các khoản chi phí điều trị tiền lương…của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động từ khi sơ cứu, cấp cứu đến điều trị thương tật ổn định. 1.3.4. Trợ cấp hưu trí: Điều lệ Bảo hiểm xã hội quy định điều kiện để hưởng chế độ hưu trí của người lao động khi đủ tuổi về hưu: nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi và có 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội trở lên. 1.3.5. Trợ cấp tử tuất: Chế độ tử tuất quy định người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội chết được nhận tiền mai tang phí bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu và có đủ 15 năm đóng Bảo hiểm xã hội trở lên,còn có thân nhân (con dưới 15 tuổi hoặc bố mẹ già yếu hết tuổi lao động) thì được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 40% mức tiền lương tối thiểu. 1.3.6. Chế độ trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe: Chế độ dưỡng sức phụ hồi sức khỏe áp dụng đối vói những người sau thời gian hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp mà sứ khỏe còn yếu thì sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm. 1.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐƠN VỊ: 1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy: * Cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh quản lý gồm 09 phòng chức năng và BHXH 08 Huyện, Thị xã và các phòng tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh. - Các đơn vị huyện, Thị xã gồm: 1/Bảo hiểm xã hội Thị xã Trà Vinh 2/Bảo hiểm xã hội huyện Càng Long. 3/Bảo hiểm xã hội huyện Châu Thành 4/Bảo hiểm xã hội huyện Tiểu Cần 5/Bảo hiểm xã hội huyện Cầu Kè 6/Bảo hiểm xã hội huyệnTrà Cú. 7/Bảo hiểm xã hội huyện Cầu Ngang 8/Bảo hiểm xã hội huyện Duyên Hải. - Các phòng chức năng : có chức năng giúp tổng giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đươc giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo qui định của Tổng giám đốc, cụ thể có các phòng chức năng sau: 1. Phòng chế độ BHXH; 2 .Phòng giám định BHYT; 3 .Phòng thu; 4 .Phòng Kế hoạch tài chính; 5 .Phòng kiểm tra; 6 .Phòng công nghệ thông tin; 7 .Phòng cấp Số, thẻ; 8 .Phòng tiếp nhận – quản lý hồ sơ. 9.Phòng tổ chức hành chính. Mỗi phòng chức năng có một trưởng phòng, từ 1 đến 2 phó trưởng phòng và các cán bộ nghiệp vụ. Phòng chức năng là đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh, không có con dấu và tài sản riêng. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các phòng được quy định tại Quyết định số 4969/QD-BHXH ngày 10/11/2008 của Tổng giám đốc BHXH VN. Bảo hiểm xã hội tỉnh do giám đốc quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng. Giúp giám đốc có các phó giám đốc. Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh là: Đồng chí Hồ Văn Tuấn Các phó giám đốc: Đồng chí Dương Văn Sự (từ 01/2003) Đồng chí Lâm Văn Thu (từ 07/2004) 1.4.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy: Cơ cấu tổ chức quản lý cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh thể hiện trên sơ đồ sau: Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh. 1.4.3. Các phòng chức năng : có chức năng giúp tổng giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đươc giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo qui định của Tổng giám đốc , cụ thể có các phòng chức năng sau: 1. Phòng chế độ BHXH ; 2. Phòng giám định BHYT 3. Phòng thu 4. Phòng Kế hoạch tài chính; 5. Phòng công nghệ thông tin; 6. Phòng cấp Sổ, thẻ; 7. Phòng tiếp nhận –Quản lý hồ sơ. Mỗi phòng chức năng có một trưởng phòng, từ 1 đến 2 phó trưởng phòng và các cán bộ nghiệp vụ. Phòng chức năng là đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh, không có con dấu và tài sản riêng. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các phòng được quy định tại Quyết định số 4969/QD-BHXH ngày 10/11/2008 của Tổng giám đốc BHXH VN. 1.4.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng trong đơn vị: 1.4.4.1.Trách nhiệm và quyền hạn của giám đốc và phó giám đốc: Giám đốc có trách nhiệm quản lý và điều hành toàn diện mọi hoạt động của ngành từ tỉnh đến 8 huyện, thị theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 4857/QĐ-BHXH ngày 22/10/2008 của BHXH Việt Nam; đồng thời chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc BHXH Việt Nam và Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong quá trình quản lý và điều hành những công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành. Được giao toàn quyền quyết định đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị; Trong lĩnh vực chuyên môn, Giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động thuộc lĩnh vực về tổ chức hành chính; kế hoạch tài chính; chế độ BHXH và các hoạt động của BHXH. Phân công một phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo các mặt công tác thuộc lĩnh vực thu BHXH- BHYT; cấp sổ thẻ; tiếp nhận và quản lý hồ sơ theo quy trình “một nữa”; một phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo các mặt công tác thuộc lĩnh vực Giám định BHYT; kiểm tra và công nghệ thông tin. Các phó giám đốc trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc về toàn bộ nội dung công việc được phân công. Quyết định các biện pháp về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chống tham nhũng, lãng phí quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các biểu hiện tiêu cực khác. - Người có chức năng soạn thảo, hoạch định hướng phát triển của đơn vị, chỉ đạo các bộ phận chức năng đề ra các nội quy quy chế tại đơn vị; - Tổ chức xây dựng các mối quan hệ với các đơn vị, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; - Đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động của đơn vị có hiệu qủa; - Có quyền điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của đơn vị theo chế độ thủ trưởng; - Có quyền sử dụng, bố trí lao động cũng như việc đề bạc khen thưởng, kỷ luật, đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện với Nhà Nước. 1.4.4.2. Phòng Tổ chức hành chính: - Kiện toàn tổ chức bộ máy; - Xây dựng quy chế làm việc; - Hàng năm xây dựng kế hoạch tuyển dụng, nâng bậc lương; - Quản lý chính sách chế độ đối với cán bộ công chức viên chức; - Theo dõi thực hiện công tác cán bộ; - Giúp Giám đốc xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính; - Lập chương trình công tác định kỳ; - Tiếp nhận và phân phát công văn đến; - Thực hiện tổng hợp báo cáo thông tin; - Xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền; - Tổ chức bảo vệ cơ quan, quản lý tài sản và phương tiện hoạt động của Bảo hiểm xã hội. 1.4.4.3. Phòng Kế hoạch_Tài chính - Tiếp nhận kinh phí từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp để thực hiện việc chi trả trợ cấp Bảo hiểm xã hội; - Tham mưu về quản lý tài chính cho Giám đốc; - Chủ trì, phối hợp, tổng hợp đánh giá thực hiện kế hoạch; - Thu, Chuyển tiền thu bảo hiểm xã hội theo quy định; - Hàng tháng lên kế hoạch tạm ứng kinh phí chi từ qũy bảo hiểm xã hội cho Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, các bệnh viện, trung tâm y tế để chi trả trợ cấp các chế độ bảo hiểm xã hội và khám chữa bệnh cho bệnh nhân. - Hàng tháng lên kế hoạch tạm ứng kinh phí chi quản lý bộ máy xuống Bảo hiểm xã hội các quận huyện để hoạt động; - Chi trả trực tiếp trợ cấp các chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng khi nạp hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh. - Hàng qúy quyết toán kinh phí chi từ qũy bảo hiểm xã hội, kinh phí chi từ ngân sách Nhà Nước, kinh phí chi quản lý bộ máy với Bảo hiểm xã hội các huyện, các bệnh viện, trung tâm y tế; - Tổ chức kiểm tra và quản lý kinh phí; - Hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ quản lý tài chính; - Theo dõi, lưu trữ các loại chứng từ; - Thực hiện thông tin, báo cáo quyết toán về Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo đúng quy định; - Thẩm định hồ sơ, chi trợ cấp chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức do phòng chế độ chính sách chuyển xuống. 1.4.4.4. Phòng thu: - Xây dựng chỉ tiêu, kế họach; - Tổ chức, khai thác thu bảo hiểm tự nguyện; - Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; - Phối hợp với các phòng chức năng thẩm tra số liệu thu, chi từ qũy bảo hiểm xã hội; - Tổng hợp, phân tích đánh giá tiến độ thu bảo hiểm tự nguyện; - Tiếp nhận hồ sơ của đối tượng mua bảo hiểm tự nguyện, phân loại hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện; - Khai thác thêm nguồn thu và tổ chức quản lý; - Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. - Xây dựng kế họach thu theo hàng năm, qúy, tháng; - Thu bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động; - Tổ chức cấp, hướng dần, kiểm tra việc sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; - Cung cấp hồ sơ cho các phòng nghiệp vụ có liênquan để thực hiện việc chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ hưởng; - Hướng dẫn mẫu biểu, kiểm tra, đôn đốc thu bảo hiểm xã hội ở các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp; 1.4.4.5. Phòng chế độ chính sách: - Tiếp nhận hồ sơ thụ hưởng bảo hiểm xã hội của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Cấp giấy chứng nhận cho người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; - Quản lý các đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; - Lập danh sách các đối tượng hưởng trợ cấp chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng; - Trả lời đơn thư khiếu nại về chế độ chính sách; - Thống kê, báo cáo, tổng hợp định kỳ. 1.4.4.6. Phòng giám định chi: - Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định và tổng hợp hồ sơ; - Thực hiện công tác giám định bệnh án; - Theo dõi, kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế; - Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bệnh viện, các trung tâm y tế huyện, thị quyết toán chi phí khám chữa bệnh hàng qúy; - Kết hợp với các phòng có liên quan để kiểm tra, quyết toán, thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho các bệnh viện, trung tâm y tế; - Hàng năm tổ chức, thực hiện, hợp đồng khám chữa bệnh với các bệnh viện, trung tâm y tế huyện và thị xã. 1.4.4.7. Phòng công nghệ thông tin: Phòng công nghệ thông tin có chức năng giúp Giám Đốc quản lý và tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động của BHXH tỉnh, huyện và quản lý hồ sơ lưu trữ của cơ quan BHXH tỉnh. Khai thác, sử dụng và bảo quản các chương trình công nghệ thông tin về quản lý nghiệp vụ BHXH hiện có. Hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ các đơn vị sử dụng công nghệ thông tin trực thuộc. Tổ chức thu thập số liệu, nhập dữ liệu và lưu trữ số liệu nhằm phục vụ các yêu cầu quản lý. Thực hiên lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu an toàn, bí mật. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê báo cáo theo quy định. 1.5. TỔ CHỨC CÔNG TÁC CỦA ĐƠN VỊ: Cơ cấu tổ chức quản lý cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh thể hiện trên sơ đồ sau:  Sơ đồ 1.4: Tổ chức công tác kế toán tại BHXH tỉnh Trà Vinh . Chức năng, nhiệm vụ: * Trong phòng kế hoạch tài chính: Có nhiệm vụ kiểm tra, quản lý mọi họat động tài chính của đơn vị, tổ chứ
Luận văn liên quan