Hỗ trợ phát triển ngành điều ở Đắk Lắk

Trồng điều ởViệt Nam đã trởthành một ngành sinh lời tốt trong những năm qua. Nhu cầu về điều trên thịtrường thếgiới gần đây tăng mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đầu tưnhiều vào chếbiến điều và giá thu mua tại vườn trong những năm gần đây rất cao. Ngành chếbiến điều đã trải qua một giai đoạn phát triển nhanh. Đến tận năm 1994, Việt Nam vẫn chưa đủkhảnăng chếbiến hết điều thô trong nước, phải xuất khẩu khoảng 20% sản lượng điều thô sang Ấn Độvà các nước khác đểchếbiến. Tình trạng này đã hoàn toàn thay đổi bởi ngày nay, công suất chếbiến của các nhà máy điều Việt Nam đã vượt xa sản lượng điều thô trồng được trong nước, và Việt Nam phải nhập khoảng 50,000 đến 100,000 tấn điều thô để đáp ứng công suất chếbiến điều nhân của các nhà máy trong nước. Sựthay đổi từmột nước xuất khẩu điều thô thành một nước nhập khẩu điều thô đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng giá trịcủa sản phẩm điều ởViệt Nam và trong việc Việt Nam trởthành một đối tác kinh doanh trực tiếp với các nhà thu mua điều quốc tếthay vì chỉ đơn thuần là cung cấp bán thành phẩm. Các nhà sản xuất điều ởViệt Nam gần nhưhoàn toàn là các hộnông dân sởhữu từvài cây đến khoảng 5 ha điều. Xét theo tổng diện tích trồng điều, tổng công suất chếbiến và tổng sản lượng đầu ra tính theo tấn, Dak Lak là một trong những tỉnh xếp vào hạng trung bình trong sản xuất và chếbiến điều.

pdf37 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hỗ trợ phát triển ngành điều ở Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo khảo sát thực tế “Hỗ trợ phát triển ngành điều ở Dak Lak” Báo cáo cho Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH Postfach 5180; 65726 Eschborn Thực hiện bởi Representative Office Asia Pacific 5 Ong Ich Khiem, Ba Dinh Distr., Hanoi, SR Viet Nam Phối hợp thực hiện DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DAK LAK (BỘ KH&ĐT/GTZ) và CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (BỘ KH&ĐT/GTZ) Tháng 2/ 2006 Báo cáo khảo sát – “Hỗ trợ phát triển ngành điều ở Dak Lak” Mục lục 1 Giới thiệu.........................................................................................................................1 2 Sự phát triển của ngành điều Việt Nam nói chung và Dak Lak nói riêng .................2 2.1 Tổng quát .................................................................................................................2 2.2 Kế hoạch phát triển điều ở Dak Lak .........................................................................3 2.3 Các chính sách hỗ trợ ..............................................................................................5 2.3.1 Chính sách về đất đai .......................................................................................5 2.3.2 Chính sách về thuế ...........................................................................................5 2.3.3 Chính sách về vốn ............................................................................................5 2.4 Mức độ phù hợp cho việc sản xuất điều ở Dak Lak .................................................6 3 Chuỗi cung ứng ở Dak Lak ...........................................................................................8 3.1 Sản xuất ...................................................................................................................8 3.1.1 Hệ thống canh tác.............................................................................................8 3.1.2 Giống điều ........................................................................................................8 3.1.3 Các phương pháp canh tác ..............................................................................9 3.1.4 Chi phí sản xuất và doanh thu ........................................................................13 3.2 Thu mua .................................................................................................................15 3.3 Chế biến .................................................................................................................16 3.3.1 Tổng quan.......................................................................................................16 3.3.2 Các bước chế biến..........................................................................................16 3.3.3 Phụ phẩm và chất thải ....................................................................................21 3.4 Kinh doanh và xuất khẩu ........................................................................................22 3.4.1 Các công ty quốc doanh .................................................................................22 3.4.2 Các công ty tư nhân........................................................................................22 3.5 Diễn biến của giá cả trong toàn chuỗi cung ứng ....................................................23 4 Đánh giá về tính bền vững ..........................................................................................26 4.1 Khía cạnh môi trường.............................................................................................26 4.1.1 Đa dạng sinh học............................................................................................26 4.1.2 Các chất nông hoá..........................................................................................26 4.1.3 Độ phì nhiêu của đất.......................................................................................26 4.1.4 Nước ...............................................................................................................26 4.1.5 Chất thải .........................................................................................................27 4.1.6 Năng lượng .....................................................................................................27 4.2 Khía cạnh Xã hội ....................................................................................................27 4.2.1 Phân biệt đối xử..............................................................................................27 4.2.2 Quyền trẻ em và giáo dục...............................................................................27 4.2.3 Điều kiện làm việc...........................................................................................27 4.3 Khía cạnh kinh tế ....................................................................................................28 4.3.1 Thông tin thị trường ........................................................................................28 4.3.2 Tiếp cận thị trường..........................................................................................28 4.3.3 Chất lượng ......................................................................................................29 4.3.4 Chuỗi cung ứng ..............................................................................................29 5 Kết luận và đề xuất.......................................................................................................29 5.1 Nghiên cứu và can thiệp dài hạn............................................................................29 5.2 Khuyến nghị về kỹ thuật và khuyến nông...............................................................29 5.3 Phân tích chi phí - lợi ích ........................................................................................30 5.4 Hỗ trợ đánh giá hiệu quả chế biến .........................................................................30 5.5 Đào tạo kỹ năng lao động.......................................................................................30 5.6 Hỗ trợ tiếp cận thị trường quốc tế ..........................................................................30 5.7 Hỗ trợ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm .............................................................31 5.8 Hỗ trợ nâng cao tính minh bạch trong thị trường ...................................................31 5.9 Nhu cầu đào tạo cho các nhà chế biến ..................................................................31 5.10 Thực hiện một dự án thí điểm PPP (Quan hệ đối tác nhà nước và tư nhân).........31 6 Đề xuất kế hoạch hành động cho các dự án PTNT DL & SME.................................32 7 Tham khảo.....................................................................................................................34 Báo cáo khảo sát – “Hỗ trợ phát triển ngành điều ở Dak Lak” Các chữ viết tắt TTKN Trung tâm khuyến nông Sở NN & PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sở KHCN Sở Khoa học và Công nghệ FAO Food and Agriculture Organisation FOB Free on board ha Hectare kg Kilogram Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mm Millimetre NIS Hạt điều thô t Tấn mét US United States VINACAS Hiệp hội cây điều Việt Nam SME Dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của GTZ - Bộ KH&ĐT Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1 Báo cáo khảo sát – “Hỗ trợ phát triển ngành điều ở Dak Lak” 1 Giới thiệu Trồng điều ở Việt Nam đã trở thành một ngành sinh lời tốt trong những năm qua. Nhu cầu về điều trên thị trường thế giới gần đây tăng mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đầu tư nhiều vào chế biến điều và giá thu mua tại vườn trong những năm gần đây rất cao. Ngành chế biến điều đã trải qua một giai đoạn phát triển nhanh. Đến tận năm 1994, Việt Nam vẫn chưa đủ khả năng chế biến hết điều thô trong nước, phải xuất khẩu khoảng 20% sản lượng điều thô sang Ấn Độ và các nước khác để chế biến. Tình trạng này đã hoàn toàn thay đổi bởi ngày nay, công suất chế biến của các nhà máy điều Việt Nam đã vượt xa sản lượng điều thô trồng được trong nước, và Việt Nam phải nhập khoảng 50,000 đến 100,000 tấn điều thô để đáp ứng công suất chế biến điều nhân của các nhà máy trong nước. Sự thay đổi từ một nước xuất khẩu điều thô thành một nước nhập khẩu điều thô đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng giá trị của sản phẩm điều ở Việt Nam và trong việc Việt Nam trở thành một đối tác kinh doanh trực tiếp với các nhà thu mua điều quốc tế thay vì chỉ đơn thuần là cung cấp bán thành phẩm. Các nhà sản xuất điều ở Việt Nam gần như hoàn toàn là các hộ nông dân sở hữu từ vài cây đến khoảng 5 ha điều. Xét theo tổng diện tích trồng điều, tổng công suất chế biến và tổng sản lượng đầu ra tính theo tấn, Dak Lak là một trong những tỉnh xếp vào hạng trung bình trong sản xuất và chế biến điều. GTZ có mặt ở Dak Lak thông qua hai dự án được thực hiện bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH & ĐT) tỉnh Dak Lak: một dự án tập trung vào lĩnh vực phát triển nông thôn và dự án còn lại tập trung vào năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cả hai dự án đều coi ngành điều là một ngành tiềm năng để tăng thu nhập cho nông dân và tạo công ăn việc làm trong ngành chế biến. Trong sự thành công của ngành điều gần đây vẫn còn nhiều vấn đề như các thực hành quản lý bền vững tại vườn và các khía cạnh môi trường ở các công ty chế biến cần được can thiệp ngắn hoặc trung hạn nhằm duy trì sự phát triển bền vững của ngành điều ở Dak Lak. Mặt khác, vẫn còn tiềm năng tăng giá trị cho ngành điều thông qua việc nâng cao chất lượng, bổ sung các bước chế biến và đóng gói hiện đại kết hợp với phát triển thương hiệu để tiếp thị cho thành phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Cả hai dự án cùng muốn phân tích sâu hơn về các vấn đề và tiềm năng đã đề cập đến ở trên để xây dựng chiến lược thực hiện một dự án chung cho ngành điều ở Dak Lak. Vì vậy, chuyến khảo sát thực thế này được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia quốc gia và quốc tế do Tư vấn EDE làm nhóm trưởng với sự hợp tác của cả hai dự án nói trên. Chúng tôi đã tận dụng những kiến thức kỹ thuật chuyên môn sẵn có của địa phương bằng sự tham gia tích cực của các chuyên gia trong tỉnh trong nhóm nghiên cứu, gồm: Sở NN & PTNT, Sở Công nghiệp, Trung tâm khuyến nông (TTKN), Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) và công ty CafeControl. Mục tiêu của chuyến khảo sát thực tế là: 1. Đánh giá tính khả thi của các hành động can thiệp theo đề xuất trong chuyến khảo sát trước của EDE (năm 2005); 2. Thảo luận về các vấn đề này với các bên liên quan, tiến tới xây dựng một chiến lược can thiệp được sự đồng ý của các bên (kế hoạch hành động); và 3. Đề xuất các cơ chế, chính sách hay các giải pháp phù hợp cho tỉnh để làm cơ sở cho việc phát triển một chiến lược phát triển ngành điều của tỉnh. Chuyến khảo sát tiến hành tại 5 huyện ở tỉnh Dak Lak là Ea H’Leo, Lak, Krông Ana, Ea Sup và Ea Kar. Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến chuỗi cung ứng điều hiện có của tỉnh. Vì vậy, nhóm đã đến thăm (i) những nông dân cá thể sản xuất nhỏ cả người Kinh và đồng bào dân tộc; (ii) các hộ nông dân sản xuất nhỏ làm việc với các doanh nghiệp nhà nước; (iii) các đại lý thu mua trong vùng; và (iv) các doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu tư nhân và nhà nước. 2 Báo cáo khảo sát – “Hỗ trợ phát triển ngành điều ở Dak Lak” C a s h e w p r o d u c t io n p e r p r o v in c e ( M t ) 1 7 0 ,0 0 0 t o 1 7 0 ,0 0 0 7 0 ,0 0 0 t o 1 7 0 ,0 0 0 2 5 ,0 0 0 t o 7 0 ,0 0 0 1 2 ,0 0 0 t o 2 5 ,0 0 0 1 0 ,0 0 0 t o 1 2 ,0 0 0 7 ,0 0 0 t o 1 0 ,0 0 0 6 ,0 0 0 t o 7 ,0 0 0 4 ,0 0 0 t o 6 ,0 0 0 3 ,0 0 0 t o 4 ,0 0 0 1 ,0 0 0 t o 3 ,0 0 0 a l l o t h e r s Kien Giang An Giang Long An Tay Ninh Binh Duong Binh Phuoc Dak Lak Dong Nai Kon Tum Gia Lai Quang Nam Ba Ria Vung Tau Binh Thuan Lam Dong Ninh Thuan Khanh Hoa Phu Yen Binh Dinh Quang Ngai đến 170,000 đến 170,000 đến 70,000 đến 25, 00 đến 12, 00 đến 10, 00 đến 7 00 đến 6 00 đến 4 00 đến 3 00 khác 2 Sự phát triển của ngành điều Việt Nam nói chung và Dak Lak nói riêng 2.1 Tổng quát Cây điều (Anacardium occidentale) có nguồn gốc ở Brazil, do người Bồ Đào Nha phát hiện ra vào thế kỷ 16 và sớm trở thành một sản phẩm thương mại. Ngoài Brazil, cây điều ban đầu còn được trồng ở Mozambique và sau đó là Ấn Độ và dần được đem đến Châu Á. Ngày nay, cây điều được trồng ở nhiều nông/lâm trường lớn cũng như với quy mô hộ gia đình. Cả quả giả và hạt điều đều có thể được sử dụng cho kinh doanh và tiêu thụ nội địa. Quả điều gồm phần quả giả dính với phần hạt. Mặc dù quả giả chiếm tới 90 % lượng quả, nhưng ở Việt Nam mới chỉ có phần hạt là được sử dụng như một sản phẩm thương mại. Kể từ năm 1994, sản lượng điều thế giới đã tăng gấp đôi với sự tăng trưởng thực sự ở nhiều nước, đặc biệt là Việt Nam. Ấn Độ đi đầu trong công tác chế biến hạt điều hiện đại và đã nắm giữ vai trò là nước sản xuất điều hàng đầu trong nhiều thập kỷ trước năm 2002. Từ năm 1999, ngành điều Việt Nam đã lớn mạnh rất nhanh, bắt đầu với sản lượng 18,500 tấn, đạt doanh thu 110 triệu USD, tăng tới 63,000 tấn so với năm 2002 (doanh thu 214 triệu USD). Hiện nay, sản lượng điều của Việt nam đã đạt mức cao hơn của Ấn Độ tới 55% (FAOSTAT, 2006) Vùng sản xuất điều chính ở Việt Nam gồm các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bình Phước. Bình Phước có sản lượng 170,000 tấn trên 170,000 ha năm 2004 và là tỉnh có sản lượng điều lớn nhất Việt Nam (Hình 1). Hình 1 Sản lượng điều ở Việt Nam (tấn) 3 Báo cáo khảo sát – “Hỗ trợ phát triển ngành điều ở Dak Lak” 2.2 Kế hoạch phát triển điều ở Dak Lak Từ năm 2004, phát triển điều ở Dak Lak đã nằm trong kế hoạch chiến lược nông nghiệp của tỉnh (Sở NN & PTNT, 2004). Cây điều được coi là cây nông nghiệp có giá trị cao vì một số nghuyên nhân sau: 1. Loại cây dễ tính này có thể tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các vùng sâu, vùng xa có chất đất xấu. 2. Cây điều được coi là một lựa chọn phù hợp để thay thế những vườn cà phê ở các vùng đất xấu vốn tiêu tốn nhiều nước lại kém hiệu quả. 3. Cây điều có thể tạo ra nhiều sản phẩm phụ như thực phẩm, thức uống, gỗ và dầu cho công nghiệp hoá chất. 4. Điều là loại cây chịu hạn, không cần đầu tư nhiều (lao động và các chất nông hoá), sống được ở các vùng đất kém màu mỡ và có thể được trồng ở những nơi đất dốc và trồng xen theo kiểu nông lâm kết hợp. Từ những năm 1996 đến 2004 diện tích trồng điều ở Dak Lak tăng từ 9,305 ha đến 23,858 ha. Tuy nhiên, sản lượng và chất lượng lại không cao vì một số nguyên nhân sau. 1. Việc chọn và tạo giống thích hợp với điều kiện địa phương chưa được chú trọng. 2. Việc đánh giá và hoạch định vùng đất cho trồng điều chưa được quan tâm đúng mức, chưa xét đến các yếu tố như: chất đất, địa hình, khí hậu và quy mô. 3. Việc đưa cây điều vào sản xuất chưa đi đôi với các chương trình tập huấn được tổ chức hiệu quả dành cho nông dân, dẫn đến thiếu kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, chế biến, năng suất, chất lượng không ổn định và sản xuất không bền vững. 4. Việc chọn giống cho đến nay chủ yếu mới chỉ dựa trên sản lượng hạt tươi mà không tính đến khả năng kháng sâu bệnh cũng như chất lượng của nhân điều thành phẩm. 5. Do ngành chế biến điều còn khá mới mẻ ở Dak Lak đã dẫn đến việc các nhà chế biến thiếu kiến thức chuyên môn và thường gặp phải các vấn đề với những quy định không rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và môi trường. Hiện nay, diện tích điều kinh doanh đạt 6,087 ha, chiếm khoảng 25 % tổng diện tích trồng điều của tỉnh (23,858 ha). Mục tiêu của tỉnh là đạt 25,000 – 27,000 ha diện tích kinh doanh vào cuối năm 2010, với tổng sản lượng đạt vào khoảng 35 đến 40 ngàn tấn mỗi năm. Đến nay, kế hoạch mở rộng diện tích trồng điều đã đạt đến 90 % trong khi đó kế hoạch về sản lượng mới chỉ đạt có 12%. Hiện nay, vùng sản xuất điều chính của tỉnh là các huyện Ea Sup, Ea Kar, Krông Ana, Krông Năng và Cu M’gar (Bảng 1, Hình 2). Những huyện khác cũng có trồng điều nhưng ít hơn gồm Krông Bông, Ea H’Leo, Buôn Đôn, Buôn Ma Thuột, Krông Pach, Lak and Krông Buk. 4 Báo cáo khảo sát – “Hỗ trợ phát triển ngành điều ở Dak Lak” Bảng 1 Phân bố sản xuất điều ở Dak Lak Huyện Diện tích Diện tích kinh doanh Tổng sản lượng Năng suất ha ha T kg/ha Ea Sup 14,211 1,761 1,426 810 Ea Kar 3,040 1,406 1,688 1,201 Krông Ana 2,875 64 51 797 Krông Năng 1,406 41 Cu M’gar 1,161 382 342 895 Krông Bông 750 350 315 900 Ea H’Leo 648 65 75 1,154 Buôn Đôn 637 358 359 1,003 Buôn Ma Thuột 227 93 128 1,376 Krông Pach 163 163 218 1,337 Lak 77 39 50 1,282 Krông Buk 28 M’Drak Tổng 23.858 6.087 4.652 Bình quân 746 Nguồn: Niên giám thống kê 2005; Thứ tự giảm dần về diện tích (ha) Hình 2 Tổng diện tích trồng điều ở mỗi huyện trong tỉnh Dak Lak (ha) 12º30' 12º00' 107º30' 108º00' 109º00' 0 kilometres 20 13º00' 13º30' 108º30' ∀ PHU YEN M 'DRAK KHANH HOA LAM DONG KRONG BONG KRONG PACH KRONG NANG EA KAR KRONG BUK CU M'GAR BUON MA THUOT EA SOUP GIA LAI EA HLEO LAK KRONG ANA DAK NONG CAMBODIA BUON DON 648 14,211 637 1,161 28 163 227 2,875 77 750 03,040 1,406 5 Báo cáo khảo sát – “Hỗ trợ phát triển ngành điều ở Dak Lak” 2.3 Các chính sách hỗ trợ Để tạo điều kiện hỗ trợ kế hoạch phát triển điều, tỉnh sẽ áp dụng một số quy định đối với các nhà sản xuất, chế biến điều và các nhà cung cấp dịch vụ. Những quy định này nhằm mục đích: (i) tạo môi trường đầu tư thuận lợi, (ii) xúc tiến thương mại, (iii) thực thi hệ thống bảo hiểm giá và (iv) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật (cây giống, dịch vụ khuyến nông,…) và hỗ trợ cải thiện hạ tầng. Các quy định này được mô tả chi tiết trong Quyết định 80 của Thủ tướng chính phủ, tập trung vào các chủ đề sau. 2.3.1 Chính sách về đất đai Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh được chỉ định tạo điều kiện hỗ trợ công tác đánh giá đất chưa sử dụng hoặc không phù hợp với hệ thống sử dụng đất hiện tại của các hộ gia đình muốn đầu tư trồng điều. Nếu chất đất phù hợp cho trồng điều, tỉnh sẽ có những ưu đãi về quyền sử dụng đất cho các hộ dân và các tổ chức kinh tế để có thể thế chấp vay vốn của ngân hàng hay các quỹ tín dụng. 2.3.2 Chính sách về thuế Đối với đất mới khai hoang hoặc trước có trồng các loại cây khác nhưng hiện nằm trong vùng ưu tiên phát triển cây điều thì áp dụng các chính sách về thuế giống như đối với cây công nghiệp dài ngày (được miễn hoặc giảm thuế trong giai đoạn kiến thiết). Quyết định 80 cũng đề ra rằng tỉnh sẽ bao cấp phân bón và cây giống trong 2 đến 3 năm đến cuối năm 2005. Chính sách này áp dụng ở những huyện nằm trong quy hoạch phát triển điều (trợ giá cây giống 50 %), nhưng chính sách trợ giá này lại không áp dụng cho những huyện không thuộc vùng quy hoạch phát triển điều của tỉnh (như huyện Lak). 2.3.3 Chính sách về vốn Quyết định số 80 còn chỉ ra rằng tỉnh nên ưu tiên đầu tư cho sản xuất điều thông qua các nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển Dak lak và Ngân hàng chính sách xã hội. Tỉnh nên hỗ trợ các dự án đầu tư cho cây điều của các doanh nghiệp, nông trường, hợp tác xã thông qua việc phân bổ công quỹ cho trợ giá cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tập huấn về các kỹ thuật nông nghiệp và chế biến cũng như phát triển vườn ươm. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đặc biệt là Ngân hàng Chính sách Xã hội nên thực hiện các chính sách đảm bảo tín dụng trung hạn cho các hộ gia đình và nông trường với ít nhất là 3 đến 4 triệu đồng một héc ta cho những vườn mới trồng mà không phải thế chấp và 1,5 đến 2 triệu đồng một héc ta chi phí điều hành các nông trường điều. Cuối cùng, Quyết định 80 yêu cầu tỉnh phân bổ ngân sách để khuyến khích sản xuất và sử dụng các phụ phẩm từ điều để làm thức uống, mứt, dầu…cũng như phát triển thị trường cho các phụ ph
Luận văn liên quan