Hoạt động Khu Công nghiệp Hòa Phú - Vĩnh Long

Theo như chúng ta đã biết khu công nghiệp hòa phú trước đây không phải nằm ở huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long nó nằm trong một dự án thuộc khu công nghiệp Bắc Mỹ Thuận theo quyết định 1126 của CP ngày 18/12/1998.Thời điểm đó đầu tư khu công nghiệp Bắc Mỹ Thuận vị trí nó là Xã Long Ngãi tỉnh Vĩnh Long phía dưới cầu Mỹ Thuận khu du lịch Trường An trở lên. Khi mà cầu Mỹ Thuận hình thành rồi thì khu công nghiệp Mỹ Thuận này không còn là vị trí thuận lợi nữa, và không còn phù hợp cho việc phát triển khu công nghiệp, nên nó nhường lại phần đất này làm Khu Văn Hóa, du lịch khu Đô Thị thị xã Vĩnh Long phát triển lâu dài. vì thế nên khu công nghiệp Mỹ Thuận mới chuyển về khu công nghiệp Hòa Phú ở huyện Long Hồ vào ngày 15/7/2004 theo quyết định 1166 QĐCP phê duyệt quy hoạch của CP. Xây dựng theo quy hoạch ở giai đoạn 1 với diên tích 137,1 ha có vị trí địa lí: phía bắc giáp với khu dân cư cặp sông Lộc Hòa, phía nam giáp với khu dân cư cặp sông Bà Lang, phía đông thì giáp với ruộng dân còn lại ở phía sau, phía tây giáp với Quốc Lộ 1A thuộc huyện Long Hồ - Vĩnh Long ( cách TXVL 12 km, Thành phố Cần Thơ 20 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 140 km), trên trục đường chính đi Bến Tre, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ và các tỉnh phía Nam Sông Hậu.

doc12 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4694 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động Khu Công nghiệp Hòa Phú - Vĩnh Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: BÀI THU HOẠCH VỀ HOẠT ĐỘNG KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ VĨNH LONG  Hình1: Sơ đồ vị trí địa lí khu công nghiệp hòa phú I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ Lịch sử hình thành và phát triển: Theo như chúng ta đã biết khu công nghiệp hòa phú trước đây không phải nằm ở huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long nó nằm trong một dự án thuộc khu công nghiệp Bắc Mỹ Thuận theo quyết định 1126 của CP ngày 18/12/1998.Thời điểm đó đầu tư khu công nghiệp Bắc Mỹ Thuận vị trí nó là Xã Long Ngãi tỉnh Vĩnh Long phía dưới cầu Mỹ Thuận khu du lịch Trường An trở lên. Khi mà cầu Mỹ Thuận hình thành rồi thì khu công nghiệp Mỹ Thuận này không còn là vị trí thuận lợi nữa, và không còn phù hợp cho việc phát triển khu công nghiệp, nên nó nhường lại phần đất này làm Khu Văn Hóa, du lịch khu Đô Thị thị xã Vĩnh Long phát triển lâu dài. vì thế nên khu công nghiệp Mỹ Thuận mới chuyển về khu công nghiệp Hòa Phú ở huyện Long Hồ vào ngày 15/7/2004 theo quyết định 1166 QĐCP phê duyệt quy hoạch của CP. Xây dựng theo quy hoạch ở giai đoạn 1 với diên tích 137,1 ha có vị trí địa lí: phía bắc giáp với khu dân cư cặp sông Lộc Hòa, phía nam giáp với khu dân cư cặp sông Bà Lang, phía đông thì giáp với ruộng dân còn lại ở phía sau, phía tây giáp với Quốc Lộ 1A thuộc huyện Long Hồ - Vĩnh Long ( cách TXVL 12 km, Thành phố Cần Thơ 20 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 140 km), trên trục đường chính đi Bến Tre, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ và các tỉnh phía Nam Sông Hậu. Chủ đầu tư: - Công Ty Cổ Phần Hòa Phú (Đầu tư cơ sở hạ tầng) - Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Hòa Phú, ấp Phước Hòa, xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. - Tel: (84.070) 822.174 Fax: (84.070) 880.357 - Email: ctcphoaphu@vnn.vn - Các nhà đầu tư thứ cấp: các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh. 1.3 Qui mô: - Khu công nghiệp hòa phú trong giai đoạn một 137,1 ha theo tuyến độ dự án là 5 năm, nhưng quá trình xây dựng và hình thành chỉ trong vòng 4 năm. Vào 4 năm nay thì hình thành cho tất cả các nhà đầu tư thuê và lắp đầy hết nhà đất. Trong 4 năm thực hiện đó, các quy hoạch ban đầu có thay đổi khi làm thì nó bị giảm còn 122 ha trong đây một phần cho khách hàng thuê .Trong 4 năm thực hiện dự án và vừa kêu gọi đầu tư tất cả diện tích đất đã được 16 nhà đầu tư lắp đầy với tỷ lệ 100% đất CN, giai đoạn hai đang trong quá trình bồi hoàn giải tỏa ,với tổng diện tích dự tính 130 ha - Toàn bộ khu công nghiệp gồm 16 doanh nghiệp với 17 dự án. Trong đó có 16 dự án đã hoạt động, 1 dự án đang trong quá trình hoạt động cơ bản. Tổng vốn đầu tư 597.2 tỷ VN và 90.1 triệu USD. ( Danh sách nhà đầu tư: 1. Công ty TNHH Tỷ Xuân, thuê đất 33 ha, vốn đầu tư 40 triệu USD, chuyên sản xuất giầy thể thao, giấy lưu hoá, giầy da và hàng dụng cụ thể thao xuất khẩu. 2. Công ty TNHH Đỗ Lộc, thuê đất 1,83 ha, vốn đầu tư 9,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản.  3. Công ty TNHH BIOFEED, đất thuê 07 ha, vốn đầu tư 80 tì đồng, chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi thuỷ sản. 4. Công ty TNHH Tân Hải Long, thuê đất 4,9 ha, vốn đầu tư 13,568 tỉ đồng, chuyên sản xuất bêtông ly tâm. 5. Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long, thuê đất 7,7 ha, vốn đầu tư 48,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ và may mặc. 6. Công ty TNHH Á Châu, thuê đất 3,2 ha, vốn đầu tư 51,3 tỉ đồng, chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi thuỷ sản. 7. Công ty TNHH Thiết Lập, thuê đất 6,4 ha, vốn đầu tư 89,9 tỉ đồng, chuyên chế biến nông sản, thực phẩm. 8. Công ty cổ phần Acecook Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long, thuê đất 03 ha, vốn đầu tư 05 triệu USD, chuyên sản xuất thức ăn mì ăn liền. 9. Doanh nghiệp tư nhân Việt Hương, thuê đất 0,75 ha, vốn đầu tư 4,02 tỉ đồng, chuyên chế biến khoai lang chiên xuất khẩu. 10. Công ty TNHH thép Thanh Tín Vĩnh Long, thuê đất 3,7 ha, vốn đầu tư 66,2 tỉ đồng, chuyên sản xuất kinh doanh sắt thép. 11. Công ty cổ phần Phú Long, thuê đất 2,7 ha, vốn đầu tư 28 tỉ đồng, chuyên sản xuất bao bì Carton và giấy. 12. Công ty TNHH Đại Việt Hương chi nhánh Vĩnh Long, thuê đất 3,5 ha, vốn đầu tư 30 tỉ đồng, chuyên sản xuất hoá mỹ phẩm và các sản phẩm tẩy vệ sinh. 13. Công ty TNHH CJVINA ARGI chi nhánh Vĩnh Long, thuê đất 2,5 ha, vốn đầu tư 3,1 triệu USD, chế biến thức ăn sản xuất gia cầm. 14. Công ty TNHH BOHSING, thuê đất 07 ha, vốn đầu tư 16 triệu USD, chuyên sản xuất may mặc xuất khẩu. 15. Công ty TNHH Phi Dũng, thuê đất 03 ha, vốn đầu tư 90 tỉ đồng, chuyên sản xuất thức ăn thuỷ sản. 16. Công ty TNHH Phi Dũng, thuê đất 0,6 ha, vốn đầu tư 16 tỉ, chuyên sản xuất Oxy. Cơ sở hạ tầng: Cầu đường và hệ thống giao thông (trải thảm bê tông) gồm có 7 tuyến đường trông đó có 5 tuyến đường ngang và 2 tuyến đường dọc chiều rộng của khu công nghiệp từ 8m -15m và có vĩa hè 6m - 8,5m song song với tuyến đường thi có 2 hệ thống thoát nước: Một là hệ thống thoát nước mưa ra sông Bà Lan, hai là hệ thống thoát nước thảy ra sông Lộc Hòa thoát về hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 4000 m3/ ngày đêm. 1.5 Lĩnh vực thu hút đầu tư: Các ngành nghề được phép đầu tư vào khu công nghiệp gồm các ngành nghề như là may mặc, dày da, chế biến lương thực- thực phẩm ,công nghiệp hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, công nghệ lắp ráp điện- điện tử, bao bì, công nghệ mỹ nghệ- mỹ phẩm, hàng gia dụng, gia công sắt thép, gia công cơ khí phục vụ nông nghiệp, chế tạo máy, kinh doanh kho bãi và một số ngành nghề khác ít gây ô nhiễm môi trường. Cơ chế quản lý đối với khu công nghiệp: 1.6.1 Cơ cấu tổ chức tại công ty cổ phần Hòa Phú Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Hòa Phú 1.6.2 Chức năng hoạt động và các ưu nhược điểm của các phòng ban 1.6.2.1 Chức năng hoạt động của các phòng ban: - Phòng tổ chức hành chánh chịu trách nhiệm điều hành sắp xếp về các vấn đề như: nhân sự, các công việc do ban giám đốc đưa xuống dưới sự điều hành trực tiếp của ban giám đốc. - Phòng kế hoạch kỹ thuật lên án các kế hoạch trong thời gian tới và chịu trách nhiệm về vấn đề kỹ thật trong công ty và nhà máy xử lý nước thải. - Phòng kế toán hoạt động theo hình thức kế toán Nhật Kí Chung chia ra từng bộ phận cho từng người quản lí. ( Các bộ phận như: công toán kho, tổng công nợ, thủ quỷ. ( Các nghiẹp vụ kế toán thường phát sinh như: tiền lương, bảo hiểm, tiếp khách, mua tài sản cố định… ( Quy trình kết chuyển: khi chứng từ hoặc hóa đơn về thì kiểm tra tính pháp lí của nó, néu hợp pháp thì chuyển tới bôj phận thích hợp để kết chuyển. Nếu chứng từ đặc biệy thìcuối tháng chuyên về tổng kết theo chứng từ khác, sau đó kết chuyển lên bảng báo cáo tài chính. Nhìn chung thì quá trình luân chuyển chứng từ hay quá đơn của công ty tương đối nhanh chóng. ( Các ché độ kế toán và các định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty cũng giống với cơ sở lý thuyết về các vấn đề đó đã được trang bị ở trường. - Ban quản lí nhà máy xử lý nước thải chịu trách nhiệm điều hành và quản lí nhà máy. 1.6.2.2 Ưu điểm: Công ty có ba phòng riêng biệt tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhân viên làm việc có hiệu quả hơn, như không gian làm việc thoáng mát dễ chịu, phân công trách nhiệm rõ rang cho từng thành viên của từng phòng. Sự quản lý công ty theo từng tự từ thấp đến cao, đầu tiên là Hội đồng quản thị sau đó là Giám đốc gồm có 2 người kế tiếp là 3 phòng ban, phòng Kế toán hành chính, phòng Hành chính sự nghiệp, phòng Khoa học kĩ thuật và một bộ phận Vận hành và xử lý nước thải, với bộ máy quản lý này thì tạo sự thuận lợi cho sự quản lý từ cấp lãnh đạo đến cấp nhân viên. 1.6.2.3 Nhược điểm : Do việc phân chia từng bộ phận riêng cũng có nhiều hạn chế: khi có sự cố xảy ra thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, gây chia bè phái, thiếu quan hệ mật thiết giữa các phòng ban. 1.6.3 Tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần Hòa Phú - Chế độ kế toán áp dụng theo quy định số 15/2006 QĐ/BTC - Hình thức ghi sổ kế toán sử dụng hình thức Nhật Ký Chung - Bộ phận kế toán gồm có 4 người + Một kế toán trưởng chịu trách nhiệm thực hiện đúng chế độ kế toán tài chính theo quy định, quyết toán kịp thời, chính xác. Cung cấp thông tin tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu của lãnh đạo. + Một kế toán thanh toán, kim kế toán kho quản lý tài sản. + Một kế toán tổng hợp + Một thủ quỹ kiêm báo cáo thuế 1.6.4 Quy trình luân chuyển chứng từ của công ty cổ phàn Hòa Phú Khi tập hợp chứng từ gốc thì phải qua kế toán trưởng. Cuối kỳ báo cáo cho kế toán tổng hợp, chứng từ luân chuyển ở bộ phận nào thì lưu ở bộ phận đó. 1.6.5 Tổ chức quản lí tài chính của công ty cổ phàn Hòa Phú -Tổ chức quản lí tài chính của công ty khá chặt chẽ, tình hình tài chính khá ổn định. - Tuy nhiên vẩn còn một số vướn mắc đặt biêt là sự can thiệp của UBND tỉnh Vĩnh Long về vấn đề tài chính. II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP: 2.1 Loại hình doanh nghiệp: - Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. - Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. - Công ty cổ phần. Ngoài ra còn các chi nhánh trực thuộc công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. 2.2 Chức năng và nhiệm vụ: - Mô hình hoạt động của công ty: sau khi ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Long đã giải tỏa mặt bằng và bàn giao cho công ty thì ngay sau đó công ty chính thức bắt tay vào công việc. Công ty sẽ mua đất để san lắp mặt bằng và chia ra thành từng khu từng cụm để thực hiện quá trình cho thuê. - Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty : đó là cho thuê đất để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều hình thức cho thuê như cho thuê ngắn hạn, trung và dài hạn, cho thuê trả trước hoặc trả lần theo định kỳ. - Các nhà đầu tư thứ cấp sau khi được ban quản lý cấp giấy chứng nhận sẽ được thuê đất từ Công ty Cổ phần Hòa Phú để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo quyết định của luật doanh nghiệp và luật đầu tư. - Giá được áp dụng cho thuê như sau: (giá thuê và phương thức thanh toán đã được Ủy Ban Nhân Dân Tỉn Vĩnh Long qui định 12/09/2005). - Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển khu công nghiệp bao gồm: Quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng, quy hoạch bố trí ngành nghề, tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài khu công nghiệp liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại KCN. - Nghiên cứu đề xuất giá giao đất và cho thuê đất, các loại phí dịch vụ. Lưu trữ tài liệu quy hoạch, hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng trong khu công nghiệp. 2.3 Hiệu quả hoạt động: - Suất đầu tư trên 1 ha của khu công nghiệp khoảng 17,5 tỷ đồng ( khoảng 1 triệu đô) thấp hơn so với các tỉnh Bình Dương, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu...khoảng 40 tỷ từ 2( 2.5 triệu đô/ ha. - Giá trị sản xuất công nghiệp trên đất khu công nghiệp: + Năm 2009: đạt 1.745,9 tỷ đồng, chiếm 34,4 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. + Bình quân 1 ha đất công nghiệp đạt 30,6 tỷ đồng, lớn hơn nhiều so với giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân của Tỉnh. - Giá trị xuất khẩu: Khu công nghiệp Hòa Phú đã đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh. Năm 2009: Giá trị xuất khẩu của khu công nghiệp là 85,1 triệu USD. - Giải quyết việc làm: Sự phát triển của doanh nghiệp đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho người lao động. Đến nay khu công nghiệp đã tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động trong khi 1 ha đất nông nghiệp trung bình của cả nước chỉ thu hút khoảng 10 – 12 lao động. Trong đó lao động có chuyên môn kỷ thuật chiếm 6,5%, tăng 3% so với năm trước. Lao động trong tỉnh chiếm 80,4%, nhiều doanh nghiệp đi vào sản xuất có thị trường ổn định. - Đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế Vĩnh Long: Các dự án khu công nghiệp mặt dù mới đưa vào sản xuất, vẫn còn đang trong thời gian được hưởng các ưu đãi về mức giảm miễn thuế nhưng mức đóng góp: + Năm 2007: 17 tỷ đồng + Năm 2008: 32 tỷ đồng + Năm 2009: 35 tỷ đồng 2.4 Mặt thuận lợi của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập: - Nhà nước có chính sách pháp luật tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động ngày càng thuận lợi: - Hỗ trợ vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng đến hang rào khu công nghiệp. - Đảm bảo sự ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. - Tiếp cận công nghệ mới hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến. - Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. 2.5 Những khó khăn: - Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính, giảm kinh tế toàn cầu nên một số ngành sản xuất gặp khó khăn. Đặc biệt đối với ngành chế biến thủy sản. - Trình độ, tay nghề lao động còn kém. - Chất lượng, máy móc thiết bị, kỹ thuật chua đáp ứng được nhu cầu. - Phụ thuộc vào nhập khẩu và ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển nên không có khả năng nâng cao giá trị hàng hóa như mặt hàng giầy da. - Thiếu hụt nguồn lao động, chất lượng lao động còn thấp do không có trình độ văn hóa khó mà tiếp thu được các kỹ thuật tiên tiến. - Địa chất yếu đã làm gia tăng chi phí đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cũng như việc mở rộng dự án. 2.6 Thách thức - Cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ đã được đưa vào sử dụng mở ra một triển vọng phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với Vĩnh Long. Nhà đầu tư có ở lại Vĩnh Long hay đi tiếp đến các tỉnh lân cận tùy thuộc vào sức hút của chính sách đầu tư phát triển của Vĩnh Long. - Vĩnh Long có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chưa qua đào tạo để phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. - Sự cạnh tranh và thu hút đầu tư giữa các địa phương trong cả nước cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày càng gay gắt. III. ĐÓNG GÓP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ VÀO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VĨNH LONG: - KCN Hoà Phú chiếm 47% giá trị sản xuất công nghiệp Vĩnh Long, giá trị sản xuất 11 tháng trên 1.316 tỷ đồng, ước đến năm 2007, giá trị sản xuất đạt tương đương 1.477 tỷ đồng, chiếm 47% giá trị sản xuất công nghiệp Vĩnh Long. Gía trị xuất khẩu ước tính đạt 60,477 triệu USD, chiếm 36,2% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Các doanh nghiệp có mức tăng trưởng khá cao là công ty Liên doanh Tỷ Xuân, công ty Acecook. - Sự phát triển của doanh nghiệp đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho người lao động. Tính đến cuối năm 2007 ở đây đã thu hút 8.826 lao động, tăng 2.197 lao động so với năm 2006. Trong đó lao động có chuyên môn kỷ thuật chiếm 6,5%, tăng 3% so với năm trước. Lao động trong tỉnh chiếm 80,4%, nhiều doanh nghiệp đi vào sản xuất có thị trường ổn định. - Các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Hòa Phú đạt doanh thu trên 400 tỷ đồng gần 500 triệu USD. - Năm 2008 BQL đã triển khai thực hiện công tác quy hoạch xây dựng và phát triển các KCN và nhiều chuyển biến khá nổi bậc: hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng KCN Bình Minh được Chính phủ chấp thuận cho thay thế hình thức đầu tư và điều chỉnh diện tích KCN; điều chỉnh giai đoạn I và lập dự án giai đoạn II KCN Hoà Phú; điều chỉnh quy hoạch khu 4, khu 5 KCN Cổ Chiên; đang lập đề án quy hoạch phát triển KCN đến 2020; thường xuyên phối hợp với các ngành liên quan và địa phương thực hiện công tác bồi hoàn giải toả; theo dõi chủ đầu tư, nhà đầu tư tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn trong thực hiện dự án và xây dựng cơ sở hạ tầng trọng tâm là nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Hoà Phú xây dựng đạt trên 95%. - Đóng góp cho ngân sách: năm 2007 là 17 tỷ đồng, năm 2008 là 32 tỷ đồng, năm 2009 là 35 tỷ đồng. IV. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI: - Trong những năm gần đây, việc triển khai trên quy mô rộng khắp các tỉnh, các KCN tập trung đã và đang là một trong những chủ đề gây tranh luận khá nhiều trên các diễn đàn khác. Những cuộc tranh luận đó đề cập đến nhiều vấn đề: về hiệu quả kinh tế- xã hội, về tác động đến các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của mỗi địa phương, đến an ninh lương thực quốc gia…Nổi bật lên trong số đó là các chủ đề liên quan đến phát triển bền vững ở địa bàn quan trọng này. Càng ngày người ta càng thấy rằng nếu xuất phát từ cách tiếp cận theo quan điểm phát triển bền vững thì vấn đề xây dựng các KCN có không ít những tác động hai mặt tới sự phát triển ở khu vực này. - Hiện tại, Vĩnh Long mới có KCN Hoà Phú (129 ha) đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 4000m3/ ngày đêm, còn tuyến công nghiệp Cổ Chiên (430 ha), KCN Bình Minh 130 ha đang hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng. - Căn cứ vào nghị quyết năm 2009 của tỉnh Uỷ và chương trình công tác của UBND tỉnh, trên cơ sở phát huy thành tích đã đạt được năm 2008, Ban đề ra mục tiêu và nhiệm vụ năm 2009 như sau: - Hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng KCN Hoà Phú giai đoạn II và chuyển đổi chủ đầu tư KCN Hoà Phú, và đề án quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020 nếu được chính phủ chấp thuận thì tiến hành lập thủ tục đầu tư xây dựng KCN Bình Minh. - Hoàn thành công tác bồi hoàn giải toả mặt bằng KCN Bình Minh, KCN Hoà Phú giai đoạn II. - Đôn đốc chủ đầu tư, nhà đầu tư đẩy mạnh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Bình Minh( san lấp mặt bằng đạt 100% giao đất; triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung và các hạng mục hạ tầng KCN); xây dựng đường dẫn vào KCN Bình Minh đạt 80%; hoàn thành san lấp mặt bằng tuyến công nghiệp Cổ chiên ( khu 4, khu 5) và triển khai san lấp mặt bằng KCN Hoà Phú giai đoạn II, hoàn thành các kênh thoát nước đưa vào sử dụng. - Vận động thu hút đầu tư KCN Bình Minh đạt 50% và KCN Hoà Phú giai đoạn II 20%. - Tập trung thực hiện công tác cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tại chổ và một cửa liên thông, thực hiện tốt chỉ thị 01/TƯ và cơ chế dân chủ ở cơ quan. Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý  theo Nghị định 29/CP. ( Phấn đấu từ nay đến năm 2020 Vĩnh Long sẽ có thêm 4 khu công nghiệp với 1.800 ha: + Khu công nghiệp Đông Bình: 350 ha. + Khu công nghiệp Bình Tân : 700 ha. + Khu công nghiệp An Hưng: 550 ha. + Khu công nghiệp An Định (Mang Thít) : 200 ha.
Luận văn liên quan