Hội thảo Chủ động, tích cực đổi mới Quản lý giáo dục và Hoạt động dạy học

ĐỀ DẪN HỘI THẢO CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG Quán triệt quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Để đạt được mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải chủ động, tích cực đổi mới trong quản lí và hoạt động dạy học. Đây là nhiệm vụ khó khăn, vừa là cơ hội vừa là thách thức của ngành giáo dục; đồng thời cũng là trọng trách, sứ mạng đặt trên vai đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường.

pdf167 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội thảo Chủ động, tích cực đổi mới Quản lý giáo dục và Hoạt động dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i MỤC LỤC Đề dẫn Hội thảo - Ban tổ chức 1 Phần I. Chủ động, tích cực đổi mới Quản lý giáo dục trong trường phổ thông 3 1 Đổi mới công tác quản lý giáo dục tại thị xã Vĩnh Châu - Trịnh Văn Lộc - Phó Trưởng phòng Phòng GDĐT Thị xã Vĩnh Châu 3 2 Thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học - Tô Thị Ánh Nguyệt - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Định Của 7 3 Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý dạy học - Lê Trọng Thái Bình - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thuận Hòa 13 4 Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTDTNT THCS và THPT Thạnh Phú - Dương Sà Phol - Phó Hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS và THPT Thạnh Phú 16 5 Đổi mới công tác quản lý nâng cao năng lực giáo viên nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục tại trường THPT Đại Ngãi - Nguyễn Phước Beo - Hiệu trưởng Trường THPT Đại Ngãi 21 6 Đổi mới công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trong quản lý giáo dục - Trịnh Thanh Tùng - Hiệu trưởng Trường THCS Châu Văn Đơ, Thị xã Vĩnh Châu 26 7 Đổi mới quản lý chất lượng giáo dục ở trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai - Phùng Kim Phú - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai 31 8 Giải pháp đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở trường CĐSP Sóc Trăng - Đinh Thị Thái Hà - Phó Hiệu trưởng Trường CĐSP Sóc Trăng 36 9 Công tác chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường THPT Ngọc Tố - Đinh Văn Sự - Hiệu trưởng Trường THPT Ngọc Tố 41 10 Một số kinh nghiệm thực tiễn trong việc đổi mới công tác quản lý trường THPT Kế Sách - Lê Tứ Hải - Hiệu trưởng Trường THPT Kế Sách 45 ii 11 Quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên - Nguyễn Kim Phước - Phó Trưởng phòng Phòng GDĐT Huyện Long Phú 50 12 Đổi mới công tác phát triển đội ngũ trong nhà trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục đào tạo - Phạm Ngọc Phụng - Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Diệu 57 13 Một số kinh nghiệm thực hiện xã hội hóa giáo dục ở trường THPT Đoàn Văn Tố - Mai Văn Vân - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đoàn Văn Tố 60 14 Đổi mới công tác quản lý trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và các chế độ chính sách có liên quan đến cán bộ, viên chức - Lê Thanh Khởi - Phó Trưởng phòng Phòng GDĐT Huyện Mỹ Tú 65 15 Biện pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THCS và THPT Mỹ Thuận - Hồ Diên Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Mỹ Thuận 69 16 Một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn ở trường THCS Lê Quý Đôn - Trần Văn Đồng - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, Thành phố Sóc Trăng 74 Phần II. Chủ động, tích cực đổi mới Hoạt động dạy học trong trường phổ thông 77 17 Nâng cao chất lượng giáo dục thông qua nghiên cứu khoa học trong nhà trường và đổi mới các hoạt động dạy và học - Nguyễn Ngọc Hải - Trường THPT An Lạc Thôn 77 18 Chỉ đạo tổ chuyên môn tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh - Huỳnh Phước Đạt - Trường THPT Phú Tâm 81 19 Đổi mới công tác quản lý giáo dục ở trường THPT Thiều Văn Chỏi - Đinh Võ Như Bình - Trường THPT Thiều Văn Chỏi 85 20 Đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông - Đặng Thị Thủy Tiên - Trường THCS và THPT Tân Thạnh 90 21 Đổi mới hình thức kiểm tra viết môn Hóa học tại trường THCS và THPT Khánh Hòa - Lê Bảo Toàn - Trường THCS và THPT Khánh Hòa 93 22 Những vấn đề tồn tại trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, nhìn từ góc độ môn Ngữ văn ở Sóc Trăng - Trần Minh Thương - Trường THPT Ngã Năm 98 iii 23 Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua phương pháp trò chơi dạy học - Nguyễn Phi Nơ - Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai 104 24 Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn - Lê Văn Út - Trường THPT Kế Sách 108 25 Đổi mới dạy học môn Lịch sử, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập - Trương Quý Cường - Trường THCS Xã Lịch Hội Thượng, Huyện Trần Đề 113 26 Đổi mới hoạt động dạy học giúp học sinh khắc sâu kiến thức môn Lịch sử - Trần Uyên Minh - Trường THCS Kế Sách, Huyện Kế Sách 117 27 Một số kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán tại trường THCS và THPT DTNT Vĩnh Châu - Lý Thành Thông - Trường THCS và THPT DTNT Vĩnh Châu 122 28 Dạy học Ngữ văn theo chủ đề tích hợp ở trường trung học phổ thông - Vưu Trúc Như - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng 127 29 Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy Ngữ văn trung học cơ sở - Bùi Đình Quang - Trường THCS Lê Vĩnh Hòa, Thành phố Sóc Trăng 131 30 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Ngữ văn, trường THPT Lịch Hội Thượng - Dương Bích Huyền - Trường THPT Lịch Hội Thượng 136 31 Dạy phần đọc - hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia một số vấn đề trao đổi - Hứa Hoàng Cung - Trường THPT Đoàn Văn Tố 140 32 Đổi mới hoạt động dạy học môn Toán khối trung học cơ sở - Lê Quốc Toản - Trường THCS Tôn Đức Thắng, Thành phố Sóc Trăng 144 33 Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đối với môn học Địa lý - Tô Hoàng Kia - Trường THPT Mỹ Hương 149 34 Đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học theo hướng phát triển năng lực môn học - Quách Đức Hiệp - Trường THCS An Hiệp, Huyện Châu Thành 154 35 Giải pháp giúp học sinh khối 10 trường PTDTNT THCS&THPT Thạnh Phú hứng thú với môn Ngữ văn - Thạch Hữu Cần - Trường PTDTNT THCS và THPT Thạnh Phú 159 Hội thảo Chủ động, tích cực đổi mới Quản lý giáo dục và Hoạt động dạy học 1 ĐỀ DẪN HỘI THẢO CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG Quán triệt quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Để đạt được mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải chủ động, tích cực đổi mới trong quản lí và hoạt động dạy học. Đây là nhiệm vụ khó khăn, vừa là cơ hội vừa là thách thức của ngành giáo dục; đồng thời cũng là trọng trách, sứ mạng đặt trên vai đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường. Thực hiện Chương trình hành động số 34-CTr/TU ngày 21/01/2014 của Tỉnh ủy Sóc Trăng về việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo “Chủ động, tích cực đổi mới Quản lý giáo dục và Hoạt động dạy học trong trường phổ thông” để đánh giá thực trạng công tác đổi mới quản lý giáo dục của đội ngũ cán bộ quản lý và thực trạng hoạt động dạy học của đội ngũ nhà giáo. Từ đó, tìm ra những giải pháp cho bước đi tiếp theo, để việc đổi mới thật sự đúng nghĩa, có chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh nhà. Trọng tâm Hội thảo bàn luận xoay quanh các vấn đề: 1. Thực trạng việc thực hiện đổi mới công tác quản lí giáo dục, đổi mới hoạt động dạy học trong các trường phổ thông hiện nay. 2. Một số kinh nghiệm thực tiễn, sáng tạo mang lại hiệu quả trong việc đổi mới quản lí giáo dục, đổi mới hoạt động dạy học. Ban tổ chức Hội thảo muốn tạo một diễn đàn cho cán bộ quản lý, giáo viên cùng trao đổi, đánh giá, tổng kết những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lí giáo dục, hoạt động dạy học để rút ra những bài học kinh nghiệm, những thành công và hạn chế. Thông qua Hội thảo này, Ban tổ chức hy vọng cán bộ quản lí và giáo viên sẽ xác định được: Những gì cần áp dụng và sẽ áp dụng như thế nào trong thời gian sắp tới? Những gì còn khó khăn cần tháo gỡ? Điều quan trọng là sau Hội thảo, mỗi cán bộ quản lí và giáo viên sẽ có thêm kinh nghiệm, bài học có ý nghĩa để vận dụng trong công tác; có thể đánh giá được mức độ hiệu quả công việc của mình và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Hội thảo Chủ động, tích cực đổi mới Quản lý giáo dục và Hoạt động dạy học 2 Trong quá trình chuẩn bị Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 180 tham luận của các cán bộ quản lí, các giáo viên đang trực tiếp tham gia quản lí và giảng dạy tại các trường phổ thông trong toàn tỉnh. Các tham luận đều cho thấy được sự cần thiết phải đổi mới trong quản lý giáo dục và hoạt động dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Nội dung của tham luận tập trung vào hai nhóm vấn đề sau: Nhóm thứ nhất quan tâm đến những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác đổi mới quản lý giáo dục, cụ thể là việc tổ chức thực hiện sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục; tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục; đổi mới hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá; ứng dụng CNTT trong quản lý; nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên; đổi mới công tác xây dựng và phát triển đội ngũ; việc phân cấp quản lý - nâng cao vai trò của tổ chuyên môn trong nhà trường; tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; sinh hoạt chuyên môn qua mạng “Trường học kết nối”; Nhóm thứ hai chủ yếu là trong đổi mới hoạt động dạy học như: đổi mới dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn; dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; xây dựng chủ đề dạy học, chủ đề tích hợp, liên môn; Các tham luận đã thể hiện sự phong phú, đa dạng trong việc đổi mới công tác quản lí và hoạt động dạy học theo hướng tích cực, hiện đại. Từ đó cho thấy sự nhiệt tình, tích cực, tâm huyết của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Ban tổ chức Hội thảo trân trọng ghi nhận đóng góp của cán bộ quản lí, giáo viên góp phần cho việc tổ chức Hội thảo thành công. Với các bài tham luận trong kỷ yếu, chúng ta có thể tìm thấy mối liên hệ chung để cùng trao đổi, rút ra những kinh nghiệm bổ ích. Ban tổ chức hy vọng, tất cả quý thầy, cô tham gia Hội thảo sẽ tích cực trao đổi, phát biểu nhiều ý kiến chân thành, thẳng thắn để Hội thảo đạt được chất lượng và ý nghĩa thiết thực nhất. BAN TỔ CHỨC Hội thảo Chủ động, tích cực đổi mới Quản lý giáo dục và Hoạt động dạy học 3 PHẦN I CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC TẠI THỊ Xà VĨNH CHÂU ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Trịnh Văn Lộc Phó Trưởng phòng Phòng GDĐT Thị xã Vĩnh Châu 1. Vì sao phải đổi mới quản lý giáo dục? Đổi mới là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý, cần đổi mới để công tác quản lý giáo dục ngày càng đáp ứng yêu cầu hội nhập giáo dục quốc tế và khu vực. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn quan tâm đến giáo dục và đào tạo, đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị quan trọng về giáo dục và đào tạo được ban hành và đi vào cuộc sống, đổi mới giáo dục là đường lối xuyên suốt của Đảng. Giáo dục của chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục còn những bất cập, yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa theo kịp sự chuyển biến của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Với những lý do đó tháng 10/2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2. Thực trạng giáo dục của thị xã Vĩnh Châu a) Ưu điểm Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm đầu tư cho giáo dục đào tạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong thị xã, hệ thống giáo dục và đào tạo của thị xã được chú trọng xây dựng cơ bản hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Quy mô, cơ cấu trường lớp cơ bản ổn định, tình hình huy động học sinh ra lớp ở các cấp học hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu trên giao, riêng năm học 2016-2017, tỉ lệ huy động học sinh ra lớp ở cấp tiểu học chưa đạt chỉ tiêu trên giao. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở được duy trì và đạt chuẩn. Chất Hội thảo Chủ động, tích cực đổi mới Quản lý giáo dục và Hoạt động dạy học 4 lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm dần, tỷ lệ học sinh khá giỏi từng bước được nâng lên. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Số giáo viên đạt chuẩn đào tạo: 99,90% (Trong đó trên chuẩn: 76,37%). Công tác quản lý từng bước đổi mới theo hướng: Kỷ cương, dân chủ, công khai, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 22/61 trường (không tính các trường dân lập). b) Hạn chế Chất lượng giáo dục chưa thật sự ổn định, học sinh giỏi ở cấp THCS tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn thấp so với cả tỉnh, tỉ lệ học sinh bỏ học vẫn còn khá cao, công tác Phổ cập giáo dục các cấp chưa thật sự bền vững, việc vận động các em học sinh nghỉ, bỏ học ra lớp lại rất khó khăn. Việc giáo dục kỹ năng sống chưa thực sự đi vào chiều sâu và thiếu nhiều các điều kiện cần thiết để triển khai, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa dạy chữ, dạy người, dạy nghề, ý thức trách nhiệm xã hội. Học sinh còn hạn chế về khả năng tự học, kỹ năng thực hành, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng sống cho nên bên cạnh những biểu hiện tích cực vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh có ý thức phấn đấu chưa cao. Năng lực thực tế của một số giáo viên chưa thực sự tương xứng với yêu cầu, một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục, việc tiếp cận các phuơng tiện, thiết bị dạy học, phương pháp tổ chức dạy học hiện đại, tổ chức quản lý cơ sở giáo dục và đào tạo còn khó khăn. c) Nguyên nhân Khách quan Điều kiện kinh tế Vĩnh Châu trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn tôm thất mùa, hành tím, hoa màu rớt giá nên đời sống của một bộ phận nông dân gặp rất nhiều khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo phải làm thuê kiếm sống, lo cho cái ăn cái mặc, chạy gạo hằng ngày, ít quan tâm đến tương lai lâu dài của con cái, có hộ sẵn sàng cho con tạm nghỉ học để làm các việc có tính thời vụ như: lặt củ hành mướn, cào nghêu, bắt cua con, hết vụ trở lại trường học tiếp tục dẫn đến các em học yếu, kém và bỏ học hoặc có những hộ không tìm được việc làm thuê ở địa phương nên buộc lòng gia đình phải rời quê đi làm ăn xa mang theo con cái, mà phần lớn con cái họ mang theo không được học hành ở những nơi đến, Nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo tuy có tăng đáng kể nhưng chưa đáp ứng sát và kịp được yêu cầu phát triển của ngành. Điều kiện trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu so với chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, thực tế một số nơi còn gặp nhiều khó khăn như thiếu phòng học để phụ đạo học sinh yếu, kém, dạy 2 buổi/ ngày. Hội thảo Chủ động, tích cực đổi mới Quản lý giáo dục và Hoạt động dạy học 5 Chủ quan Một số trường, vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng còn chưa sâu sát, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên chưa được phát huy cao. Một số cán bộ quản lý chậm đổi mới, thiếu sáng tạo, chưa phát huy tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chưa thật sự tâm huyết nên hiệu quả công tác chưa cao. Nhận thức của một số cán bộ quản lý, giáo viên còn giản đơn, hạn chế, chưa thể hiện rõ trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, một số trường chưa thật sự quan tâm đến việc tham mưu đầu tư, lập kế hoạch, quy hoạch để phát triển giáo dục, khả năng dự báo thấp, chưa có giải pháp kịp thời để tháo gỡ khó khăn nhất là trong việc huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số học sinh trước những diễn biến phức tạp về kinh tế địa phương. Đội ngũ giáo viên mặc dù đã đạt chuẩn 99,9% song chất lượng chưa đồng đều, một bộ phận nhận thức chưa theo kịp xu thế phát triển, năng lực chuyên môn còn hạn chế chưa ngang tầm với chương trình giáo dục đổi mới, một số Giáo viên ý thức nghề nghiệp chưa cao, thiếu ý thức học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. 3. Một số giải pháp Mục tiêu đổi mới giáo dục là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, mà chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về đội ngũ, cơ sở vật chất, công tác quản lý của lãnh đạo các đơn vị trường, ... Trước thực trạng của ngành giáo dục thị xã, để thực hiện đổi mới quản lý giáo dục có hiệu quả Phòng GDĐT xác định sẽ tập trung vào đổi mới công tác quản lý các nhà trường. - Chỉ đạo các trường tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới GDĐT: Yêu cầu các đơn vị trường quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đến toàn thể cán bộ - giáo viên - nhân viên, phụ huynh và học sinh của trường. Chi bộ, cấp ủy các trường phải thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Lãnh đạo nhà trường thực hiện dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường. - Phân cấp quản lý + Nâng cao hiệu quả công tác quản lí theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, đẩy mạnh quyền tự chủ của nhà trường trong thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trách nhiệm giải trình của đơn vị, cá nhân. Thực hiện nhiệm vụ và chức năng giám sát của xã hội, kiểm tra của cấp trên. + Đối với nhà trường cũng nên chia sẻ quyền lực để viên chức trong nhà trường tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định liên quan đến nhà trường, tham gia điều hành các hoạt động trong nhà trường. Theo thời gian, hiệu trưởng Hội thảo Chủ động, tích cực đổi mới Quản lý giáo dục và Hoạt động dạy học 6 sẽ giảm dần vai trò hướng dẫn và mang lại cơ hội cho các thành viên khác phát huy tinh thần trách nhiệm và năng lực của mình. Như vậy, đổi mới quản lý giáo dục không chỉ đổi mới cách làm của lãnh đạo trường (của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) mà còn đổi mới từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đến tổ trưởng chuyên môn. Sự phân cấp rất cần được thể hiện trong nhà trường, đặc biệt là nâng cao vai trò của tổ trưởng chuyên môn, làm sao cho tổ trưởng chuyên môn cũng thực hiện công tác quản lý tổ với đầy đủ các chức năng quản lý. Trong quản lý giáo dục cần tránh đi sâu vào công tác hành chính, sự vụ, càng không nhằm quản lý con người mà quan trọng là quản lý công việc, quản lý kế hoạch (của trường, của tổ). Chỉ có quản lý công việc thì người làm việc mới tự chủ, sáng tạo và mang lại hiệu quả thực sự, còn quản lý con người thì họ sẽ làm việc chỉ với mục đích đối phó. - Quản lý theo chuẩn, tăng cường kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu: Chuẩn là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với cá nhân, đơn vị về một số nội dung nào đó nhằm đáp ứng hay thực hiện một nhiệm vụ nào đó. + Phòng GDĐT tập trung đưa ra đánh giá hiệu trưởng hoặc hiệu trưởng đánh giá viên chức tại đơn vị theo các chuẩn: Trường đạt chuẩn quốc gia; chuẩn nghề nghiệp giáo viên ; chuẩn hiệu trưởng, chuẩn phó hiệu trưởng; chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản của chư
Luận văn liên quan