Huyện mang thít (Vĩnh Long) trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn 1947 - 1975

Huyện Mang Thít là một trong tám đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Long, một huyện vùng xa ở hướng Đông Bắc tỉnh Vĩnh Long, nằm bên hữu ngạn sông Cổ Chiên, kéo dài từ ven thành phố Vĩnh Long đến bờ Bắc sông Mang Thít. Huyện được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Cổ Chiên, sông Mang Thít và Quốc lộ 53. Nhìn trên bản đồ Mang Thít có hình tam giác với cạnh đáy là sông Mang Thít, hai cạnh bên là sông Cổ Chiên và quốc lộ 53, đỉnh tam giác tiếp xúc với vùng Thanh Đức, Long Phước sát phía Đông thành phố Vĩnh Long. Phía Bắc, Tây Bắc giáp huyện Long Hồ. Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) với ranh giới là sông Cổ Chiên. Phía Đông giáp huyện Vũng Liêm, ranh giới là sông Mang Thít, phía Nam giáp huyện Tam Bình. Huyện gồm có thị trấn huyện lị Cái Nhum và 12 xã (Chánh Hội, Tân Long, Nhơn Phú, Mỹ An, Mỹ Phước, An Phước, Chánh An, Hòa Tịnh, Bình Phước, Long Mỹ, Tân An Hội, Tân Long Hội) với 103 ấp khóm

pdf118 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Huyện mang thít (Vĩnh Long) trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn 1947 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐHSP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN HUYỆN MANG THÍT (VĨNH LONG) TRONG CUỘC ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 1947-1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ TP. HỒ CHÍ MINH - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐHSP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN HUYỆN MANG THÍT (VĨNH LONG) TRONG CUỘC ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 1947-1975 Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS VÕ XUÂN ĐÀN Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 MỤC LỤC 5TMỤC LỤC5T ............................................................................................................................ 1 5TMỞ ĐẦU5T .............................................................................................................................. 3 5T1. Lý do chọn đề tài5T .................................................................................................................................. 3 5T2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề5T .................................................................................................................... 4 5T3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5T ......................................................................................................... 5 5T4. Phương pháp nghiên cứu5T ...................................................................................................................... 5 5T . Nguồn tài liệu nghiên cứu5T..................................................................................................................... 6 5T6. Những đóng góp của luận văn5T .............................................................................................................. 6 5T7. Bố cục của luận văn5T ............................................................................................................................. 6 5T(Nguồn: Ban Tuyên giáo huyện Mang Thít) Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MANG THÍT TRƯỚC NĂM 19475T ..................................................................................... 8 5T1.1. Điều kiện địa lí tự nhiên5T .................................................................................................................... 9 5T1.2. Đặc điểm dân cư, văn hóa - xã hội5T ................................................................................................... 10 5T1.3. Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Mang Thít trước năm 19475T .................................. 10 5T1.3.1. Vùng đất, con người và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm trước khi có Đảng5T ................ 10 5T1.3.2. Hình thành các tổ chức Cộng sản ở Mang Thít lãnh đạo nhân dân đấu tranh5T ............................ 13 5T1.3.3. Từ cao trào dân chủ 1936 - 1939 đến cách mạng tháng 8 năm 19455T ......................................... 14 5T1.3.4. Tình hình Mang Thít sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước năm 19475T ............................ 19 5TChương 2: HUYỆN MANG THÍT TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ( 1947- 1954)5T ................................................................................................................................... 26 5T2.1. Những năm đầu kháng chiến chống Pháp5T ........................................................................................ 26 5T2.1.1. Gây dựng lại cơ sở cách mạng cùng toàn quốc kháng chiến5T ..................................................... 26 5T2.1.2. Nhân dân Mang Thít cùng nhân dân cả nước thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện5T .......... 29 5T2.2. Cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi5T ................................................................................. 31 5T2.2.1. Xây dựng và phát triển chiến tranh nhân dân đẩy mạnh kháng chiến5T ........................................ 31 5T2.2.2. Phối hợp với chiến trường chung, cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi5T ..................... 40 5TChương 3: HUYỆN MANG THÍT TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ (1954-1975) 5T ............................................................................................................................................. 46 5T3.1. Đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, xây dựng lực lượng tiến hành Đồng khởi năm 19605T ....................... 46 5T3.1.1. Đấu tranh đòi dân sinh dân chủ và chống “tố cộng, diệt cộng”5T ................................................. 46 5T3.1.2. Xây dựng lực lượng thực hiện Đồng khởi5T................................................................................ 51 5T3.2. Từ sau Đồng khởi đến tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 19685T .................................... 54 5T3.2.1. Phát triển lực lượng kháng chiến chống bình định lấn chiếm giành quyền làm chủ nông thôn5T .. 54 5T3.2.2. Khôi phục và chuẩn bị lực lượng tiến tới tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 19685T 59 5T3.2.3. Quân và dân Mang Thít thực hiện tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 19685T ............ 66 5T3.3. Kiên trì đấu tranh đi đến thắng lợi hoàn toàn5T ................................................................................... 71 5T3.3.1. Quân dân Mang Thít chống bình định phản kích, bảo vệ cách mạng5T ......................................... 71 5T3.3.2. Thực hiện tiến công mở rộng vùng nông thôn sau Hiệp định Pari5T ............................................ 78 5T3.3.3. Chiến dịch mùa khô (1974 - 1975) - tổng tiến công và nổi dậy giành thắng lợi hoàn toàn.5T ........ 87 5TKẾT LUẬN5T ........................................................................................................................ 93 5T1. Kết luận5T ............................................................................................................................................. 93 5T2. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược5T................. 96 5T3. Khuyến nghị5T ..................................................................................................................................... 100 5T ÀI LIỆU THAM KHẢO5T ............................................................................................... 102 5TPHỤ LỤC5T ......................................................................................................................... 108 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Huyện Mang Thít là một trong tám đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Long, một huyện vùng xa ở hướng Đông Bắc tỉnh Vĩnh Long, nằm bên hữu ngạn sông Cổ Chiên, kéo dài từ ven thành phố Vĩnh Long đến bờ Bắc sông Mang Thít. Huyện được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Cổ Chiên, sông Mang Thít và Quốc lộ 53. Nhìn trên bản đồ Mang Thít có hình tam giác với cạnh đáy là sông Mang Thít, hai cạnh bên là sông Cổ Chiên và quốc lộ 53, đỉnh tam giác tiếp xúc với vùng Thanh Đức, Long Phước sát phía Đông thành phố Vĩnh Long. Phía Bắc, Tây Bắc giáp huyện Long Hồ. Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) với ranh giới là sông Cổ Chiên. Phía Đông giáp huyện Vũng Liêm, ranh giới là sông Mang Thít, phía Nam giáp huyện Tam Bình. Huyện gồm có thị trấn huyện lị Cái Nhum và 12 xã (Chánh Hội, Tân Long, Nhơn Phú, Mỹ An, Mỹ Phước, An Phước, Chánh An, Hòa Tịnh, Bình Phước, Long Mỹ, Tân An Hội, Tân Long Hội) với 103 ấp khóm. Mang Thít còn gọi là Mân Thít hay Măng Thít, là tên đất xưa. Năm 1732, khi chúa Nguyễn thành lập dinh Long Hồ, vùng đất thuộc huyện Mang Thít hiện nay chỉ có vài làng. Năm 1808, Mang Thít thuộc huyện Vĩnh Bình phủ Định Viễn trấn Vĩnh Thanh. Khi Pháp chiếm Vĩnh Long chia Vĩnh Long thành ba huyện thì Mang Thít thuộc huyện Vĩnh Long (hạt Vĩnh Long). Đến năm 1889, vùng đất Mang Thít thuộc phạm vi quản lí của ba quận là Châu Thành, Chợ Lách và Tam Bình. Huyện được chính thức thành lập vào đầu năm 1947 và trong quá trình phát triển huyện đã nhiều lần đổi tên, sáp nhập cũng như tách ra từ các huyện khác. Khi mới thành lập năm 1947 huyện Mang Thít có tên là huyện Nhì, sau đó có tên là Mang Thít (1950), Vũng Liêm (1951), Cái Nhum (1955). Năm 1957, huyện Cái Nhum được nhập vào huyện Chợ Lách, đến năm 1963 thì tách ra làm hai huyện như cũ. Năm 1977 nhập hai huyện Cái Nhum và Châu Thành Tây thành huyện Long Hồ. Năm 1981, tách Long Hồ thành hai huyện là Long Hồ và Mang Thít, đến năm 1986 lại sáp nhập huyện Mang Thít vào Long Hồ. Năm 1992 tách huyện Long Hồ thành hai huyện Long Hồ và Mang Thít. Tên gọi huyện Mang Thít tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên có thời gian huyện Mang Thít còn có tên gọi là quận Minh Đức, đây là tên gọi do chính quyền ngụy đặt vào năm 1961 và nhiều bậc cao niên ở Mang Thít hiện nay vẫn thường gọi tên huyện là Minh Đức như là để nhớ về kí ức một thời gian khổ. Huyện Mang Thít được hình thành từ rất sớm, ban đầu chỉ có vài làng dần dần phát triển thành vùng đất trù phú dân cư đông đúc. Nhưng để hiểu rõ về lịch sử của vùng đất này là một điều hết sức khó khăn vì không có đầy đủ tài liệu. Do điều kiện chiến tranh, qua nhiều lần sáp nhập và thời gian đã lâu nên những tư liệu về Mang Thít đã thất lạc nhiều, những nhân chứng lịch sử chứng kiến sự phát triển của vùng đất này cũng dần dần ra đi. Vì vậy, nếu như không có các công trình nghiên cứu về Mang Thít thì những thế hệ trẻ sinh ra sau này sẽ không thể hiểu gì về vùng đất của chính mình. Sinh ra, lớn lên và làm công tác giảng dạy lịch sử tại vùng đất Mang Thít, bản thân luôn có những băn khoăn thắc mắc về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất mình sinh sống đặc biệt là những giai đoạn chiến đấu gian khổ, không khoan nhượng trước kẻ thù bảo vệ độc lập dân tộc. Việc nghiên cứu về vùng đất này sẽ giúp tôi dạy tốt môn lịch sử địa phương, góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần cần cù lao động, ra sức học tập để xây dựng và phát triển quê hương. Với ý nghĩa thực tiễn như vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Huyện Mang Thít trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn 1947 - 1975” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua quá trình tìm hiểu bản thân nhận thấy các công trình nghiên cứu về huyện Mang Thít chưa nhiều. Tuy đã có một số tác phẩm đề cập nhưng chỉ ở một khía cạnh phạm vi hẹp hoặc chỉ nằm ở dạng văn bản, văn kiện liên quan, và số lượng không nhiều. Tuy nhiên có thể nhắc đến một số tác phẩm viết về Mang Thít dưới đây: Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân huyện Mang Thít (1930-1975) của Ban Tuyên giáo huyện Mang Thít với nội dung chính trình bày truyền thống cách mạng của đảng bộ và nhân dân Mang Thít từ buổi đầu cho đến cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Đây là tác phẩm đầu tiên khai mở công tác nghiên cứu lịch sử địa phương Mang Thít. Đồng thời mốc thời gian cũng dừng lại ở năm 1975 nên giai đoạn phát triển của huyện Mang Thít từ sau ngày hoàn toàn giải phóng chưa được nghiên cứu làm rõ. Hội người tù kháng chiến tỉnh Vĩnh Long viết tác phẩm 45 năm đấu tranh của người tù kháng chiến huyện Mang Thít (1930-1975). Tác phẩm mô tả cuộc đấu tranh của những chiến sĩ cách mạng huyện Mang Thít ở các trại giam của của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ qua các thời kì. Ngoài ra còn có một số công trình viết liên quan đến huyện Mang Thít nhưng ở cấp độ xã, phường như: Lịch sử xã Tân Long Hội anh hùng, Lịch sử xã Chánh Hội anh hùng, Lịch sử xã Nhơn Phú anh hùng, Lịch sử xã Bình Phước anh hùng. Những tác phẩm này trình bày về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân các xã Tân Long Hội, Chánh Hội, Nhơn Phú, Bình Phước trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cũng như công cuộc xây dựng phát triển kinh tế-xã hội sau khi huyện nhà được giải phóng. Bên cạnh đó, ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long xuất bản tác phẩm Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732-2000), Tỉnh ủy Vĩnh Long cũng phối hợp với Viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học và xuất bản tác phẩm Vĩnh Long lịch sử và phát triển, những tác phẩm này đều có đề cập đến huyện Mang Thít. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với tiêu đề là “Huyện Mang Thít (Vĩnh Long) trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn 1947-1975”, nên nội dung của đề tài nghiên cứu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ Xâm lược của nhân dân trong huyện trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1975 với các vấn đề: - Nghiên cứu về công cuộc vừa kháng chiến vừa kiến quốc của quân và dân Mang Thít trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 từ năm 1947 đến 1954. - Phong trào đấu tranh kiên cường bất khuất của quân dân Mang Thít chống chiến tranh xâm lược kiểu mới của đế quốc Mỹ trong hơn hai mươi năm (1954-1975) - Trình bày sự thay đổi về địa giới hành chính của vùng đất Mang Thít trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. - Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu khái quát về sự hình thành và phát triển vùng đất Mang Thít trước năm 1947. Huyện Mang Thít được tách ra và sáp nhập vào nhiều huyện khác nhau nên có không gian rất rộng lớn. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở phạm vi thuộc địa phận của huyện Mang Thít như bản đồ hành chính hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Do sự phân tán của các nguồn tài liệu nên đề tài luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng của hai phương pháp chính, đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương phương pháp lịch sử giúp người viết tìm hiểu quá trình thay đổi cũng như diễn biến của sự kiện. Trên cơ sở đó, phương pháp logic sẽ xâu chuỗi kết nối các sự kiện theo trình tự khoa học và có hệ thống. Phương pháp khảo sát điền dã: tiếp xúc trực tiếp các di tích, những nơi diễn ra các sự kiện nổi bật của Mang Thít để sưu tầm tài liệu. Ngoài ra người viết còn thực hiện một số phương pháp khác như: so sánh, tổng hợp, phân tích 5. Nguồn tài liệu nghiên cứu Nguồn tài liệu viết về huyện Mang Thít hiện nay không nhiều nên bản thân người viết cố gắng khai thác những tác phẩm viết về huyện Mang Thít đã được xuất bản của ban Tuyên giáo huyện Mang Thít như: Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân huyện Mang Thít (1930-1975), Lịch sử xã Tân Long Hội anh hùng, Lịch sử xã Nhơn Phú anh hùng, Lịch sử xã Bình Phước anh hùng, Lịch sử xã Chánh Hội anh hùng,... Hoặc tài liệu của ban tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long như: Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732-2000), Vĩnh Long hai mươi năm phát triển kinh tế - xã hội, Vĩnh Long lịch sử và phát triển,... cùng với các tài liệu liên quan. Một nguồn tài liệu khác cũng được người viết khai thác là tài liệu của các di tích lịch sử, văn hóa qua công tác điền dã. 6. Những đóng góp của luận văn Nghiên cứu về “Huyện Mang Thít trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn 1947 - 1975” để có cái nhìn một cách khái quát về phong trào đấu tranh cách mạng của huyện từ buổi đầu hình thành đến năm 1975. Vì vậy luận văn sẽ là một nguồn tư liệu góp phần làm phong phú thêm lịch sử huyện Mang Thít. Với việc nghiên cứu huyện Mang Thít giai đoạn 1947-1975, bản thân người viết muốn đóng góp thêm một nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường THPT trong huyện. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương được bố trí như sau: - Chương I: Khái quát về huyện Mang Thít trước năm 1947 - Chương II: Huyện Mang Thít trong kháng chiến chống Pháp (1947 -1954) - Chương III: Huyện Mang Thít trong kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975). (Nguồn: Ban Tuyên giáo huyện Mang Thít) Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MANG THÍT TRƯỚC NĂM 1947 1.1. Điều kiện địa lí tự nhiên 18TMang Thít có diện tích tự nhiên 168.33 kmP2P [5:13], dân số (thời điểm 31/12/2009) là 100.010 người, mật độ phân bố 594 người/kmP2P.18T Huyện lị Mang Thít đặt tại thị trấn Cái Nhum, nằm ven sông Mang Thít cách thành phố Vĩnh Long 17km đường chim bay, 21km đường bộ, cách sông Cổ Chiên 8km đường sông, 4 km đường bộ, cách Quốc lộ 53 khoảng 10km đường bộ. Huyện Mang Thít nằm trong bối cảnh chung của quá trình kiến tạo địa chất vùng đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm giàu lưu huỳnh, đây là nguyên nhân phát sinh phèn trong đất, làm giảm năng suất cây trồng. Phần lớn đất ở Mang Thít được phù sa nước ngọt của sông Cổ Chiên bồi đắp, đặc biệt dọc theo sông Cổ Chiên có nguồn tài nguyên đất sét rất lớn thuận lợi phát triển ngành sản xuất gạch ngói và gốm mỹ nghệ xuất khẩu. Địa hình Mang Thít là địa hình đồng bằng, hệ thống sông rạch chằng chịt bao gồm cả sông thiên nhiên và kênh đào. Sông Cổ Chiên là một nhánh lớn của sông Cửu Long lấy nước sông Tiền đổ ra biển. Sông Mang Thít còn gọi là sông Măng lấy nước từ đồng ruộng đổ ra sông Cổ Chiên và sông Trà Ôn. Hệ thống sông Mang Thít - Trà Ôn trong chiến tranh được xem là con đường huyết mạnh nên là nơi đấu tranh giằng co quyết liệt giữa ta và địch. Ngoài hai sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Mang Thít, còn có một hệ thống kênh đào rất phong phú: rạch Cái Lóc, rạch Cái Nhum, Vàm Xéo, Ruột Ngựa, rạch mương Bầu Thiềng, rạch Tân Qui, rạch Bà Phong, kinh Thầy Cai, Cái Kè, kinh Mới Tất cả các sông rạch này đều ăn thông, chằng chịt với nhau, ghe tàu trọng tải vài mươi tấn có thể đi lại dễ dàng. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đường bộ cũng rất thuận lợi. Do nằm sát trung tâm tỉnh lị nên có nhiều tuyến đường lớn chạy ngang. Quốc lộ 53 từ Vĩnh Long đi Trà Vinh, Duyên Hải, tỉnh lộ 32 nối quốc lộ 53 với huyện lị Cái Nhum, tỉnh lộ 31 nối Vĩnh Long - Vũng Liêm chạy dọc theo sông Cổ Chiên, và các hương lộ, đường liên xã được đầu tư phát triển giúp nhân dân đi lại dễ dàng trong hai mùa mưa nắng. Mang Thít chịu ảnh hưởng chung của khí hậu cận nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hằng năm vào cuối mùa mưa, lượng nước ở thượng nguồn tràn về thường gây lũ, nước lũ tràn vào ruộng đồng mang theo lượng phù sa màu mỡ, nhưng độ ngập không sâu nên nhanh chóng thoát ra sông Cổ Chiên đổ ra biển. Có thể nói, Mang Thít là vùng tự chảy hoàn toàn, các ruộng đồng khi cần có thế lấy nước vào hoặc tháo nước ra mà không cần các trạm bơm. Hiện nay, với hệ thống đê khép kín, Mang Thít không còn chịu ảnh hưởng của nước lũ vào mùa mưa. Nhìn chung thổ nhưỡng và thời tiết ở Mang Thít ôn hòa thuận lợi phát triển sản xuất, cũng như đời sống nhân dân. 1.2. Đặc điểm dân cư, văn hóa - xã hội Dân cư Mang Thít nói riêng cũng như dân cư Vĩnh Long và Nam bộ nói chung có nguồn gốc từ miền Bắc, miền Trung, là những người nông dân không chịu nỗi nghèo khổ, sự áp bức bóc lột của chế độ phong kiến Trịnh -Nguyễn, chiến tranh loạn lạc và những người Minh Hương không khuất phục triều đình Mãn Thanh lưu tán đến vùng đất mới lập nghiệp. Khi đến vùng đất mới, họ cũng mang theo cả phong tục tập quán của dân tộc mình. Sinh hoạt tế lễ ở đình làng vẫn chi phối lớn đến đời sống tinh thần của nhân dân. Cư dân ở vùng đất Mang Thít theo nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài. Đạo Phật chủ yếu theo phái Bắc Tông được truyền vào vùng đất này cùng lúc với người Việt, người Hoa đến lập nghiệp. Mang Thít có 19 chùa với khoảng 527 tín đồ. Đạo Thiên chúa được truyền vào đây vào đầu thế kỉ XX, tập trung đông nhất ở họ đạo Mỹ Chánh (xã Chánh An). Đạo Thiên chúa hiện nay có khoảng 5.776 giáo dân. Đạo Cao Đài được truyền bá đến Mang Thít từ năm 1928 với hai phái lớn là Cao Đài Tiên Thiên và Cao Đài Tây Ninh. Phái Cao Đài Tiên Thiên (trung ương đạo ở Bến Tre) có 3 thánh tịnh (lớn nhất là thánh tịnh Ngọc Sơn Quang) khoảng 1.390 tín đồ. Phái Cao Đài Tây Ninh (trung ương đạo ở Tây Ninh) có ba thánh thất với 498 tín đồ. Đạo Hòa Hảo truyền vào Mang Thít khá muộn, từ sau năm 1940. Đa số tín độ Hòa Hảo tu tại gia, hiện nay đạo Hòa Hảo có khoảng 140 tín đồ. 1.3. Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Mang Thít trước năm 1947 1.3.1. Vùng đất, con người và truyền th
Luận văn liên quan