Kế hoạch chăm sóc thai phụ tiền sản giật nặng

I. Mục tiêu 1.Liệt kê được các dấu hiệu TSG nặng 2.Nhận định và lập KHCS thai phụ tiền sản giật nặng. 3.Thực hiện kế hoạch chăm sóc TSG nặng. 4.Lượng giá sau chăm sóc thai phụ TSG nặng.

pdf32 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 10308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch chăm sóc thai phụ tiền sản giật nặng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT NẶNG Khoa Sản A I. Mục tiêu 1.Liệt kê được các dấu hiệu TSG nặng 2.Nhận định và lập KHCS thai phụ tiền sản giật nặng. 3.Thực hiện kế hoạch chăm sóc TSG nặng. 4.Lượng giá sau chăm sóc thai phụ TSG nặng. II. Định nghĩa:  Tiền sản giật (TSG) là tình trạng tăng huyết áp (HA) thai kỳ • HA tâm thu ≥ 140 mmHg, HA tâm trương ≥ 90 mmHg (phụ nữ chưa biết HA bình thường) • HA tâm thu ≥ 160 mmHg, HA tâm trương ≥ 110 mmHg (TSG nặng)  Với Protein niệu: ≥ 300mg/ 24 giờ  Phù có thể (+/-)  Xảy ra từ tuần lễ 20 của thai kỳ và các dấu chứng giảm dần sau sanh trước tuần lễ 12. III. Dấu hiệu nhận biết TSG nặng – sản giật Dấu hiệu TSG nặng  Huyết áp  Mạch  Nhịp thở  Nước tiểu  Phù  Thị lực  Nhức đầu  Đau vùng thượng vị  Protein niệu  Tiểu cầu giảm  CN gan, thận ↑ ≥160/110 mmHg > 100 lần/ phút > 25 lần / phút < 500ml/ 24 giờ toàn thân nhìn mờ, hoa mắt Có Có ≥ 300mg/ 24giờ <100.000/ mm3 ≥ 2 lần IV. Nhận định bệnh nhân: 1. Hỏi: • Dấu hiệu tăng HA khi nào? • Có lo lắng căng thẳng không? • Nhức đầu chóng mặt..? • Mệt mỏi? Mất ngủ? • Hồi hộp, khó thở, ho khan? • Tình trạng tăng cân? • Thị lực: có hoa mắt, nhìn mờ ?... • Ăn uống, nghỉ ngơi ra sao? 2. Khám: • Tổng trạng : gầy, béo phì (do phù?) • Da niêm, thần kinh, tri giác, phản xạ. • Dấu hiệu sinh tồn: HA, M, To, NT • Đánh giá mức độ phù. • Dấu hiệu xuất huyết dưới da. • Đau vùng thượng vị. • Số lượng nước tiểu, màu sắc? • Đo bề cao tử cung, nghe tim thai. 3.Thực hiện cận lâm sàng + XN huyết học: - Hct, Hb - Tiểu cầu - Đông máu toàn bộ - Nhóm máu + XN sinh hóa máu: - Chức năng gan: men gan, bilirubin - Chức năng thận: creatinine, ure, acid uric,. - Miễn dịch: HIV, HBsAg + XN nước tiểu: - Tổng phân tích nước tiểu (10 thông số) - Đạm niệu / 24giờ 3.Thực hiện y lệnh thuốc Lưu ý: Thực hiện thuốc chống co giật, hạ áp (MgSO4,nicardipin) Thực hiện 5 đúng Thuốc Magnesi sulfat 15% 1,5g/10ml • Liều tấn công (theo y lệnh):  Thường dùng MgSO4 15% 1,5g x 2 ống pha với 30 ml nước cất tiêm TMC trong 5 →15 phút (hoặc sử dụng BTĐ) • Liều duy trì:  MgSO4 15% 1,5g x 4 ống pha vào chai Glucoza 5% 500ml, truyền TM, tốc độ XXX giọt/ phút (hoặc sử dụng BTĐ) 1 ống Nicardipin 10mg/10ml pha 40ml dung môi • Liều tấn công:  0,5-1mg Nicardipin # 2,5 -5ml tiêm TMC (BTĐ) • Liều duy trì:  Sau đó BTĐ từ 1-3mg # 5-15ml/h Trong 1 giờ đầu  Duy trì theo chỉ định của BS và chỉ số HA • Nguy cơ sản giật, phù phổi cấp, nhau bong non xảy ra cho thai phụ do cao huyết áp • Nguy cơ thai chậm phát triển, suy thai, thai chết lưu do giảm sự cung cấp máu đến thai nhi. • Nguy cơ sinh non do tình trạng huyết áp của mẹ không ổn định. • Nguy cơ băng huyết sau sanh do rối loạn các yếu tố đông máu. • Thiếu kiến thức về bệnh lý TSG - SG V. Chẩn đoán điều dưỡng (Vấn đề cần chăm sóc) VI. Kế họach chăm sóc 1- Nguy cơ sản giật, phù phổi cấp có thể xảy ra – Theo dõi tổng trạng: bứt rứt, lo âu... – Dấu hiệu thần kinh: nhức đầu, chóng mặt... – Khó thở, ho khan – Huyết áp tăng cao – Mạch nhanh > 100 lần/phút – Thở nhanh > 25 lần/phút – Phản xạ gân xương rất nhạy... • Theo dõi khi dùng thuốc chống co giật, hạ áp (MgSO4,nicardipin) • Cần chú ý lượng dịch vào ra  Lưu ý: - Thử phản xạ gân xương (PXGX): Dùng búa thử phản xạ ở khuỷu tay, xương đầu gối→ xương bánh chè - Theo dõi dấu hiệu ngộ độc MgSO4 PXGX : âm tính Nhịp thở: < 14 lần/ phút Nước tiểu: < 30ml/ giờ Ion Mg : ≥ 10mg/dl - Trình BS xử trí ngộ độc MgSO4 Thuốc đối kháng: calcium gluconate, tiêm tĩnh mạch 1g. • Phiếu theo dõi khi dùng thuốc MgSO4, nicadipn • Chuẩn bị phương tiện cấp cứu nếu có sản giật hay phù phổi cấp xảy ra • Theo dõi thai phụ thực hiện đúng chế độ điều trị  Uống thuốc: Không nên đi lại, sau dùng thuốc hạ áp, an thần  Ăn uống: chế độ ăn ít muối, (không quá 3g/ ngày), nhiều đạm (thịt, cá, trứng...)  Nghỉ ngơi: nằm phòng yên tĩnh, tránh căng thẳng, lo âu  Hướng dẫn thai phụ phát hiện các dấu hiệu trở nặng + Nhức đầu, hoa mắt, ù tai + Đau vùng thượng vị. + Dấu xuất huyết dưới da → Báo ngay cho nhân viên y tế 2.Nguy cơ thai SDD, thai suy, thai lưu: • Đo BCTC mỗi ngày • Nghe tim thai • Hướng dẫn thai phụ đếm cử động thai, thai máy • Thực hiện Non Stresstest theo y lệnh • Siêu âm theo y lệnh bác sĩ để xác định tình trạng thai nhi, lượng ối, nhau thai... 3.Nguy cơ sinh non do tình trạng HA của mẹ không ổn định • Theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ, cơn gò TC, độ xóa mở CTC, ngôi thai, ối ... • Thực hiện và theo dỏi các kỹ thuật CDTK: đặt foley, tăng co bằng Oxytocin • Chuyển sanh khi vào chuyển dạ thực sự. • Chuẩn bị bệnh MLT khi có chỉ định BS (điều trị nội khoa thất bại,thai suy, NBN...) 4. Nguy cơ băng huyết sau sanh do rối loạn yếu tố đông máu. • Theo dõi kết quả xét nghiệm có bất thường →Báo bác sĩ kịp thời. • Chuẩn bị đầy đủ thuốc co hồi tử cung (oxytocin, cytotec,..) dịch truyền (lactate ringer,) • Xử trí tích cực giai đoạn 3 • Đánh giá tình trạng co hồi tử cung và theo dõi lượng máu mất trong và sau sanh. Nếu máu mất nhiều phải truyền máu. 5. Thiếu kiến thức về bệnh lý TSG - SG: • Cung cấp thông tin về bệnh lý cao HA do thai, TSG- SG cho thai phụ biết • Trao đổi với thai phụ về phương pháp điều trị, chăm sóc của thầy thuốc tại bệnh viện • Hướng dẫn thai phụ cách phát hiện, các dấu hiệu nặng của bệnh → báo NVYT kịp thời • Hướng dẫn thai phụ theo dõi tiếp HA mỗi ngày sau khi điều trị ổn hoặc có thai lần sau. • Phát tờ rơi cung cấp một số thông tin cơ bản liên quan đến TSG – SG cho NB và người nhà đọc và biết. Mẫu tờ rơi VII. Chăm sóc và xử trí điều dưỡng • Thực hiện theo kế hoạch chăm sóc, tùy theo tình trạng và mức độ bệnh. • Theo dõi nghiêm túc, thận trọng, luôn quan sát và đánh giá tình trạng bệnh để phát hiện và xử trí kịp thời nhằm phòng ngừa các biến chứng: Sản giật Phù phổi cấp Nhau bong non, BHSS... • Thái độ xử trí khi có cấp cứu: nhanh nhẹn, chính xác, phối hợp nhiều người tham gia, phương tiện cấp cứu được trang bị đầy đủ. VIII.Lượng giá sau chăm sóc thai phụ tiền sản giật nặng Diễn tiến tốt khi: 1. Huyết áp: • HA hạ dần và điều trị mong đợi • HA duy trì ở mức độ cho phép. • HA không dao động thường xuyên 2. Nước tiểu và protein niệu: • Nước tiểu tăng dần trong 24 giờ, màu sắc trong hơn. • Protein niệu giảm dần 3. Phù và cân nặng: • Phù giảm dần. • Cân nặng giảm nhẹ,không tăng thêm. Diễn tiến tốt khi: 4. Tình trạng toàn thân và thị lực: • Da niêm hồng,tiếp xúc tốt • Nhìn rõ,hết mờ mắt. 5. Tình trạng thai nhi: • Thai phát triển bình thường (BCTC & SA) 6.Cận lâm sàng và thực hiện thuốc • Các xét nghiệm chức năng có chiều hướng trở về bình thường • Thực hiện thuốc kịp thời đầy đủ, bệnh có xu hướng tiến triển tốt. IX. Công tác tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe:  Thai phụ biết được chế độ nghỉ ngơi hợp lý.  Nằm phòng yên tĩnh, thoáng mát, TP được giữ ấm  Thai phụ tuân thủ chế độ ăn (ít muối giàu đạm).  Hợp tác trong điều trị và khi có chỉ định sanh sớm  Sau sanh: Tiếp tục theo dõi HA tại địa phương và khám các BV chuyên khoa tim mạch  Hướng dẫn biện pháp ngừa thai phù hợp  Không nên sanh nhiều, nguy cơ cao HA tăng lên → ảnh hưởng đến sức khỏe Những vấn đề cần quan tâm 1. Cách đo huyết áp: Những ưu điểm và nhược điểm của máy đo huyết áp + Ưu điểm: Máy đo HA cơ cho kết quả đo chính xác, nếu người sử dụng biết đo đúng cách độ sai số rất nhỏ. + Nhược điểm: Nếu nghe sai một nhịp, thì sẽ bị lệch đi 10 số những người có thính lực kém, hoặc băng quấn tay không đúng kích cỡ, cũng sẽ làm sai lệch kết quả. + Chuẩn bị trước khi đo huyết áp • NB không mặc quần áo bó sát, quá chật sẽ tạo ra áp lực, khiến cho máu trong cơ thể không lưu thông được và ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả đo. • Nghỉ ngơi trong vòng 10 phút. • Tư thế đo: ngồi hoặc nằm + Kiểm tra máy trước đo Đồng hồ đúng, kim không lệch ? Quả bóp cao su an toàn hay nhảo? Vòng quấn có độ dính tốt chưa? • Nên có bộ phận chuyên trách kiểm tra máy theo định kỳ + Cách quấn vòng bít – Quấn vòng bít theo hình tròn, mép dưới của vòng bít cách khuỷu tay 3 – 5 cm . – Quấn vòng bít sao cho, vạch dấu (ARTERRY) ngay trên mạch đập, – Siết vòng bít bằng khóa dán với lực vừa phải. + Tiến hành đo huyết áp (Theo Kỹ thuật ĐD) 2. Cách lấy đạm niệu 24 giờ • Gỉải thích mục đích của việc lấy nước tiểu 24 giờ • Cho thai phụ đi tiểu trước khi phát bình • Bình chứa có chất bảo quản (DD Formol 10% 2ml/mẫu) • Hướng dẫn thai phụ và người nhà cách lấy nước tiểu: Kể từ lúc phát bình tất cả nước tiểu của thai phụ phải được giữ lại trong bình, đúng 24 giờ sau. • Đủ 24 giờ lắc đều bình chứa,lấy mẫu cho vào ống nghiệm • NHS Ghi tổng số lượng nước tiểu trong bình sau 24 giờ (tính theo đơn vị ml) vào phiếu yêu cầu xét nghiệm • Gởi qua phòng xét nghiệm • Lấy kết quả XN trình bác sĩ Bình đạm niệu Tài liệu tham khảo • Bộ y tế, 2016, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. • Bệnh viện Từ Dũ, 2015, Phác đồ điều trị sản phụ khoa. • Trường Đại học Y Dược Tp.HCM, 2011, Bài giảng Sản phụ khoa • Quy trình chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ. (Ban hành kèm theo Quyết định số: 4673/QĐ-BYT ngày 10/11/2014 của Bộ Y tế) • Quy trình tiếp nhận và điều trị cao huyết áp thai kỳ - Khoa Sản A – BVTD • Kỹ thuật điều dưỡng
Luận văn liên quan