Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Điện Tử Sao Mai

Tiền lương (hay tiền công) là một phần sản phẩm xã hội được Nhà nước phân phối cho người lao động một cách có kế hoạch, căn cứ vào kết quả lao động mà mỗi người cống hiến cho xã hội biểu hiện bằng tiền nó là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài tiền lương (tiền công) để đảm bảo tái tạo sức lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành doanh nghiệp còn phải vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Trong đó, BHXH được trích lập để tài trợ cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu. Bảo hiểm y tế để tài trợ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người lao động. Kinh phí công đoàn chủ yếu để cho hoạt động của tổ chức của giới lao động chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Cùng với tiền lương (tiền công) các khoản trích lập các quỹ nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Từ vai trò, ý nghĩa trên của công tác tiền lương, BHXH đối với người lao động. Với kiến thức hạn hẹp của mình, em mạnh dạn nghiên cứu và trình bày chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Điện Tử Sao Mai”.

doc66 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5610 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Điện Tử Sao Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề tài :“Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Điện Tử Sao Mai” MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Tiền lương (hay tiền công) là một phần sản phẩm xã hội được Nhà nước phân phối cho người lao động một cách có kế hoạch, căn cứ vào kết quả lao động mà mỗi người cống hiến cho xã hội biểu hiện bằng tiền nó là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài tiền lương (tiền công) để đảm bảo tái tạo sức lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành doanh nghiệp còn phải vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Trong đó, BHXH được trích lập để tài trợ cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu... Bảo hiểm y tế để tài trợ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người lao động. Kinh phí công đoàn chủ yếu để cho hoạt động của tổ chức của giới lao động chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Cùng với tiền lương (tiền công) các khoản trích lập các quỹ nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Từ vai trò, ý nghĩa trên của công tác tiền lương, BHXH đối với người lao động. Với kiến thức hạn hẹp của mình, em mạnh dạn nghiên cứu và trình bày chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Điện Tử Sao Mai”. Trong thời gian đi thực tế để viết chuyên đề tại Công ty TNHH MTV Điện Tử Sao Mai, em được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô các chú trong công ty đặc biệt là các cô các chú phòng tổ chức lao động cùng với phòng kế toán. Bên cạnh đó, là sự hướng dẫn, tận tình có trách nhiệm của cô giáo Ninh Thị Hằng Nga và sự cố gắng nỗ lực của bản thân để hoàn thành chuyên đề này. Nội dung của chuyên đề gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương 2: Thực tế công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Điện tử Sao Mai. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn Th.s Ninh Thị Hằng Nga và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty TNHH MTV Điện Tử Sao Mai. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012 HỌC VIÊN NGUYỄN THỊ MAI ANH DANH MỤC VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CNV: Công nhân viên BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ: Kinh phí công đoàn TNCN: Thu nhập cá nhân TNHH: Trách nhiệm hữu hạn MTV: Một thành viên CNSX: Công nhân sản xuất KH: Khấu hao TSCĐ: Tài sản cố định TK: Tài khoản GTGT: Giá trị gia tăng XN: Xí nghiệp SXKD: Sản xuất kinh doanh LVTT: Làm việc thực tế PGĐ: Phó giám đốc TN: Thu nhập DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Sơ đồ quy trình sản xuất hộp sắt 7 lít: 21 Bảng 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH MTV Điện Tử Sao Mai 25 Bảng 3. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2011: 26 Bảng 4.Sơ đồ bộ máy kế toán 28 Bảng 5.Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH MTV Điện tử Sao Mai. 29 Bảng 6. Bảng chấm công 41 Bảng 7. Bảng thanh toán tiền lương 42 Bảng 8. Sổ chi tiết phải trả nhân viên 44 Bảng 9. Nhật ký chung 45 Bảng 10. Sổ cái 47 Bảng 11. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm 49 Bảng 12. Sổ chi tiết phải trả, phải nộp khác 51 Bảng 13. Sổ chi tiết phải trả, phải nộp khác 52 Bảng 14. Sổ chi tiết phải trả, phải nộp khác 53 Bảng 15. Nhật ký chung 54 Bảng 16. Sổ cái 55 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong sản xuất kinh doanh. 1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả yếu tố của sức lao động mà người sử dụng (Nhà nước, chủ doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo nguyên tắc cung - cầu, giá cả thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Cùng với khả năng tiền lương, tiền công là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương. Tiền công gắn với các quan hệ thoả thuận mua bán sức lao động và thường sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các hợp đồng thuê lao động có thời hạn. 2. Bản chất của tiền lương, chức năng của tiền lương: Bản chất của tiền lương: Bản chất tiền công, tiền lương là giá cả của hàng hoá sức lao động, là động lực quyết định hành vi cung ứng sức lao động. Tiền lương là một phạm trù của kinh tế hàng hoá và chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan. Tiền lương cũng tác động đến quyết định của các chủ doanh nghiệp để hình thành các thoả thuận hợp đồng thuê lao động. Chức năng của tiền lương: Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp và bao gồm các chức năng sau: - Tiền lương là công cụ để thực hiện các chức năng phân phối thu nhập quốc dân, các chức năng thanh toán giữa người sử dụng sức lao động và người lao động. - Tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc trao đổi tiền tệ do thu nhập mang lại với các vật dụng sinh hoạt cần thiết cho người lao động và gia đình họ. - Kích thích con người tham gia lao động, bởi lẽ tiền lương là một bộ phận quan trọng của thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao động. Do đó là công cụ quan trọng trong quản lí. Người ta sử dụng nó để thúc đẩy người lao động hăng hái lao động và sáng tạo, coi như là một công cụ tạo động lực trong sản xuất kinh doanh (SXKD). 3. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời và các khoản liên quan khác cho người lao động. Tính toán, phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kinh phí công đoàn cho các đối tượng sử dụng liên quan. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chỉ tiêu quĩ tiền lương; cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan. 4. Ý nghĩa tiền lương và các khoản trích theo lương. Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để trả tiền lương cho người lao động đúng (hợp lý), doanh nghiệp phải đảm bảo được các yêu cầu sau: đúng với chế độ tiền lương cảu nhà nước; gắn với quản lý lao động cảu doanh nghiệp. Các yêu cầu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có trên cơ sở yêu cầu đó thì tiền lương mới kích thích được người lao động trong nâng cao tay nghề, nâng cao ý thức kỷ luật thi đua sản xuất thúc đẩy được sản xuất phát triển. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... các khoản này cũng góp phần giúp người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động. II. Các hình thức tiền lương và phương pháp tiền lương. 1. Các hình thức tính lương: Hình thức trả lương theo thời gian Điều 58 Bộ luật lao động quy định các hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và bậc lương của mỗi người. + Tiền lương tháng :là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. + Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân (x) với 12 tháng và chia (:) cho 52 tuần. + Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho 26. +Tiền lương giờ:là tiền lương trả một giờ làm việc, và được xác định bằng cách lấy tiền lương chia cho số giờ tiêu chuẩn quy định của luật lao động ( không quá 8h/ngày ). Do những hạn chế nhất định của hình thức trả lương theo thời gian (mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất) nên để khắc phục phần nào hạn chế đó, trả lương theo thời gian có thể kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc. Hình thức trả lương theo sản phẩm: Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra. Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả theo sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, theo sản phẩm luỹ tiến. 2. Nguyên tắc tính lương: Tiền lương cấp bậc là tiền lương áp dụng cho công nhân căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của công nhân. Hệ số tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp dựa vào đó để trả lương cho công nhân theo chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Chế độ tiền lương cấp bậc tạo khả năng điều chỉnh tiền lương giữa các ngành, các nghề một cách hợp lí, hạn chế được tính chất bình quân trong việc trả lương, đồng thời còn có tác dụng bố trí công việc thích hợp với trình độ lành nghề của công nhân. Theo chế độ này các doanh nghiệp phải áp dụng hoặc vận dụng các thang lương, mức lương, hiện hành của Nhà nước. - Mức lương: là lượng tiền trả cho người lao động cho một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng...) phù hợp với các cấp bậc trong thang lương. Thông thường Nhà nước chỉ quy định mức lương bậc 1 hoặc mức lương tối thiểu với hệ số lương của cấp bậc tương ứng. - Thang lương: là biểu hiện xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhiều nghề giống nhau theo trình tự và theo cấp bậc của họ. Mỗi thang lương đều có hệ số cấp bậc và tỷ lệ tiền lương ở các cấp bậc khác nhau so với tiền lương tối thiểu. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải biết gì về mặt kỹ thuật và phải làm được gì về mặt thực hành. Giữa cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc có mối quan hệ chặt chẽ. Công nhân hoàn thành tốt ở công việc nào thì sẽ được xếp vào cấp bậc đó. Cũng theo các văn bản nàý nghĩa cán bộ quản lý trong doanh nghiệp được thực hiện chế độ tiền lương theo chức vụ. Chế độ tiền lương chức vụ được thể hiện thông qua các bảng lương chức vụ do Nhà nước quy định. Phương pháp tính lương: Bộ luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chương 2 điều 56 có ghi: “Khi chỉ số giá cả sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút thì chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo tiền lương thực tế”. Tuỳ theo vùng ngành mỗi doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức lương của mình sao cho phù hợp. Nhà nước cho phép tính hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,5n lần mức lương tối thiểu chung. Hệ số điều chỉnh được tính theo công thức: Kđc = K1 + K2 Trong đó: Kđc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm K1 : Hệ số điều chỉnh theo vùng (có 3 mức 0,3; 0,2; 0,1) K2 : Hệ số điều chỉnh theo ngành (có 3 nhóm 1,2; 1,0; 0,8) Thủ tục hạnh toán Từ bảng chấm công kế toán cộng sổ công làm việc trong tháng, phiếu báo làm thêm giờ, phiếu xác nhận sản phẩm, kế toán tiến hành trích lương cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Trong bảng thanh toán lương phải phản ánh được nội dung các khoản thu nhập của người lao động được hưởng, các khoản khấu trừ BHXH, BHYT, và sau đó mới là số tiền còn lại của người lao động được lĩnh. Bảng thanh toán lương là cơ sở để kế toán làm thủ tục rút tiền thanh toán lương cho công nhân viên. Người nhận tiền lương phải ký tên vào bảng thanh toán lương. Theo quy định hiện nay, người lao động được lĩnh lương mỗi tháng 2 lần, lần đầu tạm ứng lương kỳ I, lần II nhận phần lương còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ vào lương theo quy định. Trường hợp ở một số doanh nghiệp có số công nhân nghỉ phép năm không đều đặn trong năm hoặc là doanh nghiệp sản xuất theo tính chất thời vụ thì kế toán phải dùng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc trích trước sẽ tiến hành đều đặn vào giá thành sản phẩm và coi như là một khoản chi phí phải trả. Cách tính như sau: Tổng số tiền lương nghỉ phép của Mức trích trước CNSX theo kế hoạch năm Tiền lương thực tế tiền lương nghỉ = x phải trả cho CNSX phép của CNSX Tổng số tiền lương chính phải trả theo kế hoạch của CNSX năm Tỷ lệ trích trước tiền Tổng số tiền lương nghỉ phép KH năm CNSX Lương nghỉ phép (%) = x 100% Tổng số tiền lương theo KH năm CNSX Mức tiền lương nghĩ phép = Tiền lương thực tế phải trả X Tỷ lệ % trích tiền lương nghỉ phép 3. Quỹ tiền lương – BHXH, BHYT, KPCĐ a. Quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần quỹ lương bao gồm nhiều khoản như lương thời gian (tháng, ngày, giờ), lương sản phẩm, phụ cấp (cấp bậc, khu vực, chức vụ, đắt đỏ...), tiền thưởng trong sản xuất. Quỹ tiền lương bao gồm nhiều loại tuy nhiên về mặt hạch toán có thể chia thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp trong đó chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ. Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho thời gian người lao động làm nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo. Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác doanh nghiệp điều động như: Hội họp, tập quân sự, nghỉ phép năm theo chế độ... b. Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ: Ngoài tiền lương, công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH): 22% trong đó: 16% tính vào chi phí 6% tính vào thu nhập của CNV Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT): 4.5% trong đó: 3% tính vào chi phí 1.5% tính vào thu nhập của CNV Kinh phí công đoàn (KPCĐ): 2% tính vào chi phí Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): 2% trong đó 1% tính vào chi phí, 1% tính vào thu nhập của CNV 4. Chứng từ kế toán sử dụng: - Bảng chấm công. - Bảng thanh toán lương. - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.... 5. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tài khoản kế toán sử dụng: Để tiến hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng một số tài khoản sau: - TK334- Phải trả công nhân viên: là tài khoản được dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334-Phải trả người lao động TK 334 - Các khoản khấu trừ vào tiền công, Tiền lương, tiền công các lương của tiền lương của CNV khoản khác còn phải trả cho CNV - Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho CNV. - Kết chuyển tiền lương công nhân viên chức chưa lĩnh. Dư nợ (nếu có): số trả thừa cho CNV Dư có: Tiền lương, tiền công và các chức khoản khác còn phải trả CNV TK 338: “Phải trả và phải nộp khác”: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi li dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí,...) giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ... Kết cấu và nội dung phản ánh TK338-Phải trả, phải nộp khác TK 338 - Các khoản đã nộp cho cơ quan - Trích KPCĐ, BHXH, BHYT quản lý theo tỷ lệ quy định - Các khoản đã chi về KPCĐ - Tổng số doanh thu nhận trước phát sinh trong kì - Xử lý giá trị tài sản thừa - Các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ - Kết chuyển doanh thu nhận trước - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý vào doanh thu bán hàng tương ứng từng kỳ - Các khoản đã trả đã nộp khác - Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại. Dư nợ (Nếu có): Số trả thừa, nộp thừa Dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp và vượt chi chưa được thanh toán giá trị tài sản thừa chờ xử lý Tài khoản 338 chi tiết làm 6 khoản: 3381 Tài sản thừa chờ giải quyết 3382 Kinh phí công đoàn 3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế 3386 Nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn 3387 Doanh thu chưa thực hiện 3388 Phải nộp khác 3389 Bảo hiểm thất nghiệp Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan trong quá trình hạch toán như 111, 112, 138... Phương pháp kế toán: SƠ ĐỒ TÓM TẮT TỔNG HỢP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, BHXH, KPCĐ TK 333 TK 334 TK 241 Thuế thu nhập Tiền lương phải trả Công nhân phải chịu TK138 TK 154 Khấu trừ các khoản TK 335 phải thu Trích trước tiền lương nghỉ phép TK 111, 112 TK 627, 641, 642 Thực tế đã trả Thanh toán lương Cho CNV TK 353 Tính tiền thưởng cho CNV TK 338 Tính BHXH trả trực tiếp cho CNV Trích BHXH BHYT, KPCĐ Trường hợp ở một số doanh nghiệp có số công nhân nghỉ phép năm không đều đặn trong năm hoặc là doanh nghiệp sản xuất theo tính chất thời vụ thì kế toán phải dùng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc trích trước sẽ tiến hành đều đặn vào giá thành sản phẩm và coi như là một khoản chi phí phải trả. CHƯƠNG 2 THỰC TẾ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN TỬ SAO MAI I. Đặc điểm, tình hình chung của công ty TNHH MTV Điện tử Sao Mai: 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Điện tử Sao Mai. Tên đầy đủ của công ty: Công ty TNHH MTV Điện tử Sao Mai Tên giao dịch quốc tế: Morning star Electronic Corporation Tên viết tắt: MSC Trụ sở chính: Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội Phiên hiệu quốc phòng: Nhà máy Z181 – Tổng cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chi nhánh Điện Biên Phủ) Giám đốc: Nguyễn Bình Nguyên Vốn điều lệ: 15 tỷ đồng. Mã số thuế: 0100108487 Công ty TNHH MTV Điện tử Sao Mai là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng thuộc Bộ quốc phòng. Tiền thân của Công ty là cơ sở nghiên cứu linh kiện tích cực thuộc Viện kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc Phòng. Ngày 15/09/1979, nhà máy sản xuất bóng bán dẫn và các linh kiện, có phiên hiệu là Z181 được thành lập theo quyết định số 920/QĐ-QP của bộ quốc phòng. Nhà máy trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật – Bộ quốc phòng. Công ty ban đầu thành lập với vốn điều lệ hơn 15 tỷ đồng, số cán bộ công nhân viên là 305 người và tổ chức Công ty gồm 9 phòng ban và 7 phân xưởng. Hoạt động trong ngành điện tử hoàn toàn mới trong nền kinh tế Quốc dân trong thập kỷ 80,Công ty hải đương đầu với nhiều khó khăn song cũng có nhiều cơ hội để phát triển. Công ty vừa nghiên cứu vừa tiếp nhận công nghệ, vừa tổ chức lắp ráp linh kiện bán dẫn điện tử để xuất khẩu ra nước ngoài. Trong 11 năm kể từ 1979 đến 1990, Công ty đã xuất khẩu Transistor cho Tiệp khắc,Diod cho Ba Lan,màng rung gốm áp điện cho đồng hồ điện tử cho Liên Xô. Tổng kim ngạch xuất khẩu lên đến 24,8 triệu rúp. Trong những năm đầu của thập niên 90, tình hình thế giới và thị trường có nhiều biến đổi,hệ thống các nước XHCN suy yếu, tan rã. Trước tình hình mới, theo quyết định 293/QĐ-QP ngày 16/10/1989 của Bộ Quốc Phòng, nhà máy Z181 được tổ chức sắp xếp lại thành “Liên hiệp sản xuất bán dẫn Sao Mai”. Năm 1993 Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 563/QĐ-QP ngày 19/08/1993 đổi tên “Liên hiệp sản xuất bán dẫn Sao Mai” thành Công ty Điện Tử Sao Mai, gồm 6 công ty con và 3 xí nghiệp là: Công ty Điện Tử Sao Mai, Công ty Bình Minh, Công ty Hồng Hà, Công ty linh kiện điện tử, xí nghiệp thiết bị điện tử, xí nghiệp Bắc Hà, xí nghiệp khí công nghiệp 81. Năm 1996,theo thông báo số 1119/ĐMDN ngày 14/03/1996 c
Luận văn liên quan