Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hùng Vương từ năm 2007 đến năm 2009

NHNo&PTNT Hùng Vương được thành lập tháng 9/2005 theo quyết định số 77/NHNo/QĐ HĐQT thành lập ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Hùng Vương với trụ sở chính tại tòa nhà CC2A Khu bán đảo Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội Hiện nay, ngân hàng đã dần xác lập được vị thế, hình ảnh trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, được biết đến như một địa chỉ tin cậy để dân cư đến gửi tiền và là nơi thử nghiệm thành công các sản phẩm huy động vốn mới của NHNo&PTNT Việt Nam qua đó tăng thêm sự tín nhiệm của khách hàng với chi nhánh. Hơn nữa, ngân hàng cũng được biết đến như một đơn vị chuyên tài trợ vốn cho các công ty, các dự án lớn của toàn quốc và cung ứng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, chi nhánh đã xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có tri thức, cập nhật kiến thức mới, có kỹ năng nghiệp vụ thành thạo và đặc biệt tâm huyết với ngân hàng và khách hàng, không chỉ phục vụ mà còn tư vấn cho khách hàng về các phương án sản xuất, phương pháp thu xếp tài chính tối ưu, coi quyền lợi của khách hàng cũng như của ngân hàng mình. Chi nhánh luôn coi trọng phương châm:“ Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng ”.

doc24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hùng Vương từ năm 2007 đến năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU NHNo&PTNT Hùng Vương được thành lập tháng 9/2005 theo quyết định số 77/NHNo/QĐ HĐQT thành lập ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Hùng Vương với trụ sở chính tại tòa nhà CC2A Khu bán đảo Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội… Hiện nay, ngân hàng đã dần xác lập được vị thế, hình ảnh trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, được biết đến như một địa chỉ tin cậy để dân cư đến gửi tiền và là nơi thử nghiệm thành công các sản phẩm huy động vốn mới của NHNo&PTNT Việt Nam qua đó tăng thêm sự tín nhiệm của khách hàng với chi nhánh. Hơn nữa, ngân hàng cũng được biết đến như một đơn vị chuyên tài trợ vốn cho các công ty, các dự án lớn của toàn quốc và cung ứng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh,… Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, chi nhánh đã xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có tri thức, cập nhật kiến thức mới, có kỹ năng nghiệp vụ thành thạo và đặc biệt tâm huyết với ngân hàng và khách hàng, không chỉ phục vụ mà còn tư vấn cho khách hàng về các phương án sản xuất, phương pháp thu xếp tài chính tối ưu, coi quyền lợi của khách hàng cũng như của ngân hàng mình. Chi nhánh luôn coi trọng phương châm:“ Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng ”. PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến nay ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam đã trở thành ngân hàng thương mại đứng đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong cả nước về tổng nguồn vốn, mức dư nợ, mạng lưới chi nhánh,…Sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam đã góp phần đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Khu đô thị mới Linh Đàm có quy mô 184,09 ha, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km, có vị trí cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều công trình di tích lịch sử đã được xếp hạng và hồ nước được quy hoạch rộng 74 ha. Sau hơn 10 năm đầu tư xây dựng với một khối lượng công việc lớn đã được thực hiện, từ một khu vực ao hồ, đồng ruộng trũng thấp khu hồ Linh Đàm đã trở thành một khu đô thị mới khang trang, sạch, đẹp với gần 4.000 căn nhà xây mới, trong đó có hơn 3.150 căn hộ... Khu đô thị mới Linh Đàm đã trở thành hình mẫu và ước muốn của nhiều cư dân thành phố về một môi trường sống hài hòa, thân thiện với thiên nhiên trong một đô thị hiện đại. Trước những đòi hỏi về yêu cầu vốn trên địa bàn, tháng 9/2005 Hội đồng quản trị ra quyết định số 77/NHNo/QĐ HĐQT thành lập ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Hùng Vương với trụ sở chính tại tòa nhà CC2A Khu bán đảo Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động với biên chế ban đầu gồm 20 người từ trụ sở chính chuyển về, từ các ngân hàng địa phương và qua tuyển dụng. Chi nhánh triển khai các hoạt động kinh doanh với phương châm lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu trong mọi hoạt động của mình, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong địa bàn quận Hoàng Mai cũng như nội thành Hà Nội. Trong 3 năm từ 2005 đến 2008, chi nhánh vẫn còn là chi nhánh cấp 1 loại 2 nên tổng nguồn vốn còn hạn chế, trụ sở của Chi nhánh phải đi thuê chưa mang tính ổn định lâu dài, số lượng cán bộ biên chế còn ít ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Vượt lên trên khó khăn, ngân hàng vẫn đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi trong việc phát triển thương hiệu NHNN đến với đông đảo khách hàng trên địa bàn. Bằng sự nỗ lực phấn đấu của mình, tháng 4/2008 Chi nhánh Hùng Vương đã được c NHNo&PTNT Việt Nam công nhận là chi nhánh cấp 1 loại 1 theo quyết định số 015/NHNo/QĐ HĐQT. Chi nhánh đã xác định cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình mới, từng bước xây dựng tác phong làm việc hiện đại, năng động trong giao tiếp đối với khách hàng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. NHNo&PTNT Hùng Vương đang ngày càng phát triển, tăng cường tích lũy vốn để mở rộng đầu tư cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần, tích lũy sản xuất lưu thông hàng hóa, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 1.2 Mô hình tổ chức của đơn vị thực tập Biên chế tại thời điểm 26/01/2010: 60 cán bộ. Trong đó: -Nam: 24 Cán bộ. -Nữ: 36 Cán bộ. a, Độ tuổi trung bình: 35. -Tuổi bình quân nam: 37. -Tuổi bình quân nữ: 31. b, Trình độ chuyên môn: -Thạc sỹ: 05 Cán bộ. -Đại học 49 Cán bộ. -Cao đẳng: 02 Cán bộ. -Cao cấp NH: 01 Cán bộ. -Nghiệp vụ khác: 3 Cán bộ. c, Chính trị: Chi bộ có 22 Đảng viên. Sơ đồ bộ máy tổ chức CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC P.Nghiệp vụ kinh doanh P.Kế toán-Ngân quỹ P.Hành chính Ngân quỹ Kế toán TTQT Nguồn vốn Tín dụng P.Kiểm soát nội bộ Chức năng nhiệm vụ các phòng ban Phòng hành chính- Nhân sự: - Chức năng: + Tham mưu cho Ban giám đốc về: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ,… + Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, công tác hậu cần trong Chi nhánh - Nhiệm vụ: + Tư vấn pháp luật trong việc thực thi các nhiệm vụ về ký kết hợp đồng, tham gia tố tụng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến con người và tài sản của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc. + Đầu mối giao tiếp với khách hang đến làm việc, công tác tại chi nhánh. + Tiếp nhận, luân chuyển giấy tờ công văn ấn phẩm đi đến đúng địa chỉ tuân thủ mọi thủ tục về quản lý hành chính văn thư, in ấn tài liệu phục vụ hoạt động cho chi nhánh. + Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động. + Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của ban giám đốc. + Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ đối với cán bộ công nhân viên. + Đề xuất bổ trợ nguồn nhân lực của chi nhánh vào các phòng hợp lý, có hiệu quả. + Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh, hoàn chỉnh hồ sơ cán bộ nghỉ chế độ theo quy định chung của nhà nước và của ngành ngân hàng. + Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh. + Thực hiên công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác học tập trong và ngoài nước, tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viên được quy hoạch đào tạo. Phòng Kế hoạch- Kinh doanh - Chức năng: + Tham mưu cho ban giám đốc về: chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, nghiên cứu theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện các sản phẩm, dịch vụ: Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu áp dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh + Trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch huy động vốn, cấp tín dụng đối với khách hàng. - Nhiệm vụ + Xây dựng kế hoạch và tổ chức quyết toán kế hoạch quý,6 tháng, năm của chi nhánh. Tổng hợp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch quý, năm trình ban giám đốc giao cho các đơn vị trực thuộc. + Xây dựng chiến lược khách hang, phân loại khách hang, đề xuất các chính sách thu hút khách hang nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh. + Nghiên cứu, đề xuất các hình thức huy động vốn, cấp tín dụng, mức lãi suất huy động và cho vay, phí dịch vụ cho từng thời kỳ phù hợp. + Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ. ngành khác và các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước. + Hướng dẫn, kiểm tra theo chuyên dề kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng, thông tin phòng ngừa rủi ro với các đơn vị trực thuộc chi nhánh. + Thống kê tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định hiện hành của NHNo & PTNT Việt Nam. + Tổ chức kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo đúng quy định của NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam. Đầu mối đề xuất triển khai các sản phẩm dịch vụ như: thanh toán thẻ, thanh toán séc du lịch, chuyển tiền nhanh,.. + Đầu mối tổ chức thực hiện các dự án ủy thác của các tổ chức cá nhân nước ngoài. + Thực hiện thẩm địn, thiết lập hồ sơ đối với khách hang mở LC bằng vốn tự có, ký quỹ 100%. + Thực hiện nhiệm vụ tiếp thi khách hang( kể cả khách hang về nguồn vốn) để không ngừng mở rộng kinh doanh. Tổng hợp báo cáo thống kê định kỳ đột xuất, báo cáo chuyên đề hang quý, hàng năm theo quy định. 3- Phòng Kế toán- Ngân quỹ - Chức năng: + Tham mưu cho ban giám đốc về: quản lý, tài chính, kế toán, ngân quỹ trong chi nhánh. + Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tài chính, kế toán, ngân quỹ để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý tài sản, vật tư, thu nhập, chi phí xác định kế quả hoạt động của chi nhánh NHN0&PTNT Hùng Vương. Trực tiếp quản lý và triển khai công tác tin học trong toàn chi nhánh. - Nhiệm vụ: + Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo Pháp lệnh kế toán thống kê và quy định về hạch toán kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam. + Xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính, kế hoạch tiền lương của hci nhánh trình NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt. + Quản lý giám sát và thực hiện tốt chế độ chi tiêu tại chi nhánh. + Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước. + Tổ chức công tác thu chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng. + Nghiên cứu, tổ chức, triển khai việc ứng dụng công nghệ tin học, công tác điện toán phục vụ kinh doanh trong chi nhánh. + Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ - Chức năng: Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ là bộ phận chuyên trách, hoạt động độc lập với các phòng nghiệp vụ khác, giúp giám đốc điều hành đúng pháp luật mọi nghiệp vụ ngân hang, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, đảm bảo an toán tài sản, đảm bảo tính chuẩn xác của số liệu hạch toán, trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về kiểm tra kiểm toán. - Nhiệm vụ: + Giám sát chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, Trực tiếp kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực của chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương + Kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của NHNo&PTNT Hùng Vương. + Báo cáo kịp thời với ban giám đốc, ban kiểm tra kiểm toán nội bộ kết quả kiểm tra kiểm toán nội bộ và nêu những kiến nghị khắc phục khuyết điểm, tồn tại, hạn chế. + Làm đầu mối tiếp nhận các cuộc thanh tra kiểm tra kiểm toán của các ngành, các cấp và của thanh tra NHNN đối với NHNo&PTNT Hùng Vương. + Xem xét trình giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến NHNo&PTNT Hùng Vương trong phạm vi và quyền hạn và chức năng quy định. 1.2.3 Mối quan hệ giữa các phòng ban trong đơn vị thực tập Xét về mặt tổng quan, hoạt động của các phòng ban trong ngân hàng đều phục vụ cho mục đích chung của ngân hàng là kiếm lợi nhuận từ đồng vốn huy động được. Về mặt nghiệp vụ cụ thể, phòng Kế toán Ngân quỹ và Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh có mối quan hệ tương hỗ, hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nghiệp vụ hàng ngày. Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh theo dõi giao dịch của khách hàng vay vốn qua phòng Kế toán Ngân quỹ. Ngược lại, phòng Kế toán cũng dựa vào tình hình dư nợ của khách hàng tại chi nhánh Hùng Vương do phòng Kinh doanh cung cấp và ý kiến của cán bộ phòng Kinh doanh để thực hiện các nghiệp vụ do khách hàng yêu cầu như gửi, rút tiền mặt, chuyển tiền trong nước. Với những khách hàng đã có những món nợ quá hạn tại chi nhánh Hùng Vương, phòng Kinh doanh và phòng Kế toán kết hợp với nhau trong việc theo dõi tài khoản của khách hàng và thu nợ khi tài khoản khách hàng có tiền. Việc kết hợp giữa hai phòng ban này có thể giúp cho chi nhánh quản lý được khách hàng có quan hệ tín dụng và thu hồi được các khoản nợ khi đến hạn một cách nhanh chóng. Ngoài ra, phòng Nghiệp vụ Kinh doanh khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền mặt thì cũng phải thông qua bộ phận ngân quỹ của phòng Kế toán. Vì phòng Nghiệp vụ Kinh doanh thực hiện cả nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thu và chi ngoại tệ. Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hoạt động của các phòng ban khác trong Ngân hàng. Do vậy, phòng Kiểm tra phải nắm được các hoạt động nghiệp vụ của các phòng ban khác, thường xuyên kiểm tra các chứng từ giao dịch để phát hiện ra các sai sót, kịp thời sửa chữa. Tuy nhiên, các phòng ban khác cũng cần phải thường xuyên hợp tác với phòng Kiểm tra thì hoạt động kiểm tra mới thực sự có hiệu quả. Phòng Hành chính – Nhân sự có nhiệm vụ thực hiện các công tác hành chính, công tác tuyển dụng để bổ sung cán bộ cho chi nhánh. Vì vậy, phòng Hành chính – Nhân sự phải thường xuyên liên hệ với các phòng ban khác để nắm được nhu cầu về nhân sự của các phòng ban, qua đó có kế hoạch tuyển dụng hợp lý, tránh trường hợp nơi cần người thì không có người làm nhưng lại có phòng có quá nhiều người dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Các phòng ban trong Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết, hợp tác với nhau trong hoạt động, tạo thành một chuỗi liên kết, một vòng tròn khép kín chặt chẽ. Qua đó, hoạt động của Ngân hàng mới được liên tục và bền vững. PHẦN 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2009 2.1 Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hùng Vương * Hoạt động huy động vốn: - Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước với lãi suất linh hoạt, hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. - Phát hành các loại giấy tờ có giá: chứng chỉ, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,… * Hoạt động cho vay: - Đối với khách hàng cá nhân: Cho vay tín chấp Cho vay có tài sản đảm bảo Cho vay trả góp Người lao động đi làm việc tại nước ngoài - Đối với khách hàng doanh nghiệp: Cho vay từng lần Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay dự án đầu tư Cho vay trả góp Cho vay khác * Hoạt động dịch vụ của ngân hàng: - Các dịch vụ thanh toán: thanh toán xuất nhập khẩu qua SWIFT, chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán biên giới. - Chiết khấu và tái chiết khấu - Dịch vụ thu hộ - chi hộ - Dịch vụ thu, chi tiền mặt tại chỗ - Đại lý chi trả kiều hối - Kinh doanh ngoại tệ - Các dịch vụ bảo lãnh * Dịch vụ ATM: - Phát hành thẻ ATM và nhận tiền nộp vào tài khoản thẻ ATM tại tất cả các điểm giao dịch - Đại lý chấp nhận thanh toán các loại thẻ ngân hang 2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập 2.2.1 Các kết quả đạt được a. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương NHNo&PTNT Chi Nhánh Hùng Vương là một NHTM đóng trên địa bàn thành phố, nền kinh tế phát triển rất phong phú đa dạng, đồng thời có sự cạnh tranh rất lớn từ một số ngân hàng khác như Ngân hàng công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng ngoại thương và một số NHTM Cổ phần khác hoạt động trên địa bàn. Họ có thể mạnh hơn NHNo&PTNT Chi nhánh Hùng Vương về nhiều mặt như nguồn vốn lớn hơn, công nghệ hiện đại hơn, kinh nghiệm kinh doanh….Do đó, để tồn tại và phát triển đòi hỏi NHNo&PTNT Chi Nhánh Hùng Vương cần phải có chiến lược đúng đắn, hợp lý. Để đạt được mục tiêu đó, trong những năm gần đây NHNo&PTNT Chi Nhánh Hùng Vương đã đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng … nên hoạt động của chi nhánh đã thu hút được đông đảo lượng khách hàng, huy động được nguồn vốn, chủ động đầu tư góp phần thúc đẩy sự phát triển chung nền kinh tế của cả quận. Trong những năm gần đây, uy tín và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng được nâng cao và khẳng định trên thị trường tài chính cuả quận và thành phố. Ngay từ đầu chi nhánh xác định nguồn vốn có ý nghĩa quyết định đến việc kinh doanh, do vậy đã quán triệt tới từng cán bộ, từng phòng giao dịch trực thuộc chủ động tiếp cận khách hang là dân cư, các TCKT. Kết hợp mở rộng mạng lưới tại những khu đô thị mới có dân cư đông đúc…Mở rộng các hình thức thanh toán như chuyển tiền điện tử, kết nối với khách hang, chất lượng dịch vụ thẻ đáp ứng kịp thời các nhu cầu đa dạng của khách hàng,… Tính đến 31/12/2009, số dư nguồn vốn đạt 1 218 102 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 283 608 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20,9%. Năm 2008 tổng nguồn vốn đạt 803 629 triệu đồng tăng so với 2007 là 490 624 triệu đồng tỷ lệ tăng 145%. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Chi Nhánh Hùng Vương (Đơn vị:Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền So với 2007 Số tiền So với 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Theo kỳ hạn - TG không KH - TG KH < 12T -TG KH >12T, = 24 T 337 765 24 737 133 195 49 639 130 194 828389 43 654 246825 100217 437693 490 624 18 917 113629 50 579 307499 145 76 85 102 236 1 081 997 105 831 270 191 39 285 666 688 253 608 62 177 23 367 -60 931 228 996 31 142 9 -61 52 2.Theo loại NV -TG của dân cư -TG TCKT,KB -TG tiền vay các TCTD 337 765 290 237 47 527 0 828 389 464 117 320 833 43 438 490 624 173 880 273 306 43 438 145 60 575 1 081 997 776 411 286 851 18 735 253 608 312 294 -33 982 -24 703 31 67 -11 -57 3.Theo loại tiền - Nội tệ - Ngoại tệ 337 765 253 340 84 425 828 389 725 601 102 788 490 624 472 261 18 363 145 186 22 1 081 997 934 632 147 365 283 608 209 031 44 577 31 29 43 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009) Từ bảng trên ta có thể nhận thấy nguồn vốn huy động năm 2008 tăng 490,624 triệu đồng so với năm 2007 ( tăng 145%), năm 2009 tăng 283,608 triệu với năm 2008 đồng( tăng 31%) . Trong đó vốn huy động bằng nội tệ cũng có xu hướng tăng( năm 2008 tăng 472 261 triệu, năm 2009 tăng 209 031 triệu), nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi ra VND cũng tăng ổn định( năm 2008 tăng 22%, năm 2009 tăng 43%).Như vậy là tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Về cơ cấu nguồn vốn huy động thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương huy động vốn chủ yếu là từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư (năm 2007,2008,2009 lần lượt chiếm tỷ trọng 85%,56%,71% tổng nguồn vốn huy động . Có được sự tăng lên là do ngân hàng đặc biệt quan tâm và tìm nhiều biện pháp huy động tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư thông qua các hình thức huy động như: tiết kiệm trả góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm trả lãi trước…kết hợp với uy tín của mình qua nhiều năm hoạt động, ngân hàng đã huy động được lượng vốn tương đối lớn. Hơn nữa trong năm 2009 Chi nhánh đã thực hiện tốt các đợt chỉ đạo huy động vốn của TW như: Tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày quốc tế lao động, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi mừng xuân, gửi tiết kiệm quay thưởng trúng vàng trúng đôla ..Từ đó giúp ngân hàng chủ động về vốn để đầu tư cho vay, một phần đảm bảo khả năng thanh toán và hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Về nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có nhiều biến động tăng giảm khác nhau trong 3 năm.. Cụ thể năm 2008 tăng 273 306 triệu so với 2007 nhưng sang đến năm 2009 lại giảm 33 982 triệu so với năm 2008. Nguồn vốn này không ổn định tăng giảm đột biến qua các năm, tại thời điểm đầu năm và cuối năm cũng có sự khác biệt là do tính chất phức tạp của nguồn này. Tuy nhiên, nhìn chung thì hầu như tất cả các nguồn đạt con số tăng so với cùng kì năm trước và so với kế hoạch đặt ra đầu năm. Đó là do ngân hàng đã làm tốt công tác tiếp cận với 1 số đơn vị như: Bảo hiểm xã hội, Tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt,…nhắm đa dạng nguồn tiền gửi hơn nữa chi nhánh hoàn thiện công tác thanh toán, tạo được sự tin tưởng của khách hàng nên đã có nhiều khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, từ đó lượng tiền gửi tại ngân hàng tăng lên rõ rệt. Về hình thức huy động vốn: Đối với các TCKT Ngân hàng áp dụng các hình thức thanh toán nhanh gọn, đảm bảo an toàn cho khách hàng nhằm thu hút lượng khách hàng gửi tiền tại ngân hàng thực hiện thanh toán. Trong thanh toán đã áp dụng công nghệ hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng với thái độ phục vụ lịch sự, nhẹ nhàng, với khẩu hiệu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Ch
Luận văn liên quan