Khảo sát du lịch làng quê tại Bắc Ninh

Bên cạnh những loại hình du lịch truyền thống ở Việt Nam hiện nay như du lịch tắm biển, du lịch nghỉ dưỡng,… nhiều loại hình du lịch mới đã xuất hiện và phát triển, trong đó có du lịch làng quê. Du lịch làng quê là một trong những loại hình mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách. Đặc trưng của loại hình này là các cảnh quan nông thôn cùng với các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Loại hình du lịch làng quê hiện có chiều hướng phát triển tại Việt Nam một phần do quá trình hội nhập với các nước trên thế giới, đặc biệt với các nước Châu Âu; một phần cũng do cuộc sống ngày càng bận rộn, vất vả, con người nơi đô thị phải tiếp xúc với bầu không khí ngột ngạt, ồn ào và đối mặt với các áp lực của công việc vì vậy họ luôn muốn tìm đến một nơi trong lành, yên tĩnh, có được những thời gian thư giãn, thoải mái. Có lẽ vậy mà không nơi đâu phù hợp hơn là vùng đồng quê. Vốn là một người con của vùng đất Kinh Bắc và cũng nhận thấy quê hương mình có một tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch làng quê, tác giả đã chọn đề tài niên luận của mình là “Khảo sát du lịch làng quê tại Bắc Ninh”. Trong bài niên luận này, tác giả có đề cập đến những lý luận chung nhất về du lịch làng quê. Qua đó, áp dụng để nêu ra một số tiềm năng và thực trạng của du lịch làng quê tại Bắc Ninh. Từ việc khảo sát các làng quê tại Bắc Ninh, tác giả cũng đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác các lợi thế và hạn chế các bất cập nhằm giúp du lịch làng quê tại Bắc Ninh ngày một khởi sắc.

doc33 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3348 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát du lịch làng quê tại Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Bên cạnh những loại hình du lịch truyền thống ở Việt Nam hiện nay như du lịch tắm biển, du lịch nghỉ dưỡng,… nhiều loại hình du lịch mới đã xuất hiện và phát triển, trong đó có du lịch làng quê. Du lịch làng quê là một trong những loại hình mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách. Đặc trưng của loại hình này là các cảnh quan nông thôn cùng với các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Loại hình du lịch làng quê hiện có chiều hướng phát triển tại Việt Nam một phần do quá trình hội nhập với các nước trên thế giới, đặc biệt với các nước Châu Âu; một phần cũng do cuộc sống ngày càng bận rộn, vất vả, con người nơi đô thị phải tiếp xúc với bầu không khí ngột ngạt, ồn ào và đối mặt với các áp lực của công việc vì vậy họ luôn muốn tìm đến một nơi trong lành, yên tĩnh, có được những thời gian thư giãn, thoải mái. Có lẽ vậy mà không nơi đâu phù hợp hơn là vùng đồng quê. Vốn là một người con của vùng đất Kinh Bắc và cũng nhận thấy quê hương mình có một tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch làng quê, tác giả đã chọn đề tài niên luận của mình là “Khảo sát du lịch làng quê tại Bắc Ninh”. Trong bài niên luận này, tác giả có đề cập đến những lý luận chung nhất về du lịch làng quê. Qua đó, áp dụng để nêu ra một số tiềm năng và thực trạng của du lịch làng quê tại Bắc Ninh. Từ việc khảo sát các làng quê tại Bắc Ninh, tác giả cũng đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác các lợi thế và hạn chế các bất cập nhằm giúp du lịch làng quê tại Bắc Ninh ngày một khởi sắc. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của niên luận gồm ba chương: Chương 1: Du lịch làng quê và điều kiện phát triển du lịch làng quê. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch làng quê tại Bắc Ninh. Chương 3: Một số đề xuất nhằm phát triển du lịch làng quê tại Bắc Ninh. Việc tìm hiểu về du lịch làng quê nói chung và việc áp dùng loại hình này tại Việt Nam còn ở những bước đầu nên tài liệu về đề tài này không nhiều. Đây là một khó khăn cho tác giả khi thực hiện bài niên luận. Tuy nhiên, Bắc Ninh là quê hương của tác giả nên hiểu biết của tác giả về nơi đây là khá nhiều và cũng thuận lơi cho tác giả khi đi khảo sát thực tế. Đây chính là những điều lợi thế cho tác giả khi làm bài niên luận này. Việc tìm hiểu và áp dụng du lịch làng quê tại Bắc Ninh vẫn đang ở những bước đầu. Trong bài niên luận, tác giả cũng không thể tránh khỏi những thiều sót và còn có một số ý kiến chủ quan nên rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè để bài làm được hoàn chỉnh hơn. Trong quá trình thực hiện bài niên luận, tác giả đã nhận được sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và các thầy cô trong khoa du lịch học, trường đại học khoa học xã hội và nhân văn. Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn sự chỉ dạy nhiệt tình và khoa học của Thầy giáo hướng dẫn đã giúp đỡ tác giả hoàn thành bài niên luận này. CHƯƠNG 1. DU LỊCH LÀNG QUÊ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG QUÊ Du lịch làng quê Du lịch làng quê là một khái niệm tương đối mới. Có thể nói, du lịch làng quê gần tương tự như du lịch sinh thái. Tuy nhiên, du lịch làng quê thiên về học hỏi, trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thưởng thức vẻ đẹp cảnh quan nhân văn do hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo nên tại điểm thăm quan. Tìm hiểu về khái niệm trên, trong bài giảng “du lịch làng quê: những khó khăn, thách thức” của khoa Du lịch thuộc Trường Nông nghiệp và Môi trường - Đại học Tây Sydney chỉ ra rằng: “Rural tourism is located in agricultural landscapes and is characterized by enjoyment of a tamed-nature or highly modified landscape. It is about the land uses and human cultures that the interaction between humans and the land have created. It positions agriculture and farms as the foundation upon which the attraction is built.” [ 7, tr7] Du lịch làng quê là loại hình gắn với cảnh quan nông nghiệp (hoặc vùng đất nông nghiệp) được đặc trưng bởi sự thưởng thức, thưởng ngoạn các cảnh quan thiên nhiên được thuần hóa. Nó phản ánh mối tương tác giữa việc sử dụng đất nông nghiệp và văn hóa người dân. Du lịch làng quê lấy nông nghiệp, nông trang làm cơ sở cho việc xây dựng các điểm thu hút khách. (Tạm dịch) Du lịch làng quê thường mang những đặc điểm sau:. Chuyến đi chủ yếu được diễn ra tại vùng nông thôn, gắn với cảnh quan nông thôn. Các hoạt động của chương trình phải hòa đồng vào với thiên nhiên, văn hóa, tập tục canh tác của vùng quê đó. Sau chuyến đi du khách có những trải nghiệm, thẩm nhận về vùng quê đó. Một số thuật ngữ khác cũng để chỉ du lịch làng quê như: agri-tourism (du lịch nông nghiệp) hay farm-tourism (du lịch nông trang). 1.2. Các điều kiện để phát triển du lịch làng quê Để có được một sản phẩm du lịch làng quê, có rất nhiều các điều kiện ảnh hưởng nó. Đầu tiên là các điều kiện chung. Đó là cảnh quan nông thôn, cảnh quan làng quê. Vậy điều gì tạo nên những cảnh quan đó? Đó chính là vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của vùng miền đó. Ví dụ như ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vị trí là trung tâm của miền Bắc, cùng với điều kiện địa hình khá bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Ngoài ra, khí hậu vùng này khá thuận lợi cho việc trồng lúa nước do vậy các cánh đồng thẳng cánh cò bay là cảnh quan chính tạo sức hấp dẫn cho du lịch làng quê nơi đây. Cùng với vị trí và điều kiện tự nhiên đó tạo cho mỗi vùng, miền một tập tục canh tác, tập tục sản xuất riêng. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp này cũng là một nhân tố không thể thiếu để tạo nên một sản phẩm du lịch làng quê. Để du khách được tìm hiểu về các hoạt động này, các nhà cung ứng du lịch có thể đưa ra các hoạt động ngoài trời cho du khách như câu cá, cưỡi ngựa (thường được áp dụng cho các nước phương Tây), xuống đồng cùng tham gia vào các công việc đồng áng với nông dân, tìm hiểu cuộc sống hoang dã xung quanh vùng quê đó,… Để thấy được nhân tố này ảnh hưởng như thế nào, ta có thể tìm hiểu tour du lịch nông nghiệp tại Mộc Châu, Sơn La. Trong chương trình này, du khách được tham quan trang trại nuôi bò sữa, xem tận mắt các công đoạn sản xuất sữa, sau đó là thăm quan nông trường chè và tìm hiểu quá trình sản xuất chè tại đây. Tất cả những gì du khách được thưởng nhận nơi đây chính là những hoạt động sản xuất nông nghiệp chính tại nơi đây. Do vậy, một sản phẩm du lịch làng quê cần khai thác tốt các hoạt động mùa màng tại nơi đến. Do du lịch làng quê là một loại hình khá mới nên việc dựa vào các loại hình du lịch khác đã phát triển tại điểm đến để phát triển sản phẩm du lịch làng quê là khá cần thiết. Một số loại hình du lịch có thể trở thành nhân tố bổ trợ cho du lịch làng quê như du lịch lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực, du lịch nông thôn, du lịch cưỡi ngựa,… Ngoài ra, một nhân tố khác không ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm du lịch làng quê nhưng không thể không nói đến đó là chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng. Các chính sách, chiến lược để phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch làng quê nói riêng của từng vùng hay rộng hơn là của toàn quốc gia là vô cùng quan trọng. Trên đây là một số điều kiện chung có ảnh hưởng đến du lịch làng quê. Ngoài những nhân tố này ra, một sản phẩm du lịch làng quê còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác nữa. Các nhân tố này phụ thuộc vào từng khu vực, từng địa phương, từng làng quê. Đó có thể là các cảnh quan đặc biệt, các di tích hay là nghề thủ công truyền thống của làng đó. Nhân tố đặc biệt quan trọng là văn hóa riêng của làng đó. Để giúp du khách cảm nhận được chúng, các công ty du lịch thường tổ chức qua hình thức farm – stay. Du khách được nghỉ đêm tại nhà nông dân, được ăn cùng bữa ăn cùng bữa ăn với nông dân,... Qua các hoạt động đó khách có được những trải nghiệm đầy đủ hơn sau mỗi chuyến đi. Trong các dự án do tổ chức liên minh Châu Âu (EU) chỉ đạo có chỉ ra được các nhân tố cấu thành và ảnh hưởng đến du lịch làng quê. Văn hóa làng quê là một nhân tố quan trọng. Những đặc điểm riêng, những gì là điển hình, là độc đáo ở một làng quê nào đó sẽ trở thành tài nguyên để phát triển du lịch. Ngoài ra, du lịch nông nghiệp (agri – tourism, du lịch xanh (green tour), du lịch ẩm thực (gastronomic tuorism), du lịch cưỡi ngựa (equestrian tourism), săn bắn,… đều có thể trở thành nhân tố bổ trợ cho du lịch làng quê. Chúng làm cho khách được tiếp xúc với môi trường tự nhiên và xã hội của vùng quê và cho phép khách được tham gia vào các hoạt động, các phong tục, phong cách sống của những người dân bản địa. Qua đây, ta cũng thấy được tính giáo dục của loại hình du lịch này. Do vậy, đôi khi du lịch làng quê lại trở thành nhân tố bổ trợ cho du lịch sinh thái. Đúng vậy, muốn phát triển được du lịch làng quê thì văn hóa của làng quê đó là không thể thiếu được. Đến với mỗi một làng, một vùng để khám phá thêm một số nét văn hóa mới lạ là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách. “Du lịch làng quê trở thành cầu nối giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo cũng như giữa sinh hoạt hàng ngày với các hoạt động phục vụ cho du lịch.” (hội đồng du lịch Australia). Tuy nhiên, để tạo nên được mối quan hệ hòa đồng giữa du khách với người dân địa phương và làm cho cuộc sống hàng ngày của họ không biến đổi hoặc biến đổi ít là một vấn đề lớn đối với việc phát triển du lịch làng quê. CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH LÀNG QUÊ TẠI BẮC NINH 2.1. Nguồn lực để phát triển du lịch làng quê Bắc Ninh 2.1.1.Các điều kiện chung của Bắc Ninh để phát triển du lịch làng quê Cách Hà Nội 30 km về phía Tây, Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Bộ. Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp với Hải Dương, phía Tây và Tây Nam giáp với thủ đô Hà Nội và Hưng Yên. Với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 799,8 km2 , Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất toàn quốc. Dân số (2004) là 989,2 nghìn người, trong đó 85% số dân sống ở nông thôn. Đây là một nhân tố giúp du lịch làng quê có thể phát triển được tại Bắc Ninh. Hơn thế nữa, Bắc Ninh còn nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Nằm trên các tuyến đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 18, tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, đường thủy qua các hệ thống sông lớn. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa với các tỉnh khác trong khu vực và cả nước. Đó cũng là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với các làng quê của Bắc Ninh. Bắc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%). Do có một số đồi núi nhỏ như vậy đã tạo cho Bắc Ninh có những cảnh quan đột biến, nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái nhằm phục vụ cho một số hoạt động du lịch sinh thái. Với địa hình như vậy, ta có thể dễ dàng thấy được Bắc Ninh là một vùng quê điển hình của đồng bằng Bắc Bộ nên đây chính là một điều kiện thuận lợi nhằm phát triển du lịch làng quê. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời tiết có bốn mùa rõ rệt, với nhiệt độ trung bình năm là 23,30 C. Có sự chênh lệnh rõ ràng giữa mùa hạ và mùa đông, nhiệt độ chênh lệch khoảng 15 – 16oC. Do đó, mùa để hấp dẫn du khách tham gia vào các tour du lịch làng quê là mùa Xuân (thường là mùa lễ hội nơi đây) hoặc mùa thu. Vì khí hậu hai mùa này khá phù hợp không quá nóng hoặc không quá lạnh, đặc biệt khi đi vào mùa này du khách còn cảm nhận được những gì là đẹp nhất của vùng nông thôn. Hệ thống sông ngòi ở đây khá dày đặc, trung bình 1,0 – 1,2 km/km2. Có ba hệ thống sông lớn chảy qua Bắc Ninh gồm sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Hệ thống sông ngòi dày đặc như vậy nên Bắc Ninh trở thành một vùng có nền nông nghiệp điển hình của đồng bằng Bắc Bộ. Do vậy, khi tham gia vào du lịch làng quê tại Bắc Ninh, du khách sẽ biết được tập quán canh tác nông nghiệp không những của vùng quê Kinh Bắc nói riêng mà của cả nông dân miền Bắc nói chung. Thêm vào đó, Bắc Ninh còn là nơi hội tụ của rất nhiều những làng nghề thủ công truyền thống đặc sắc như: Làng gốm Phù Lãng, gỗ Đồng Kỵ, đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ,… Đây chính là những điểm đặc trưng nhằm tạo nên một sản phẩm du lịch làng quê độc đáo. Mặt khác, trong suốt quá trình phát triển đất nước, Bắc Ninh còn được biết đến là cái nôi sinh ra nền văn minh lúa nước của Việt Nam với thành Luy Lâu cổ nhất Việt Nam. Đây còn là vùng đất có truyền thống khoa bảng, vùng đất có truyền thống văn hiến, văn vật, quật cường chống giặc ngoại xâm và là nơi sản sinh ra nhiều vị danh nhân, anh hùng nổi tiếng của lịch sử. Ngày nay, Bắc Ninh vẫn lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa đặc sắc, có giá trị như những công trình kiến trúc, các lễ hội truyền thống, làn điệu dân ca quan họ mượt mà,…. Điều này đã tạo nên những nét văn hóa riêng của vùng quê này. Và đó cũng là những nhân tố góp phần tạo nên sản phẩm du lịch làng quê mà không nơi đâu có như trên vùng đất Kinh Bắc này. “Làng quan họ quê tôi Tháng giêng mùa hát hội Những đêm trăng sáng gọi Con sông Cầu làng bao quanh Ngang lưng đồi quan họ xanh xanh” Vốn là một vùng quê điển hình của nông thôn Bắc Bộ, lại mang những nét văn hóa riêng biệt, độc đáo, do vậy có thể nói Bắc Ninh là một địa danh khá lý tưởng cho việc phát triển du lịch làng quê – một loại hình du lịch khá mới mẻ đối với người dân Việt Nam. 2.1.2. Một số làng quê có thể phát triển du lịch làng quê tại Bắc Ninh Với những điều kiện thuận lợi như trên, Bắc Ninh có khá nhiều làng quê phù hợp cho việc hình thành nên loại du lịch làng quê. Sau đây là một số làng có thể phát triển được du lịch làng quê. Tất cả những làng được giới thiệu dưới đây đều là những làng thuần nông, còn giữ được nhiều những nét cổ kính và mang những nét văn hóa, bản sắc riêng của làng mình nhằm tạo nên những trải nghiệm độc đáo cho du khách khi tham gia. 2.1.2.1 Cụm làng ở huyện Thuận Thành Trước tiên, ta phải kể đến cụm làng tại Thuận Thành. Thuận Thành là một huyện nông nghiệp và khá đông dân của tỉnh Bắc Ninh, đời sống của người dân ở mức trung bình. Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội Thuận Thành đã dần phát triển khá toàn diện, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Đặc biệt, trong những năm gần đây, du lịch đang ngày càng tỏ rõ là một ngành đầy tiềm năng. Lợi thế đặc biệt của Thuận Thành trong phát triển du lịch là tiềm năng văn hoá – nhân văn phong phú và đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Vốn nổi tiếng từ xưa với làng tranh Đông Hồ và hệ thống các di tích lịch sử văn hoá như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, thành cổ Luy Lâu, nhất là di tích lăng mộ và đền thờ King Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ. Những địa danh này đang là những địa điểm thu hút ngày càng nhiều du khách khắp nơi đến tham quan, du lịch. Đối với du lịch làng quê ở Thuận Thành, cụm làng tiêu biểu nhất để phát triển đó là làng tranh Đông Hồ, làng Dâu và làng Bút Tháp. Về không gian địa lý, ba làng này ở gần nhau, do vậy, rất tiện cho du khách thăm quan. Nếu ba làng này được đưa vào khai thác để phát triển loại hình du lịch làng quê thì du khách không những được thẩm nhận những giá trị nhân văn sẵn có của nơi đây mà họ còn được hòa nhập vào với cuộc sống của người dân bản địa. Điều này được thể hiện qua hình thức farm-stay. Du khách sẽ được xuống đồng làm những công việc đồng áng với người nông dân hay cùng tham gia vào bữa ăn dân dã cùng gia đình họ. Ngoài ra, một điều đặc biệt ở cụm làng này đó là nghề trồng dâu, nuôi tằm vẫn đang được lưu truyền. Do vậy, du khách sẽ rất thích thú nếu được tìm hiểu về quá trình trồng dâu, nuôi tằm và tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh như thế nào và sẽ thích thú hơn nếu họ được trực tiếp tham gia vào công việc đó với người dân. Đến với làng Dâu, du khách không thể không tham quan Chùa Dâu – ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Đây là 1 trong hệ thống chùa tứ pháp. Ngôi chùa là nơi thờ bà Pháp Vân (bà Dâu), ngoài ra sau chùa cũng phối thờ Phật. Là một ngôi chùa cổ ở Việt Nam nên nó mang dấu ấn của nhiều lần trùng tu, đặc biệt là những lần trùng tu lớn thời Lê (1737 – 1738), thời Tây Sơn (1792 – 1793), thời Nguyễn(cuối thế kỷ XIX – đầu thể kỷ XX) và lần mới nhất vào năm 2004. Hàng năm, hội Dâu tức lễ hội tứ pháp mà Chùa Dâu là trung tâm, diễn ra long trọng ở vùng Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh vào ngày 8 tháng tư âm lịch. Chùa Dâu là nơi thể hiện sự giao thoa, hội nhập văn hóa tín ngưỡng Việt Nam và ấn Độ. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật cổ kính, độc đáo và có giá trị to lớn đối với việc tham quan và nghiên cứu. Cách Chùa Dâu 3km, chúng ta sẽ đến với một trong những trung tâm Phật giáo khác từ đầu công nguyên đến đầu thời tự chủ, đó là Chùa Bút Tháp. Nếu như Chùa Dâu thể hiện sự giao thoa, hội nhập văn hóa tín ngưỡng với ấn Độ thì Chùa Bút Tháp là nơi thể hiện sự giao thoa, hội nhập với văn hóa Trung Hoa. Đến thăm Chùa Bút Tháp ta không những cảm nhận được tình thần từ bi hỉ xả của đạo Phật mà ta còn cảm nhận được những giá trị kiến trúc, những tác phấm điêu khắc tinh xảo, những phong cách nghệ thuật của một thời. Đặc biệt hơn cả là những giá trị ấy vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Nhờ vậy, Bút Tháp đã và đang trở thành một điểm thu hút du khách trong nước và quốc tế. Và điều thu hút khách nữa, đó có lẽ là làng nghề truyền thống – làng tranh Đông Hồ. Làng tranh Đông Hồ là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. Quanh năm rất nhiều khách du lịch trong ngoài nước đến làng tranh Đông Hồ thăm và mua tranh Đông Hồ làm kỷ niệm. 2.1.2.2 Làng gốm Phù Lãng Một ngôi làng khác cũng có những điều kiện để có thể phát triển được du lịch làng quê, đó là làng Phù Lãng. Làng Phù Lãng (Thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh), cách thị xã Bắc Ninh khoảng 10km và cách sông Lục đầu khoảng 4km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Địa địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng không những còn là 1 vùng quê thuần nông và làng còn được du khách trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống. Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểu sành... Các nghệ nhân ngày nay đã tạo ra được nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như Tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương...đã và đang được khách, doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đón nhận. Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn mầu da lươn trong thanh nhã và bền đẹp (Nay mầu sắc trang trí đã được tạo mẫu phong phú như mầu trắng, mầu đỏ, mầu đen... được chế từ chất liệu tự nhiên) trong vừa thanh nhã vừa bền đẹp. Cũng như nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm), và Thổ Hà (Bắc Giang), phương pháp tạo hình sản phẩm (có tiết diện tròn) là chuốt. Tất cả các sản phẩm được đưa lên bàn xoay tay. Quy trình để tạo ra một sản phẩm gốm nơi đây thật kỳ công và lý thú biết bao nếu du khách được tận tay làm nên sản phẩm riêng của mình. Khi đến nơi đây, du khách được hòa mình vào với cảnh quan thiên nhiên khá đẹp, độc đáo và đặc biệt là còn khá nguyên sơ, chưa bị thương mại hóa. Hai bên đường đi là những hàng chum vại được xếp sắp lại rất đẹp với nhau. Du khách sẽ thấy đặc điểm nhà ở của người dân rất khác lạ so với các làng quê khác. Đó là nhà được xây thấp hơn so với mặt đường, tường nhà có thể được dựng bằng tiểu, đối với một số nhà mới được xây lại thì người dân dùng luôn tranh gốm của làng mình để trang trí cho ngôi nhà. Các ngõ nhỏ, dốc lên xuống cũng tạo nên một nét đặc trưng cho làng. Khi đến đây, du khách còn thấy được cách tạo ra một sản phẩm gốm còn rất thủ công, không có máy móc hỗ trợ nhiều như làng Bát Tràng. Sản phẩm gốm thì chỉ có một loại duy nhất do chính làng sản xuất ra mà không có hàng của các làng gốm khác hay hàng Trung Quốc. Không những vậy, là một làng nghề mà Phù Lãng vẫn giữ được môi trường rất sạch sẽ và trong lành. Tất cả những điều trên làm nên những đặc điểm riêng của làng gốm Phù Lãng, cũng như với du lịch làng quê tại đây. 2.1.2.3 Làng Diềm
Luận văn liên quan