Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành kế toán đại học An Giang

Theo kết quả thống kê của Cục thống kê An Giang năm 2005, số lượng lao động chỉ đáp ứng đủ 66% nhu cầu lao động trong tỉnh trong khi đó không ít người lao động phải… nằm nhà chơi vì không có việc làm. Tại sao lại có sự “lệch pha” như vậy? Vấn đề được các doanh nghiệp giải đáp đó chính là chất lượng lao động. Theo tham khảo ý kiến của các chủ doanh nghiệp về chất lượng người lao động trong doanh nghiệp mình, câu trả lời là chỉ mới đáp ứng được khoảng 89% yêu cầu công việc ( Số liệu thống kê 2005 - Cục thống kê An Giang). Vấn đề đặt ra hiện nay không chỉ đối với giáo dục An Giang mà đối với nền giáo dục của cả đất nước đó chính là đào tạo ra những cử nhân, kỹ sư, thợ nghề có chất lượng đáp ứng cho nhu cầu doanh nghiệp. Và để làm được điều này không có con đường nào khác đó chính là phải xem xét lại mức độ tương thích giữa giáo dục đại học, dạy nghề và nhu cầu, yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Và một trong những mục đích mà đề tài này hướng đến là muốn kiến nghị vấn đề trên đến tất cả những người làm công tác “trồng người” của tỉnh. Bên cạnh mục đích này, thông qua các chỉ số về tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ làm đúng ngành, thu nhập, thăng tiến , khả năng hoà nhập,…tác giả cung cấp cho người đọc một bức tranh tổng thể về tình trạng nghề nghiệp của các cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán, trường Đại học An Giang hiện nay. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng đưa vào các yếu tố về hoạt động làm thêm, kết quả xếp loại, giới tính, thời điểm tốt nghiệp để xem xét mối quan hệ tác động của của chúng đến nghề nghiệp. Dựa vào các chỉ tiêu trên tác giả đưa ra một kết quả đánh giá tổng quát về mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên. Và một phần quan trọng trong đề tài này đó chính là những suy nghĩ của các cựu sinh viên muốn đóng góp, chia sẻ với những người làm công tác giáo dục - đào tạo và các bạn sinh viên, đặc biệt là những bạn đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, chuẩn bị đối mặt với việc tìm kiếm một chỗ làm. Tổng hợp tất cả các kết quả nghiện cứu và những suy nghĩ của các cựu sinh viên, tác giả cũng đã trình bày một số chính kiến của mình xoay quanh vấn đề nghề nghiệp và thông qua đề tài này mong muốn được gởi những tâm tư nguyện vọng của mình nói riêng và của các thế hệ sinh viên nói chung đến nhà trường và các doanh nghiệp. Mong cả hai có cùng tiếng nói chung để tìm giải pháp cho vấn đề thiếu lao động chất lượng mà các doanh nghiệp đã đề cập.

doc74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành kế toán đại học An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  MAI THỊ NHƯ QUỲNH KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN ĐẠI HỌC AN GIANG Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Long Xuyên, tháng 05 năm 2007 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN ĐẠI HỌC AN GIANG Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp Sinh viên thực hiện: Mai Thị Như Quỳnh Lớp ĐH4KT – MSSV: DKT030259 Giảng viên hướng dẫn: Ths Huỳnh Phú Thịnh Long Xuyên, tháng 05 năm 2007 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Hướng dẫn viên: Thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Giám khảo, nhận xét 1: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Giám khảo, nhận xét 2: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh ngày……tháng……năm 2006 LỜI CẢM ƠN ((( Trong suốt cuộc đời của mỗi con người đều có những thời điểm chuyển giao từ một hoàn cảnh cũ sang một hoàn cảnh mới, người ta thường gọi đó là những bước ngoặt. Đối với tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này cũng chính là một bước ngoặt, bước ngoặt khép lại quá trình học tập và rèn luyện tại trường để bước ra tìm kiếm cho mình một công việc. Để hoàn thành công trình này tôi đã đem tất cả các kiến thức được lĩnh hội trong suốt quá trình học tập tại trường, chính vì thế, thông qua đây tôi muốn được gửi lời cám ơn đến tất cả quý thầy cô trong và ngoài khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt bốn năm đại học. Tôi cũng xin cảm ơn đến các phòng, ban tại trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành các dữ liệu cho nghiên cứu này. Đặt biệt, người đầu tiên tôi muốn tri ân nhất đó là thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh, người đã rất nhiệt tình theo sát, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Để hoàn thành khóa luận này, có những người không trực tiếp hướng dẫn cách thức nghiên cứu nhưng đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện, đó chính là gia đình, bạn bè tôi. Đối với tôi đây là động lực rất lớn để tôi có thể hoàn thành tốt quá trình nghiên cứu của mình, tôi xin gởi đến họ lời cảm ơn chân thành nhất! Mai Thị Như Quỳnh PHẦN TÓM TẮT Theo kết quả thống kê của Cục thống kê An Giang năm 2005, số lượng lao động chỉ đáp ứng đủ 66% nhu cầu lao động trong tỉnh trong khi đó không ít người lao động phải… nằm nhà chơi vì không có việc làm. Tại sao lại có sự “lệch pha” như vậy? Vấn đề được các doanh nghiệp giải đáp đó chính là chất lượng lao động. Theo tham khảo ý kiến của các chủ doanh nghiệp về chất lượng người lao động trong doanh nghiệp mình, câu trả lời là chỉ mới đáp ứng được khoảng 89% yêu cầu công việc ( Số liệu thống kê 2005 - Cục thống kê An Giang). Vấn đề đặt ra hiện nay không chỉ đối với giáo dục An Giang mà đối với nền giáo dục của cả đất nước đó chính là đào tạo ra những cử nhân, kỹ sư, thợ nghề có chất lượng đáp ứng cho nhu cầu doanh nghiệp. Và để làm được điều này không có con đường nào khác đó chính là phải xem xét lại mức độ tương thích giữa giáo dục đại học, dạy nghề và nhu cầu, yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Và một trong những mục đích mà đề tài này hướng đến là muốn kiến nghị vấn đề trên đến tất cả những người làm công tác “trồng người” của tỉnh. Bên cạnh mục đích này, thông qua các chỉ số về tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ làm đúng ngành, thu nhập, thăng tiến , khả năng hoà nhập,…tác giả cung cấp cho người đọc một bức tranh tổng thể về tình trạng nghề nghiệp của các cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán, trường Đại học An Giang hiện nay. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng đưa vào các yếu tố về hoạt động làm thêm, kết quả xếp loại, giới tính, thời điểm tốt nghiệp để xem xét mối quan hệ tác động của của chúng đến nghề nghiệp. Dựa vào các chỉ tiêu trên tác giả đưa ra một kết quả đánh giá tổng quát về mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên. Và một phần quan trọng trong đề tài này đó chính là những suy nghĩ của các cựu sinh viên muốn đóng góp, chia sẻ với những người làm công tác giáo dục - đào tạo và các bạn sinh viên, đặc biệt là những bạn đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, chuẩn bị đối mặt với việc tìm kiếm một chỗ làm. Tổng hợp tất cả các kết quả nghiện cứu và những suy nghĩ của các cựu sinh viên, tác giả cũng đã trình bày một số chính kiến của mình xoay quanh vấn đề nghề nghiệp và thông qua đề tài này mong muốn được gởi những tâm tư nguyện vọng của mình nói riêng và của các thế hệ sinh viên nói chung đến nhà trường và các doanh nghiệp. Mong cả hai có cùng tiếng nói chung để tìm giải pháp cho vấn đề thiếu lao động chất lượng mà các doanh nghiệp đã đề cập. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i PHẦN TÓM TẮT ii DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv Chương 1: TỔNG QUAN Giới thiệu chương 1 1 Cơ sở hình thành 1 Mục tiêu nghiên cứu 1 Phạm vi nghiên cứu 2 Ý nghĩa nghiên cứu 2 Kết cấu khóa luận 3 Kết luận chương 1 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu chương 2 4 2.Khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường ĐH An Giang 4 3.Cơ sở lý thuyết 4 3.1.Việc làm là gì? 4 3.2.Thế nào là một việc làm tốt 5 3.3. Định nghĩa và đặc điểm của nghề nghiệp 5 3.4. Cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc 5 3.5. Thu nhập 6 4.Thực trang làm đúng ngành nghề đào tạo của sinh viên Việt Nam hiện nay 6 5. Các giả định đo lường mức độ thành công của các cựu sinh viên 7 6.Các nghiên cứu có trước 8 7.Mô hình nghiên cứu 9 8.Kết luận chương 2 10 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Giới thiệu chương 3 11 2.Tổng thể nghiên cứu 11 2.1.Những nét khái quát về sinh viên chuyên ngành Kế toán khoá 1, 2 , 3 11 2.2. Kết quả xếp loại tốt nghiệp của các cựu sinh viên 12 3. Thiết kế nghiên cứu 14 3.1. Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp 14 3.2.Nghiên cứu định tính – khám phá 14 3.3. Nghiên cứu định lượng - thử nghiệm 15 3.4.Nghiên cứu định lượng chính thức 16 4.Thang đo 18 5.Kết luận chương 3 18 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.Giới thiệu chương 4 19 2.Tình hình chung về nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Kế toán 19 2.1.Tỷ lệ có việc làm 19 2.2.Tỷ lệ làm đúng ngành 21 2.3.Thu nhập 23 2.4. Địa bàn công tác 26 2.5.Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà sinh viên lựa chọn .26 2.6. Khả năng thích nghi công việc 28 2.7. Mức độ ổn định công việc 29 2.8.Mức độ hài lòng công việc hiện tại 32 2.9.Khả năng thăng tiến 32 2.10. Cựu sinh viên và những khoá đào tạo thêm 34 3. Mối quan hệ giữa kết quả xếp loại tốt nghiệp và nghề nghiệp 34 3.1. Mối quan hệ xết quả xếp loại tốt nghiệp và chức vụ 34 3.2. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và thu nhập 35 4. Mối quan hệ giữa làm thêm và nghề nghiệp 35 4.1. Những kỹ năng mà hoạt động làm thêm đem lại 37 4.2. Mối quan hệ làm thêm và thời gian chờ việc 38 4.3. Mối quan hệ làm thêm và khả năng hoà nhập 39 4.4. Mối quan hệ làm thêm và chức vụ 39 4.5. Mối quan hệ làm thêm và thu nhập hiện tại 40 5. Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên Kế toán 40 6. Kinh nghiệm, ý kiến đóng góp của cựu sinh viên cho công tác đào tạo 41 6.1. Đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng các kiến thức được học vào thực tế công việc 41 6.2. Các kỹ năng phẫm chất cần thiết cho các Kế toán viên 42 6.3. Những đóng góp cho công tác đào tạo của trường 44 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Giới thiệu chương 5 45 2.Nhận xét chung 45 2.1. Bức tranh chung về tình trang việc làm của các cựu sinh viên 45 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm 45 3.Kiến nghị 47 4. Hạn chế của đề tài 48 PHỤ LỤC 49 DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ: 1. Tổng số sinh viên ba khóa 11 2. Thực trạng tốt nghiệp 12 3. Xếp loại tốt nghiệp 13 4. Tỷ lệ có việc làm 19 5. Tỷ lệ có việc làm phân theo giới tính 20 6. Tỷ lệ có việc làm phân theo thời điểm tốt nghiệp 20 7. Lý do có việc làm 21 8. Tỷ lệ làm đúng ngành 22 9. Tỷ lệ làm đúng ngành phân theo giới tính 22 10. Tỷ lệ làm đúng ngành phân theo thời điểm tốt nghiệp 23 11. Mức thu nhập hiện nay của các cựu sinh viên 24 12. Mức thu nhập phân theo giới tính 24 13. Mức thu nhập phân theo thời điểm tốt nghiệp 25 14. Mức độ hài lòng đối với thu nhập 25 15. Địa bàn công tác 25 16. Các loại hình doanh nghiệp các cựu sinh viên đang công tác 27 17. Tỷ lệ công tác trong các thành phần kinh tế phân theo giới tính 28 18. Khả năng hoà nhập 29 19. Khả năng hoà nhập phân theo giới tính 29 20. Khả năng hoà nhập phân theo thời điểm tốt nghiệp 30 21. Mức độ ổn định công việc 30 22. Mức độ ổn định công việc phân theo giới tính 31 23. Mức độ ổn định công việc phân theo thời điểm tốt nghiệp 32 24. Nguyên nhân sinh viên thay đổi chỗ làm 32 25. Mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại 33 26. Khả năng thăng tiến phân theo giới tính 34 27. Khả năng thăng tiến phân theo thời điểm tốt nghiệp 34 28. Các khoá học sau ra trường 35 29. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp chức vụ 36 30. Xếp loại tốt nghiệp và thu nhập 36 31. Tỷ lệ làm thêm của sinh viên 37 32. Mức độ phù hợp của việc làm thêm so với chuyên ngành 38 33. Những kỹ năng hoạt động làm thêm đem lại 38 34. Mối quan hệ làm thêm và thời gian chờ việc 39 35. Làm thêm đúng chuyên ngành và thời gian chờ việc 39 36. Làm thêm và khả năng hoà nhập 40 37. Làm thêm và chức vụ hiện tại 40 38. Làm thêm và thu nhập hiện tại 41 39. Mức độ thành công của các cựu sinh viên 41 40. Mức độ ứng dụng kiến thực vào thực tế công việc (theo thời điểm tốt nghiệp) 42 41. Mức độ ứng dụng kiến thức vào thực tế (công việc cụ thể) 43 42. Phẩm chất cần thiết cho kế toán viên 44 43. Kỹ năng cơ bản cần thiết cho kế toán viên 44 44. Kỹ năng tư duy và công đồng cho kế toán viên 45 BẢNG ĐỒ (đã đính kèm trong phụ lục) Chương 1 TỔNG QUAN 1. Giới thiệu: Phần này nêu lên những lí do tác giả chọn lựa đề tài này, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và những ý nghĩa thiết thực mà đề tài đem lại. 2. Cơ sở hình thành: Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh để phát triển như một kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động trong mọi lĩnh vực, từ cạnh tranh trong kinh doanh cho đến cạnh tranh trong học hành rồi cả cạnh tranh trong chuyện tìm kiếm việc làm. Có một công việc ổn định luôn là mong muốn của tất cả mọi người, đặc biệt là những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, những con người đang háo hức cho bước ngoặt mới của đời mình. Nặng mối lo về việc làm là vậy, nhưng một điều cũng không kém làm cho biết bao sinh viên, cả gia đình, nhà trường và xã hội trăn trở, đó là được làm đúng ngành nghề đào tạo. Có rất nhiều sinh viên ra trường, cầm tấm bằng loại ưu trong tay nhưng không kiếm cho mình được một công việc phù hợp, đúng ngành mình đã được học, kết quả họ phải làm những công việc ít liên quan thậm chí có khi trái ngược nghề, gây lãng phí chất xám rất nhiều cho xã hội và cả chính bản thân họ nữa. Hiện tượng này đang trở thành một vấn nạn không chỉ của một hai trường mà hầu như của chung tất cả các trường đại học ở Việt Nam. Đối với trường đại học An Giang, từ khi thành lập trường đến nay, đã có ba khóa sinh viên chuyên ngành Kế toán tốt nghiêp. Họ là những thế hệ đã từng được đào tạo tại một khoa Kinh tế- QTKD còn non trẻ của ngôi trường đại học vừa kỷ niệm bảy năm thành lập của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, so với các trường chuyên về Kinh tế hoặc tại các khoa, khối kinh tế của các trường lâu năm khác, họ cũng đã được trau dồi những kiến thức chuyên ngành với chương trình đào tạo tương đương. Chính vì là những thế hệ sinh viên đầu tiên mà trường vừa đào tạo qua, nên việc làm hiện nay của các cựu sinh viên này là một trong những sự kiện quan tâm hàng đầu của Ban giám hiệu, những thầy cô làm công tác đào tạo tại trường, đặc biệt là các thầy cô công tác tại khoa Kinh tế- QTKD. Mối quan tâm này tập trung rất nhiều vấn đề: Sau khi tốt nghiệp, những cựu sinh viên Kế toán đã có những công việc như thế nào? Có đúng chuyên ngành được đào tạo hay không? Mức thu nhập ra sao? Công việc làm thêm có giúp ích gì cho nghề nghiệp hiện nay của họ? Khả năng thăng tiến?, …. Đáp án của những câu hỏi này một phần nào đó sẽ phản ánh được kết quả đào tạo chuyên ngành Kế toán tại trường. Bên cạnh đó, kết quả mà nghiên cứu đem lại có giá trị tham khảo rất lớn cho những sinh viên khóa 4 chuẩn bị ra trường thậm chí cả những thế hệ sinh viên kế tiếp. Là một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường nên tôi có mối quan tâm rất sâu sắc đối với vấn đề trên, chính điều này là những cơ sở thiết thực cho việc hình thành đề tài “Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán - trường Đại học An Giang” mà tôi đang thực hiện. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Với những nhận định nêu trên, để đề tài có thể chuyển tải một cách khái quát nhất tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán nhưng vẫn đảm bảo độ sâu của vấn đề, hướng người đọc dễ theo dõi, tác giả xin đưa ra những mục tiêu mà nghiên cứu này sẽ tiến hành làm rõ, bao gồm: Cung cấp một bức tranh tổng quát về tình trạng việc làm của các cựu sinh viên ngành Kế toán, trường đại học An Giang thông qua các chỉ số về tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ làm đúng ngành nghề được đào tạo, mức thu nhập, khả năng thăng tiến,…. Phân tích ảnh hưởng của kết quả xếp loại tốt nghiệp đến việc làm (Có phải tốt nghiệp loại ưu đều có công việc tốt? Hay còn phụ thuộc vào những yếu tố khác? Nếu vậy thì đó là những yếu tố nào?). Chúng ta cũng sẽ xem xét sự tác động của hoạt động làm thêm đến hiệu quả công việc sau khi ra trường của các cựu sinh viên. Vì có thể nói hoạt động làm thêm như là một môn học thực tế của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên có môi trường thực hành những điều đã tiếp nhận được, thêm vào đó, hoạt động này còn bổ trợ rất nhiều kĩ năng cần thiết. Ngoài hai yếu tố chính yếu trên, trong nghiên cứu này còn tìm hiểu sự khác biệt về thời điểm tốt nghiệp và giới tính có ảnh hưởng đến mức độ thành công trong nghề nghiệp hay không? Sau khi ra trường, khi đã tiếp cận với nghề nghiệp thực tế, chắc chắn các cựu sinh viên đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm và họ cũng rất muốn được chia sẻ và nêu lên những chính kiến của mình đóng góp cho công tác đào tạo của trường, đặc biệt là đối với chuyên ngành Kế toán. Nghiên cứu này sẽ tổng kết những ý kiến đó tạo luồng thông tin phản hồi cho những người làm công tác dạy và học tại trường. Cuối cùng, dựa trên các kết quả nghiên cứu được, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo của khoa, trường. Phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng khảo sát: Sinh viên chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp khóa 1, 2, 3 đã tốt nghiệp ra trường. Không tiến hành nghiên cứu trên các sinh viên chưa tốt nghiệp. 4.2. Giới hạn nhiệm vụ nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu có hạn và để đi đúng mục tiêu ban đầu mà đề tài đã chọn nên một số vấn đề chỉ nêu những con số thống kê để mô tả xu hướng chung trong chọn lựa ngành nghề của cựu sinh viên, không tiến hành nghiên cứu sâu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến vấn đề đó, cụ thể không nghiên cứu các vấn đề sau: Chỉ cần biết xu hướng chọn lựa địa phương công tác nhưng không đi vào lập mô hình xem xét các yếu tố tác động đến chọn lựa đó. Các cựu sinh viên có phục vụ cho quê nhà mình không. 4.3. Không gian nghiên cứu: không giới hạn 4.4. Thời gian nghiên cứu: hơn 03 tháng, từ 30/2/2007 đến 18/06/2007. Ý nghĩa nghiên cứu: Với những mục tiêu mà đề tài hướng đến, tác giả hi vọng qua nghiên cứu này sẽ cung cấp đến các đối tượng tương ứng những ý nghĩa thiết thực, như: Cung cấp kinh nghiệm cho các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, các sinh viên đang theo học và cả các bạn đang chuẩn bị dự thi vào ngành Kế toán doanh nghiệp, tạo cho các bạn có một bước đệm thật tốt để nhảy vọt trong nghề nghiệp sau này. Thông qua các kết quả mà nghiên cứu đem lại như thu nhập hiện nay của sinh viên kinh tế, xu thế chọn lựa ngành nghề, đơn vị công tác,…sẽ là những tài liệu tham khảo rất lớn cho các sinh viên chuẩn bị ra trường. Với những ý kiến phản hồi từ các cựu sinh viên, lấy làm cơ sở tham khảo cho kế hoạch đào tạo cũng như giảng dạy của trường ĐHAG, đặc biệt là khoa Kinh tế_QTKD trong tương lai. Làm cơ sở tham khảo cho Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh, các hội nghề nghiệp và các cơ quan hữu quan trong chiến lược quản lý nghề nghiệp và thu hút nhân tài, tạo điều kiện cho các sinh viên An Giang có thể phát huy những kiến thức tiếp thu được phục vụ tỉnh nhà. Kết cấu của đề tài: Gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan Phần này nêu lên những lí do tác giả chọn lựa đề tài này, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và những ý nghĩa thiết thực mà đề tài đem lại. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này nêu lên một cách khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường ĐH An Giang, các cơ sở lý thuyết, ý kiến xoay quanh các vần đề chung về nghề nghiệp của người lao động Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, thiết kế một mô hình nghiên cứu tạo sự lôgic, giúp cho người đọc dễ tiếp cận vấn đề hơn. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Giới thiệu cách thức thu thập, phân tích dữ liệu, phương pháp chọn mẫu, các thang đo trong phân tích dữ liệu tự động…Nói chung là các phương pháp nghiên cứu để cho ra các con số đã được xử lý. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Đây là chương chính yếu nhất của đề tài, nó chuyển tải tất cả những đáp án của mục tiêu nghiên cứu (mà trong chương 1 đã xác định), thông qua mô hình nghiên cứu (chương 2) và quá trình phân tích (chương 3). Đến chương này, người đọc có thể có cái nhìn khái quát về tình trạng việc làm của cựu sinh viên. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Tổng kết các kết quả thu thập được qua đề tài nghiên cứu này, trình bày các chính kiến của tác giả. Kết luận chương 1: Mỗi một đề tài ra đời đều có những cơ sở hình thành, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và mang một ý nghĩa nào đó. Những yếu tố này sẽ khơi mào cho các bước tiến hành cho chương sau: cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu. Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu: Chương này nêu lên một cách khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường Đại học An Giang, các cơ sở lý thuyết, ý kiến xoay quanh các vần đề chung về nghề nghiệp của người lao động Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, thiết kế một mô hình nghiên cứu tạo sự lôgic, giúp cho người đọc dễ tiếp cận vấn đề hơn. 2. Khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường Đại học An Giang: Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân có phẩm chất đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, quản trị kinh doanh và tài chính doanh nghiệp. Các kiến thức và kỹ năng Cử nhân Kế Toán đáp ứng: Ngoài căn bản về kinh tế và quản trị kinh doanh, được trang bị kiến thức về qui trình công nghệ kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; có khả năng hoạch định chính sách kế toán kiểm toán; tài chính doanh nghiệp; quản trị tài chính, tiền tệ ngân hàng, kế toán tài chính; có kỹ năng sử dụng công cụ tin học trong phân tích tài chính và nghiệp vụ kế toán và kiến thức về ngoại ngữ để tiếp cận thông tin và làm việc trong môi trường kinh tế hội nhập. Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng có thể khởi sự doanh nghiệp độc lập, làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân và quốc doanh, trong các doanh nghiệp trong nông thôn như trang trại, hợp tác xã nông nghiệp. 3. Cơ sở lý thuyết: 3.1. Việc làm là gì? Theo trang thông tin điện tử của Công đoàn bưu điện Việt Nam: Việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người vì nhờ nó con người có điều kiện tạo thu nhập để đảm bảo các nhu cầu vật chất, tinh thần của mình và các thành viên trong gia đình, đồng thời là điều kiện để con người tham gia vào các hoạt động xã hội, quan hệ xã hội, qua đó khẳng định vai trò, giá trị xã hội của mình. Việc làm là một hiện tượng xã hội đặc biệt, được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khá
Luận văn liên quan