Khóa luận Chế độ pháp lý về thế chấp tài sản đảm bảo thực hiện các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà Nước – “ đến năm 2020 đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp tiên tiến ”, trong những năm qua, nước ta đã không ngừng đẩy mạnh cải cách kinh tế và thực hiện CNH-HĐH trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của đất nước, gắn liền với nhu cầu thị trường trong ngoài nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhanh, có hiệu quả và bền vững. Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một yếu tố quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế cao hay thấp phụ thuộc đáng kể vào quy mô và hiệu quả của vốn đầu tư. Với chức năng thu hút và phân bổ vốn trong nền kinh tế, NHTM đã thâm nhập vào mọi hoạt động kinh tế - xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh. NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, là chế định tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Trong số các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động của nền kinh tế quốc doanh và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại phát triển của ngân hàng. Nhưng nó cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho ngân hàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy an toàn trong hoạt động tín dụng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ ở nước ta mà ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Để hạn chế bớt thiệt hại khi gặp rủi ro từ phía khách hàng, ngân hàng thường áp dụng hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng đặc biệt là biện pháp thế chấp tài sản. Trong thời gian qua nhiều nghị định, thông tư được ban hành, hướng dẫn việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản, đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng trong quá trình nhận và xử lý tài sản bảo đảm, góp phần hạn chế rủi ro trong cho vay đối với ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cho vay thế chấp bằng tài sản, nội dung của bộ phận pháp luật này đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập so với yêu cầu cuộc sống, hiệu quả áp dụng còn chưa cao. Bức xúc nhất hiện nay là ở các lĩnh vực: Xác định loại tài sản thế chấp, công chứng chứng thực Giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản thế chấp dẫn đến hậu quả là hàng nghìn tỷ đồng trên vốn vay của NHTM không thể thu hồi được, đóng băng trong các bất động sản thế chấp. Những thực tiễn đó bắt nguồn từ nguyên nhân trực tiếp là các văn bản pháp luật về vấn đề này còn tản mạn, vừa chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau, chưa hình thành một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Chế độ pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại” đề làm đề tài cho khoá luận của mình, đồng thời góp phần hoàn thiện các quy định về bảo đảm tiền vay nói riêng và hoàn thiện các quy định về pháp luật ngân hàng nói chung. Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu đề tài nhằm làm rỏ cơ sở khoa học và thực tiễn của quan hệ thế chấp tài sản, đồng thời nêu ra những điểm còn bất cập trong quy định của pháp luật ngân hàng hiện hành về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hoạt động tín dụng ngân hàng. Từ đó, đề xuất một số các kiến nghị góp phần hoàn thiện chế độ pháp lý về thế chấp tài sản trong hoạt dộng tín dụng của ngân hàng thương mại. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định của pháp luật về thế chấp tài sản mà chủ yếu là các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay. Ngoài ra, khóa luận còn làm rõ những điểm mới, tiến bộ trong quy định của pháp luật ngân hàng liên quan đến thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng của NHTM cũng như những hạn chế, thiếu sót của những quy định đó. Là công trình nghiên cứu luật học nên khóa luận của tác giả chỉ tiếp cận thế chấp tài sản dưới góc độ là loại quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Mặt khác, khóa luận không nghiên cứu toàn bộ các vấn đề liên quan đến thế chấp tài sản với tư cách là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà nghiên cứu nó ở tư cách là một biện pháp đảm bảo thực hiện các hoạt động tín dụng của NHTM, đặc biệt là hoạt động cho vay. Phương pháp nghiên cứu Để khóa luận mang tính khoa học, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu và phổ biến như: phương pháp luật học so sánh, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích kết hợp giải thích và tổng hợp, khái quát hóa. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài là công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cho những người làm công tác pháp luật trong quá trình hoàn thiện những quy định của pháp luật ngân hàng về thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Đồng thời, có thể làm tài liệu học tập cho các bạn sinh viên có nhu cầu tìm hiểu. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung khóa luận được chia làm ba chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về thế chấp tài sản bảo đảm các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại. - Chương 2: Pháp luật về thế chấp bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam. - Chương 3:Thực trạng pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại - Kiến nghị hoàn thiện.

doc72 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3440 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chế độ pháp lý về thế chấp tài sản đảm bảo thực hiện các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Qua khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong việc định hướng đề tài, các vấn đề nghiên cứu cùng Các anh chị công tác tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng, đặc biệt là các anh chị công tác tại Tổ pháp lý chứng từ đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Mặc đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, tuy nhiên nội dung bài khóa luận này chắc chắn sẽ không trành khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các anh chị và các bạn để bài viết được tốt hơn. Em xin chân cảm ơn. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, phân tích, lập luận và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Bất kỳ vi phạm nào của tác giả (nếu có) sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, quy chế của Đại học Đà Nẵng và quy chế của Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Người viết Đặng Thị Thanh Bình DANH MỤC CÁC KÝ HỆU TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải ACB Ngân hàng Á Châu BĐS Bất động sản BLDS Bộ Luật dân sự CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐKGDBĐ Đăng ký giao dịch bảo đảm GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất LĐĐ Luật đất đai NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TCTG Tài chính trung gian TMCP Thương mại cổ phần TSBĐ Tài sản bảo đảm QSDĐ Quyền sử dụng đất UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TÍNH DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 4 1.Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. 4 1.1 Ngân hàng thương mại. 4 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng Thương mại 4 1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại. 7 1.1.3 Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động của Ngân hàng Thương mại. 9 1.2 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. 10 1.2.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng ngân hàng. 10 1.2.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng. 12 1.2.2.1 Khái niệm 12 1.2.2.2 Phân loại hoạt động tín dụng ngân hàng. 14 1.2.2.3 Vai trò của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 15 2. Những lý luận về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại. 17 2.1 Khái niệm và đặc trưng của các biện pháp bảo đảm hoạt động tín dụng. 17 2.2 Khái niệm và đặc điểm pháp lý, bản chất của biện pháp bảo đảm bằng thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. 19 2.2.1 Khái niệm 19 2.2.2 Đặc điểm pháp lý của biện pháp thế chấp. 19 2.2.3 Bản chất của biện pháp bảo đảm bằng thế chấp tài sản để thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. 21 2.3 Biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản và các biện pháp bảo đảm khác trong hoạt động tín dụng của NHTM. 22 3. Hình thức và các yếu tố của biện pháp thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. 26 3.1 Hình thức thế chấp tài sản trong quan hệ tín dụng Ngân hàng thương mại. 26 3.2 Các yếu tố thế chấp tài sản đảm bảo thực hiện các họat động tín dụng của ngân hàng. 29 3.2.1 Yếu tố chủ thể. 29 3.2.2 Yếu tố khách thể. 30 3.2.3 Các thỏa thuận về thế chấp tài sản. 30 Kết luận chương 1 31 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 32 1. Đối tượng của thế chấp tài sản theo pháp luật hiện hành. 32 2. Điều kiện của tài sản thế chấp 38 3. Hợp đồng thế chấp tài sản và thủ tục thế chấp tài sản. 41 3.1 Hình thức của hợp đồng thế chấp tài sản. 41 3.2 Nội dung của hợp đồng thế chấp tài sản. 42 3.3 Chủ thể ký kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp dồng thế chấp tài sản. 43 3.4 Hiệu lực của hợp đồng thế chấp tài sản. 45 3.5 Công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản. 46 3.6 Đăng ký thế chấp tài sản. 47 4. Xác định giá trị tài sản thế chấp. 49 5. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và giá trị một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. 50 5.1Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 50 5.2 Giá trị một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. 51 6. Việc xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm các hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. 52 6.1 Các trường hợp xử lý tài sản thế chấp. 52 6.2 Phương thức xử lý tài sản thế chấp. 53 6.3 Nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp. 54 Kết luận chương 2 55 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN BẢO ĐẢM CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 56 1.Việc thế chấp tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật hiện hành. 56 2. Điều kiện Nhà ở được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. 59 3.Phương thức xử lý tài sản thế chấp. 62 Kết luận chương 3 63 KẾT LUẬN 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 LỜI MỞ ĐẦU Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà Nước – “ đến năm 2020 đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp tiên tiến ”, trong những năm qua, nước ta đã không ngừng đẩy mạnh cải cách kinh tế và thực hiện CNH-HĐH trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của đất nước, gắn liền với nhu cầu thị trường trong ngoài nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhanh, có hiệu quả và bền vững. Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một yếu tố quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế cao hay thấp phụ thuộc đáng kể vào quy mô và hiệu quả của vốn đầu tư. Với chức năng thu hút và phân bổ vốn trong nền kinh tế, NHTM đã thâm nhập vào mọi hoạt động kinh tế - xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh. NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, là chế định tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Trong số các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động của nền kinh tế quốc doanh và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại phát triển của ngân hàng. Nhưng nó cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho ngân hàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy an toàn trong hoạt động tín dụng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ ở nước ta mà ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Để hạn chế bớt thiệt hại khi gặp rủi ro từ phía khách hàng, ngân hàng thường áp dụng hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng đặc biệt là biện pháp thế chấp tài sản. Trong thời gian qua nhiều nghị định, thông tư được ban hành, hướng dẫn việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản, đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng trong quá trình nhận và xử lý tài sản bảo đảm, góp phần hạn chế rủi ro trong cho vay đối với ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cho vay thế chấp bằng tài sản, nội dung của bộ phận pháp luật này đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập so với yêu cầu cuộc sống, hiệu quả áp dụng còn chưa cao. Bức xúc nhất hiện nay là ở các lĩnh vực: Xác định loại tài sản thế chấp, công chứng chứng thực Giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản thế chấp…dẫn đến hậu quả là hàng nghìn tỷ đồng trên vốn vay của NHTM không thể thu hồi được, đóng băng trong các bất động sản thế chấp. Những thực tiễn đó bắt nguồn từ nguyên nhân trực tiếp là các văn bản pháp luật về vấn đề này còn tản mạn, vừa chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau, chưa hình thành một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Chế độ pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại” đề làm đề tài cho khoá luận của mình, đồng thời góp phần hoàn thiện các quy định về bảo đảm tiền vay nói riêng và hoàn thiện các quy định về pháp luật ngân hàng nói chung. Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu đề tài nhằm làm rỏ cơ sở khoa học và thực tiễn của quan hệ thế chấp tài sản, đồng thời nêu ra những điểm còn bất cập trong quy định của pháp luật ngân hàng hiện hành về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hoạt động tín dụng ngân hàng. Từ đó, đề xuất một số các kiến nghị góp phần hoàn thiện chế độ pháp lý về thế chấp tài sản trong hoạt dộng tín dụng của ngân hàng thương mại. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định của pháp luật về thế chấp tài sản mà chủ yếu là các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay. Ngoài ra, khóa luận còn làm rõ những điểm mới, tiến bộ trong quy định của pháp luật ngân hàng liên quan đến thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng của NHTM cũng như những hạn chế, thiếu sót của những quy định đó. Là công trình nghiên cứu luật học nên khóa luận của tác giả chỉ tiếp cận thế chấp tài sản dưới góc độ là loại quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Mặt khác, khóa luận không nghiên cứu toàn bộ các vấn đề liên quan đến thế chấp tài sản với tư cách là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà nghiên cứu nó ở tư cách là một biện pháp đảm bảo thực hiện các hoạt động tín dụng của NHTM, đặc biệt là hoạt động cho vay. Phương pháp nghiên cứu Để khóa luận mang tính khoa học, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu và phổ biến như: phương pháp luật học so sánh, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích kết hợp giải thích và tổng hợp, khái quát hóa. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài là công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cho những người làm công tác pháp luật trong quá trình hoàn thiện những quy định của pháp luật ngân hàng về thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Đồng thời, có thể làm tài liệu học tập cho các bạn sinh viên có nhu cầu tìm hiểu. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung khóa luận được chia làm ba chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về thế chấp tài sản bảo đảm các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại. - Chương 2: Pháp luật về thế chấp bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam. - Chương 3:Thực trạng pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại - Kiến nghị hoàn thiện. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TÍNH DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. 1.1 Ngân hàng thương mại. 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng Thương mại Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. NHTM ra đời là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, phù hợp và gắn liền với tiến trình phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Nó được xem như là sản phẩm của nền sản xuất hàng hóa, là một bộ phận không thể tách rời và tồn tại như một tách yếu trong nền kinh tế hiện đại. Vậy NHTM là gì? Nó hoạt động như thế nào? Tại sao nó lại đóng một vai trò quan trọng như vậy đối với sự phát triển của nền kinh tế? Xung quanh vấn đề này tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. ( Trên giác độ tài chính ngân hàng các nhà kinh tế học hiện đại quan điểm rằng: Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiêp – Một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng. Theo quan điểm của Peter Rose thì ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Còn các nhà kinh tế học Việt Nam thì cho rằng “Ngân hàng thương mại là một tổ chức mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, trên nguyên tắc hoàn trả, tiến hành cho vay, chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán.” ( Trên giác độ pháp luật khái niệm NHTM cũng có những quan điểm khác nhau ở mỗi quốc gia. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Còn pháp luật Ấn Độ thì có cái nhìn về NHTM như sau “ Ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư.” Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam 2010 định nghĩa rằng “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về NHTM, nhưng tựu chung lại có thể hiểu tổng quát: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chính là huy động tiền gửi dưới các hình thức khác nhau của khách hàng, trên cơ sở nguồn vốn huy động này và vốn chủ sở hữu của ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, chiết khấu đồng thời thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, môi giới, tư vấn và một số dịch vụ khác cho các chủ thể trong nền kinh tế. Cũng là một tổ chức kinh tế nên giống như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, NHTM cũng sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động (tiền vốn) làm yếu tố đầu vào, để sản xuất ra những yếu tố đầu ra dưới hình thức dịch vụ tài chính mà khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp khác, là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, NHTM có một số đặc điểm đặc trưng như sau: ( Thứ nhất, NHTM là một doanh nghiệp đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ-tín dụng. Các hoạt động của NHTM nhằm thúc đẩy và lưu chuyển các dòng tiền tệ từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động phục vụ cho việc giao dịch, thanh toán phát sinh hàng ngày trong nền kinh tế thông qua các hoạt động huy động vốn và cho vay. Các NHTM có khả năng tạo tiền từ các nghiệp vụ kinh doanh của mình thông qua chính sách tỉ giá, lãi suất.Vì vậy, ngân hàng thương mại là một mắt xích góp phần ổn định chính sách tiền tệ quốc gia đặc biệt đối với các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế để hội nhập khu vực và quốc tế như Việt Nam. ( Thứ hai, sản phẩm mà ngân hàng kinh doanh và làm dịch vụ là hàng hóa tài chính. Nếu các doanh nghiệp sản xuất sáng tạo ra hàng hóa hữu hình như lúa, gạo, áo quần, dày dép, xe máy, ôtô… thì các NHTM sản xuất ra các hàng hóa vô hình, có đặc tính phi vật chất, chỉ bắt đầu khi khách hàng chuyển đến ngân hàng các ủy nhiệm của họ khi phát sinh từ hợp đồng giao dịch thương mại, tín dụng hoặc phải hoàn thành một nghĩa vụ tài chính nào đó, do vậy tính chất bị động, phụ thuộc khách hàng trong sản phẩm dịch vụ ngân hàng là vô cùng lớn, dẫn đến mức độ rủi ro cũng tăng cao. Vì vậy, cần vận hành theo một quy trình và phải được điều hành bởi nguồn lực có trình độ chuyên môn nhất định, dựa trên những cơ sở pháp lý do pháp luật quy định để đảm bảo hiệu quả các hoạt động của ngân hàng. ( Thứ ba, NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa như các doanh nghiệp thông thường; mà nó thực hiện các chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và làm dịch vụ tiền tệ, tư vấn tài chính cho khách hàng. Ngân hàng kinh doanh chủ yếu không phải bằng vốn tự có, mà chủ yếu bằng vốn của những người gửi tiền qua vai trò trung gian tín dụng, làm môi giới cho các nhà đầu tư và những người có tích lũy. Từ đó cho thấy, NHMT mặc dù nắm trong tay một bộ phận lớn nhất của cải xã hội dưới dạng giá trị nhưng lại không có quyền sở hữu chúng, đồng thời hoạt động của nó dựa vào thương hiệu và uy tín tạo ra với khách hàng. (Thứ tư, hoạt động của NHTM là cầu nối giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, những cá nhân có vốn nhàn rỗi và các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các cá nhân có nhu cầu vay vốn. Như vậy, các NHTM góp một phần lớn điều hòa vốn trong nền kinh tế, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, làm cho sản phẩm xã hội được tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng, từ đó góp phần túc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. (Thứ năm, NHTM là trung tâm biến đổi và tiếp nhận rủi ro trong nền kinh tế. Thông qua kênh ký thác, ngân hàng nhận các nguồn tài chính từ những người cho vay đầu tiền, rồi thông qua các kênh tín dụng, NHTM chuyển các luồng tài chính đến tay người đi vay sau cùng, và cũng bằng hai cách này, NHTM chuyển đi hoặc nhận về các luồng tài chính từ các định chế tài chính khác. Khi làm như vậy, NHTM đã vô tình tạo lập các kênh rủi ro giữa các chủ thể kinh tế, các chế định tài chính với nhau. Hơn nữa, bản thân khách hàng của ngân hàng là chủ thể luôn chứa đựng rủi ro nên khi họ tìm đến ngân hàng mặc nhiên họ đã san sẻ rủi ro đo cho ngân hàng. Và như vậy, NHTM đã tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng về để gánh vác. Như vậy, với chức năng là trung gian tài chính- cầu nối gắn kết giữa chủ thể thừa tiền muốn cho vay với chủ thể thiếu tiền muốn đi vay, NHTM chính là tiếp nhận và trung chuyển các rủi ro trong nền kinh tế. 1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của một NHTM hiện đại tập trung chủ yếu vào ba hoạt động cơ bản đó là: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và hoạt động trung gian. Ba hoạt động này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ nhau cùng phát triển, làm nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho NHTM trong nền kinh tế. ( Hoạt động huy động vốn: Một đặc trưng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM đó là đi vay để cho vay. Do đó, khác với các doanh nghiệp khác kinh doanh trong lĩnh vực phi tài chính, huy động vốn là hoạt động kinh doanh hết sức quan trọng đối với NHTM. Đây là nghiệp vụ đầu tiên, là sự khởi tạo cho các hoạt động của ngân hàng. Bởi vậy, mới có câu nói huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội là lẽ sống quan trọng nhất của các NHTM. Trong hoạt động của NHTM vốn tự có thường chiếm một tỷ lệ nhỏ trong trong nguồn vốn, vì vậy chính nguồn vốn vay mượn này, chứ không phải vốn chủ sở hữu, đã tạo nguồn lực tài chính chủ yếu cho các hoạt động của NHTM. Do vậy, để đảm bảo cho hoạt động của mình công tác quan trọng đầu tiên của các NHTM là họat động huy động vốn. Công tác huy động vốn bao gồm huy động vốn tiền gửi và huy động vốn phi tiền gửi. Theo quy đinh của Luật Các TCTD 2010 NHTM được huy động vốn dưới các hình thức: - Huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. -Huy động vốn bằng việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. -Huy động vốn bằng vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước -Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. ( Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động này phản ánh quá trình sử dụng vốn của các NHTM vào các mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận. Hiện nay, các NHTM có hướng sử dụng vốn chủ yếu là: -Cho vay; -Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; -Bảo lãnh ngân hàng; -Phát hành thẻ tín dụng; -Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; -Các hình thức cấp tín dụng k
Luận văn liên quan