Khóa luận Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1. tính cấp thiết của đề tài Chính sách bảo hộ từ xưa tới nay luôn tồn tại như một chính sách thiết yếu và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mọi quốc gia bởi tất cả các quốc gia dù mạnh hay yếu, dù phát triển hay đang phát triển đều muốn xây dựng và phát triển các ngành sản xuất trong nước đồng đều và bền vững. Bước sang thế kỉ XXI, khi mà tiến trình toàn cầu hoá và khu vực hoá cũng đã đi được một chặng đường khá dài với sự ra đời của các tổ chức kinh tế như WTO, EU, AFTA, NAFTA tạo ra một sân chơi chung và những quy tắc nhằm phát triển thương mại quốc tế, thì vấn đề bảo hộ lại được nâng lên một tầm cao mới đó là bảo hộ hợp lý để làm cơ sở cho hội nhập kinh tế toàn cầu. Trong xu thế mạnh mẽ của toàn cầu hoá trên thế giới, Việt Nam cũng đang nỗ lực hết mình: gia nhập ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998) và gần đây nhất là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO (2006), chứng tỏ chúng ta đang cố gắng hết mình để có thể hội nhập kinh tế một cách toàn diện và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng với một nền kinh tế mà sức cạnh tranh còn kém thì nếu hội nhập, chúng ta cần thiết phải áp dụng một cơ chế chính sách bảo hộ hợp lý để không bị “tổn thương” trước nguy cơ cạnh tranh từ bên ngoài và làn sóng mạnh mẽ của toàn cầu hoá, để phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế an toàn và hiệu quả. Chính vì thế, một trong những khía cạnh được quan tâm nhất của chính sách bảo hộ hiện nay với tất cả các quốc gia trên thế giới là làm thế nào để chính sách bảo hộ thực sự mang lại hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển với trình độ phát triển kinh tế chưa cao. Đối với các nước phát triển, những nước đã có một nền kinh tế hàng hoá phát triển cao thì việc áp dụng một chính sách bảo hộ hợp lý là hết sức có lợi. Nhưng còn đối với các nước đang phát triển, mặc dù có quyết tâm rất cao, nhưng để thực hiện và thu được lợi ích thực sự bảo hộ hợp lý không phải là đơn giản. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Đây chính là lý do tác giả chọn viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của đề tài này là chính sách bảo hộ hợp lý theo quy định của WTO, thực tiễn áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và một số kinh nghiệm cho Việt Nam về bảo hộ hợp lý trong quá trình hội nhập. Do phạm vi đề tài khá rộng nên khoá luận không thể đi sâu, chi tiết vào từng biện pháp bảo hộ cụ thể áp dụng của từng quốc gia trong từng ngành nghề, mà chỉ phân tích những nét chung , những nét cơ bản nhất về chính sách bảo hộ hợp lý của các quốc gia này và rút ra một số kinh nghiệm áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới sẽ có ý nghĩa nhất định đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Những kinh nghiệm trong việc sử dụng các bịên pháp bảo hộ hơp lý của các quốc gia, đặc biệt là của những trụ cột kinh tế thế giới như Mỹ, EU, và Trung Quốc sẽ là cơ sở thực tiễn để Việt Nam tiến hành xây dựng, phát triển và hoàn thiện chính sách bảo hộ hợp lý tuân thủ theo những quy định của WTO, cũng như sẽ giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm để tiếp cận thị trường đầy tiềm năng của những nước này. 4. Kết cấu khoá luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận này bao gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận về Bảo hộ và Chính sách Bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước Chương II: Thực tiễn áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của một số quốc gia trên thế giới Chương III: Một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước

doc89 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5258 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu 1. tính cấp thiết của đề tài Chính sách bảo hộ từ xưa tới nay luôn tồn tại như một chính sách thiết yếu và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mọi quốc gia bởi tất cả các quốc gia dù mạnh hay yếu, dù phát triển hay đang phát triển đều muốn xây dựng và phát triển các ngành sản xuất trong nước đồng đều và bền vững. Bước sang thế kỉ XXI, khi mà tiến trình toàn cầu hoá và khu vực hoá cũng đã đi được một chặng đường khá dài với sự ra đời của các tổ chức kinh tế như WTO, EU, AFTA, NAFTA… tạo ra một sân chơi chung và những quy tắc nhằm phát triển thương mại quốc tế, thì vấn đề bảo hộ lại được nâng lên một tầm cao mới đó là bảo hộ hợp lý để làm cơ sở cho hội nhập kinh tế toàn cầu. Trong xu thế mạnh mẽ của toàn cầu hoá trên thế giới, Việt Nam cũng đang nỗ lực hết mình: gia nhập ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998) và gần đây nhất là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO (2006), chứng tỏ chúng ta đang cố gắng hết mình để có thể hội nhập kinh tế một cách toàn diện và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng với một nền kinh tế mà sức cạnh tranh còn kém thì nếu hội nhập, chúng ta cần thiết phải áp dụng một cơ chế chính sách bảo hộ hợp lý để không bị “tổn thương” trước nguy cơ cạnh tranh từ bên ngoài và làn sóng mạnh mẽ của toàn cầu hoá, để phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế an toàn và hiệu quả. Chính vì thế, một trong những khía cạnh được quan tâm nhất của chính sách bảo hộ hiện nay với tất cả các quốc gia trên thế giới là làm thế nào để chính sách bảo hộ thực sự mang lại hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển với trình độ phát triển kinh tế chưa cao. Đối với các nước phát triển, những nước đã có một nền kinh tế hàng hoá phát triển cao thì việc áp dụng một chính sách bảo hộ hợp lý là hết sức có lợi. Nhưng còn đối với các nước đang phát triển, mặc dù có quyết tâm rất cao, nhưng để thực hiện và thu được lợi ích thực sự bảo hộ hợp lý không phải là đơn giản. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Đây chính là lý do tác giả chọn viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của đề tài này là chính sách bảo hộ hợp lý theo quy định của WTO, thực tiễn áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc… và một số kinh nghiệm cho Việt Nam về bảo hộ hợp lý trong quá trình hội nhập. Do phạm vi đề tài khá rộng nên khoá luận không thể đi sâu, chi tiết vào từng biện pháp bảo hộ cụ thể áp dụng của từng quốc gia trong từng ngành nghề, mà chỉ phân tích những nét chung , những nét cơ bản nhất về chính sách bảo hộ hợp lý của các quốc gia này và rút ra một số kinh nghiệm áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới sẽ có ý nghĩa nhất định đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Những kinh nghiệm trong việc sử dụng các bịên pháp bảo hộ hơp lý của các quốc gia, đặc biệt là của những trụ cột kinh tế thế giới như Mỹ, EU, và Trung Quốc sẽ là cơ sở thực tiễn để Việt Nam tiến hành xây dựng, phát triển và hoàn thiện chính sách bảo hộ hợp lý tuân thủ theo những quy định của WTO, cũng như sẽ giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm để tiếp cận thị trường đầy tiềm năng của những nước này. 4. Kết cấu khoá luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận này bao gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận về Bảo hộ và Chính sách Bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước Chương II: Thực tiễn áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của một số quốc gia trên thế giới Chương III: Một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận này kết hợp chặt chẽ các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thông kê và xử lý thông tin Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Phương pháp so sánh Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn Để hoàn thành bài khoá luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương, những người đã truyền thụ cho em những kiến thức quý báu trong suốt hơn bốn năm học qua. Đặc biệt, em xin cảm ơn TS. Bùi Thị Lý, Bộ môn Quan hệ Kinh tế quốc tế, người đã trực tiếp hướng dẫn em viết bài khoá luận này. Mặc dù thời gian có hạn nhưng cô đã giành cho em những phút giây quý báu. Cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận. Chương I Một số vấn đề lý luận về Bảo hộ và Chính sách Bảo hộ hợp Lý sản xuất trong nước I. Khái quát Chính sách bảo hộ trong thương mại quốc tế 1. Khái niệm về chính sách bảo hộ Bảo hộ (Tiếng Anh là Protection) có nghĩa là che chở, bảo vệ để không gây ra tổn hại. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về Bảo hộ. Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, “Chính sách bảo hộ là chính sách kinh tế hay học thuyết kinh tế của nhà nước áp dụng một loạt các biện pháp thuế quan hay hành chính để cấm hay hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng của nước ngoài, nhằm kích thích phát triển nền kinh tế trong nước, không bị nước ngoài cạnh tranh và khuynh đảo” (1). Theo Từ điển thương mại quốc tế (Walter Goode), “Bảo hộ là mức độ các nhà sản xuất nội địa và các sản phẩm của họ được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của thị trường quốc tế” (2). Biện pháp cơ bản để đạt được điều này là thuế quan, trợ cấp, các hạn chế xuất khẩu tự nguyện và các biện pháp phi thuế quan. Những trường hợp phức tạp hơn có thể bao hàm cả lĩnh vực văn hoá, môi trường và các mối quan tâm khác. Chính sách bảo hộ có thể cũng xuất hiện thông qua việc sử dụng những biện pháp bảo hộ có điều kiện. Theo bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, “Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế để chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ… hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia”(3) Theo Từ điển tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên “Bảo hộ mậu dịch là chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình”(4) Tóm lại, Chính sách bảo hộ nói chung trong thương mại quốc tế (Protectionism) là việc chính phủ áp dụng các biện pháp rào cản thuế quan và phi thuế quan cùng những rào cản thương mại khác nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài. 2. Những bước phát triển của chính sách bảo hộ. Về mặt lịch sử, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ra đời từ rất sớm, trước cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu, thế kỷ 17 - đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của Chủ nghĩa Tư bản. Với mục tiêu bảo hộ sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu nhằm đạt thặng dư thương mại, chính sách này đã có tác động khá mạnh tới sự mở mang và phát triển sản xuất của các quốc gia Tây Âu thời bấy giờ. Bước sang thế kỷ 18, Adam Smith – một đại diện tiêu biểu và xuất sắc của Kinh tế chính trị cổ điển Anh đã đề xướng tư tưởng kinh tế tự do. Nét nổi bật trong lý thuyết kinh tế của A.Smith là tin vào sự điều tiết của thị trường và phản đối sự can thiệp của nhà nước. Triết lý tự do kinh doanh của A.Smith, cũng như của David Ricardo đã được mọi giới chấp nhận và trở thành học thuyết kinh tế ngự trị trong suốt thời kỳ tự do cạnh tranh của Chủ nghĩa tư bản. Trong thời kỳ này, mặc dù sự kiểm soát của nhà nước có giảm đi, những trở ngại kinh tế dần được cắt giảm và bãi bỏ nhằm mục tiêu phát triển thương mại quốc tế, nhưng chính sách bảo hộ vẫn tồn tại, với mục đích nâng đỡ các ngành sản xuất non kém để chúng có đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và thị trường ngoài nước. Thế kỷ 19 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa độc quyền, nhất là giai đoạn cuối thế kỷ 19 , đầu thế kỷ 20 (1890 – 1910). Trong thời kỳ này, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tự do mậu dịch gây ra những khó khăn về vấn đề thị trường và cạnh tranh. Hầu hết các nước tư bản phát triển (trừ Anh và Hà Lan) đều áp dụng một chính sách bảo hộ rất cao, đánh thuế nhập khẩu rất cao đối với nhiều loại hàng và mở rộng danh mục mặt hàng chịu thuế. Theo thống kê, thuế nhập khẩu (chiếm tỷ lệ % giá cả hàng hoá) đánh vào hàng công nghệ năm 1925 tại Mỹ cao tới 35%-40%, tại Pháp và ý là 25%-30%, tại Bỉ và Thụy Sỹ là 10%-15%, chỉ có Anh và Hà Lan là chưa tới 10%. Có thể thấy rằng, trước thời kỳ độc quyền, chính sách bảo hộ mang tính ôn hoà, thường che chở cho những ngành sản xuất non trẻ không đủ sức cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài giúp những ngành này phát triển. Trong thời kỳ độc quyền chính sách bảo hộ lại như một lá chắn bảo vệ cho những ngành công nghiệp phát đạt nhất, có đủ sức cạnh tranh để giữ vững một giá độc quyền duy nhất thật cao trên thị trường nội địa và tránh được sự cạnh tranh của nước ngoài. Điểm nổi bật nhất của chính sách bảo hộ mới này là nó mang tính tấn công và xâm lược, trở thành công cụ quan trọng và hữu hiệu để tổ chức độc quyền độc chiếm không những thị trường trong nước mà còn thị trường nước ngoài. Trong quá trình phát triển, bên cạnh những lợi ích mang lại cho nền sản xuất trong nước, chính sách bảo hộ - đặc biệt là của các quốc gia phát triển đã bộc lộ những nhược điểm lớn. Nó tạo ra những mâu thuẫn, cản trở việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia với nhau, không phát huy được những lợi ích to lớn mà tự do hoá thương mại mang lại. Sự ra đời của GATT (1947) và tiếp đó là Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 1995 nhằm khắc phục những khuyết điểm của chính sách bảo hộ, tháo gỡ những rào cản thương mại và đầu tư trên phạm vi từng quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, nhanh chóng đẩy mạnh tự do hoá thương mại. Nhưng trên thực tế, bảo hộ vẫn là vấn đề then chốt và nhạy cảm trong chính sách thương mại của từng quốc gia, cũng như của từng nhóm nước có trình độ phát triển khác nhau. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế – chính trị hiện đại của thế giới, với xu hướng quốc tế hoá nền sản xuất và thị trường thế giới, nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, công ty xuyên quốc gia, cộng đồng kinh tế – thị trường thuế quan khu vực của các nước ra đời , các mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên phạm vi thế giới phát triển mạnh, học thuyết cũng như các chính sách đóng cửa và tự cung tự cấp không thể tồn tại. Do đó, chính sách bảo hộ mậu dịch không còn thịnh hành như trước. Tuy nhiên, trong công cuộc cạnh tranh giữa các nước công nghiệp phát triển, giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, cũng như giữa các khối kinh tế, nhiều nước vẫn áp dụng chính sách bảo hộ vì những mục tiêu chính trị hay kinh tế nhất định để bảo vệ nền độc lập của đất nước và phát huy lợi thế trong cạnh tranh. Chính sách bảo hộ của các nước tư bản phát triển phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền lớn nhất trong nước và các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia với mục đích chủ yếu là chiếm đoạt, phân chia và phân chia lại các thị trường tiêu thụ hàng hoá và đầu tư. Với các nước đang phát triển, chủ nghĩa bảo hộ nhằm bảo vệ nền kinh tế của những nước này chống lại sự bành trướng kinh tế của các cường quốc đế quốc chủ nghĩa, góp phần củng cố nền kinh tế dân tộc độc lập. 3. Mục tiêu của chính sách bảo hộ Chính sách bảo hộ được đặt ra nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước tránh được sự cạnh tranh từ bên ngoài, góp phần phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế nội địa. Việc đánh thuế nhập khẩu và việc áp dụng các hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu đối với một số loại hàng hoá dịch vụ sẽ làm cho giá bán của những hàng hoá dịch vụ này tăng lên cao hơn so với hàng hoá được sản xuất trong nước. Do đó, thay vì tiêu dùng những hàng hóa dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng trong nước sẽ quay sang dùng những hàng hoá dịch vụ cùng loại được sản xuất trong nước với giá rẻ hơn. Khi nhu cầu tiêu dùng hàng hoá dịch vụ nhập khẩu giảm sút các nhà nhập khẩu sẽ hạn chế số lượng hàng hoá dịch vụ nhập khẩu và ngược lại, các nhà sản xuất trong nước chủ nhà sẽ có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Chính sách bảo hộ còn góp phần tạo việc làm cho một bộ phận dân chúng nước chủ nhà. Nhờ các ưu đãi từ chính sách bảo hộ nên một số ngành sản xuất trong nước sẽ mở rộng quy mô sản xuất và kéo theo đó là nhu cầu về nguồn nhân lực sẽ tăng lên. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ hạn chế việc nhập khẩu và tiêu dùng một số loại hàng hoá dịch vụ không thực sự cần thiết hoặc không phù hợp với thuần phong mỹ tục của nước chủ nhà. Đồng thời, số lượng hàng hoá nhập khẩu hạn chế do áp dụng các chính sách bảo hộ sẽ làm giảm việc tiêu dùng ngoại tệ và góp phần cân đối cán cân thanh toán nước chủ nhà. Chúng ta không phủ nhận rằng các chính sách bảo hộ đã mang lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế nước chủ nhà trong những giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách bảo hộ không phải lúc nào cũng đạt được kết quả như mong muốn. Vấn đề đặt ra là phải áp dụng một chính sách bảo hộ hợp lý để bảo hộ sản xuất trong nước một cách hữu hiệu nhất II. Chính sách bảo hộ hợp lý và sự cần thiết phải áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý với sản xuất trong nước. 1. Thế nào là Chính sách bảo hộ hợp lý? Như đã đề cập ở trên, bảo hộ là những biện pháp của chính phủ nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước và giảm tính cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nội địa. Hầu hết các quốc gia đều áp dụng các chính sách bảo hộ và coi đó là một bộ phận không thể thiếu trong chính sách phát triển kinh tế đất nước bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích như giúp bảo vệ các ngành sản xuất còn non kém trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên, không phải lúc nào chính sách bảo hộ cũng đưa lại những kết quả như ý muốn. Chính sách bảo hộ đơn phương gây ra những mất mát về kinh tế – xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và các ngành nghề khác trong nền kinh tế. Nếu chính phủ thực hiện một chế độ bảo hộ không hợp lý, bảo hộ tràn lan, tuỳ tiện, bảo hộ quá mức trong thời gian quá dài thì không những không đạt được mục đích mà còn gây ra các tác động tiêu cực. Các ngành sản xuất được bảo hộ sẽ không dần lớn mạnh lên mà trái lại, rất có thể rơi vào trạng thái trì trệ, giảm sức cạnh tranh, sản xuất không hiệu quả, làm sai lệch lợi thế so sánh cuả đối tác tham gia trên thị trường. Bảo hộ còn dẫn đến việc phân bổ sai nguồn lực, chi phí cơ hội lớn và làm thiệt hại cho giới tiêu dùng trong nước. Tương tự như thế, một chính sách bảo hộ thiên về tạo công ăn việc làm mà không tính toán đến các yếu tố khác sẽ làm cho tình trạng thất nghiệp của đất nước ngày một gia tăng. Tuy nhiên, chúng ta có nên loại bỏ hoàn toàn chính sách bảo hộ? Câu trả lời là không hoàn toàn như vậy. Tất cả các nước trên thế giới, thậm chí những nước được coi là phát triển nhất như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc…vẫn áp dụng những chính sách bảo hộ nhất định đối với một số ngành hàng của mình. Mặt khác, các quy định của WTO vẫn chấp nhận việc các nước thành viên sử dụng các biện pháp phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu trong những trường hợp cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, văn hoá truyền thống, môi trường và sức khoẻ con người… Vậy điều mà các quốc gia cần làm để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước một cách hữu hiệu nhất là gì? Đó chính là xây dựng và thực hiện một chính sách bảo hộ hợp lý, tức là bảo hộ nhằm tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy phát triển chứ không phải để “nuông chiều” các ngành sản xuất trong nước. Bảo hộ hợp lý không phải chỉ là tạo ra những rào cản ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào nước mình, hoặc trợ cấp dưới mọi hình thức cho sản xuất nội địa, mà quan trọng hơn là những biện pháp bảo hộ đó phải đạt được mục tiêu phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nội địa trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Điều này cũng có nghĩa là không nên bảo hộ những ngành sản xuất “ốm yếu”, không có tiền đồ phát triển và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, với các ngành sản xuất “non trẻ”, khi mới bước vào thị trường, nhất là thị trường thế giới, thường gặp không ít những khó khăn và rất cần sự hỗ trợ của nhà nước dưới các hình thức khác nhau để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Kinh nghiệm cho thấy không quốc gia nào trên thế giới tăng trưởng nhanh nhờ vào bảo hộ. Chính vì thế, bảo hộ phải tạo đà cho tự do hoá thương mại, là cơ sở để phát triển bền vững trong tự do hoá thương mại. WTO hướng tới sự tự do hoá toàn cầu trên các lĩnh vực, từng bước xoá bỏ các rào cản đối với thương mại. Gia nhập WTO, các nước thành viên phải tuân theo những qui tắc cơ bản của tổ chức này, thực hiện những cam kết để hạn chế tối đa các rào cản thương mại, tiến tới hội nhập vào “ngôi nhà chung”, không phân biệt đối xử. Song, gia nhập WTO không có nghĩa là các nước phải hoàn toàn xoá bỏ sự giúp đỡ và bảo hộ đối với các ngành sản xuất trong nước, mà điều quan trọng là phải biết dựa theo quy tắc của WTO để xây dựng một chính sách bảo hộ hữu hiệu sao cho vừa thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, vừa không vi phạm nguyên tắc tự do hoá thương mại mà WTO đã đề ra. Tóm lại, chính sách bảo hộ hợp lý theo quy định của WTO là chính sách bảo hộ mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế cho đất nước, đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định của WTO cũng như các cam kết mà các quốc gia đã ký kết. Dựa trên các chuẩn mực quốc tế, các quy định của WTO và thực tiễn bảo hộ của một số quốc gia trên thế giới và của Việt Nam trong những năm mở cửa thì chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất và mậu dịch cần phải quán triệt các quan điểm sau: Bảo hộ phải tạo được lợi thế về năng lực cạnh tranh cho hàng hoá nội địa trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Các biện pháp bảo hộ phải được thực hiện một cách có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn. Việc áp dụng chính sách bảo hộ phải được áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế. Các biện pháp bảo hộ phải tuân thủ các quy định của quốc tế, đặc biệt là của WTO. Một hệ thống chính sách bảo hộ hợp lý, phù hợp với các hiệp định thương mại và các nguyên tắc thương mại quốc tế để bảo hộ sản xuất trong nước là vấn đề hết sức cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện nhiều ngành sản xuất của các quốc gia đang phát triển và kém phát triển với thiết bị, kỹ thuật và công nghệ còn lạc hậu. Để các chính sách bảo hộ vừa phù hợp với các thông lệ quốc tế, vừa có tính hiệu quả cao, các nhà hoạch định chính sách có thể xem xét một số vấn đề cụ thể: Thứ nhất: Lựa chọn các đối tượng bảo hộ. Đây là một khâu hết sức quan trọng, có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả của các chính sách bảo hộ sau này. Những ngành sản xuất được bảo hộ phải là những ngành thực sự có lợi thế so sánh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có tiềm năng phát triển và có ảnh hưởng lan truyền tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Nếu các đối tượng được lựa chọn không có lợi thế cạnh tranh so với các ngành tương ứng trong khu vực hoặc trên thế giới thì sự ưu tiên, ưu đãi và các khoản đầu tư sẽ có thể bị lãng phí và trở nên phi hiệu quả. Vì vậy, cần xem xét, phân tích kỹ các số liệu thống kê, tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu kinh tế trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề để có được sự lựa chọn chính xác nhất. Thứ hai: Quan điểm bảo hộ phải mang tính nhất quán và được đầu tư một cách thoả đáng. Sau khi đã lựa chọn được đối tượng bảo hộ thì phải khẳng định và theo đuổi đến cùng mục tiêu bảo hộ của mình thông qua việc lập kế hoạch ưu tiên cho các ngành sản xuất được lựa chọn: Các ưu tiên đặc biệt về thuế, các chương trình đầu tư và vay vốn ngân sách nhà nước, ưu tiên sử dụng ngoại tệ để mua máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến hoặc cung cấp tín dụng với lãi suất thấp để nhập khẩu công nghệ tiên tiến… Việc áp dụng đồng bộ những giải pháp này trong thời gian nhất định sẽ thúc đẩy các đối tượng được bảo hộ phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều lao động và hạ giá thành sản phẩm. Nói cách khác, tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm
Luận văn liên quan