Khóa luận Đánh giá hiệu quả hai năm gia nhập WTO trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam

Năm 2007 và 2008 là hai năm đầu tiên Việt Nam tiến hành thực hiện các cam kết WTO với rất nhiều thách thức và cơ hội đan xen. Nền kinh tế Việt Nam đã tận dụng được cơ hội và đẩy lùi thách thức để tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, khi đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì chúng ta cũng chịu tác động rất mạnh mẽ từ nền kinh tế thế giới; năm 2008 kinh tế thế giới có rất nhiều biến động lớn và bắt đầu đi vào suy thoái, kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng đó, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm hơn so với dự báo ban đầu. Trong bối cảnh nền kinh tế như vậy, nhưng ngành bảo hiểm hai năm qua vẫn tăng trưởng mạnh. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Kinh doanh bảo hiểm được coi như tấm lá chắn kinh tế của nền kinh tế - xã hội, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống khi những rủi ro hiểm họa xảy ra. Thị trường bảo hiể m Việt Nam sau một thời gian dài hoạt động theo cơ chế độc quyền từ năm 1965 đến năm 1993 đã chuyển mình, phát triển nhanh chóng kể từ khi Nghị định 100/NĐ-CP (18/12/1993) được ban hành nhằm tạo môi trường pháp lý, thúc đẩy thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, thị trường bảo hiể m Việt Nam chỉ thực sự sôi động, phát triển khá toàn diện và cạnh tranh gay gắt khi chúng ta bắt đầu mở cửa cho các công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài vào kinh doanh từ năm 1999.

pdf88 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả hai năm gia nhập WTO trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HAI NĂM GIA NHẬP WTO TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM VIỆT NAM Họ và tên sinh viên Lớp Khoá Giáo viên hướng dẫn : NguyÔn ThÞ Trang : Anh 4 : 44 H : Hoµng ThÞ §oan Trang Hà Nội, tháng 5 năm 2009 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM VÀ CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG WTO ......... 4 I. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM ..................................................... 4 1. Rủi ro và những biện pháp đối phó rủi ro............................................ 4 1.1. Nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro ............................................ 5 1.2. Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro .................................................. 6 2. Lịch sử ra đời và phát triển ngành bảo hiểm ....................................... 6 2.1. Lịch sử phát triển ngành bảo hiểm trên thế giới.. ........................... 6 2.2. Lịch sử phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam ................................ 9 3. Khái niệm và bản chất của dịch vụ bảo hiểm..................................... 10 3.1. Khái niệm .................................................................................... 10 3.2. Bản chất của bảo hiểm................................................................. 11 4. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm ................................................ 12 5. Phân loại bảo hiểm ........................................................................... 13 5.1. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm ................................. 13 5.2. Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm .............................................. 14 5.3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm ................................................... 14 5.4. Căn cứ theo quy định của pháp luật ............................................. 14 6. Vai trò và tác dụng của bảo hiểm ...................................................... 15 6.1. Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế. ...................... 15 6.2. Tác dụng của bảo hiểm ................................................................ 17 6.2.1. Đối với nền kinh tế ................................................................... 17 6.2.2. Đối với người tham gia bảo hiểm ............................................. 18 6.2.3. Đối với các công ty bảo hiểm ................................................... 18 II. MỘT VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM TRƯỚC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ........................................................... 19 1. Giai đoạn 1965 -1993 ....................................................................... 19 2. Giai đoạn 1994 đến nay .................................................................... 19 III. CÁC CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO .............................................................................................. 21 1. Những cam kết về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO ...... 21 1.1. Dịch vụ bảo hiểm: ....................................................................... 21 1.2. Dịch vụ chứng khoán: ................................................................. 21 1.3. Dịch vụ ngân hàng: ..................................................................... 21 2. Cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO .......................................... 22 2.1. Các cam kết chung ...................................................................... 22 2.2. Các cam kết riêng trong lĩnh vực hoạt động KDBH .................... 23 CHƢƠNG II: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM SAU 2 NĂM VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. ............... 25 I. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ......................................................................................................... 25 1. Khái niệm hiệu quả: .......................................................................... 25 2. Khái niệm hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm .................... 25 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm ... 26 3.1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. .......................... 26 3.2. Quy mô thị trường. ...................................................................... 26 3.3. Đóng góp vào việc ổn định kinh tế xã hội ................................... 26 3.4. Đầu tư trở lại nền kinh tế. ............................................................ 27 3.5. Sản phẩm bảo hiểm. .................................................................... 27 3.6. Chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm ................... 27 II. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM ......................................................................................................... 28 1. Năng lực tài chính ............................................................................. 28 1.1. Vốn điều lệ .................................................................................. 28 1.2. Quỹ dự phòng nghiệp vụ ............................................................. 29 2. Quy mô thị trường ............................................................................. 30 2.1. Kết cấu thị trường ....................................................................... 30 2.2. Doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm .................................. 31 2.2.1. Doanh thu toàn thị trường bảo hiểm ......................................... 31 2.2.2. Doanh thu phí bảo hiểm ........................................................... 32 2.2.3. Thu nhập từ hoạt động đầu tư của các công ty BH.................... 34 2.3.Đóng góp vào GDP ....................................................................... 35 2.4. Phí bảo hiểm bình quân đầu người .............................................. 36 3. Đóng góp vào ổn định kinh tế xã hội ................................................. 38 3.1. Bồi thường và trả tiền bảo hiểm .................................................. 38 3.2. Tạo công ăn việc làm cho người lao động ................................... 39 4. Sản phẩm bảo hiểm ........................................................................... 39 5. Chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm......................... 41 5.1. Doanh nghiệp bảo hiểm trong nước ............................................. 41 5.2. Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài ...................... 42 III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC BẢO HIỂM VIỆT NAM SAU 2 NĂM GIA NHẬP WTO ............................................. 44 1. Điểm mạnh ........................................................................................ 44 1.1. Phát triển thị trường .................................................................... 44 1.2. Công tác xây dựng chính sách, chế độ và quản lý, giám sát bảo hiểm. ................................................................................................... 47 1.3. Hiệp hội bảo hiểm ....................................................................... 47 2. Điểm yếu ........................................................................................... 48 2.1. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm. ................................................. 48 2.1.1. Khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm ....... 48 2.1.2. Khối doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. .................................... 50 2.1.3. Khối doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ...................................... 50 2.1.4. Các vấn đề khác ....................................................................... 51 2.2. Về phía cơ quan quản lý bảo hiểm. .............................................. 52 2.3. Về phía Hiệp hội bảo hiểm .......................................................... 52 3. Cơ hội ............................................................................................... 52 3.1. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển .............................. 52 3.2. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng ......................... 53 3.3. Đời sống nhân dân được cải thiện................................................ 53 3.4. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện .................................... 53 4. Thách thức. ....................................................................................... 55 4.1. Số lượng doanh nghiệp BH tăng, gây sức ép cạnh tranh lớn ........ 55 4.2. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm còn hạn chế. ................ 56 4.3. Tình trạng trục lợi bảo hiểm. ....................................................... 56 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ........................................................................................................... 57 I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC BH ĐẾN 2010.................... 57 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM ......................................................................................................... 59 1. Những giải pháp đối với Nhà nước: .................................................. 59 1.1. Xây dựng hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn thành lập DN BH ...... 59 1.2. Hoàn thiện từng bước luật KDBH và các văn bản hướng dẫn ....... 60 1.3. Hình thành bộ máy quản lý Nhà nước về hoạt động KDBH ........ 63 2. Những giải pháp đối với Hiệp hội bảo hiểm ...................................... 64 3. Những giải pháp đối với các doanh nghiệp bảo hiểm ........................ 65 3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh ..................................................... 65 3.2. Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm ................. 68 3.3. Nâng cao chất lượng phục vụ ...................................................... 69 3.4. Nâng cao năng lực quản lý điều hành, quản trị rủi ro. .................. 70 KẾT LUẬN .................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 74 PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM, MÔI GIỚI BẢO HIỂM NĂM 2008 ......................................................................................... 76 PHỤ LỤC 2. DOANH THU - THỊ PHẦN PHÍ BH GỐC NĂM 2004, 2005, 2006, 2007 VÀ ƢỚC NĂM 2008 ......................................................................... 77 PHỤ LỤC 3: CƠ CẤU ĐẦU TƢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ .......................................................................................... 79 PHỤ LỤC 4: BỒI THƢỜNG, TRẢ TIỀN BH GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 ........ 80 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AAA Công ty cổ phần bảo hiểm AAA AIG Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phi nhân thọ AIG Việt Nam ACE Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm ACI BH Bảo hiểm BIC Công ty bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam GIC Công ty cổ phần bảo hiểm toàn cầu KDBH Kinh doanh bảo hiểm MIC Công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội MSIG Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm Mitsui Sumitomo Pjico Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex PTI Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện PVI Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí QBE Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm QBE Việt Nam TBCN Tư bản chủ nghĩa UIC Công ty liên doanh bảo hiểm liên hiệp VASS Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông VIA Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam VN Việt Nam VNI Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm theo khối doanh nghiệp giai đoạn 2004 – 2008 ...................................................................................... 30 Bảng 2: Doanh thu toàn thị trường bảo hiểm giai đoạn 2004 – 2008 ....... 31 Bảng 3: Số lượng lao động và đại lý bảo hiểm giai đoạn 2004 – 2008 ..... 39 Biểu đồ 1: Tổng dự phòng nghiệp vụ ...................................................... 29 Biểu đồ 2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc ................................................... 32 Biểu đồ 3: Doanh thu phí bảo hiểm của các DNBH trong nước so với các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài .............................................................. 33 Biểu đồ 4: Thu nhập từ hoạt động đầu tư và tổng nguồn vốn đầu tư của thị trường bảo hiểm ........................................................................................ 34 Biểu đồ 5: Đóng góp vào GDP của toàn ngành bảo hiểm ........................ 35 Biểu đồ 6: Phí bảo hiểm bình quân đầu người ......................................... 37 Biểu đồ 7: Tình hình bồi thường và trả tiền bảo hiểm .............................. 38 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2007 và 2008 là hai năm đầu tiên Việt Nam tiến hành thực hiện các cam kết WTO với rất nhiều thách thức và cơ hội đan xen. Nền kinh tế Việt Nam đã tận dụng được cơ hội và đẩy lùi thách thức để tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, khi đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì chúng ta cũng chịu tác động rất mạnh mẽ từ nền kinh tế thế giới; năm 2008 kinh tế thế giới có rất nhiều biến động lớn và bắt đầu đi vào suy thoái, kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng đó, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm hơn so với dự báo ban đầu. Trong bối cảnh nền kinh tế như vậy, nhưng ngành bảo hiểm hai năm qua vẫn tăng trưởng mạnh. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Kinh doanh bảo hiểm được coi như tấm lá chắn kinh tế của nền kinh tế - xã hội, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống khi những rủi ro hiểm họa xảy ra. Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau một thời gian dài hoạt động theo cơ chế độc quyền từ năm 1965 đến năm 1993 đã chuyển mình, phát triển nhanh chóng kể từ khi Nghị định 100/NĐ-CP (18/12/1993) được ban hành nhằm tạo môi trường pháp lý, thúc đẩy thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ thực sự sôi động, phát triển khá toàn diện và cạnh tranh gay gắt khi chúng ta bắt đầu mở cửa cho các công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài vào kinh doanh từ năm 1999. Nhiều công ty bảo hiểm lớn trên thế giới đã có mặt ở thị trường Việt Nam. Khung pháp lý về hoạt động bảo hiểm cũng đã được điều chỉnh và hoàn thiện, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế, nhất là với sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000. Như vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã có một thời 2 gian dài chuẩn bị trước khi chúng ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO (ngày 07/11/2006). Vậy sau hai năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO, ngành bảo hiểm Việt Nam đã gặp phải những cơ hội và thách thức nào? Tăng trưởng ra sao? Thị trường bảo hiểm trong nước đã làm được gì và còn thiếu sót gì trong thời gian qua? Từ đó, chúng ta đưa ra những định hướng phát triển cho thị trường bảo hiểm từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm trước bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay. Việc nghiên cứu, phân tích để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề nói trên là một yêu cầu cấp thiết; xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Đánh giá hiệu quả hai năm gia nhập WTO trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích cụ thể thực trạng lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn từ 2004 đến 2008; nghiên cứu các yếu tố tác động; phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của lĩnh vực bảo hiểm; từ đó tác giả đưa ra những định hướng nhằm giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng mạnh và ổn định. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, khóa luận sẽ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Làm rõ những vấn đề liên quan đến khái niệm dịch vụ bảo hiểm và cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO của Việt Nam. - Nghiên cứu thực trạng lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam và đánh giá hiệu quả hoạt động của lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam trong hai năm gia nhập WTO. - Đưa ra một số định hướng phát triển cho lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam nhằm giúp lĩnh vực này tăng trưởng mạnh và ổn định. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thị trường bảo hiểm; các cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO tác động đến thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm năm gần đây (từ năm 2004 đến năm 2008), từ đó đưa ra một số định hướng phát triển lĩnh vực bảo hiểm nhằm giúp lĩnh vực này ở Việt Nam tăng trưởng mạnh và ổn định. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và đối chiếu. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến các vấn đề theo quan điểm phát triển, toàn diện, lịch sử và cụ thể nhằm phân tích một cách xác thực thị trường bảo hiểm trong hai năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. 6. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khóa luận được bố cục thành 3 chương như sau: Chương 1. Những vấn đề chung về dịch vụ bảo hiểm và cam kết về dịch vụ bảo hiểm của Việt Nam trong WTO. Chương 2. Hiệu quả hoạt động của lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam sau 2 năm Việt Nam gia nhập WTO. Chương 3. Một số giải pháp phát triển lĩnh vực bảo hiểm tại VN trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO. Do những hạn chế về tài liệu, thời gian nghiên cứu cũng như nhận thức của tác giả, khóa luận không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, chỉnh sửa và góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè. Tác giả xin chân thành cảm ơn GV. Hoàng Thị Đoan Trang – người đã dành thời gian tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành khóa luận này. 4 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM VÀ CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG WTO I. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM 1. Rủi ro và những biện pháp đối phó rủi ro Có rất nhiều định nghĩa về rủi ro hiện nay đang được sử dụng. Dưới con mắt của các nhà đầu tư chứng khoán thì “rủi ro là khả năng xảy ra nhiều kết quả ngoài dự kiến, hay nói cách khác, mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai có thể khác với dự tính ban đầu. Độ chắc chắn (hay độ dao động) của lợi suất đầu tư càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại”1. Còn dưới con mắt của các nhà bảo hiểm thì “rủi ro là những tai họa, tai nạn, sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên”2. Trong khuôn khổ khóa luận này, tác giả chỉ đề cập đến khái niệm rủi ro dưới góc nhìn của các nhà bảo hiểm. Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất, con người luôn có nguy cơ gặp phải rủi ro vì những nguyên nhân khác nhau như: bão lụt, hạn hán, ốm đau, bệnh tật, tai nạn…Rủi ro thường gây nên những hậu quả khó lường làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và sức khỏe của con người. Chính vì vậy, ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu an toàn đối với con người cũng xuất hiện và đó là một trong những nhu cầu vĩnh cửu. Khi cuộc sống và sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu an toàn càng được con người quan tâm nhiều hơn. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển, một mặt làm tăng năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống của con người, mặt khác nguy cơ gặp rủi ro của con người cũng ngày càng tăng. Để đối phó với rủi ro 1 Trích giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán; Ủy ban chứng khoán Nhà nước; Nxb Chính trị quốc gia 2003 2 Trích giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh; Chủ biên GS, TS Hoàng V
Luận văn liên quan