Khóa luận Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh Thừa thiên Huế và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý

Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm gia tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số ), làm trái đất nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi trong môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động và tìm kiếm những giải pháp để thích ứng thì hậu quả mang đến sẽ vô cùng nặng nề. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và gần đây có thêm hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu trong thời gian từ thế kỷ XX đến nay được gây ra chủ yếu đến con người, do vậy thuật ngữ biến đổi khí hậu (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với biến đổi khí hậu hiện đại. Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40 C tới 5,80 C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao thêm trung bình khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Cũng theo dự báo này, cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó khu vực đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất cả nước, còn khu vực miền Trung là nơi gánh chịu nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ mà đã trở thành hiện thực rõ ràng đó là người dân địa phương thường xuyên phải gánh chịu tác động của các thiên tai nghiêm trọng như bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, lốc, tố,.Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Với tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 503,3 nghìn ha, trong đó hơn 76% diện tích đất chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn nhất cả nước, lượng mưa trung bình hàng năm lớn hơn 2500mm. Mặt khác với địa hình thấp dần từ Tây sang Đông về phía các huyện đồng bằng ven biển đã thúc đẩy quá trình tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế.

doc82 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3959 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh Thừa thiên Huế và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm gia tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số), làm trái đất nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi trong môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động và tìm kiếm những giải pháp để thích ứng thì hậu quả mang đến sẽ vô cùng nặng nề. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và gần đây có thêm hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu trong thời gian từ thế kỷ XX đến nay được gây ra chủ yếu đến con người, do vậy thuật ngữ biến đổi khí hậu (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với biến đổi khí hậu hiện đại. Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40 C tới 5,80 C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao thêm trung bình khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Cũng theo dự báo này, cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó khu vực đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất cả nước, còn khu vực miền Trung là nơi gánh chịu nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ mà đã trở thành hiện thực rõ ràng đó là người dân địa phương thường xuyên phải gánh chịu tác động của các thiên tai nghiêm trọng như bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, lốc, tố,...Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Với tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 503,3 nghìn ha, trong đó hơn 76% diện tích đất chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn nhất cả nước, lượng mưa trung bình hàng năm lớn hơn 2500mm. Mặt khác với địa hình thấp dần từ Tây sang Đông về phía các huyện đồng bằng ven biển đã thúc đẩy quá trình tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế tuy đã đưa ra nhiều các biện pháp giảm thiểu và thích ứng nhưng vẫn chưa giải quyết được các yêu cầu bức thiết đặt ra với biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh Thừa thiên Huế và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài a. Mục tiêu Mục tiêu của đề tài là xác định được mức độ tác động của nước biển dâng theo kịch bản biến đổi khí hậu đến diện tích đất liền bị ngập, các loại đất và loại hình sử dụng đất bị ảnh hưởng. Đồng thời đề xuất được các mô hình, giải pháp sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu và thích nghi với biến đổi khí hậu giúp sử dụng đất hiệu quả và ổn định kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. b. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu đã đặt ra thì nhiệm vụ chính của đề tài như sau: Thu thập các tài liệu, dữ liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. Khảo sát thực địa để xác định được những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất. Phân tích đặc điểm tài nguyên đất, hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu. Tìm hiểu biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu trên thế giới, Việt Nam và ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Phân tích diễn biến tình hình biến đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Xác định diện tích phần đất liền bị ngập, loại đất và loại hình sử dụng đất bị ảnh hưởng theo kịch bản biến đổi khí hậu do nước biển dâng. Đề xuất các mô hình, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Giới hạn không gian Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu sự tác động của nước biển dâng đến tài nguyên đất của vùng đồng bằng Thừa Thiên. Tuy nhiên với kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế thì mực nước biển dâng chỉ ảnh hưởng chủ yếu vùng đồng bằng ven biển, chính vì vậy giới hạn không gian chính của tác động do biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất chỉ được xem xét ở vùng đồng bằng ven biển bao gồm: Huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, Thành phố Huế. Còn các thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và một số vấn đề khác thì đề cập chung cho toàn tỉnh. Giới hạn nội dung Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì rất lớn và tác động rất nhiều lĩnh vực trong đó tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất được thể hiện như: Diện tích đất bị ngập, tính chất đất thay đổi, hiệu quả sử dụng đất suy giảm. Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề các nội dung chủ yếu sau: + Diện tích đất bị ngập. + Các loại đất bị ảnh hưởng. + Các loại hình sử dụng đất bị ảnh hưởng. Kịch bản biến đổi khí hậu trong đề tài được sử dụng theo kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam được Chính Phủ phê duyệt. Mô hình nước biển dâng được xây dựng theo dữ liệu địa hình hiện có (1/25.000 ở đồng bằng và 1/50.000 ở vùng đồi núi). Các mô hình sử dụng đất thích ứng biến đổi khí hậu được đề xuất dựa trên các mô hình hiện có hoặc tham khảo các mô hình tiêu biểu trong và ngoài nước có xem xét bổ sung cho phù hợp tỉnh Thừa Thiên Huế. Các phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thống kê Phương pháp này dựa vào các số liệu thu thập liên quan đến đề tài về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành hệ thống hoá các loại bản đồ, tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài, qua đó tránh được việc dư thừa các số liệu không cần thiết. Nguồn tài liệu được thống kê bao gồm: Các tài liệu, số liệu về biến đổi khí hậu. Các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỉnh Thừa Thiên Huế và các bản đồ hành chính, bản đồ địa hình, bản đồ đất, Các số liệu thống kê về khí hậu, thủy văn qua các năm. b. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp truyền thống và không thể thiếu được, chúng ta tiến hành khảo sát các vùng, khu vực có sự thay đổi khi chịu tác động của biến đổi khí hậu. Mặt khác phương pháp này vừa giúp chúng ta kiểm tra lại độ chính xác của các tài liệu, từ đó bổ sung thêm các tư liệu mới nếu cần thiết, đồng thời có cái nhìn tổng thể về tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế. c. Phương pháp bản đồ Bản đồ có khả năng biểu thị trực quan nhất, rõ ràng nhất tính không gian của đối tượng trên bề mặt đất, đồng thời nó cũng có khả năng thể hiện sự phân hoá các nhân tố cảnh quan cũng như các đơn vị cảnh quan độc lập. Bản đồ còn giúp các nhà quản lý, quy hoạch có tầm nhìn vĩ mô lãnh thổ để hoạch định chiến lược và biện pháp phù hợp. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các công nghệ, phần mềm để tiến hành chạy mô hình DEM sau đó nội suy, chồng ghép để cho ra diện tích đất, loại hình sử dụng đất bị ảnh hưởng. Ngoài còn sử dụng các phần mềm để biên tập các bản đồ hành chính d. Phương pháp mô hình hóa Là phương pháp nghiên cứu trên cơ sở sử dụng các mô hình tính toán để dự báo khả năng ảnh hưởng cũng như khả năng lan truyền ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó xác định được khu vực chịu ảnh hưởng nếu xảy ra tai biến và có cách khắc phục tương ứng. Chúng tôi sử dụng phần mềm ARCGIS để chạy mô hình DEM và xác định mực nước biển dâng theo các kịch bản và dựa vào đó xác định được tác động của nước biển dâng đến loại đất, loại hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất. e. Phương pháp nhanh có sự tham gia của người dân (PRA) Với phương pháp này chủ yếu là đi thu thập, điều tra, phỏng vấn ý kiến có sự tham gia của cộng đồng để xác định được các khu vực bị tác động do biến đổi khí hậu. Ngoài ra cộng đồng còn đưa ra các ý kiến đề xuất các giải pháp sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu và kinh nghiệm sẵn có. 5. Cấu trúc đề tài Cấu trúc của đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 2: Khái quát về biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu ở khu vực nghiên cứu. Chương 3: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu do nước biển dâng đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 4: Đề xuất các mô hình và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Khóa luận tốt nghiệp hoàn thành được trình bày trong 82 trang giấy A4, với 25 hình, 24 bảng biểu, 15 tài liệu tham khảo. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nghiên cứu Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định), có tọa độ địa lý từ 15059’30” - 16044’30” vĩ độ Bắc và 107000’56” - 108012’57” kinh độ Đông. Phạm vi lãnh thổ của tỉnh Thừa Thiên Huế được giới hạn: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo quốc lộ 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bờ biển của tỉnh dài trên 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20m  đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 81 km biên giới với Lào. Ranh giới phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế kéo dài trên đường biên khoảng 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Phía Nam tỉnh có đường biên chung với huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km và huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km. Ở phía Tây tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 87,97km. Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài trên 120km. Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,53 ha (theo số liệu thống kê đất đai năm 2011 của UBND tỉnh) , lãnh thổ kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng  Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã Sơn (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam tỉnh (dưới chân đèo Hải Vân) chỉ khoảng 2-3km. Phần thềm lục địa biển Đông của Thừa Thiên Huế kéo dài tự nhiên từ đất liền đến đường cơ sở rộng 12 hải lý gọi là vùng nội thủy. Chiều rộng vùng nội thủy của thềm lục địa Thừa Thiên Huế được tính theo đường thẳng nối liền điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị) với tọa độ 17010'00'' vĩ Bắc và 107000'26" kinh Đông đến điểm A10 (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) với tọa độ 15023'01'' vĩ Bắc và 109009'00" kinh Đông. Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều đáng lưu ý là trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha) nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. 1.1.2. Đặc điểm địa chất Vào khoảng trên 500 triệu năm trở về trước, tức là vào thời Cổ đại, lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay vốn là đáy đại dương. Trải qua thời gian dài ở đó đã xảy ra quá trình lắng đọng, nén ép các loại đất đá và tạo nên bề mặt lãnh thổ Thừa Thiên Huế ngày nay. Cấu trúc địa chất lãnh thổ Thừa Thiên Huế rất đa dạng, bao gồm 16 phân vị địa tầng và 7 phức hệ macma xâm nhập. Các đá cứng macma, đá biến chất và đá trầm tích gồm nhiều loại khác nhau, chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi phía Tây, Tây Nam và phía Nam của tỉnh, các đá trầm tích bở rời phần lớn tập trung ở đồng bằng duyên hải, chiếm gần 1/4 diện tích lãnh thổ chính là nguồn gốc của sự phong phú các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước dưới đất. Sự đa dạng và phong phú về chủng loại đó được xếp đặt dàn trải trên một địa hình phức tạp, có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh nên có ít loại tài nguyên, khoáng sản hoặc tài nguyên đất, nước nào có phân bố tập trung, với số lượng lớn. 1.1.3. Đặc điểm địa hình Địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên Huế nằm ở tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với đặc trưng chung về địa hình là sườn phía Tây thoải, thấp dần về phía sông Mêkông, còn sườn phía Đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi thấp, gò đồi và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đông. Trong đó, khoảng 75% tổng diện tích là núi đồi, 25% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn cát. Thừa Thiên Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều rộng trung bình 60 km và chiều dài 120 km với đầy đủ các dạng địa hình: Vùng núi, gò đồi, đồng bằng , đầm phá và cát ven biển. Nhìn chung, địa hình của tỉnh Thừa Thiên Huế bị chia cắt mạnh, hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia ra 5 tiểu vùng địa hình như sau: - Tiểu vùng núi: Là dải đất phía Tây của tỉnh kéo dài chủ yếu từ huyện A Lưới đến huyện Nam Đông và kết thúc tại đèo Hải Vân gồm những dãy núi cao liên tiếp, độ cao trung bình khoảng 1000 m, có điểm cao 1540 m, nhiều nơi có địa hình hiểm trở, phân bố chủ yếu ở huyện A Lưới và huyện Nam Đông. - Tiểu vùng đồi: là vùng tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng, gồm những dãy đồi lượn sóng có độ cao từ 300m trở xuống, độ dốc trung bình là 150 - 250 phân bố chủ yếu ở các huyện: Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thuỷ và Phong Điền. - Tiểu vùng đồng bằng: Là dải đất hẹp chạy dọc theo tuyến Quốc lộ 1A, càng về phía Nam càng hẹp, chủ yếu ở các đơn vị hành chính như huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, thị xã Hương Thuỷ, thị xã Hương Trà, và thành phố Huế. - Tiểu vùng đầm phá: Chạy dài từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc gồm những đầm phá lớn như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Lăng Cô... có cửa thông ra biển. - Tiểu vùng cát ven biển: Là những bãi cát cố định ven biển tập trung ở các huyện: Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền và Phong Điền. 1.1.4 Đặc điểm khí hậu Thừa Thiên Huế nằm gần vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc thổi vào, phía Tây có dãy núi Trường Sơn án ngữ, có nhiều hệ thống núi chạy từ Trường Sơn cắt ngang về phía biển đã tạo cho khí hậu Thừa Thiên Huế có những khác biệt so với các tỉnh khác đó là mưa nhiều, tập trung lượng mưa lớn, dẫn đến độ ẩm cao, gây lũ lụt, ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp nói riêng và đời sống nhân dân nói chung. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu của tỉnh mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam nước ta. Do địa hình bị chia cắt và ảnh hưởng của mưa ẩm nhiệt đới, khí hậu ven biển, nên Thừa Thiên Huế có nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau. Vùng duyên hải, đồng bằng của tỉnh có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng III đến tháng VIII, trời nóng oi bức, có khi lên tới 40ºC. Từ tháng IX đến tháng II (năm sau) ở Thừa Thiên Huế là mùa mưa, bão lụt nhiệt độ thấp khoảng dưới 20ºC, có khi lạnh nhất xuống dưới 8,8ºC. Vào mùa này thường có những thời kỳ mưa suốt ngày, có khi kéo dài cả tuần lễ. Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát, nhiệt độ thấp nhất 9ºC, cao nhất 29ºC. - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hằng năm vùng đồng bằng từ 240 - 250C, vùng miền núi từ 210 - 220C; chia thành 2 mùa + Mùa nóng: từ tháng III đến tháng VIII, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng. Nhiệt độ trung bình từ 270 - 290C, tháng nóng nhất (tháng VII) có khi lên đến 380 - 400C. + Mùa lạnh: từ tháng IX đến tháng II năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều và lạnh, nhiệt độ hạ thấp dưới 200C - Chế độ mưa: Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn nhất nước ta, lượng mưa trung bình năm trên toàn lãnh thổ đều vượt quá 2.600mm có nơi lên đến hơn 4.500mm (huyện Nam Đông và A Lưới). Tâm mưa lớn nằm ở sườn đông dãy Bạch Mã và vùng đồng bằng. Có những năm lượng mưa cực lớn như Nam Đông (năm 1973) lượng mưa đạt 5.182mm, Bạch Mã (năm 1982) lượng mưa đạt 8.664mm, A Lưới (năm 1990) lượng mưa đạt 5.086mm. Trung bình một năm có tới 200 - 220 ngày có mưa. Do đặc điểm lượng mưa thường tập trung theo những đợt mưa liên tục kéo dài 6 - 7 ngày, có khi lên đến 19 - 31 ngày và hàng năm có các cơn bão kèm theo mưa lớn tập trung trên diện rộng nên gây lụt lớn. Mùa mưa từ tháng IX đến tháng II (năm sau) chiếm 70-75% tổng lượng mưa cả năm. Thời kỳ mưa nhiều nhất tập trung tháng IX-XII, trong đó tháng XI có lượng mưa cao nhất chiếm khoảng 30% tổng lượng mưa cả năm. Những trận mưa lớn thường diễn ra từ 5 - 7 ngày. Có những trận cực lớn như tháng XI/1999 mưa 7 ngày đạt 2.130mm tại Huế. Những trận mưa lớn từ 250 - 300mm trên lưu vực đã gây lũ lớn cho hạ du sông Hương. Mùa khô từ tháng III đến tháng VIII tổng lượng mưa chỉ đạt 25 - 30%. Thời kỳ mưa tiểu mãn tháng V - VI tổng lượng mưa chỉ đạt 12 - 15%. * Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí Lượng bốc hơi bình quân năm dao động từ 900 - 1000mm, mùa khô chiếm 75-80% tổng lượng bốc hơi cả năm, trong đó lượng bốc hơi lớn nhất là tháng VII đạt 150mm/tháng, nhỏ nhất tháng XII chỉ đạt 43mm/tháng Độ ẩm không khí trung bình là 85-86%, thời kỳ có gió tây nam khô nóng độ ẩm hạ thấp dưới 50%. *Số giờ nắng: - Tổng số giờ nắng trong năm: 1.578 - 1.852 giờ; - Tổng số giờ nắng thấp nhất: 21 giờ (tháng I/ 2001). - Tổng số giờ nắng cao nhất: 235 giờ (tháng V/2001). * Chế độ gió, bão: Ở tỉnh Thừa Thiên Huế mùa mưa kéo dài từ tháng từ tháng X đến tháng II hướng gió chủ yếu là hướng Đông Bắc tốc độ gió từ 1,6 - 1,8m/s, mùa khô từ tháng II đến tháng VIII thì gió Nam và Tây Nam là chủ yếu, tốc độ gió bình quân là 1,7m/s. Tốc độ gió ở các cơn bão thường tới 40m/s và bình quân hàng năm có hơn 1 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào và thường gây mưa lớn cho toàn tỉnh. 1.1.5. Đặc điểm thủy văn Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo. Tính phức tạp và độc đáo thể hiện ở chỗ là hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một mạng lưới chằng chịt: sông Ô Lâu - phá Tam Giang - sông Hương - sông Lợi Nông - sông Đại Giang - sông Hà Tạ - sông Cống Quan - sông Truồi - sông Nong - đầm Cầu Hai. Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ là nơi hội tụ của hầu hết các con sông trước khi ra biển là một vực nước lớn, kéo dài gần 70km dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (trừ sông A Sáp chạy về phía Tây và sông Bù Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương). Hệ Đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá tiêu bi
Luận văn liên quan