Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIBank chi nhánh Huế

Nâng cao hiệu quả cho vay nói chung và cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường, nó không chỉ là vấn đề sống còn của NHTM mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Việc củng cố và hoàn thiện nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân là một vấn đề đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Với mục tiêu định vị VIB là “ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lòng nhất”, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao. VIB vẫn đang từng bước hoàn thiện mình, định hướng tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam, rút ngắn khoảng cách về quy mô với các NHTMNN. VIB đang xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng. gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, VIB cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động. Ngân hàng đang hướng dần công tác quản trị và điều hành theo các chuẩn mực quốc tế. Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng hoàn toàn phù hợp với định hướng của toàn ngành ngân hàng, sẵn sàng cho thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

docx94 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6443 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIBank chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA MỘT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm và hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1 Khái niệm Định nghĩa NHTM Ở Việt Nam, trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp, không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật. Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Việc đưa ra khái niệm niệm về NHTM là hết sức cần thiết. Theo luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán”. Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM Theo mục 2- Điều 3- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về qui chế cho vay của Tổ chức tín dụng với khách hàng, ta có định nghĩa: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”. Căn cứ vào bảng tổng kết tài sản của các NHTM, chúng ta thấy rằng cho vay luôn là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng và là khoản mục đem lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay. Tiền cho vay là một món nợ đối với cá nhân hay doanh nghiệp đi vay nhưng lại là một tài sản đối với ngân hàng. So sánh với các tài sản khác khoản mục cho vay có tính lỏng kém hơn vì thông thường chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản cho vay đó đến hạn thanh toán. Khi một khoản vay được NHTM cấp cho người vay thì người vay mới là bên chủ động: có thể trả ngân hàng tiền vay trước hạn, đúng hạn thậm chí có thể xin gia hạn thêm thời gian trả nợ. Còn các NHTM chỉ được phép quản lý các khoản vay đó tuân theo hợp đồng đã ký, ngân hàng phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký trừ khi có những sai phạm của khách hàng khi thực hiện hợp đồng. 1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay Đối với Ngân hàng thương mại Đối với hầu hết các ngân hàng khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng. Đồng thời, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào các khoản cho vay. Tình trạng khó khăn của một ngân hàng thường phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi, bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: quản lý yếu kém, cho vay không tuân thủ nguyên tắc tín dụng, chính sách cho vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế. Chính vì thế mà thanh tra ngân hàng thường xuyên kiểm tra các danh mục cho vay của các ngân hàng. Đối với các khách hàng và đối với nền kinh tế Mọi người đều mong muốn các ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việc cung cấp các khoản vay, đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp và người tiêu dùng với một mức lãi suất hợp lý. Rõ ràng cho vay là chức năng hàng đầu của các NHTM để tài trợ cho chi tiêu của doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ. Thông qua hoạt động cho vay, NHTM đã giúp cho quá trình sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp được liên tục và ổn định, góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế. Không chỉ có thế hoạt động cho vay còn nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư và cả cộng đồng. Chính vì thế mà hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Hơn nữa, thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các khoản tín dụng mới từ các nguồn khác với chi phí thấp hơn. 1.1.3 Phân loại các khoản cho vay Các ngân hàng cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứng với sự đa dạng trong mục đích vay vốn của khách hàng, từ việc mua ô tô và sắm sửa các phương tiện sinh hoạt, chuẩn bị cho các kỳ nghỉ, tài trợ cho quá trình học tập đến việc xây nhà ở và các toà nhà văn phòng. Các danh mục cho vay có thể được sắp xếp rất đa dạng tuỳ theo các tiêu thức quản lý khác nhau của các NHTM. 1.1.3.1 Phân loại theo thời hạn khoản vay Theo tiêu thức này ngân hàng có thể quản lý tốt hơn về mặt thởi gian của các khoản vay như là thời hạn giải ngân, thời hạn thu nợ… Qua đó các ngân hàng có thể quản lý tốt khả năng thanh khoản của chính mình. Ngắn hạn Các khoản cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, chủ yếu nhằm mục đích tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân. Ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc cho vay gián tiếp, cho vay theo món hoặc theo hạn mức, có hoặc không có đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu hoặc thấu chi. Trung và dài hạn Các khoản cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm thì được xếp vào danh mục khoản vay trung hạn và từ 5 năm trở nên là các khoản cho vay dài hạn. Mục đích của loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định, các dự án đầu tư hay được sử dụng để mua sắm các loại tài sản của khách hàng trong kinh doanh hoặc thảo mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng… Các khoản này thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ cho vay của các NHTM, chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạt động cho vay đem lại. 1.1.3.2 Phân loại theo phương thức cho vay Cho vay thấu chi Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Cho vay trực tiếp từng lần Cho vay từng lần là hình thức cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Đây là hình thức tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cho vay theo hạn mức Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. Cho vay trả góp Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. Đây là loại hình cho vay có rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp, vì vậy nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng. Cho vay gián tiếp Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như là chiết khấu thương mại, bao thanh toán. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng Ngân hàng nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng sử dụng số vốn vay trong pham vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của Ngân hàng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng nơi cho vay và khách hàng phải tuân theo các quy định của chính phủ và NHNN Việt Nam. 1.1.3.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo Bảo đảm bằng tài sản thuộc sở hữu hay sử dụng lâu dài của khách hàng - Cho vay cầm cố Đây là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay với điều kiện là khách hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết. Danh mục và điều kiện của tài sản cầm cố được ngân hàng quy định cụ thể dựa trên quy định của pháp luật và chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Các tài sản cầm cố là các tài sản mà ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc nắm giữ không ảnh hưởng đến quy trình hoạt động của khách hàng, chẳng hạn như: các loại giấy tờ có giá, kim loại quý, ngoại tệ mạnh… - Cho vay thế chấp Trong hình thức cho vay này, người vay phải chuyển các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu (hoặc sử dụng) các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời hạn đã cam kết. Đối với thế chấp bằng tài sản thì những tài sản mang thế chấp thường là bất động sản như: nhà cửa, quyền sử dụng đất… hoặc là những động sản mà việc nắm giữ nó không thuận tiện như ô tô, xe máy… Việc thế chấp bằng tài sản cho phép người nhận tài trợ tiếp tục được sử dụng tài sản trong thời gian vay, tuy nhiên quá trình sử dụng có thể làm biến dạng tài sản, hơn nữa khả năng kiểm soát tài sản đảm bảo của ngân hàng bị hạn chế. Việc định giá tài sản đảm bảo cũng là một khó khăn đòi hỏi phải có sự thẩm định kỹ lưỡng, tránh định giá quá cao gây thiệt hại cho ngân hàng hoặc định giá quá thấp gây ảnh hưởng đến khả năng vay của khách hàng. Tuy nhiên đối với cho vay cá nhân thì tài sản đảm bảo cũng không quá lớn như nhà xưởng, dây chuyền sản xuất… như đối với cho vay kinh doanh. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đó không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng thì ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng chính tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng làm vật đảm bảo. Chẳng hạn khách hàng vay tiền mua ô tô, ngân hàng có thể yêu cầu lấy chính chiếc ô tô đó làm vật bảo đảm, khi khách hàng không có khả năng hoàn trả thì ngân hàng sẽ phát mại ô tô đó để thu nợ. Để đảm bảo rằng khách hàng sẽ không bán hoặc sử dụng không cẩn thận, làm giảm giá trị của tài sản, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải cam kết bảo quản tài sản, mua bảo hiểm và người thụ hưởng là ngân hàng đồng thời chuyển toàn bộ giấy tờ sở hữu tài sản cho ngân hàng. Cho vay bảo lãnh Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Thứ nhất, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đên hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện hoặc không thể thực hiên đúng nghĩa vụ trả nợ. Thứ hai, bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội là biện pháp đảm bảo tiền vay trong trường hợp cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đi vay. Cho vay không có tài sản đảm bảo Đây là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được đảm bảo bằng các tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc của người thứ ba. Để thực hiện cho vay theo hình thức này thì các bên chỉ cần giao kết bằng một hợp đồng duy nhất là hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp TCTD cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp thì mặc dù khoản vay này không thể xem là khoản vay có đảm bảo bằng tài sản nhưng người bảo lãnh bằng tín chấp vẫn phải xác lập văn bản cam kết bảo lãnh bằng uy tín của mình và gửi cho TCTD để khách hàng vay có thể được tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay. Cho vay không có tài sản đảm bảo nhìn chung là hình thức cho vay tương đối mạo hiểm của TCTD nên cần tuân thủ các điều kiện về vay vốn như sau: + Thứ nhất, luật pháp các nước đều quy định rằng tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với những khách hàng có đủ năng lực chủ thể, nghĩa là có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. + Thứ hai, uy tín của người vay cũng là một điều kiên để vay vốn và là điều kiện quan trọng đối với một chủ thể là bên vay trong quan hệ tín dụng không có bảo đảm. + Thứ ba, để có thể vay vốn của tổ chức tín dụng theo chế độ vay không có bảo đảm người vay phải có tình hình tài chính lành mạnh. Trong thực tiễn, để kiểm tra mức độ thõa mãn tất cả các điều kiện pháp lý trên đây đối với khách hàng tổ chức tín dụng phải tiến hành thẩm định thông qua hoạt động phân tích và điều tra tín dụng đối với khách hàng của mình. 1.1.3.4 Phân loại theo đối tượng khách hàng Thông qua cách phân loại này các NHTM phân chia khách hàng của mình thành các đối tượng khác nhau, từ đó lập ra các kế hoạch cũng như các chiến lược khác nhau phù hợp với đặc điểm riêng của từng loại khách hàng. Cho vay khách hàng là các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế Đây là loại hình cho vay của các NHTM mà các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế là đối tượng được phục vụ. Do đặc thù riêng có của đối tượng này mà các NHTM phải tổ chức các phòng tín dụng chuyên trách phục vụ. Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu vốn với số lượng lớn, và có thể là rất lớn. Tuy nhiên số lượng khách hàng loại này của mỗi NHTM thường không lớn, vì vậy các NHTM cần đặc biệt chú ý quan tâm đến từng khách hàng cụ thể, từ đó xây dựng tốt mối quan hệ tín dụng lâu dài, đồng thời mở rộng các mối quan hệ với các khách hàng mới. Cho vay khách hàng cá nhân Nhóm đối tượng còn lại là nhóm các khách hàng cá nhân (bao gồm cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác…) được các NHTM áp dụng phương thức cho vay theo quy trình thủ tục của cho vay khách hàng cá nhân. Nhóm đối tượng này có số lượng rất lớn và có nhu cầu vay các khoản nhỏ lẻ, tuy nhiên đây là nhóm khách hàng khá nhạy cảm nên các NHTM cần có phương thức tiếp cận cũng như quản lý hợp lý mới có thể khai thác tốt mảng khách hàng này. 1.1.3.5 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay Căn cứ vào tiêu chí này, hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng được chia thành hai loại: + Cho vay để kinh doanh: Đây là hình thức cho vay mà trong đó đã có cam kết là số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh của mình. Nếu sau khi đã được TCTD giải ngân mà người vay lại sử dụng vốn vào mục đích khác với thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, thì bên cho vay có quyền áp dụng các thể chế tài chính thích hợp như đình chỉ việc sử dụng vốn vay hoặc thu hồi vốn vay trước thời hạn… + Cho vay tiêu dùng: Thực chất là việc cho vay mà trong đó các bên có thỏa thuận, cam kết với nhau về vấn đề số tiền vay sẽ được khách hàng (bên đi vay) sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hằng ngày và tiêu dùng. Mua sắm đồ gia dụng, mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại… 1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 1.2.1 Vị thế của khách hàng cá nhân đối với hoạt động kinh doanh của NHTM Hoạt động trước kia của các NHTM chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế có những khoản vay lớn. Mà ít chú trọng đến đối tượng khách hàng là các cá nhân, dẫn đến những lãng phí trong khai thác tiềm năng cũng như lợi ích từ nhóm đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây, các NHTM cũng đã có những điều chỉnh trong hoạt động của mình, chú trọng nhiều hơn đến đối tượng khách hàng là các cá nhân. Đặc biệt là sau các vụ mà NHTM bị lỗ do cho vay các Tổng công ty lớn của Nhà nước trong khoảng các năm 2000. Các NHTM như bừng tỉnh và đã san sẻ bớt lực lượng phục vụ để phục vụ tốt hơn cho nhóm đối tượng là các khách hàng cá nhân. Đối tượng khách hàng cá nhân không chỉ là nhóm đối tượng có nhu cầu vay vốn. Mà nhóm đối tượng này còn là một lực lượng cung cấp cho các NHTM một lượng vốn lớn. Nguồn vốn này chủ yếu là các khoản tiết kiệm của các cá nhân, vì vậy tính ổn định của nó rất cao tạo thuận lợi cho việc đầu tư vào các tài sản trung và dài hạn của các NHTM. Tạo dựng tốt mối quan hệ với nhóm khách hàng này, các NHTM vừa tiếp cận được các món cho vay phát sinh từ nhu cầu tiêu dùng cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng cá nhân. Đồng thời khi có những khoản tiết kiệm hình thành từ nhóm khách hàng này thì các NHTM đó cũng là nơi mà khách hàng thường sẽ lựa chọn gửi tiền tiết kiệm của mình. Tóm lại khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động của bất kỳ một NHTM nào. Vị thế của nó được khẳng định cả trên lý thuyết cũng như trên thực tiễn. 1.2.2 Nguồn gốc hình thành hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, khẳng định về tiêu dùng của xã hội Hoạt động vay mượn trong nền kinh tế có nguồn gốc từ những quan hệ kinh tế mà tại đó việc thanh toán chi trả không thực hiện được hoặc khó có thể thực hiện được ngay. Vì vậy thông qua sự tin tưởng cũng như hiểu biết lẫn nhau mà hoạt động tín dụng từ đó ra đời. Đặc biệt là trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì sự tiêu dùng của mỗi cá nhân nói riêng và tiêu dùng của toàn xã hội nói chung sẽ ngày càng được mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng. Các cá nhân có xu hướng tiêu dùng nhằm nâng cao mức sống của mình thoả mãn các nhu cầu cũng như các mục tiêu, kế hoạch của họ. Tuy nhiên không phải lúc nào các cá nhân cũng có đủ khả năng tài chính để chi trả cho các nhu cầu đó ngay tại thời điểm phát sinh nhu cầu, mặc dù đây là các nhu cầu hợp lý và rất hiệu quả đối với cá nhân đó. Từ đây nhu cầu được vay tiền của nhóm cá nhân này hình thành, và hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng ra đời để đáp ứng nhu cầu này. 1.2.3 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với các hình thức cho vay các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – các khách hàng lớn Mục tiêu mà các NHTM đặt ra là quản lý tốt việc cho vay đối với từng nhóm khách hàng. Do đó chúng ta cần quan tâm đến sự khác biệt của hai nhóm khách hàng này trong việc tiếp cận cũng như thực hiện các khoản vay từ các NHTM. Sự khác biệt này hình thành từ chính các đặc trưng vốn có của từng nhóm khách hàng. Nhóm khách hàng lớn thường có nhu cầu vay các món lớn, thời hạn vay thường là ngắn và có tính ổn định cao (thường là mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh). Mỗi khoản vay đều đòi hỏi một quy trình thẩm định cũng như phân tích phải hết sức nghiêm ngặt do giá trị của mỗi khoản vay này là rất lớn. Bất kỳ một sự sai sót nào trong các khâu này có thể dẫn đến hậu quả rất lớn tới kết quả hoạt động của ngân hàng cho vay. Vì vậy đối với nhóm khách hàng này các NHTM cần tạo dựng các mối quan hệ hiểu biết lâu dài và liên tục. Đối với nhóm khách hàng cá nhân thì các khoản vay của nhóm thường là các khoản vay nhỏ lẻ, và tính không thường xuyên và không ổn định của các khoản vay. Các khoản này thường hình thành từ nhu cầu tức thời, vì vậy việc đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay này là mục tiêu mà các NHTM phải hướng tới. Cho vay đối với nhóm khách hàng này giú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBAI HOAN CHINH - IN.docx
  • docxDANH M_C B_NG.docx
  • docxDANH M_C T_I LI_U THAM KH_O.docx
  • docxM_C L_C1.docx
Luận văn liên quan