Khóa luận Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH VITECHCO

Thị trường Việt Nam đang ngày càng mở cửa cho các công ty nước ngoài tham gia, đặc biệt là việc gia nhập WTO. Do vậy, các công ty Việt Nam phải đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng và có tính quốc tế. Cách duy nhất để các công ty Việt Nam hoạt động thành công và bảo vệ được thị phần trong nước là phải có các chiến lược rõ ràng.Chiến lược kinh doanh được hiểu như một kế hoạch toàn diện thống nhất của doanh nghiệp. Nó đưa ra các xu hướng phát triển trong thời gian dài, khẳng định mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp, phác họa được nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp, gợi ý cách thức đối phó với những bất chắc thường dễ gặp nhất của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Vì vậy, chiến lược là một kế hoạch cơ bản, nền tảng có nhiệm vụ định vị các nguồn lực, tạo sự thống nhất các nguồn lực, tập trung vào các mục tiêu, sử dụng năng lực của tổ chức để thực hiện các mục tiêu đó. Môi trường kinh doanh ngày nay luôn biến đổi, công tác hoạch định chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội đồng thời tránh những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tuy đã có những thành công kỳ diệu, từng bước khẳng định vai trò quan trọng nền kinh tế, mặc dù vậy, hàng năm vẫn có hàng ngàn doanh nghiệp loại này rơi vào tình trạng phá sản hoặc biến mất trên thị trường. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới điều này là do công ty thiếu một tư duy quản trị chến lược, bắt đầu bằng việc thiếu khả năng hoạch định một chiến lược kinh doanh cho phép thu hút, tìm kiếm khách hàng và kết thúc thất bại trong việc phát triển một chiến lược kinh doanh. Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, công tác hoạch định chiến lược nói chung và hoạch định chiến lược kinh doanh nói riêng đã từng bước được nhều doanh nghiệp đầu tư, quan tâm một cách bài bản và có định hướng. Ngành in ấn quảng cáo là một ngành không mới những có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, với doanh thu bình quân khoảng 15%/năm. Theo số liệu gần đây nhất của cục xuất bản thì năm 2010 ước tính sản lượng ngành in Việt Nam đạt 870 tỷ trang in 13×19 cm, tăng 10% so với năm 2009 (Nguồn:ilovedesign.vn). Đến nay vẫn chưa có một cơ quan có được số liệu báo cáo đầy đủ. Ngành in ấn quảng cáo bắt đầu phát triển mạnh vào giai đoạn cuối thế kỷ 19. Cho tới nay, ngành in ấn quảng cáo đã đi được một chặng đường dài cùng với sự xuất hiện của nhiều kênh thông tin mới và các phương pháp quảng cáo mới nhưng hình thức quảng cáo qua các biển quảng cáo lớn nhỏ bằng bạt in phun khổ lớn, catolog, tờ rơi. vẫn được nhiều cửa hàng, công ty lựa chọn bởi chi phí thấp. Với mức lợi nhuận mà in ấn quảng cáo đem lại đã dẫn tới sự tăng trưởng quá nhanh về số lượng các doanh nghiệp in ấn quảng cáo thời gian qua tạo nên sức ép lớn trong ngành, cung tăng nhanh hơn cầu dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp in ấn quảng cáo trong nước và với doanh nghiệp nước ngoài. Dù mới được thành lập không lâu nhưng công ty TNHH VITECHCO cũng đã và đang khẳng định vai trò của mình trong ngành in ấn quảng cáo. Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đã được chú trọng, nhờ vậy công ty đã đạt được một số thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được thì công ty còn phải đối mặt với khá nhiều thách thức: môi trường kinh doanh luôn thay đổi, lĩnh vực kinh doanh chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố bên ngoài như lãi suất thị trường, giá nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công,. Công ty TNHH VITECHCO vẫn chưa có sự hoạch định rõ ràng cụ thể các công việc cần làm để ứng phó với các vấn đề này và vẫn chưa hoạch định chiến lược kinh doanh một cách bài bản, khoa học nên kết quả kinh doanh chưa được như công ty mong đợi. Xuất phát từ thực trạng của môi trường kinh doanh đầy biến động, cũng như từ thực tiễn của công ty TNHH VITECHCO mà em và do sự cuốn hút bởi vai trò quan trọng không thể thiếu của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp, em quyết định chọn đề tài “ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH VITECHCO”. Công ty chuyên về in ấn quảng cáo.

docx45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH VITECHCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH VITECHCO 1 Tính cấp thiết của đề tài Thị trường Việt Nam đang ngày càng mở cửa cho các công ty nước ngoài tham gia, đặc biệt là việc gia nhập WTO. Do vậy, các công ty Việt Nam phải đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng và có tính quốc tế. Cách duy nhất để các công ty Việt Nam hoạt động thành công và bảo vệ được thị phần trong nước là phải có các chiến lược rõ ràng.Chiến lược kinh doanh được hiểu như một kế hoạch toàn diện thống nhất của doanh nghiệp. Nó đưa ra các xu hướng phát triển trong thời gian dài, khẳng định mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp, phác họa được nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp, gợi ý cách thức đối phó với những bất chắc thường dễ gặp nhất của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Vì vậy, chiến lược là một kế hoạch cơ bản, nền tảng có nhiệm vụ định vị các nguồn lực, tạo sự thống nhất các nguồn lực, tập trung vào các mục tiêu, sử dụng năng lực của tổ chức để thực hiện các mục tiêu đó. Môi trường kinh doanh ngày nay luôn biến đổi, công tác hoạch định chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội đồng thời tránh những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tuy đã có những thành công kỳ diệu, từng bước khẳng định vai trò quan trọng nền kinh tế, mặc dù vậy, hàng năm vẫn có hàng ngàn doanh nghiệp loại này rơi vào tình trạng phá sản hoặc biến mất trên thị trường. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới điều này là do công ty thiếu một tư duy quản trị chến lược, bắt đầu bằng việc thiếu khả năng hoạch định một chiến lược kinh doanh cho phép thu hút, tìm kiếm khách hàng và kết thúc thất bại trong việc phát triển một chiến lược kinh doanh. Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, công tác hoạch định chiến lược nói chung và hoạch định chiến lược kinh doanh nói riêng đã từng bước được nhều doanh nghiệp đầu tư, quan tâm một cách bài bản và có định hướng. Ngành in ấn quảng cáo là một ngành không mới những có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, với doanh thu bình quân khoảng 15%/năm. Theo số liệu gần đây nhất của cục xuất bản thì năm 2010 ước tính sản lượng ngành in Việt Nam đạt 870 tỷ trang in 13×19 cm, tăng 10% so với năm 2009 (Nguồn:ilovedesign.vn). Đến nay vẫn chưa có một cơ quan có được số liệu báo cáo đầy đủ. Ngành in ấn quảng cáo bắt đầu phát triển mạnh vào giai đoạn cuối thế kỷ 19. Cho tới nay, ngành in ấn quảng cáo đã đi được một chặng đường dài cùng với sự xuất hiện của nhiều kênh thông tin mới và các phương pháp quảng cáo mới nhưng hình thức quảng cáo qua các biển quảng cáo lớn nhỏ bằng bạt in phun khổ lớn, catolog, tờ rơi... vẫn được nhiều cửa hàng, công ty lựa chọn bởi chi phí thấp. Với mức lợi nhuận mà in ấn quảng cáo đem lại đã dẫn tới sự tăng trưởng quá nhanh về số lượng các doanh nghiệp in ấn quảng cáo thời gian qua tạo nên sức ép lớn trong ngành, cung tăng nhanh hơn cầu dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp in ấn quảng cáo trong nước và với doanh nghiệp nước ngoài. Dù mới được thành lập không lâu nhưng công ty TNHH VITECHCO cũng đã và đang khẳng định vai trò của mình trong ngành in ấn quảng cáo. Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đã được chú trọng, nhờ vậy công ty đã đạt được một số thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được thì công ty còn phải đối mặt với khá nhiều thách thức: môi trường kinh doanh luôn thay đổi, lĩnh vực kinh doanh chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố bên ngoài như lãi suất thị trường, giá nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công,.... Công ty TNHH VITECHCO vẫn chưa có sự hoạch định rõ ràng cụ thể các công việc cần làm để ứng phó với các vấn đề này và vẫn chưa hoạch định chiến lược kinh doanh một cách bài bản, khoa học nên kết quả kinh doanh chưa được như công ty mong đợi. Xuất phát từ thực trạng của môi trường kinh doanh đầy biến động, cũng như từ thực tiễn của công ty TNHH VITECHCO mà em và do sự cuốn hút bởi vai trò quan trọng không thể thiếu của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp, em quyết định chọn đề tài “ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH VITECHCO”. Công ty chuyên về in ấn quảng cáo. 2 Xác lập các vấn đề nghiên cứu Đề tài nhằm làm rõ nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH VITECHCO và nhằm trả lời các câu hỏi: Chiến lược kinh doanh là gì? Nội dung của chiến lược kinh doanh nói chung và gắn với đặc điểm của các doanh nghiệp in ấn quảng cáo nói riêng, hoạch định chiến lược kinh doanh là gì? Khái niệm, mô hình và nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp in ấn quảng cáo. Thực trạng mô hình và nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH VITECHCO. Những điểm thành công, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. Một số đề suất nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH VITECHCO. 3 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lý luận chuyên ngành, tìm hiểu thực tế, phân tích thực trạng và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, đề tài “ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH VITECHCO” nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau: Hệ thống hoá những cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp nói chung và kinh doanh sản phẩm đặc thù nói riêng. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH VITECHCO. Đưa ra các giải pháp, dề xuất nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH VITECHCO. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố cấu thành, môi trường và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH VITECHCO với sản phẩm biển quảng cáo bằng bạt hiflex trên thị trường Hà Nội và tỉnh lân cận Hà Nội như Bắc Ninh, Hưng Yên. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Dữ liệu được thu thập từ năm 2010 đến nay đồng thời hướng giải pháp của đề tài hướng đến năm 2016 và tầm nhìn đến năm 2020 Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH VITECHCO trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận khác như: Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,.. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH VITECHCO với các sản phẩm in ấn quảng cáo. 5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu s Sơ cấp: phỏng vấn điều tra thông qua phiếu điều tra trắc nghiệm và bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu. sThứ cấp: các tài liệu liên quan đến công ty như các báo cáo về ngành, đối thủ cạnh tranh,... Phương pháp nghiên cứu s Định tính: phân tích các kết quả thu thập được dựa trên những lí thuyết về môn quản trị chiến lược và các môn học khác s Định lượng: các dữ liệu thu thập và xử lí bằng phần mềm excel sau đó minh họa thông qua các biểu đồ. 6 Kết cấu đề tài Kết cấu luận văn gồm 4 chương: Phần mở đầu: Tổng quan nghiên cứu về hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH VITECHCO Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH VITECHCO Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược cho công ty TNHH VITECHCO CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, LÍ THUYẾT CƠ BẢN Một số khái niệm Khái niệm chiến lược kinh doanh Theo Alan Rowe: “Chiến lược kinh doanh là chiến lược cạnh tranh (chiến lược định vị), là các công cụ, giải pháp nguồn lực để xác lập vị thế chiến lược nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp” Theo PGS TS Nguyễn Bách Khoa: “ Chiến lược kinh doanh là một thông báo chi tiết về giới hạn, nhiệm vụ, các mục tiêu của đơn vị kinh doanh, các phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của công ty” Từ khái niệm của chiến lược thì có nhiều học giả như Alfred Chandler, Johnson & Scholes, Fred R. David … đã đưa ra các khái niệm về chiến lược kinh doanh với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, nói một cách tổng quát thì “Chiến lược kinh doanh là một tập hợp các hoạt động và quyết định nhằm xây dựng mục tiêu cũng như các kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, nó cho thấy Công ty đang và sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì và Công ty sẽ đi vào lĩnh vực kinh doanh gì.” Nói một cách cụ thể ta có thể hiểu chiến lược kinh doanh liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào doanh nghiệp có thể cạnh tranh nhiều hơn trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan tới các quyết định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được cơ hội mới. Nội dung của chiến lược kinh doanh Theo như slide bài giảng môn quản trị chiến lược của trường đại học Thương Mại thì chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau: Phương hướng của doanh nghiệp trong dài hạn. Thị trường và quy mô của doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nguồn lực cần thiết để doanh nghiệp cạnh tranh. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Những giá trị và kì vọng của các nhân vật hữu quan. Một số lí thuyết liên quan đến hoạch định chiến lược kinh doanh Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh Theo Alfred Chandler ( đại học Havard) “ Hoạch định chiến lược kinh doanh là việc xác định mục tiêu chủ yếu dài hạn của doanh nghiệp. Từ đó, lựa chọn phương thức hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đó” Hiện nay, nhiều tổ chức kinh doanh tiếp cận chiến lược kinh doanh theo cách mới: Chiến lược kinh doanh là kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực, tài sản và tài chính nhằm mục đích nâng cao và đảm bảo những quyền lợi thiết yếu của mình Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh Hình thành chiến lược là giai đoạn đầu của quản trị chiến lược. Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược có liên quan mật thiết và bổ sung cho nhau. Theo như slide bài giảng môn quản trị chiến lược của trường đại học Thương Mại thì quy trình hoạch định chiến cho các doanh nghiệp nói chung bao gồm 6 bước sau: Bước 1: Sáng tạo tầm nhìn chiến lược Bước 2: Hoạch định sứ mạng kinh doanh Bước 3: Thiết lập các mục tiêu chiến lược Bước 4: Phân tích môi trường bên ngoài Bước 5: Phân tích môi trường bên trong Bước 6: Lựa chọn chiến lược TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới có nhiều chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về hoạch định chiến lược với những công trình nghiên cứu rất thành công, trong đó phải kể đến: [1]. Michieal Porter ( 2004), “ Chiến lược cạnh tranh”, Nhà xuất bản: DT Books & NXB Trẻ [2]. W.Chan Kim, Renée Mauborgne (2005), Chiến Lược Đại Dương Xanh. Cách tạo ra thị trường trống và không cạnh tranh”, Nhà xuất bản lao động xã hội. [3]. Fred Daid ( 2010), Khái luận quản trị chiến lược, NXB Thống kê Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở lí thuyết chung cho các doanh nghiệp, khóa luận của em đi sâu vào nghiên cứu về hoạch định chiến lược kinh doanh cho một công ty cụ thể. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Đóng góp về mặt cơ sở lý luận: [1]. Bài giảng Quản Trị Chiến Lược, Bộ môn Quản trị chiến lược, Trường Đại Học Thương Mại. [2]. GS.TS Nguyễn Bách Khoa (2003), Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế, NXB Thống kê. [3]. PGS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản Trị Chiến Lược, NXB Thống kê. [4]. PGS. TS Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình quản trị chiến lươc, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân. Các tài liệu trên đã trình bày một cách có hệ thống từ những khái niệm chung cho đến những vấn đề chiến lược cụ thể giúp tác giả trình bày được các vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh, đồng thời tiếp cận được các công cụ dùng để hoạch định chiến lược kinh doanh. Đóng góp về thực tiễn: Những năm trước đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề hoạch định chiến lược kinh. Đối với sinh viên Đại học Thương mại thì có các đề tài nghiên cứu sau: [1]. Hoàng Thị Minh Thư (2011), Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH NEVON, GVHD PGS.TS Nguyễn Bách Khoa, trường đại học Thương Mại. [2]. Đặng Thị Nga (2011), Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược tại công ty TNHH Xuân Khánh, GVHD Th.s Đỗ Thị Bình, trường đại học Thương Mại. [3]. Đoàn Thị Huệ (2011), Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH TNTH Trường Giang, GVHD Th.s Đinh Văn Thành, trường đại học Thương Mại Các luận văn trên đã được nghiện cứu và làm khá nghiêm túc và làm theo khung kết cấu chung, các phần được phân tích khá chặt chẽ. MÔ HÌNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh Khóa luận được nghiên cứu với mô hình sau nhằm mang lại sự thuận lợi cho việc phân tích, nghiên cứu về hoạch định chiến lược kinh doanh Hoạch định triển khai chiến lược kinh doanh Lựa chọn chiến lược kinh doanh theo đuổi Phân tích tình thế chiến lược kinh doanh Thiết lập mục tiêu chiến lược Nhận dạng tầm nhìn chiến lược, hoạch định sứ mạng kinh doanh Hình 1.1: Mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH VITECHCO (Nguồn: tác giả) 1.3.2 Nội dung nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp trong ngành in ấn quảng cáo. Nhận dạng tầm nhìn chiến lược, hoạch định sứ mạng kinh doanh Nhận dạng tầm nhìn chiến lược “ Tầm nhìn chiến lược là một hình ảnh tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lí tưởng trong tương lai, là những điều doanh nghiệp nên đạt tới hoặc trở thành.” ( Slide bài giảng quản trị chiến lược – đại học Thương Mại) Tầm nhìn chiến lược của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp in ấn quảng cáo nói riêng cần đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu để cho mọi nhân viên trong công ty đều có thể hiểu được để có thể thực hiện các hoạt động không đi chệch hướng chiến lược mà nhà quản trị đã hoạch định. Ngoài ra, chiến lược cần giữ một khoảng cách đủ xa về thời gian cho phép có những thay đổi lớn nhưng cũng đủ gần để tạo ra sự tận tâm và dốc sức của tập thể trong doanh nghiệp, có khả năng tạo nên sự tập trung nguồn lực trong doanh nghiệp, có lưu ý đến quy mô và thời gian. Nếu như không chú ý đến quy mô và thời gian thì doanh nghiệp có thể đi lạc lối, không đúng con đường và bị tụt hậu so với đối thủ. Chiến lược nên được thường xuyên được kết nối bởi các nhà quản trị cấp cao để có thể nhận ra những điểm không phù hợp một cách kịp thời và điều chỉnh. Hoạch định sứ mạng kinh doanh Sứ mạng kinh doanh là bước thông điệp thể hiện lý do tồn tại của tổ chức, nói cách khác tổ chức tồn tại vì mục đích gì? Đây là cơ sở đầu tiên nhằm xác định những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và nó cũng là cơ sở để xác định phương thức hành động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trong ngành in ấn quảng cáo thì nội dung sứ mệnh kinh doanh của doanh nghiệp gồm 9 câu hỏi sau đây: Khách hàng: Đối với việc kinh doanh các thiết bị điện tử thì khách hàng là những Công ty, các tập đoàn, các cửa hàng lớn nhỏ, các cá nhân… hay tất cả các khách hàng trên Sản phẩm hay dịch vụ: Các sản phẩm liên quan tới in ấn như in card lịch, brochure,... và biển quảng cáo bằng các chất liệu như in phun trên bạt khổ lớn, catalog… Thị trường: Hiện nay, doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu tại thị trường nào? Doanh nghiệp có ý định xâm nhập thị trường mới hay chỉ trung vào thị trường hiện tại? Công nghệ: Các công nghệ in ấn quảng cáo được sử dụng hiện hay như in typo, in flexo, in ống đồng, in lụa, in offset và các loại biển quảng cáo bằng bạt in phun khổ lớn. Loại công nghệ in ấn quảng cáo nào thì thích hợp nhất với doanh nghiệp? loại công nghệ in ấn quảng cáo nào khách hàng ưa chuộng nhiều? Sự quan tâm đối với vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi: Mục tiêu mà các doanh nghiệp in ấn quảng cáo chủ yếu là mục tiêu doanh thu, lợi nhuận, mở rộng thị trường hay lợi thế cạnh tranh. Triết lý kinh doanh: Là niềm tin, hy vọng và giá trị sử dụng khi khách hàng sử dụng các sản phẩm in ấn, biển quảng cáo với chất lượng tốt, sản phẩm đa dạng, nhiều mẫu mã… Tự đánh giá về mình: Năng lực đặc biệt và lợi thế cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp in ấn quảng cáo? Tài chính, nhân sự hay khách hàng, nhà cung cấp… Mối quan tâm của doanh nghiệp về vấn đề trách nhiệm xã hội: Quan tâm đến sự an toàn đến tính mạng cũng như cơ sở vật chất của xã hội do đặc tính nguy hiểm của các sản phẩm in, làm biển quảng cáo, quan tâm tới sự phát triển của đất nước, từ thiện… Mối quan tâm đối với nhân viên : Thái độ của doanh nghiệp đối với các nhân viên, lương thưởng và các chính sách ưu đãi khác. Thiết lập các mục tiêu chiến lược. Hệ thống mục tiêu trong doanh nghiệp tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, nó bao gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu dài hạn là các kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian tương đối dài. Mục tiêu ngắn hạn thường đề cập đến lĩnh vực cụ thể và các chức năng quản trị của doanh nghiệp. Mục tiêu chủ yếu của các doanh nghiệp in ấn và làm biển quảng cáo chủ yếu chú ý vào các vấn đề sau: Doanh thu, lợi nhuận của các nhóm hàng in ấn quảng cáo mang lại. Vị thế cạnh tranh trong ngành in ấn quảng cáo . Dẫn đầu về công nghệ và mức độ đảm bảo tốt các tính năng của các sản phẩm in ấn quảng cáo. Chính sách đào tạo và đãi ngộ với đội ngũ nhân viên tốt. Phân tích tình thế chiến lược kinh doanh Môi trường bên ngoài Việc đánh giá các yếu tố bên ngoài giúp doanh nghiệp thấy được các cơ hội và mối đe dọa quan trọng để công ty có thể soạn thảo được các chiến lược nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và tối thiểu hóa những ảnh hưởng từ các đe dọa Môi trường vĩ mô Ảnh hưởng của môi trường kinh tế: Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu nhiều doanh nghiệp thường phân tích là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và lạm phát. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút sẽ gây chiến tranh giá trong các ngành . Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, xã hội: Những thay đổi về văn hóa, xã hội, có ảnh hưởng rất lớn đối với các sản phẩm dịch vụ và người tiêu dùng. Những lối sống tự thay đổi nhanh chóng theo hướng du nhập những lối sống mới luôn là cơ hội cho nhiều ngành sản xuất. Doanh nghiệp cũng phải tính đến thái độ tiêu dùng, sự thay đổi của tháp tuổi, tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ, vị trí, vai trò của phụ nữ tại nơi làm việc và gia đình. Sự xuất hiện của những hiệp hội người tiêu dùng là một cản trở đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm. Trình độ dân trí ngày càng cao, đa dạng sẽ là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Ảnh hưởng của luật pháp, chính phủ, chính trị: Các nhân tố chính phủ, luật pháp tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo nên cơ hội, trở ngại thậm trí là rủi ro cho doanh nghiệp. Chúng thường bao gồm: - Chính phủ luôn là người tiêu dùng lớn nhất trong nền kinh tế. - Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các quan điểm chính sách luôn là sự hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở để kinh doanh ổn định. - Các quyết định về các loại thuế và các lệ phí có thể vừa tạo ra cơ hội cũng có thể tạo ra sự kìm hãm phát triển kinh doanh. - Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp cũng là điều doanh nghiệp phải tính đến. Ảnh hưởng của công nghệ: Đây là loại nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng như nhiều doanh nghiệp. Sự thay đổi của công nghệ ảnh hưởng tới chu kì sống một sản phẩm hoặc dịch vụ. Hơn nữa, sự thay đổi công nghệ cũng ảnh hưởng tới các phương pháp sản xuất, nguyên liệu cũng như thái độ ứng xử của người lao động. Từ đó, đòi hỏi các nhà quản t
Luận văn liên quan