Khóa luận Kế toán nguồn kinh phí và các khoản chi hoạt động tại phòng tài chính kế hoạch huyện Cư Kuin, Đắk Lắk

Kinh tế nước ta đã và đang được đổi mới một cách toàn diện trong sự chuyển đổi cơ chế quản lý. Trong cơ chế quản lý mới, kế toán HCSN với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống các công cụ quản lý cũng được chú trọng quan tâm. Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh luật Ngân sách Nhà nước, các tiêu chuẩn định mức, các quy định và chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Nhà nước ban hành. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý kinh tế - tài chính, tăng cường quản lý kiểm soát chi quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý tài sản công, nâng cao chất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp. Chính vì vậy, công việc của kế toán trong các đơn vị HCSN là tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư tài sản công, tình hình chấp nhận dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước ở đơn vị. Để quản lý một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu của đơn vị cũng như chủ động trong việc chi tiêu, hàng năm kế toán HCSN trong đơn vị phải lập dự toán cho từng khoản chi và dựa vào dự toán này NSNN cấp phát kinh phí cho đơn vị. Vì vậy, trong đơn vị HCSN không thể thiếu công tác kế toán HCSN. Nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán HCSN trong các đơn vị HCSN hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và được sự đồng ý của khoa kinh tế trường ĐH Nông Lâm TP HCM cùng với sự giúp đỡ của Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin, nên em quyết tâm học hỏi và nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về vị trí vai trò của công tác kế toán HCSN, em quyết định chọn đề tài “Kế toán nguồn kinh phí và các khoản chi hoạt động tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin, Đắk Lắk”. Được thực tập tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện, được tiếp cận làm quen với từng khâu của công tác kế toán từ: Lập chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán. Đã giúp em nhận thức rõ, sâu về tính chất tổng hợp của kế toán HCSN. Và có cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý ngân sách ở một đơn vị HCSN. Từ đó, đưa ra một vài nhận xét, kiến nghị về việc hạch toán và tổ chức công tác kế toán tại đơn vị với mong muốn góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kế toán tại đơn vị.

doc120 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 9594 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán nguồn kinh phí và các khoản chi hoạt động tại phòng tài chính kế hoạch huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ «««««« VÕ THỊ LỆ THỦY KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH HUYỆN CƯ KUIN, ĐẮK LẮK (QUÝ I/2013) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KẾ TOÁN Tỉnh Đắk Lắk Tháng 09/2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ «««««« VÕ THỊ LỆ THỦY KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH HUYỆN CƯ KUIN, ĐẮK LẮK (QUÝ I/2013) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KẾ TOÁN Tỉnh Đắk Lắk Tháng 09/2013 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán nguồn kinh phí và các khoản chi hoạt động tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin, Đắk Lắk” do Võ Thị Lệ Thủy, sinh viên lớp DH09KEGL, chuyên ngành Kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ . Giáo viên LÊ VĂN HOA Người hướng dẫn, ________________________ Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên con xin cảm ơn Cha Mẹ đã sinh thành dưỡng dục con nên người. Và con cũng xin gởi lời biết ơn đến những người thân đã luôn ủng hộ, động viên con trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, cùng toàn thể Thầy Cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, giúp em vững tin trên con đường học vấn và cả sự nghiệp trong tương lai. Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc Thầy Lê Văn Hoa đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập tại Trường và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin đã tạo điều kiện cho em được thực tập. Cảm ơn sự giúp đỡ của các Cô Chú và Anh Chị trong Phòng Kế Toán cùng các phòng ban khác trong đơn vị. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Xanh – Kế Toán của đơn vị đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài của mình và giúp em có được những kiến thức bổ ích, kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc trong tương lai của mình. Và cuối cùng xin cảm ơn đến tất cả những người bạn đã luôn quan tâm và ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Do thời gian có hạn và kiến thức của bản thân vẫn còn nhiều hạn chế nên chuyên đề không trách khỏi những sai sót nhất định, rất mong được thầy cô tiếp tục đóng góp những ý kiến để em có thể rút ra nhiều kinh nghiệm hơn nữa sau khi hoàn thành chuyên đề này. Xin chân thành cám ơn! Sinh viên VÕ THỊ LỆ THỦY NỘI DUNG TÓM TẮT VÕ THỊ LỆ THỦY. Tháng 09 năm 2013. “Kế toán nguồn kinh phí và các khoản chi hoạt động tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch huyện Cư Kuin, Đắk Lắk. VÕ THỊ LỆ THỦY. September 2013. “Accounting of National Budget and Operating Expenses at financial planning Cư Kuin district, Dak Lak”. Mục tiêu của khóa luận: Đề tài nghiên cứu kế toán nguồn kinh phí hoạt động tại đơn vị từ khâu lập dự toán cho đến khâu thực tế sử dụng, với 2 phần cơ bản là kế toán nguồn kinh phí hoạt động và kế toán các khoản chi hoạt động tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin. Sau khi trình bày các vấn đề mang tính cơ sở và lý thuyết như đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của đề tài ở chương 1, đến chương 2 tiến hành nghiên cứu khái quát toàn bộ đơn vị, tình hình tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận kế toán, chế độ kế toán vận dụng. Tiếp theo, chương 3 đưa ra các lý thuyết có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó đi sâu tìm hiểu các phương pháp, cách thức xác định, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh cũng như quy trình và nội dung các nghiệp vụ về thực trạng công tác kế toán đối với nguồn kinh phí hoạt động, các khoản chi hoạt động tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin ở chương 4. Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét và đồng thời đưa ra giải pháp sau quá trình phân tích, đúc kết vấn đề và đề xuất kiến nghị để hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HCSN Hành chính sự ngihệp KT – XH Kinh tế - xã hội UBND Uỷ ban nhân dân PL Pháp luật XDCB Xây dựng cơ bản SDĐ Sử dụng đất ĐKKD Đăng ký kinh doanh QĐ Quyết định HTX Hợp tác xã TCKH Tài chính kế hoạch TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định SCL Sửa chữa lớn XDCB Xây dựng cơ bản BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn HĐSN Hoạt động sự nghiệp TX Thường xuyên KTX Không thường xuyên NS Ngân sách KTC Không tự chủ CCTL Cải cách tiền lương CBCC Cán bộ công chức KBNN Kho bạc Nhà nước CTP Công tác phí NKSC Nhật ký sổ cái DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Bảng Tài Khoản Theo Dõi Nguồn Kinh Phí Hoạt Động 31 Bảng 4.2. Dự Toán Chi NSNN Năm 2013 Tại Đơn Vị 33 Bảng 4.3. Sổ Nhật Ký Sổ Cái (TK 461) Quý I năm 2013 42 Bảng 4.4. Bảng Tài Khoản Theo Dõi Chi Hoạt Động 43 Bảng 4.5. Danh Mục Mục Lục Ngân Sách Nhà Nước tại Đơn Vị 44 Bảng 4.6. Sổ Nhật Ký Sổ Cái (TK 661) quý I năm 2013 62 Bảng 4.7. Bảng Tổng Hợp Quyết Toán Kinh Phí 63 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Phòng Tài Chính Kế Hoạch 9 Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán tại Đơn Vị 11 Hình 2.3. Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ theo Hình Thức Nhật Ký Sổ Cái: 12 Hình 4.1. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Quá Trình Lập và Giao Dự Toán NS 32 Hình 4.2. Lưu Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Quá Trình Rút, Sử Dụng KP 35 Hình 4.3. Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Nguồn Kinh Phí Hoạt Động Qúy I/2013 41 Hình 4.4. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Quá Trình Chi 48 Hình 4.5. Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Các Khoản Chi Trong Qúy I/2013 61 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Dự toán chi NSNN năm 2013. Phụ lục 2: Nhật ký Sổ cái quý I Phụ lục 3: Bảng tổng hợp kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng quý I/2013. Phu lục 4: Bảng cân đối kế toán CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Kinh tế nước ta đã và đang được đổi mới một cách toàn diện trong sự chuyển đổi cơ chế quản lý. Trong cơ chế quản lý mới, kế toán HCSN với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống các công cụ quản lý cũng được chú trọng quan tâm. Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh luật Ngân sách Nhà nước, các tiêu chuẩn định mức, các quy định và chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Nhà nước ban hành. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý kinh tế - tài chính, tăng cường quản lý kiểm soát chi quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý tài sản công, nâng cao chất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp. Chính vì vậy, công việc của kế toán trong các đơn vị HCSN là tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư tài sản công, tình hình chấp nhận dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước ở đơn vị. Để quản lý một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu của đơn vị cũng như chủ động trong việc chi tiêu, hàng năm kế toán HCSN trong đơn vị phải lập dự toán cho từng khoản chi và dựa vào dự toán này NSNN cấp phát kinh phí cho đơn vị. Vì vậy, trong đơn vị HCSN không thể thiếu công tác kế toán HCSN. Nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán HCSN trong các đơn vị HCSN hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và được sự đồng ý của khoa kinh tế trường ĐH Nông Lâm TP HCM cùng với sự giúp đỡ của Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin, nên em quyết tâm học hỏi và nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về vị trí vai trò của công tác kế toán HCSN, em quyết định chọn đề tài “Kế toán nguồn kinh phí và các khoản chi hoạt động tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin, Đắk Lắk”. Được thực tập tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện, được tiếp cận làm quen với từng khâu của công tác kế toán từ: Lập chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán. Đã giúp em nhận thức rõ, sâu về tính chất tổng hợp của kế toán HCSN. Và có cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý ngân sách ở một đơn vị HCSN. Từ đó, đưa ra một vài nhận xét, kiến nghị về việc hạch toán và tổ chức công tác kế toán tại đơn vị với mong muốn góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kế toán tại đơn vị. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Qua quá trình thực tập tại đơn vị và khảo sát chung về tình hình thực tế hạch toán kế toán, tìm hiểu công tác quản lý để thấy được công tác kế toán nguồn kinh phí hoạt động từ khâu đầu vào và kế toán quá trình sử dụng đến khi quyết toán được thực hiện như thế nào? Đi sâu vào tìm hiểu, phân tích đánh giá tình hình công tác kế toán. Rút ra những ưu nhược điểm, nhận xét và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị. 1.3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 10/06/2013 đến ngày 15/09/2013 - Thời gian số liệu sử dụng: Quý I năm 2013 - Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại bộ phận kế toán thuộc phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. - Địa chỉ: Thôn Kim Châu – xã Dray Bhăng – huyện Cư Kuin – tỉnh Đắk lắk. 1.4. Cấu trúc luận văn Luận văn được chia làm 5 chương: Ø Chương 1. Mở đầu: Trình bày lí do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc luận văn. Ø Chương 2. Tổng quan: Trình bày quá trình hình thành và phát triển của đơn vị, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và các phòng ban, việc tổ chức bộ phận kế toán và chế độ kế toán vận dụng, từ đó đưa ra nhận xét chung. Ø Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Phần nội dung là cơ sở lý luận, trình bày những vấn đề lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phần phương pháp nghiên cứu, nêu ra một số phương pháp mà đề tài có sử dụng trong quá trình thực hiện. Ø Chương 4. Kết quả và thảo luận: Trình bày thực trạng kế toán của đơn vị đối với nguồn kinh phí hoạt động, các khoản chi hoạt động. Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán của đơn vị trong phạm vi đề tài nghiên cứu. Ø Chương 5. Kết luận và đề nghị Kết luận chung về công tác kế toán của đơn vị đối với vấn đề đang nghiên cứu, từ đó đưa ra những đề nghị giúp nâng cao tính khả thi của vấn đề nghiên cứu. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của phòng TC - KH huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. 2.1.1. Sơ lược về phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin. Tên đơn vị: phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin. Địa chỉ: Thôn Kim Châu – xã Dray Bhăng – huyện Cư Kuin Tỉnh: Đắk Lắk Mã chương: 618 Mã đơn vị quan hệ ngân sách: 1087170 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Phòng Tài chính Kế hoạch được thành lập cùng với sự phát triển KT – XH của huyện. Phòng đã trải qua nhiều giai đoạn cùng với sự phát triển KT – XH của đất nước, phòng đã có nhiều thay đổi về tổ chức và tên gọi. Phòng được thành lập ban đầu bao gồm các bộ phận: Tài chính – ngân sách, thuế, giá. Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, ngành thuế được tách riêng và phòng tiếp nhận thêm bộ phận kế hoạch từ phòng kế hoạch chuyển sang, từ đó phòng chính thức lấy tên là Phòng Tài chính Kế hoạch. Hiện nay, phòng phụ trách 2 mảng cơ bản: Bộ phận quản lý Tài chính ngân sách Bộ phận Kế hoạch đầu tư 2.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Căn cứ Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 của liên bộ Bộ tài chính – Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môm về lĩnh vực tài chính thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Căn cứ Quyết định số 776/QĐ-UBND ngày 25/3/2008 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thành lập, sáp nhập quy định chức năng nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Ban hành quyết định số 466/QĐ-UBND về việc Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài chính - Kế hoạch 2.2.1. Vị trí, chức năng của Phòng Tài chính Kế Hoạch Phòng Tài chính Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: Tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật Phòng Tài chính Kế hoạch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - đầu tư. 2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn a. Nhiệm vụ - quyền hạn chung - Trình UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị và văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định của UBND huyện, Sở Kế hoạch – Đầu tư và Sở Tài chính về công tác tài chính, kế hoạch và đầu tư trên địa bàn. - Trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư trên địa bàn, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt. - Trình UBND huyện chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về công tác tài chính, kế hoạch và đầu tư trên địa bàn. - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế hoạch và đầu tư cho công chức xã, phường. - Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về công tác tài chính, kế hoạch và đầu tư trên địa bàn. - Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND huyện, Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính. - Kiểm tra thanh tra việc thực hiện các quy định của PL, giải quyết khiếu nại tố cáo về công tác tài chính, kế hoạch và đầu tư trên địa bàn theo quy định của PL. - Tham mưu cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của PL. - Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ công chức của cơ quan theo quy định của pháp luật. - Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao. b. Nhiệm vụ - quyền hạn cụ thể đối với từng lĩnh vực công tác: * Đối với lĩnh vực Tài chính: (1) Trình UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính NN trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lý của Phòng. (2) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn. (3) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán huyện, UBND cấp xã xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách huyện theo chỉ đạo của UBND tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Tài chính, trình UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định. (4) Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách của huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định, lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cấp thiết để UBND trình HĐND huyện quyết định và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định. Lập dự toán thu chi ngân sách trình UBND để trình HĐND phê chuẩn; hướng dẫn kiểm tra việc quản lý, thực hiện quyết toán ngân sách xã, phường. (5) Hướng dẫn kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của UBND xã, phường, tài chính hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ hợp tác và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc địa bàn; phối hợp với các cơ quan thu thuế trong việc quản lý công tác thu ngân sách  nhà nước trên địa bàn theo quy định của PL. (6) Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách NN trên địa bàn theo quy định của Pháp luật. (7) Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do UBND huyện quản lý; thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã; lập quyết toán thu chi ngân sách của huyện; tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn và quyết toán thu, chi ngân sách của huyện trình UBND huyện xem xét gửi Sở Tài chính; báo cáo bổ sung quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính sau khi được HĐND huyện phê duyệt. - Tổ chức thẩm tra, quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành, trình UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền; thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng vốn sự nghiệp thuộc ngân sách huyện quản lý; làm thường trực Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất của huyện. (8) Quản lý tài sản NN tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. * Đối với lĩnh vực Kế hoạch - Đầu tư: (1) Tổng hợp và trình UBND huyện về các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND huyện. (2) Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định của PL và phân công của UBND huyện. (3) Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư; phối hợp với các phòng chuyên môn nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào trên địa bàn huyện. (4) Phổ biến, hướng dẫn việc phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình; thực hiện việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật. (5) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát và đánh giá đầu tư; kiểm tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn huyện; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền. (6) Về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân: a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của PL. b) Tổng hợp, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức trên đại bàn huyện (7) Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định. 2.3. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của đơn vị Thuận lợi: Về cơ sở vật chất: Trang thiết bị phục vụ cho công tác tương đối tốt. Phòng được trang bị thiết bị cần thiết để thu thập thông tin và xử lý các công việc một cách nhanh chóng. Về lao động: Đội ngũ cán bộ công chức của phòng có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, luôn có tinh thần đoàn kết nội bộ, làm việc hết sức mình và có tinh thần trách nhiệm cao nên mọi công việc được giải quyết thuận tiện. Về địa bàn: phòng Tài chính Kế hoạch nằm ngay trung tâm trụ sở UBND huyện rất thuận tiện cho việc giao dịch với các phòng ban và các đơn vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó đơn vị được sự quan tâm của UBND huyện Cư Kuin luôn tạo điều kiện để phòng hoàn thành kế hoạch được giao. Khó khăn: Số lượng cán bộ, công chức còn thiếu nên cũng khó khăn để đảm bảo hoàn thành tốt công việc nhanh chóng, kịp thời. Phương hướng hoạt động: Tham mưu cho UBND huyện phân cấp quản lý đầu tư cho UBND các phường, xã. Đề xuất những biện pháp thực hiện các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thu chi ngân sách của các đơn vị, đặc biệt là Ngân sách xã, phường. 2.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị 2.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Phòng Tài Chính Kế Hoạch Phó phòng Bộ phận kế hoạch tổng hợp Bộ phận thẩm định và quyết toán dự án chương trình X
Luận văn liên quan