Khóa luận Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp quản lý, quy hoạch đến năm 2030

Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có khoảng 7000 tấn chất thải rắn các loại thải ra môi trường, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng 70%, số còn lại là chất thải rắn công nghiệp , y tế và xây dựng. Mặc dù đã có những đơn vị tổ chức thu gom nhưng lại không đồng bộ trong việc quản lý dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, làm giảm hiệu quả thu gom và gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Mặt khác, với một lượng chất thải rắn khá lớn như trên và có xu hướng ngày càng tăng cùng với tốc độ phát triển nếu không có một giải pháp phối hợp đồng bộ, thu gom không hợp lí thì CTR sẽ là mối hiểm họa đối với môi trường như việc gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường do lượng CTR tồn động gây mùi hôi, nước rỉ rác. Hệ thống thu gom chất thải rắn hiện nay được thực hiện bởi lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập và công lập, chính vì thế mà chất thải rắn chưa được quản lý tốt, chỉ có khoảng 80 – 85% tổng số lượng chất thải rắn được thu gom và số còn lại được thải xuống kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. TP.HCM có mật độ dân số khá dày đặc, chủ yếu là dân nhập cư. Nhưng vấn đề chất thải rắn chưa được chính quyền địa phương quản lý đúng mức. Hệ thống thu gom chất thải rắn của Tp.HCM còn gặp một số bất cập như việc bố trí các điểm hẹn, thời gian thu gom, vận chuyển chưa hợp lý, phương tiện thu gom cũ kỹ, thô sơ, không đảm bảo nhu cầu thu gom chất thải rắn trên địa bàn Tp.HCM

doc136 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2452 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp quản lý, quy hoạch đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên