Khóa luận Kinh nghiệm hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore và bài học cho Việt Nam

Cơsởhạtầng đóng vai trò quan trọng cho sựphát triển kinh tế- xã hội. Sự phát triển của hạtầng giúp nâng cao mức sống cho xã hội thông qua việc mang lại những sản phẩm dịch vụcông cộng tốt hơn, đồng thời cơsởhạtầng cũng hỗtrợcho sựtăng trưởng kinh tếvà củng cốvịtrí cạnh tranh trên thịtrường quốc tế. Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam cũng chú trọng rất nhiều đến việc xây dựng và phát triển cơsởhạtầng, bằng chứng là ngân sách dành cho lĩnh vực này chiếm từ8-9% GDP hàng năm. Tuy nhiên khi nhìn vào nhu cầu tài chính, nguồn ngân sách và vốn ODA hiện có, có thểthấy rõ Việt Nam đang đối mặt với một sự thiếu hụt vốn (hay còn gọi là “khoảng cách đầu tư”) khoảng 2,5 tỉ đô la mỗi năm (ADB, 2005, tr.5). Khoảng cách này cần phải được lấp đầy bởi các nguồn lực từ khu vực tư nhân để đảm bảo được nhu cầu vốn và giữ vững được tốc độtăng trưởng kinh tếhiện nay của Việt Nam. Bên cạnh đó trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và hệthống cơsởhạ tầng của khu vực này là một yếu góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quảtrong việc đầu tưxây dựng cơsởhạtầng. Vì vậy nhu cầu cấp thiết đặt ra là phải tìm ra một mô hình huy động được sựtham gia của khu vực tưnhân vào các lĩnh vực đầu tư, nhất là đầu tưvào cơsởhạtầng.

pdf86 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kinh nghiệm hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ --------***-------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KINH NGHIỆM HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở SINGAPORE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Bùi Viết Sang Mã sinh viên : 0851010392 Lớp : Anh 12 – Khối 4 KT Khóa : 47 Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Việt Hoa Hà Nội, tháng 5 năm 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG – TƯ TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG ............................................................... 5 1.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức của mô hình hợp tác công tư................................................................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của mô hình hợp tác công tư ......................... 5 1.1.2. Các lĩnh vực có thể áp dụng mô hình hợp tác công tư ....................... 8 1.1.3. Các hình thức kết hợp nhà nước tư nhân trong mô hình hợp tác công tư ........................................................................................... 9 1.2. Cơ sở hạ tầng và vai trò của nó trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội .......................................................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cơ sở hạ tầng ........................................ 17 1.2.2. Vai trò của cơ sở hạ tầng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội .................................................................................................. 18 1.3. Sự cần thiết áp dụng mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ......................................................................................................... 19 1.3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng ................................................................................ 19 1.3.2. Bổ sung tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng................................. 20 1.3.3. Chuyển gánh nặng thanh toán từ người chịu thuế sang người tiêu dùng ......................................................................................... 22 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của một dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng .......................................................... 23 1.4.1. Các yếu tố ngoại sinh ...................................................................... 24 1.4.2. Các yếu tố nội sinh .......................................................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG TƯ VÀO LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI SINGAPORE ................ 28 2.1. Bối cảnh áp dụng mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Singapore ....................................................................................... 28 2.1.1. Môi trường kinh tế xã hội Singapore ............................................... 28 2.1.2. Môi trường pháp lý của Singapore .................................................. 32 2.2. Tổng quan về việc áp dụng mô hình hợp tác công tư tại trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Singapore ................................................................ 34 2.2.1. Chính sách chung của Singapore về việc áp dụng mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ............................................. 34 2.2.2. Các quy định chung về hợp đồng hợp tác công tư của Singapore.................................................................................................. 35 2.2.3. Tổng quan về các dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Singapore ............................................................................................. 40 2.3. Một số dự án áp dụng mô hình hợp tác công tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Singapore ................................................................................... 41 2.3.1. Các dự án nhà máy nước ngọt ......................................................... 41 2.3.2. Dự án mở rộng học viện giáo dục công nghệ (ITE) ......................... 48 2.4. Bài học từ kinh nghiệm của Singapore trong việc áp dụng mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng .......................................... 50 2.4.1 Tăng cường lợi thế cạnh tranh quốc gia ............................................ 50 2.4.2. Khung pháp lý PPP hoàn thiện ........................................................ 51 2.4.3. Xây dựng cơ quan quản lý PPP độc lập ........................................... 51 2.4.4. Vai trò giám sát của khu vực công cộng .......................................... 52 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM ........................................................................................ 53 3.1. Sự tương đồng và khác biệt trong môi trường kinh tế, xã hội và pháp lý giữa Việt Nam và Singapore trong việc áp dụng PPP vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 53 3.1.1. Môi trường kinh tế - xã hội ............................................................. 53 3.1.2. Môi trường pháp lý ......................................................................... 55 3.2. Thực trạng áp dụng mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam .................................................................................... 56 3.2.1. Nhu cầu cần áp dụng mô hình hợp tác công tư vào phát triển kinh tế cơ sở hạ tầng ở Việt Nam ...................................................... 56 3.2.2. Quy định pháp lý của Việt Nam về việc áp dụng PPP vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng ............................................................................... 58 3.2.3. Thực trạng triển khai mô hình hợp tác công tư tại Việt Nam .......................................................................................................... 63 3.3. Các giải pháp phát triển mô hình hợp tác công tư ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của Singaproe ............................................................... 67 3.3.1. Xây dựng cơ quan giám sát quản lý PPP độc lập ............................. 67 3.3.2. Hoàn thiện khung pháp lý cho áp dụng PPP vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 69 3.3.3. Cải thiện môi trường đầu tư - nâng cao tính minh bạch cho thị trường ........................................................................................... 72 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 76 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á BOO Build- Own- Operate Xây dựng- Sở hữu- Vận hành BOT Build- Operate- Transfer Xây dựng- Vận hành- Chuyển giao BT Build- Transfer Xây dựng- Chuyển giao BTO Build- Transfer- Operate Xây dựng- Chuyển giao- Vận hành DBFO Design- Build- Finance- Operate Thiết kế- Xây dựng- Tài trợ- Vận hành DBO Design- Build- Operate Thiết kế- Xây dựng- Vận hành DOSS Department of Statistics Singapore Cục thống kê Singapore EDB Economic development board Hội đồng phát triển kinh tế FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài ICT Information and communication Technology Công nghệ thông tin và truyền thông IDA Infocomm Development Authority Cơ quan phát triển thông tin và truyền thông JBIC Japan Bank for International Cooperation Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản MOF Ministry of Finance Bộ tài chính (Singapore) ODA Official Development Assitance Hỗ trợ phát triển chính thức PPP Public Private Partnership Hợp tác công tư PUB Public Utilities Board Ủy ban tiện ích công cộng WB World Bank Ngân hàng thế giới USD Đô la Mĩ (đơn vị tiền tệ của Mĩ) SGD Đô la Singapore (đơn vị tiền tệ của Singapore) DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Tỉ lệ các dự án theo các hình thức hợp tác công tư tại châu Á năm 2002 ................................................................................................ 9 Hình 1.2: Cơ cấu của một hợp đồng quản lý .......................................................... 12 Hình 1.3: Cơ cấu của một hợp đồng cho thuê ........................................................ 13 Hình 1.4: Cơ cấu của một hợp đồng nhượng quyền ............................................... 14 Hình 1.5: Cơ cầu của một hợp đồng BOT .............................................................. 15 Hình 1.6: Cơ cấu của một hợp đồng liên doanh ..................................................... 17 Hình 1.7: So sánh việc mua sắm theo cách truyền thống và theo phương thức PPP ............................................................................................... 22 Hình 1.8: Sơ đồ các dòng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ................................................ 23 Hình 2.1: GDP của Singapore trước năm 2004 ...................................................... 29 Hình 2.2: Tỉ lệ nợ công của Singapore trước năm 2004 (tính theo %GDP) ............ 30 Hình 2.3: Cơ chế hợp tác giữa các bên trong một hợp đồng PPP thông thường tại Singapore ............................................................................. 38 Hình 2.4: Cơ cấu chung của một nhóm giám sát quản lý PPP ................................ 39 Hình 2.5: Cơ chế hợp tác giữa các bên của nhà máy nước SingSpring ................... 45 Hình 3.1: Số lượng dự án PPP và tổng vốn đầu tư và tổng vốn đầu tư từ 2001 – 2010 tại Việt Nam ..................................................................... 65 Hình 3.2: Cơ cấu của một cơ quan quản lý giám sát dự án PPP ............................. 68 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Đặc trưng của các lĩnh vực có thể áp dụng mô hình hợp tác công tư ................................................................................................... 8 Bảng 1.2: So sánh các hình thức kết hợp nhà nước tư nhân.................................... 10 Bảng 1.3: Các hình thức BOT căn bản ................................................................... 16 Bảng 2.1: Tổng hợp các dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Singapore ............................................................................................. 40 Bảng 3.1: Vốn chi xây dựng cơ bản trong tổng chi ngân sách giai đoạn 2001-2009 ............................................................................................ 54 Bảng 3.2: Nhu cầu đầu tư của Việt Nam vào cơ sở hạ tầng giao thông từ 2011-2020 ............................................................................................ 58 Bảng 3.3: Số lượng dự án PPP và tổng vốn đầu tư phân theo lĩnh vực và hình thức tại Việt Nam.......................................................................... 63 Bảng 3.4: Số lượng dự án PPP và tổng vốn đầu tư theo phân ngành tại Việt Nam .............................................................................................. 64 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của hạ tầng giúp nâng cao mức sống cho xã hội thông qua việc mang lại những sản phẩm dịch vụ công cộng tốt hơn, đồng thời cơ sở hạ tầng cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế và củng cố vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam cũng chú trọng rất nhiều đến việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, bằng chứng là ngân sách dành cho lĩnh vực này chiếm từ 8-9% GDP hàng năm. Tuy nhiên khi nhìn vào nhu cầu tài chính, nguồn ngân sách và vốn ODA hiện có, có thể thấy rõ Việt Nam đang đối mặt với một sự thiếu hụt vốn (hay còn gọi là “khoảng cách đầu tư”) khoảng 2,5 tỉ đô la mỗi năm (ADB, 2005, tr.5). Khoảng cách này cần phải được lấp đầy bởi các nguồn lực từ khu vực tư nhân để đảm bảo được nhu cầu vốn và giữ vững được tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay của Việt Nam. Bên cạnh đó trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và hệ thống cơ sở hạ tầng của khu vực này là một yếu góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy nhu cầu cấp thiết đặt ra là phải tìm ra một mô hình huy động được sự tham gia của khu vực tư nhân vào các lĩnh vực đầu tư, nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Mô hình hợp tác công tư (mô hình đối tác nhà nước tư nhân –PPP) là mô hình hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân trong việc cung cấp và phát triển các dịch vụ công cộng (trong đó có cơ sở hạ tầng), góp phần giải quyết những vấn đề thiếu hụt vốn cũng như nâng cao hiệu quả của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX, mô hình này ngày càng được áp dụng rộng rãi và đã được những thành quả to lớn tại trên 50 quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, mô hình PPP đã được bắt đầu nghiên cứu và đưa vào áp dụng từ năm 1994, tuy nhiên kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. Trong khi đó một số nước như Singapore, tuy mới chỉ áp dụng PPP trong vòng 7 – 10 năm trở lại đây, mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn song cũng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Do đó ngoài việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước thì việc tìm hiểu kinh 2 nghiệm của những nước đi sau nhưng có những thành công nhất định như Singapore cũng là một điều cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên em mạnh dạn chọn đề tài: “Kinh nghiệm hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore và bài học cho Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực tiễn áp dụng mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore, từ đó đề xuất bài học kinh nghiệm cũng như những giải pháp phát triển mô hình này tại Việt Nam trong thời gian tới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, khóa luận phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Làm rõ khái niệm đặc điểm, những lĩnh vực có thể áp dụng cũng như những hình thức kết hợp của mô hình hợp tác công tư. - Làm rõ khái niệm đặc điểm của cơ sở hạ tầng và phân tích những lợi ích cũng như những rào cản của việc áp dụng mô hình hợp tác công tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. - Tổng quan việc áp dụng mô hình hợp tác công tư, nghiên cứu và phân tích một số dự án thực tế ở Singapore. Trong phạm vi nghiên cứu, bài khóa luận sẽ tiến hành nghiên cứu một số dự án cơ sở hạ tầng áp dụng PPP thành công ở Singapore. - Đánh giá thực trạng việc áp dụng mô hình hợp tác công tư tại Việt Nam, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Singapore, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp phát triển mô hình hợp tác công tư tại Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến việc áp dụng mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Singapore và Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung, phạm vi nghiên cứu của khóa luận là các vấn đề liên quan đến việc áp dụng mô hình hợp tác công tư vào một dự án cơ sở hạ tầng. Về mặt không gian phạm vi nghiên cứu của khóa luận là các vấn đề liên quan đến Singapore và Việt Nam. Về mặt thời gian, các vấn đề nghiên cứu xem xét trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2010, từ đó đưa ra những giải pháp cho thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng với các các phương pháp nghiên cứu tổng hợp: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp diễn giải, khái quát để rút ra nhận định, đánh giá và kết luận. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về mô hình hợp tác công - tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng Chương 2: Thực trạng áp dụng mô hình hợp tác công tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Singapore Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Mặc dù đã hết sức cố gắng song do hạn chế về kiến thức cũng như những khó khăn trong việc thu thập tài liệu, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Ngoại Thương nói chung và các thầy cô giáo khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế 4 nói riêng đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho chúng em suốt bốn năm qua. Đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Việt Hoa đã tận tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2012 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG – TƯ TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức của mô hình hợp tác công tư 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của mô hình hợp tác công tư Hiện nay, trên thế giới chưa có một định nghĩa thống nhất về thuật ngữ “hợp tác công tư” (PPP). Mỗi mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều có một cách hiểu riêng phù hợp với quá trình áp dụng của mình. Có thể thấy hai định nghĩa sau được sử dụng phổ biến nhất: định nghĩa hợp tác công tư của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Ủy ban châu Âu. Theo quan điểm của ADB, “hợp tác công tư dùng để chỉ các quan hệ hợp tác có thể có của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trên cơ sở một hợp đồng. Mục đích cao nhất của hợp tác công tư là nhắm tới sự sẵn có của nguồn lực, chất lượng, tính hiệu quả trong cung cấp dịch vụ và việc sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn vốn” (ADB, 2008, tr.1) Trong quan hệ hợp tác công tư, ADB cho rằng: PPP có sự tham gia của khu vực tư nhân nhưng vẫn thừa nhận vai trò của chính phủ trong việc đảm bảo nghĩa vụ xã hội được đáp ứng. Khái niệm của ADB nhấn mạnh PPP có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các bên của hợp đồng sao cho tận dụng được nguồn lực và tính hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của hợp đồng. Khác với ADB, ủy ban châu Âu không đưa ra một định nghĩa cụ thể về thuật ngữ hợp tác công tư, thay vào đó sử dụng các đặc trưng tổng quát để định nghĩa các dự án hợp tác công tư (Commission Of The European Communities, 2004, tr.3): - Các mối quan hệ tương đối lâu dài giữa đối tác nhà nước và đối tác tư nhân trên tất cả các khía cạnh của một dự án đã được lập kế hoạch từ trước. - Cơ cấu vốn là sự liên kết các nguồn vốn của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. - Tổ chức chịu trách nhiệm vận hành tức khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong từng giai đoạn cụ thể của dự án. 6 - Có sự phân chia rủi ro giữa hai bên đối tác là khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Ngoài ra có thể tham khảo một số định nghĩa về PPP sau: Theo hội đồng Canada: “PPP là một liên doanh hợp tác giữa các khu vực công cộng và tư nhân, được xây dựng trên chuyên môn của từng đối tác, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội thông qua việc phân bổ thích hợp các nguồn lực, rủi ro và thu nhập” (Asanga Gunawansa, 2010, tr.8). Bộ Tài chính Singapore, trong cuốn “Cẩm nang hợp tác công tư” cũng đưa ra định nghĩa cho PPP: "PPP đề cập đến mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa khu vực nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công cộng. Nó là một phương pháp tiếp cận mới mà chính phủ đang áp dụng để tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ công cộng" (MOF, 2004, tr.4). Ủy ban Kinh tế, Bộ Tài chính Ấn Độ lại cho rằng: "Dự án
Luận văn liên quan