Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều

1. Sự cần thiết của đề tài Ngày nay thị trường thế giới đang mở ra nhiều triển vọng lớn, cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản xuất khẩu phát triển. Kinh nghiệm của các nước đi trước cộng với lợi thế của mình, Việt Nam đã chọn xuất khẩu nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, hạt điều được coi là một trong 10 nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường thế giới, hạt điều Việt Nam có vị trí rất quan trọng, chiếm 1/6 thị phần hạt điều thế giới. Việt Nam chiếm vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu hạt điều, chiếm vị trí thứ ba thế giới về sản lượng hạt điều. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng ngân sách nhà nước. Bên cạnh những thuận lợi cũng như những thời cơ nói trên, xuất khẩu hạt điều cũng gặp phải nhiều thách thức, khó khăn, thể hiện trên các mặt như: sản phẩm điều của Việt Nam còn thiếu tính đa dạng, nguồn cung ứng nguyên liệu còn hạn chế, trình độ quản lý yếu kém,. Ngoài những khó khăn trong nước, Ngành điều Việt Nam còn phải đối mặt với một thách thức khá lớn đó là sự thay đổi trong chiến lược của ngành điều ở các nước Châu Phi: thay vì chỉ xuất khẩu hạt điều thô như trước đây, tiến tới các nước này sẽ xuất khẩu hạt điều đã qua chế biến. Như vậy, Ngành điều Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với những hạn chế trên thì nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều là tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu cấp bách để Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Nhận thức được điều này, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm củng cố, bổ xung và vận dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết một vấn đề thực tiễn trong đời sống kinh tế - xã hội . Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều trên thị trường thế giới trong thời gian qua, qua đó chỉ ra được những thành tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó tìm ra những phương hướng, biện pháp nhằm tăng cường sức cạnh tranh của hạt điều xuất khẩu trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều trong thời gian qua. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi là hoạt động sản xuất và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài này là phương pháp biện chứng, phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, thống kê. 5. Nội dung nghiên cứu của đề tài Nội dung của khoá luận như sau: Chương I: Thị trường điều và khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hạt điều thế giới Chương II: Đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu hạt điều Việt Nam trong thời gian tới

doc91 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG -------O0O------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM VỀ XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Xuân Nữ Sinh viên thực hiện : Vũ Thu Huyền Lớp : A6 – K38B Hà Nội_ 2003 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ngày nay thị trường thế giới đang mở ra nhiều triển vọng lớn, cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản xuất khẩu phát triển. Kinh nghiệm của các nước đi trước cộng với lợi thế của mình, Việt Nam đã chọn xuất khẩu nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, hạt điều được coi là một trong 10 nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường thế giới, hạt điều Việt Nam có vị trí rất quan trọng, chiếm 1/6 thị phần hạt điều thế giới. Việt Nam chiếm vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu hạt điều, chiếm vị trí thứ ba thế giới về sản lượng hạt điều. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng ngân sách nhà nước. Bên cạnh những thuận lợi cũng như những thời cơ nói trên, xuất khẩu hạt điều cũng gặp phải nhiều thách thức, khó khăn, thể hiện trên các mặt như: sản phẩm điều của Việt Nam còn thiếu tính đa dạng, nguồn cung ứng nguyên liệu còn hạn chế, trình độ quản lý yếu kém,.... Ngoài những khó khăn trong nước, Ngành điều Việt Nam còn phải đối mặt với một thách thức khá lớn đó là sự thay đổi trong chiến lược của ngành điều ở các nước Châu Phi: thay vì chỉ xuất khẩu hạt điều thô như trước đây, tiến tới các nước này sẽ xuất khẩu hạt điều đã qua chế biến. Như vậy, Ngành điều Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với những hạn chế trên thì nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều là tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu cấp bách để Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Nhận thức được điều này, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm củng cố, bổ xung và vận dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết một vấn đề thực tiễn trong đời sống kinh tế - xã hội . Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều trên thị trường thế giới trong thời gian qua, qua đó chỉ ra được những thành tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó tìm ra những phương hướng, biện pháp nhằm tăng cường sức cạnh tranh của hạt điều xuất khẩu trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều trong thời gian qua. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi là hoạt động sản xuất và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài này là phương pháp biện chứng, phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, thống kê. 5. Nội dung nghiên cứu của đề tài Nội dung của khoá luận như sau: Chương I: Thị trường điều và khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hạt điều thế giới Chương II: Đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu hạt điều Việt Nam trong thời gian tới Em xin chân thành cảm ơn cô giáo THS. Nguyễn Xuân Nữ, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình làm khoá luận. Tuy nhiên, do có sự hạn chế của bản thân về kiến thức, kinh nghiệm cũng như thời gian nên khoá luận vẫn còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô. CHƯƠNG I THỊ TRƯỜNG ĐIỀU VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU ĐIỀU THẾ GIỚI I.Giới thiệu khái quát về cây điều 1.Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây điều Cây điều có tên khoa học là Anacardium occidentale L. là loài cây thuộc chi Anacardium họ Anacardiaceac bộ Rutales, có nguồn gốc từ vùng Bắc của Nam Mỹ, hiện nay đã có mặt ở nhiều nước thuộc vùng nhiệt đới. Điều là một loài cây lâu năm, xanh quanh năm, cao từ 5 – 10 m. Là một loại cây tuơng đối dễ trồng, tốn ít chi phí. Thời gian để một cây điều cho ra quả lần đầu tiên kể từ lúc trồng phụ thuộc vào từng loại giống, có giống điều chỉ sau 2 – 3 năm đã cho ra quả nhưng cũng có giống phải sau 5 - 6 năm mới cho ra quả.[1], [6]. Nếu trong điều kiện thuận lợi và không bị sâu bệnh, điều có thân thẳng, có thể cao đến 15m, tán lá đối xứng có dạng cái ô. Còn nếu trong điều kiện bất lợi, điều sẽ có cây thấp, thân bị vặn vẹo. Điều kiện sinh thái ảnh hưởng rất nhiều đến dạng cây nhưng cũng có dạng cây đặc biệt do tác động của yếu tố di truyền. Cây con phát triển rất nhanh, sau 1 tuần cây con có chiều cao 10cm và có 5 lá, sau 10 ngày cao 15cm và có 8 – 9 lá. Cây bắt đầu phân cành ở ngay gần mặt đất, các cành thấp có thể nằm sát mặt đất.Ở các cây điều lớn tuổi, các cành thấp bò lan trên mặt đất một khoảng xa, đôi khi còn đâm rễ ngay chỗ tiếp xúc của cành với đất (Davis T.A. – 1961). Chồi sinh trưởng phát triển suốt năm nhất là khi mưa phân bố đều, thường có 2 – 3 thời kỳ sinh trưởng mạnh tuỳ theo mùa, phát triển chồi non rộ vào cuối mùa mưa hay đầu mùa khô. Theo Galang F.G. và Lazo F.D. cây điều ở châu Phi có nhiều đợt đâm chồi, đợt đầu vào tháng 3 sau mùa cho quả, vào tháng 7 khi mưa nhiều chỉ có khoảng 5% số cành mới mọc còn đa số ra chồi mới vào tháng 11.[7] Như vậy có thể thấy điều là loài cây sinh trưởng và phát triển tốt đặc biệt là khi gặp điều kiện thuận lợi. Theo Ohler J.G. điều có nguồn gốc phát sinh từ vùng xích đạo và các vùng trồng điều nằm giữa khoảng từ 15 vĩ độ Nam đến 15 vĩ độ Bắc. Ông đánh giá vai trò của các yếu tố sinh thái với sinh trưởng và phát triển của điều qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau: - Về nhiệt độ Khi mọc tự nhiên ở vùng ven biển nhiệt đới, điều có thể chịu được nhiệt độ cao nhất tới 400C. Tuy nhiên nhiệt độ bình quân hàng tháng thích hợp nhất với cây điều là 270C. Điều là loại cây rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp và sương giá. Ở miền nam nước ta nhiệt độ trung bình tháng khá cao lại không có mùa đông như ở miền bắc nên rất thích hợp để trồng điều. Ngay ở KonTum là khu vực có địa hình và vĩ độ cao của Bắc Tây Nguyên cũng không có tháng nào nhiệt độ trung bình tối xuống thấp hơn 180C.[6] - Về lượng mưa Các vùng trồng điều trên thế giới có lượng mưa thay đổi từ 4000 - 5000 mm/năm và tập trung vào mùa mưa dài từ 4 – 6 tháng đồng thời có mùa khô kéo dài tương đương. Những vùng có lượng mưa duới 800 mm/năm thì năng suất không ổn định. Yêu cầu về nước của cây cũng khác nhau. Thời kỳ sinh trưởng cây cần nhiều nước, nhất là cây mới trồng. Còn thời kỳ ra hoa quả cây nếu gặp mưa, hoa quả sẽ rụng nhiều, năng suất giảm.[6] Ở Miền Nam và Tây Nguyên nước ta có mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đây là điều kiện rất phù hợp với cây điều. Lượng mưa tập trung vào những tháng mùa mưa thuận lợi cho thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây còn vào mùa khô tiếp theo sẽ thuận lợi cho thời kỳ cây ra hoa kết trái. - Về ánh sáng Cây điều là loài cây ưa sáng nên các cây thường được trồng đơn lẻ hay trồng với mật độ thưa thích hợp. Nếu đảm bảo được ánh sáng cây cho năng suất khá cao. Đặc biệt trong thời kỳ nở hoa kết trái, cây cần nhiều ánh sáng để thụ phấn và đậu quả. Ở Miền Nam và Tây Nguyên, các tháng mùa khô ít mưa, nhiều nắng. Trung bình các nơi vào thời gian này đều có số giờ nắng trên 2000 giờ nên đều có thể đáp ứng được yêu cầu về ánh sáng của cây. Về độ ẩm không khí Cây điều ra hoa quả thuận lợi trong điều kiện độ ẩm không khí tương đối thấp. Nếu độ ẩm không khí cao đều quanh năm và nhất là vào mùa ra hoa quả sẽ làm cản trở quá trình mở bao phấn, đầu nhụy không được thụ phấn, hoa sẽ bị thối và rụng. Những vùng trồng điều thuận lợi trên thế giới đều có độ ẩm tương đối trung bình từ 46% – 50%, độ ẩm buổi tối cao trung bình từ 68% – 77%.[6] Miền Nam nước ta có độ ẩm tương đối trung bình dao động từ 67% -70% nên việc ra hoa quả của điều cũng khá thuận lợi. - Về đất đai Điều có thể thích hợp với nhiều loại đất mà năng suất không thay đổi, đây là loại cây ít đòi hỏi về điều kiện đất đai. Tuy nhiên loại đất thích hợp nhất cho cây là đất cát pha, tầng dày, xốp tiêu nước tốt, không có lớp đất cứng ở phía dưới, mực nước ngầm sâu khoảng 5 – 10 m. Điều không chịu được đất thoát nước kém, ngập lụt. Chịu hạn tốt với đất pha cát có tầng dày. Rễ điều ăn sâu. phát triển tốt khi gặp loại đất này, sau 10 ngày rễ xuyên sâu 32 – 38cm, 4 tháng xuyên sâu hơn 80cm và đến khi trên 4 tuổi rễ có thể xuyên sâu tới hơn 5m.[6] Ở Miền Nam cây điều được trồng và phát triển khá tốt trên đất cát ven biển, đất xám trên phù sa cổ, dất đỏ vàng. Vùng Bắc Tây Nguyên cây điều được trồng trên đất xám phù sa cổ, đất nâu đỏ. Thực tế cho thấy từ nhiều năm nay cây điều ở các vùng này sinh trưởng và phát triển tốt. 2. Đặc điểm và tác dụng một số bộ phận của cây điều: 2.1. Quả : Dạng hạt hình thận chính là quả thật của điều còn phần gọi là quả thực ra là quả giả do cuống hoa phồng to lên, có thể to gấp 5-10 lần quả thật. Vỏ quả thật có một lớp vỏ quả dai, vỏ trong lại cứng và dòn, lớp vỏ giữa xốp và chứa nhiều dầu vỏ hạt. Nhân hạt trắng và nhẵn, được bọc bởi một lớp vỏ lụa màu nâu đỏ hay hồng. Sau khi thụ phấn, noãn sào to dần và sau một tuần có thể nhận ra hạt bằng mắt thường. Lớp vỏ quả phát triển nhanh hơn phôi trong hai tuần đầu. Sau đó phôi phát triển nhanh hơn và chiếm hết xoang trống lúc hạt đạt kích thước tối đa sau thời gian 5 – 7 tuần. Sau đó hạt co lại, vỏ cứng dần, màu lục trở thành màu xám. Quả điều có chứa nhiều vitamin nhất là vitamin C và các loại muối khoáng cần thiết cho cơ thể con người. Từ quả điều có thể chế biến thành bánh, mứt, nước giải khát, rượu, làm dược liệu...[1], [6]. 2.2. Hạt Kích thước, hình dạng và tỷ lệ của hạt thay đổi nhiều. Có nhiều giống khác nhau về kích thước và trọng lượng hạt, nhân và vỏ. Giống hạt lớn, nặng 10 – 13 g, có giống hạt nhỏ chỉ nặng 3 –4 g. Có giống vỏ hạt nhẵn, có giống vỏ hạt lại xù xì hoặc nháp. Có giống nhân chiếm 25% trọng lượng hạt, có giống chỉ chiếm 20 – 21 %.[6] Gần đây, các nhà khoa học Ấn Độ đã chế tạo được chất polyme từ chất lỏng chiết tách từ hạt điều và sợi amiăng. Chất polime này có thể chịu được nhiệt độ cao đến 30000C trong 3 phút. Họ cho rằng các polyme làm từ chất chiết ra từ hạt điều với khả năng mở ra triển vọng làm các chất chống cháy cho tên lửa và tầu vũ trụ dùng nhiều lần.[1] 2.3 Nhân Nhân điều chiếm trung bình 25% trọng lượng hạt, có hình hạt đậu, màu trắng, là thức ăn ngon, có giá trị dinh dưõng cao nhất là hàm lượng đạm, chất béo và đường. Thành phần chung của nhân điều gồm protein, chất béo và cacbonhydrat. Theo một số tác giả phân tích thành phần nhân điều thế giới và phân tích của viện khảo cứu nông lâm Đông Dương (IRAFI) về điều ở Việt Nam cho thấy : Chất béo đạt từ 44- 47%; Protein 15 – 21 % ngoài ra vỏ hạt còn chứa nhiều vitamin B1, B2, B6 ...[6] Theo tài liệu của Nair M.K. về cung cấp năng lượng (calo) Nhân điều vượt xa so với ngũ cốc, thịt và trái cây : nhân điều cung cấp 6000 calo/kg, ngũ cốc cung cấp 3600 calo/kg, thịt cung cấp 1800 calo/ kg, trái cây cung cấp trung bình khoảng 650 calo/kg.[6] Bảng 1 :Thành phần các chất dinh dưỡng có trong nhân hạt điều Đơn vị :% Thành phần  Theo phân tích của Viện IRAFI  Theo phân tích của Metafredini  Theo phân tích của Adriano Wealth và Parpia   Protein  15,78  21  21   Chất béo  44,90  44  47   Cacbonhydrat  2,05  29  22   Đường khử  7,78  -  -   Saccharose  5,70  -  -   Tinh bột  19,82  -  -   Cellulose  3,97  -  -   Nguồn: Cashew, Ohler J.G., Amsterdam (chú ý : “-“ chưa có con số cụ thể) Nhân điều là một loại thực phẩm cao cấp, bao gồm nhiều chất và tương đối cân đối trong thành phần dinh dưỡng. Nhân điều có hàm lượng calo cao hơn ngũ cốc, thịt và các loại hoa quả tươi. Nhu cầu về nhân điều trong tiêu dùng ngày càng cao và có giá trị xuất khẩu lớn. Từ nhân điều người ta có thể ép ra dầu rán, magarin là những sản phẩm có giá trị đồng thời là thức ăn hạn chế và chữa được nhiều loại bệnh hiểm nghèo như chảy máu não, sơ cứng động mạch, huyết áp, thần kinh... 2.4. Vỏ hạt điều Trong vỏ hạt điều có một chất rất giá trị đó là dầu vỏ hạt điều. Dầu vỏ hạt điều là chất lỏng giống như chất nhựa, tỷ khối cao khoảng 920 – 980 g/cm3. Màu từ vàng nhạt đến nâu sậm, có vị đắng, ăn da, làm dộp da, khi đun lên bốc khói cay và ngạt thở. Dầu vỏ hạt điều có hàm lượng thay đổi nhiều ở các vùng. Dầu vỏ hạt điều có công dụng tương đối đa dạng và được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp quan trọng. Dầu vỏ hạt điều là một trong những nguồn cho phenol thực vật quan trọng. Nó chứa đến 90% axit anacardic là chất làm phỏng da. Do có bản chất phenol nên có thể dùng trực tiếp dầu vỏ hạt điều làm chất bảo quản gỗ và sợi dệt thô vì có khả năng chống côn trùng và nấm... dùng làm thuốc trừ sâu dùng hoá dẻo các loại nhựa cứng. Từ dầu vỏ hạt điều có thể chế biến thành véc ni, sơn chống thấm, sơn cách điện,... Người ta đã thấy dầu vỏ hạt điều có nhiều tác dụng trong ngành công nghiệp mà đến nay chưa có loại dầu thực vật nào có thể so sánh với nó. Vỏ cây điều chứa nhiều tanin (4 – 9%) có thể chiết xuất để sử dụng trong công nghệ thuộc da hoặc làm mực không phai màu. 2.5. Quả giả: Kích thước và hình dạng của quả giả cũng biến đổi nhiều như ở hạt. Quả có thể có dạng hình tròn, thon dài hoặc có dạng hình tim. Thường trọng lượng quả lớn gấp 5 – 10 lần trọng lượng hạt. Khi quả non có màu nâu hồng hay nâu lục, về sau trở thành màu lục. Khi chín có màu đỏ hoặc vàng, cũng có màu trung gian giữa đỏ và vàng. Quả chín rất mọng nước, có ít sơ, vỏ mỏng dễ bị dập. Quả chín có mùi đặc biệt, chứa 85% nước, 10% đường. Theo tài liệu của Viện khảo cứu nông lâm Đông Dương (IRAFI), thành phần của quả điều Việt Nam gồm chủ yếu là đường, chất xơ, muối khoáng và tanin. Như vậy nếu được chế biến thì đây cũng là nguồn thực phẩm rất giàu dinh dưỡng.[1] Bảng 2 :Thành phần của quả điều Đơn vị :% Thành phần  Quả màu đỏ  Quả màu vàng   Nước  85,92  86,38   Tro  0,44  0,57   Đường  7,72  7,30   Đạm  0,68  0,52   Dầu béo  0,30  0,27   Hydroxit carbon  0,86  0,98   Tanin  0,42  0,48   Cellulose  3,46  3,34   Axit citric  0,20  0,16   Nguồn: Cây đào lộn hột, Phạm Văn Nguyên, Tổng công ty Vinalimex 2.6. Gỗ điều: Theo tài liệu của Nair cho thấy gỗ điều có tỷ trọng 500kg/m3, sợi gỗ dài gấp hai lần sợi gỗ thông hai và ba lá nên có thể làm nguyên liệu giấy sợi. Gỗ điều không bị mối mọt nên có thể sản xuất đồ gỗ, ván sàn và trang trí nội thất. Ngoài ra còn được dùng làm trục bánh xe, ách trâu bò, làm củi đun, đốt than. Than gỗ điều có hàm lượng KOH cao nên được dùng làm phân bón cho cây và bón cải tạo đất. Tóm lại, có thể thấy rằng điều là loại cây có rất nhiều giá trị. Mỗi một bộ phận của cây đều đem đến những giá trị nhất định. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa khai thác hết các tác dụng này. Hầu như ở các nước sản xuất điều trên thế giới mới chỉ chú trọng vào việc chế biến nhân hạt điều thành một thực phẩm bổ dưỡng chứ chưa chú trọng đến các tác dụng khác của nó. Đây thực sự là một sự lãng phí rất lớn. Do đó cần phải tập trung nghiên cứu hơn nữa vào các tác dụng khác của cây điều để có thể tận dụng một cách triệt để những lợi ích mà loại cây này đem lại. Tình hình cung - cầu điều trên thị trường thế giới: 1.Nhu cầu về điều trên thị trường thế giới Như đã trình bày ở trên, điều là một sản phẩm có giá trị rất cao, đem đến nhiều công dụng. Tuy nhiên phải đến tận đầu thế kỷ 20 mới xuất hiện nhu cầu về điều. Một lượng nhỏ nhân điều đã được nhập vào Mỹ năm 1905. Mậu dịch quốc tế về điều bắt đầu sau khi đại diện của các công ty thực phẩm khám phá ra hạt này trong chuyến đi của họ ở Nam Ấn đầu năm 1920. Đến lúc này nhu cầu về điều mới thực sự phát triển. Tuy nhiên trong giai đoạn này mới chỉ xuất hiện nhu cầu về điều như là một thực phẩm. Đến năm 1928, người ta đã phát hiện ra cách bảo quản hạt trong thùng kín có chứa CO2, do đó có thể vận chuyển được điều đi xa và dài ngày hơn. Ngoài các chuyến hàng gửi sang Mỹ, còn gửi sang các nước châu Âu như Anh, Hà Lan,...Năm 1941 tổng lượng nhân điều nhập khẩu thế giới lên đến gần 20 tấn.[8]. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sản lượng và mức tiêu thụ điều của thế giới tăng lên rất nhanh. Nhờ có thành phần dinh dưỡng cao và lại có hương vị thơm ngon, nó trở thành món ăn tráng miệng quan trọng, chỉ đứng sau hạnh nhân. Năm 1969, Liên Xô đã chiếm vị trí của Mỹ để trở thành nước mua nhiều nhân hạt điều nhất của Ấn Độ. Các nước Đông Âu khác như Đông Đức và Nam Tư đã trở thành các nước nhập khẩu điều lớn. Mức tiêu thụ của Nhật Bản cũng tăng nhiều. Trong giai đoạn 1971 – 1975 lượng nhập khẩu điều trên thế giới đạt trên 400.000 tấn tức là tương đương 100.000 tấn nhân.[1],[8]. Những năm gần đây số lượng nhập khẩu nhân điều ở các nước tăng mạnh. Nước nhập khẩu lớn nhất là Hoa kỳ (năm 1994 nhập 59.671 tấn, năm 1997 nhập 61.236 tấn) tiếp đó là Hà Lan (năm 1994 nhập 6.282 tấn, năm 1997 nhập 14.288 tấn). Chính vì nhu cầu ở các nước nay tăng mạnh nên tổng sản lưọng tiêu thụ nhân điều của thế giới cũng tăng lên đáng kể: năm 1994 lượng nhập khẩu là 120.862 tấn, năm 1997 tăng lên đến 147.647 tấn.[1], [8], [35] Bảng 3 :Số lượng nhập khẩu nhân điều của các nước trên thế giới Đơn vị : tấn Nước  1994  1995  1996  1997   Mỹ  59.671  52.663  59.309  61.236   Canada  4.785  4.150  4.536  4.990   Hà Lan  6.282  8.550  12.406  14.288   Đức  7.983  9.616  10.818  12.474   Anh  5.511  5.126  6.373  6.577   Pháp  2.087  2.880  3.924  4.990   Các nước Tây Âu  4.377  4.137  2.994  3.856   Trung Quốc  7.507  14.991  12.497  12.474   Nhật Bản  5.625  6.192  6.418  6.577   Các nước châu Á khác  4.536  5.602  5.239  4.763   Ểc  4.491  5.534  5.148  5.443   Trung Đông  3.493  3.901  4.491  4.536   Các nước khác  4.513  4.922  5.375  5.443   Thế Giới  120.862  128.301  139.255  147.647   Nguồn : Hiệp hội nghiên cứu và phát triển điều Ấn Độ - ICARD Theo thống kê kể từ năm 2000 trở lại đây, hàng năm lượng nhập khẩu điều trên thế giới dao động khoảng 350.000 đến 400.000 tấn (ICARD). Mỹ vẫn là nước nhập khẩu điều lớn nhất thế giới với mức nhập khẩu hàng năm khoảng 70.000 – 80.000 tấn, tiếp đó là các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,Úc,..., các nước Trung Đông, Trung Quốc, Nhật Bản....Theo nguồn tin từ Hội đồng xúc tiến xuất khẩu điều mấy năm gần đây nhu cầu về điều trên thế giới tăng trung bình 4% mỗi năm đặc biệt tăng mạnh ở các nước Tây Âu. Riêng về dầu vỏ hạt điều, mấy năm gần đây lượng giao dịch khoảng 30.000 – 40.000 tấn/năm. Trong đó các nước nhập khẩu chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu.[8],[35] Nhu cầu tiêu thụ về các sản phẩm về điều chắc chắn sẽ còn tăng vì đây là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao được đa số người dân trên thế giới chấp nhận và ưa chuộng, ngoài ra người ta còn phát hiện ra một số công dụng khác của điều trong các ngành công nghiệp hứa hẹn một nhu cầu lớn hơn nữa về các sản phẩm của điều. 2.Tình hình cung về điều trên thế giới 2.1 Tình hình sản xuất Cây điều là loại cây dễ trồng và được phân bố rộng rãi. Hiện nay đã được trồng khá phổ biến ở các vùng rộng lớn ở châu Phi, châu Á gồm Mozămbich,Tazania, Kenya, Ấn Độ, Việt Nam, Indonexia, Thái Lan... Ngay từ những năm 20 của thế kỷ 20, ngành công nghiệp Ấn Độ đã bắt đầu phát triển và nhiều nhà máy chế biến hạt điều được thành lập. Ấn Độ chiếm vị trí độc tôn trong việc chế biến và xuất khẩu hạt điều. Nhờ có nhân công rẻ nên trong giai đoạn đầu Ấn Độ đã giữ vững vị trí này. Tuy nhiên, sản lượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan.doc
  • docMuc luc.doc
Luận văn liên quan