Khóa luận Nâng cao hiệu quả giáo dục - Đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Những năm đầu thế kỷ XXI, khi cả nhân loại đang bước vào nền kinh tế dựa trên tri thức, chúng ta càng xiết bao khâm phục trước tầm nhìn xa trông rộng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, càng thấm thía lời dạy của Người: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc hiểm họa của sự dốt nát, theo Người dốt nát cũng là kẻ địch. Nên Người chỉ rõ: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, đòi hỏi công tác giáo dục - đào tạo phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện. Tư tưởng này được khẳng định và cụ thể hóa trong nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ II (khóa VIII) "Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000". Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định: "Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững [6, tr. 108 - 109]. Nằm trong sự phát triển chung của đất nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có một vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, giao lưu quốc tế và môi trường sinh thái. Nhận thức rõ vị thế đó, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trong đó có chính sách về giáo dục - đào tạo. Nhờ sự quan tâm ấy trong thời gian qua công tác giáo dục - đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, bất cập, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Do đó việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc)" làm đề tài tốt nghiệp khóa luận đại học, chuyên ngành chủ nghĩa cộng sản khoa học của mình.

doc57 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả giáo dục - Đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm đầu thế kỷ XXI, khi cả nhân loại đang bước vào nền kinh tế dựa trên tri thức, chúng ta càng xiết bao khâm phục trước tầm nhìn xa trông rộng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, càng thấm thía lời dạy của Người: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc hiểm họa của sự dốt nát, theo Người dốt nát cũng là kẻ địch. Nên Người chỉ rõ: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, đòi hỏi công tác giáo dục - đào tạo phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện. Tư tưởng này được khẳng định và cụ thể hóa trong nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ II (khóa VIII) "Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000". Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định: "Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững [6, tr. 108 - 109]. Nằm trong sự phát triển chung của đất nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có một vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, giao lưu quốc tế và môi trường sinh thái. Nhận thức rõ vị thế đó, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trong đó có chính sách về giáo dục - đào tạo. Nhờ sự quan tâm ấy trong thời gian qua công tác giáo dục - đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, bất cập, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Do đó việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc)" làm đề tài tốt nghiệp khóa luận đại học, chuyên ngành chủ nghĩa cộng sản khoa học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề giáo dục - đào tạo là một vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chú ý, được thể hiện trong nhiều Văn kiện của Đảng, nhất là từ khi thực hiện chính sách đổi mới mà đặc biệt có nghị quyết Ban chấp hành Trung ương II (khóa VIII). Đây là vấn đề lớn được nhiều người quan tâm thể hiện ở những bài báo hoặc đề tài có tính quốc gia như: "Sự phát triển giáo dục - đào tạo ở các vùng dân tộc thiểu số" của Nguyễn Minh Hiển - Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, "Đôi nét về thực trạng trình độ học vấn của cư dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam" của Nguyễn Chí Huyên đăng trên tạp chí Dân tộc học số 4 - 1995... Song để đi sâu nghiên cứu tình hình giáo dục ở các tỉnh miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều hạn chế. 3.1. Mục đích Làm rõ yêu cầu cấp bách của việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc). 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích làm rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. - Phân tích thực trạng công tác giáo dục - đào tạo ở các tỉnh miền núi phía Bắc, từ đó nêu ra và luận chứng một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài khóa luận được nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp các phương pháp lôgic và lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn... 5. ý nghĩa của đề tài - Góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục - đào tạo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. - Là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 2 chương, 4 tiết. Chương 1 Tầm quan trọng của công tác giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số 1.1. công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta 1.1.1. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp và kinh tế nông thôn Chủ trương công nghiệp hóa và xây dựng nền kinh tế hiện đại đã được đặt ra từ Đại hội Đảng lần thứ III (1969). Trong điều kiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chúng ta đã chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng. Thực tiễn cho thấy, chủ trương công nghiệp hóa như trên là chưa hoàn toàn phù hợp với một nước mà nông nghiệp và kinh tế nông thôn là một bộ phận chủ yếu, quan trọng cấu thành nền kinh tế. Đại hội Đảng lần thứ V đã xác định nội dung chính của công nghiệp hóa trong 5 năm (1981 - 1985) và những năm 80 là: "Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa (XHCN), ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý" [2, tr. 26]. Đại hội Đảng VI với tinh thần đổi mới đã cụ thể hóa nội dung chính sách trên của công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên thông qua 3 chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Ba chương trình này đã thể hiện vị trí ưu tiên hàng đầu của nông nghiệp. Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1996). Chúng ta đã đạt được những thành quả quan trọng. Đại hội VIII nhận định: Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho CNH, HĐH đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Nội dung cơ bản của CNH, HĐH nền kinh tế Việt Nam trong những năm còn lại của thế kỷ XX là: "Phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa nông nghiệp và vùng nông thôn, ra sức phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, các ngành du lịch dịch vụ. Khôi phục, phát triển, từng bước hiện đại hóa các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống đi đôi với mở mang ngành nghề mới" [3, tr. 22]. Đại hội IX tiếp tục khẳng định đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, với nội dung. "Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn" [6, tr. 92 - 93]. Trong điều kiện hiện nay, việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn bao gồm một số nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, thực hiện từng bước quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Là một bộ phận hữu cơ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ở nông thôn cũng đang diễn ra quá trình hình thành cơ cấu kinh tế mới; nông - công nghiệp và dịch vụ, bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp. Công nghiệp chế biến nói riêng và công nghiệp nông thôn nói chung, thương nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác. Mục tiêu của việc chuyển dịch đó là nhằm khai thác tốt nguồn tài nguyên về đất đai, rừng, biển, nguồn lao động dồi dào, ưu thế địa lý và sinh thái, nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, từng bước đa dạng hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, tạo nguồn tích lũy và thị trường rộng lớn cho công nghiệp hóa. Đến đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định: "Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn" [6, tr. 168]. Để thoát khỏi thế độc canh của nền nông nghiệp truyền thống, từng bước tiến tới một nền nông nghiệp hiện đại, cơ cấu nông nghiệp phải hướng vào tăng nhanh tỷ suất hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao năng suất và hiệu quả trên mỗi đơn vị diện tích và mỗi lao động. Theo hướng đó, phải đẩy mạnh thâm canh để tăng năng suất, sản lượng lương thực và dành được diện tích phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao. Đưa chăn nuôi lên thành một ngành chính. Đẩymạnh phát triển và khai thác có hiệu quả các nguồn lực rừng và biển. Chú trọng phát triển các vùng có khối lượng nông sản hàng hóa lớn, chuyên canh kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, hệ sinh thái và lợi thế so sánh của từng vùng, đi đôi với mở rộng giao lưu trong nước và ngoài nước, có chương trình, giải pháp thiết thực để hỗ trợ những vùng nghèo, vùng khó khăn vươn lên nhanh. Cùng với sự chuyển dịch nội bộ nông nghiệp như trên, phải có chính sách và biện pháp xúc tiến quá trình công nghiệp hóa nông thôn, nhằm triệt để giải phóng sức sản xuất, tạo thêm việc làm, thúc đẩy phân công lại lao động theo hướng ai giỏi việc gì làm việc ấy. Mấy năm qua, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,7%, so với mục tiêu đề ra 4,5 - 5% trong đó nông nghiệp tăng 5,6%, lâm nghiệp 0,4%, ngư nghiệp 8,4% [6, tr. 224]. Cơ cấu mùa vụ đã chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu có năng suất cao, ổn định. Các loại giống lúa mới đã được sử dụng trên 87% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân hàng năm trên 1,6 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người đã tăng từ 360kg năm 1995 lên trên 444kg năm 2000. Nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến bước đầu được hình thành, sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn. So với năm 1995, diện tích một số cây công nghiệp tăng khá: cà phê gấp hơn 2,7 lần, cao su tăng 46%, nửa tăng khoảng 35%, bông tăng 8%... Một số giống cây công nghiệp có năng suất cao đã được đưa vào sản xuất đại trà. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị đất nông nghiệp tăng từ 13,5 triệu đồng/ha, năm 1995 lên 17,5 triệu đồng/ha năm 2000 [6, tr. 224]. Song, năng suất trên một lao động nông nghiệp nước ta hiện còn thấp. Vì vậy, phải chuyển dịch cơ cấu để chuyển dần lao động trong nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ nói chung, trước hết là ngay tại chỗ. Mộtmặt phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở cả nông thôn và thành phố. Mặt khác phải phát triển công nghiệp nông thôn một cách toàn diện, từ công nghiệp hàng tiêu dùng, đến công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí chế tạo và sửa chữa... với quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu. Phải có chính sách mở rộng thị trường, khuyến khích và khôi phục các làng nghề truyền thống. Đồng thời mở mang nhiều làng nghề ở nông thôn. Khuyến khích các hộ nông dân và các tổ chức hợp tác phát triển công nghiệp, đi đôi với khuyến khích các doanh nghiệp về nông thôn lập nghiệp, góp phần tích cực cùng nông dân phát triển mạnh mẽ công nghiệp nông thôn. Tóm lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn là con đường cơ bản để tiến hành phân công lại lao động, xã hội hóa nền sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa, tạo ra nhiều việc làm, sản xuất ra nhiều của cải, nâng cao thu nhập, tác động tích cực đến phát triển công nghiệp và dịch vụ của cả nước. Thứ hai, phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa hướng vào xuất khẩu. Nông nghiệp nông thôn vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhu cầu trong nước, vừa tham gia thị trường xuất khẩu. Theo hướng đó, phải phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa hướng vào xuất khẩu, phải phấn đấu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm tiêu dùng, từ thị trường địa phương vươn ra thị trường cả nước. Đối với xuất khẩu, cần nhanh chóng áp dụng công nghệ chế biến hiện đại, tăng hàm lượng kỹ thuật và giá trị sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, phấn đấu thâm nhập, từng bước tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới và khu vực, thu hút nước ngoài đầu tư phát triển công nghiệp và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta. Với tầm quan trọng đó tại Đại hội IX Đảng ta đã chỉ rõ: "Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu"[6, tr. 172]. Hiện nay, công nghiệp hóa nông nghiệp đang là nhu cầu cấp bách để nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, tăng năng suất lao động, phân công lại lao động xã hội nông thôn nước ta. Chúng ta đang phải xuất khẩu hầu hết dưới dạng thô, với giá rẻ, lại phải nhập rất nhiều vật tư kỹ thuật, hàng hóa công nghiệp, vừa mất việc làm vừa giảm thu nhập. Trong khi đó, nhiều năng lực sản xuất, nhiều nguồn lực chưa được huy động để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa hướng vào xuất khẩu, bằng cách khuyến khích và khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống, nâng cao độ tinh xảo, tính dân tộc độc đáo trong các chủng loại mặt hàng. Đồng thời, mở mang nhiều ngành nghề mới ở nông thôn, kết hợp cùng với phát triển các ngành nghề kinh tế mũi nhọn như: chăn nuôi, trồng trọt. Đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản là một trọng tâm phát triển công nghiệp tại nông thôn theo hướng chung là sơ chế tại chỗ và tinh chế tập trung. Nông dân vừa là người cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, vừa là người tiêu dùng đông đảo, với nhu cầu ngày càng tăng, cả về khối lượng, chủng loại và chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy nông thôn cung cấp sản phẩm cho thị trường, đồng thời chính nông thôn là một thị trường rộng lớn mà các ngành sản xuất, dịch vụ phải hướng vào phục vụ, đáp ứng cả về nhu cầu sản xuất lẫn tiêu dùng, cả về vật chất cũng như văn hóa. Phát triển kinh tế nông thôn sẽ làm tăng sức mua của nông dân, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong mấy năm trở lại đây, các mặt hàng nông nghiệp của chúng ta đã có mặt trên các thị trường lớn như: châu á, EU, Trung Đông... nhiều mặt hàng đã trở thành thế mạnh của chúng ta như gạo, nông sản... Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2000 đạt 4,3 tỷ USD, gấp hơn 1,7 lần so với năm 1995, bình quân hàng năm chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đã tạo được ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (đứng thứ 2 thế giới), cà phê (đứng thứ 3) và thủy sản chiếm 34% trị giá kim ngạch xuất khẩu toàn ngành: [6, tr. 225]. Cùng với việc hướng các sản phẩm nông nghiệp vào xuất khẩu, chúng ta phải mở rộng quan hệ đối ngoại, phát triển hợp tác làm ăn với bên ngoài, chúng ta ngày càng có thêm điều kiện tranh thủ nguồn vốn, tiếp thu kỹ thuật và công nghệ, thúc đẩy cạnh tranh, mở rộng cho việc phát triển công nghiệp nông thôn và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Thứ ba, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn. Nông thôn và miền núi có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Thực tế cho thấy một trong những yếu tố có tính quyết định bảo đảm sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học và công nghệ. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2 (khóa VIII) đã khẳng định: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải bằng khoa học và công nghệ, dựa vào khoa học và công nghệ" [4, tr. 61]. Tiếp đến Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 (khóa VIII) tiếp tục khẳng định: Tập trung sức cao hơn nữa cho nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong mọi tình huống (trang 44). Vì vậy, nội dung cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Thời gian qua khoa học công nghệ đã có đóng góp tích cực vào phát triển sản xuất nông nghiệp. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ước tính 30 - 35% giá trị gia tăng của sản xuất lương thực là do đóng góp của khoa học công nghệ. Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được nông dân tiếp thu nhanh. Các viện, trường đã huy động lực lượng nghiên cứu giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn. Trong nhiều kế hoạch 5 năm các hoạt động khoa học công nghệ đã hướng vào phục vụ nông nghiệp và nông thôn, các chương trình cấp nhà nước, đề tài cấp bộ đã tập trung vào giải quyết một số nội dung như: các giống cây, con, phương pháp nuôi, trồng tiên tiến, xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện nông thôn, miền núi, đưa công nghệ mới vào để phát huy thế mạnh về cây công nghiệp, dược liệu, chăn nuôi... đưa công nghiệp chế biến vào nông thôn, tạo nên sản phẩm hàng hóa, nâng cao dân trí, đào tạo nghề nghiệp. Các viện, trường đã đưa lực lượng khoa học công nghệ về nông thôn hướng dẫn nhân dân ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ. Ngành nông, lâm, thủy sản tính đến cuối năm 1998 đã có 31 cơ quan khoa học công nghệ, trong đó có 19 viện và trung tâm nghiên cứu thuộc bộ, 4 viện và 8 trung tâm nghiên cứu thuộc các tổng công ty. Có 2 trường Đại học lâm nghiệp, 2 trường Đại học thủy lợi, 6 trường Đại học nông nghiệp, 1 trường Đại học thủy sản. Số cán bộ nghiên cứu khoảng 7000 người (trên đại học 510 người, đại học 3.700 người. Đây là lực lượng không nhỏ, đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn: - Trong lĩnh vực trồng trọt: Việc áp dụng đồng bộ các kỹ thuật tiến bộ như: thay đổi các cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu sản xuất các giống mới có năng suất cao, thích hợp với các điều kiện sinh thái, chống sâu bệnh... góp phần vào việc nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm trồng trọt. Nổi bật trong lĩnh vực này là giống cây trồng. Từ năm 1991, khoảng gần 100 giống cây trồng mới đã được công nhận là giống quốc gia và đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp trên phạm vi cả nước. - Trong lĩnh vực chăn nuôi: Với kỹ thuật, tiến bộ về giống vật nuôi như giống lợn lai, lợn nạc, bò sữa... các tiến bộ về thức ăn, biện pháp nuôi dưỡng, cũng như thú y đã góp phần đáng kể trong việc đẩy tốc độ gia tăng giá trị của tổng sản phẩm chăn nuôi nhanh hơn trồng trọt trong những năm gần đây và phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đưa sản xuất chăn nuôi thành một ngành chính cân đối hơn trong cơ cấu nông nghiệp. - Trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoaluan tot nghiepkilobooks.doc
  • docBia 1kilobooks.doc
  • docTom tatkilobooks.doc
Luận văn liên quan