Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập thị trường tài chính nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng đang là một xu thế tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, năng lực cạnh tranh là một yếu tố quyết định đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình hội nhập vì bản chất của cạnh tranh trong quá trình hội nhập là doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, và trình độ phát triể n cao hơn. Cũng như nhiều ngành kinh tế khác, ngành kinh doanh dịch vụ bảo hiể m cũng không nằm ngoài quy luật này. Ở Việt Nam, sự có mặt của các Công ty bảo hiểm nước ngoài và các Công ty bảo hiể m nhiều thành phầ n trong nước đã làm cho vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên sôi động hơn. Để khai thác thị trường bảo hiểm đạt hiệu quả cao nhất, mỗi doanh nghiệp bảo hiể m đều có biện pháp cạnh tranh riêng, tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập như vũ bão, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam muốn khẳng định vị thế trên thị trường và để không bị thua thiệt trong quá trình cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phả i nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Sau hơn 10 năm mở cửa thị trường bảo hiểm, đến nay trên thị trường bảo hiể m đã có 32 doanh nghiệp hoạt động trong các vĩnh vực bảo hiểm nhâ n thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Ngoài ra có hơn 30 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường bảo hiểm giai đoạn 2001-2005 đạt trên 32%/ năm; quy mô thị trường bảo hiểm không ngừng được mở rộng, doanh thu phí đạt xấp xỉ 16.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 2% GDP năm 2005. Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển với tốc độ phát triển mạnh mẽ, cùng với sự góp mặt của ngày càng nhiều của các doanh nghiệp, tổ chức bảo hiể m trong và ngoài nước nên mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo Khoá luận tốt nghiệp Phạm Ngọc Anh Lớp A11- K41D - KTNT 7 hiểm ngày càng trở nên cấp thiết. Đó là lí do vì sao vấn đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" được tác giả chọn làm đề tài của Khoá luận tốt nghiệp. Kết cấu của Khoá luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận, gồm 3 chương sau: Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiể m Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiể m Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Em xin chân thành cảm các Thầy, các Cô ở khoa Kinh tế ngoại thương đã nhiệt tình giảng dạy, truyền bá những kiến thức quý báu giúp em có nền tảng khoa học khi viết Khoá luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cá m ơn và sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hoàng Ánh, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình viết Khoá luận này. Do trình độ của bản thân còn hạn chế và do đề tài được nghiên cứu trong điều kiện công tác thống kê của toàn ngành chưa hoàn thiện nên Khoá luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy, Cô, bạn bè và những người quan tâm.

pdf100 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Sinh viên thực hiện : Phạm Ngọc Anh Lớp : Anh 11 K41D- K41E-KTNT Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hoàng ánh Hà Nội, 11/2006 Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC Lời nói đầu CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH I. Một số vấn đề chung về bảo hiểm 1. Lịch sử hình thành và khái niệm về bảo hiểm ........................................ 3 1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................... 3 1.2. Khái niệm về bảo hiểm ........................................................................ 6 1.3. Phân loại bảo hiểm .............................................................................. 7 1.3.1. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm ..................................... 7 1.3.2. Căn cứ vào đối tượng của bảo hiểm ................................................. 7 1.3.3. Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm .................................................. 8 1.3.4. Căn cứ vào quy định của pháp luật về bảo hiểm .............................. 8 2. Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm ................................................. 8 2.1. Nguyên tắc bồi thường ......................................................................... 8 2.2. Bảo hiểm rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn ........................ 9 2.3. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối ............................................................ 9 2.4. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm ............................................................... 10 2.5. Nguyên tắc thế quyền ......................................................................... 10 3. Các vai trò của bảo hiểm ....................................................................... 10 3.1. Bồi thường tổn thất ............................................................................. 10 3.2. Giảm bớt lo ngại ................................................................................. 11 3.3. Tạo lập quỹ đầu tư .............................................................................. 11 3.4. Ngăn ngừa tổn thất ............................................................................. 12 3.5. Đẩy mạnh tín dụng ............................................................................. 12 II. Khái quát chung về năng lực cạnh tranh 1. Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh ................................................... 13 1.1. Khái niệm ............................................................................................ 13 1.2. Các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............. 14 Phạm Ngọc Anh 1 Lớp A11- K41D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp 1.2.1. Năng lực tài chính .......................................................................... 14 1.2.2. Nguồn nhân lực .............................................................................. 15 1.2.3. Chất lượng sản phẩm ...................................................................... 16 1.2.4. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ............................................ 16 1.2.5. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp ........................................ 17 1.3. Các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm 1.3.1. Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm ............................ 18 1.3.2. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp bảo hiểm .................................. 19 1.3.3. Sản phẩm bảo hiểm........................................................................ 20 1.3.4. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm ............................ 21 1.3.5. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm ................ 22 2. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm 2.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ................................................... 23 2.2. Các nhân tố thuộc môi trường ngành .................................................. 26 III. Năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới 1. Tập đoàn bảo hiểm quốc tế Mỹ AIG ...................................................... 28 2. Công ty bảo hiểm New York Life .......................................................... 30 CHƢƠNG II: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I. Quá trình hình thành và phát triển của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam II. Hoạt động của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh bảo hiểm ................................... 34 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm ................................................................. 37 3. Các loại hình bảo hiểm ........................................................................... 39 4. Doanh thu phí bảo hiểm ......................................................................... 41 5. Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm ............................................... 44 6. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm .................................. 46 Phạm Ngọc Anh 2 Lớp A11- K41D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp III. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc Từ ........................................................ 48 1. Năng lực tài chính ................................................................................... 49 2. Nguồn nhân lực ....................................................................................... 51 3. Sản phẩm bảo hiểm ................................................................................. 52 4. Chất lượng hoạt động .............................................................................. 54 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ I. Mục tiêu và quan điểm phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003-2010 ......................................................................................... 56 1. Mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003-2010 1.1. Mục tiêu chung ................................................................................... 56 1.2. Một số chỉ tiêu cụ thể ......................................................................... 57 2. Quan điểm của Chính phủ về phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn tới ..................................................................................... 57 2.1. Quan điểm của Chính phủ về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước ......................................................................................... 57 2.2. Quan điểm của Chính phủ về hội nhập thị trường bảo hiểm trong nước với thị trường bảo hiểm quốc tế .................................................................. 59 II. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 1. Cơ hội đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam ........................... 61 1.1. Mở ra nhiều cơ hội kinh doanh ........................................................... 61 1.2. Tăng nhu cầu về bảo hiểm từ dân cư .................................................. 61 1.3. Đa dạng hoá các loại hình hoạt động .................................................. 62 1.4. Tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin .................................... 62 1.5. Mở rộng thị trường xuất khẩu ............................................................. 63 Phạm Ngọc Anh 3 Lớp A11- K41D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp 2. Thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam 2.1. Cạnh tranh ngày càng gay gắt ............................................................. 63 2.2. Môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế ................................................. 65 2.3. Quy mô thị trường bảo hiểm còn nhỏ ................................................. 66 2.4. Sản phẩm bảo hiểm chưa đa dạng....................................................... 68 2.5. Yêu cầu về chất lượng dịch vụ cao hơn .............................................. 68 2.6. Gian lận, trục lợi bảo hiểm gia tăng .................................................... 69 2.7. Khả năng thị trường bảo hiểm có thể chững lại .................................. 69 III. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1. Nhóm giải pháp vĩ mô ............................................................................ 71 1.1. Giải pháp về phía Nhà nước ................................................................ 71 1.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh ........ 71 1.1.2. Tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp 1.1.3. Tăng cường chức năng giám sát của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm .......................................................................................... 74 1.2. Giải pháp về phía Hiệp hội bảo hiểm ................................................... 76 1.2.1. Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam ........................... 76 1.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Hiệp hội .............. 77 2. Nhóm giải pháp vi mô ............................................................................ 78 2.1. Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm 2.1.1. Giải pháp tăng nguồn vốn kinh doanh ............................................ 78 2.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp bảo hiểm ................................................................................................................... 78 2.2. Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực cỉa doanh nghiệp bảo hiểm 2.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm ........................................................................................................... 79 2.2.2. Nâng cao chất lượng của độn ngũ quản lý bảo hiểm ........................ 80 Phạm Ngọc Anh 4 Lớp A11- K41D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp 2.3. Giải pháp nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm 2.3.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường..................................... 81 2.3.2. Đa dạng hoá các kênh phân phối ..................................................... 82 2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm 2.4.1. Hiện đại hoá công nghệ quản lý, chú trọng công tác kiểm tra , giám sát trong doanh nghiệp ..................................................................................... 83 2.4.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả trong điều kiện mới ....... 84 2.4.3. Nâng cao hiệu quả đầu tư ............................................................... 86 Kết luận ..................................................................................................... 87 Phạm Ngọc Anh 5 Lớp A11- K41D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập thị trường tài chính nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng đang là một xu thế tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, năng lực cạnh tranh là một yếu tố quyết định đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình hội nhập vì bản chất của cạnh tranh trong quá trình hội nhập là doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, và trình độ phát triển cao hơn. Cũng như nhiều ngành kinh tế khác, ngành kinh doanh dịch vụ bảo hiểm cũng không nằm ngoài quy luật này. Ở Việt Nam, sự có mặt của các Công ty bảo hiểm nước ngoài và các Công ty bảo hiểm nhiều thành phần trong nước đã làm cho vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên sôi động hơn. Để khai thác thị trường bảo hiểm đạt hiệu quả cao nhất, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đều có biện pháp cạnh tranh riêng, tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập như vũ bão, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam muốn khẳng định vị thế trên thị trường và để không bị thua thiệt trong quá trình cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Sau hơn 10 năm mở cửa thị trường bảo hiểm, đến nay trên thị trường bảo hiểm đã có 32 doanh nghiệp hoạt động trong các vĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Ngoài ra có hơn 30 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường bảo hiểm giai đoạn 2001-2005 đạt trên 32%/ năm; quy mô thị trường bảo hiểm không ngừng được mở rộng, doanh thu phí đạt xấp xỉ 16.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 2% GDP năm 2005. Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển với tốc độ phát triển mạnh mẽ, cùng với sự góp mặt của ngày càng nhiều của các doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm trong và ngoài nước nên mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo Phạm Ngọc Anh 6 Lớp A11- K41D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp hiểm ngày càng trở nên cấp thiết. Đó là lí do vì sao vấn đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" được tác giả chọn làm đề tài của Khoá luận tốt nghiệp. Kết cấu của Khoá luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận, gồm 3 chương sau: Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Em xin chân thành cảm các Thầy, các Cô ở khoa Kinh tế ngoại thương đã nhiệt tình giảng dạy, truyền bá những kiến thức quý báu giúp em có nền tảng khoa học khi viết Khoá luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cám ơn và sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hoàng Ánh, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình viết Khoá luận này. Do trình độ của bản thân còn hạn chế và do đề tài được nghiên cứu trong điều kiện công tác thống kê của toàn ngành chưa hoàn thiện nên Khoá luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy, Cô, bạn bè và những người quan tâm. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2006 Sinh viên Phạm Ngọc Anh Phạm Ngọc Anh 7 Lớp A11- K41D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH I. Một số vấn đề chung về bảo hiểm 1. Lịch sử hình thành và khái niệm về bảo hiểm 1.1. Lịch sử hình thành khái niệm về bảo hiểm Nhu cầu an toàn luôn đi đôi với sự tồn tại và phát triển của loài người. Con người luôn tìm cách để bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những bất hạnh, rủi ro của số phận. Ngay từ thời Tiền sử đã xuất hiện các tổ chức có hình thức gần giống bảo hiểm. Từ thời Trung cổ, các quy tắc về bảo hiểm hàng hải được hình thành, song phải đến thế kỷ thứ 19 thì bảo hiểm hiện đại mới phát triển kéo theo sự ra đời của các loại hình bảo hiểm. Thời Tiền sử: Năm 4500 trước Công Nguyên, các nhà khảo cổ đã tìm được những vết tích chứng minh sự tồn tại của các quỹ tương hỗ của các thợ tạc đá Ai Cập cổ đại. Mục đích của quỹ là giúp đỡ những ai chẳng may bị tai nạn trong quá trình lao động. Đấy là ý niệm đầu tiên về bảo hiểm "lấy số đông bù số ít". Năm 3000 trước Công Nguyên, tại Trung Quốc, các lái buôn đã biết phân chia hàng hoá ra nhiều thuyền nhỏ thay vì chuyên chở tất cả trên một chiếc thuyền lớn, để tránh tổn thất toàn bộ khi lưu thông. Đấy là ý niệm "không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ" và cũng là nguyên lý phân tán rủi ro trong bảo hiểm. Năm 2250 trước Công Nguyên, tại Babylon, các nhà buôn đã thuê những người chuyên chở hàng hoá bằng lạc đà (gọi là Darmathe) vận chuyển hàng hoá với điều kiện là nếu kinh doanh suôn sẻ, các nhà buôn sẽ phân chia cho họ phân nửa tiền lãi, ngược lại nếu bị lỗ vốn, các Darmathe sẽ phải đền bù. Tuy nhiên nếu hàng hoá bị cướp bóc mà không có sự đồng loã của các Darmathe thì họ khỏi phải bồi thường. Đây là khái niệm "miễn trách" trong Phạm Ngọc Anh 8 Lớp A11- K41D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp ngành hàng hải, được áp dụng cho đến ngày trong bảo hiểm vận chuyển hàng hoá nói chung. Năm 916 trước Công Nguyên, tại Rhodes, Hoàng đế xứ này đã ban hành các đạo luật để bảo vệ các thương gia. Chủ hàng, chủ tàu nào không bị hy sinh trong biễn cố hàng hải, phải bù đắp cho chủ hàng, chủ tàu bị thiệt hại vì phải hy sinh hàng hoá để cứu tàu, cứu hàng khi con tàu gặp tai nạn. Đây là khái niệm "tổn thất chung" được sử dụng sau này trong bảo hiểm hàng hải. Thời Trung cổ: Trong số các dấu tích gây ấn tượng từ thời Trung Cổ, có các kho lúa nơi mọi người dự trữ lương thực để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, ý tưởng về việc lập một quỹ chung (trong trường hợp này là quỹ lương thực) đã xuất hiện trong tiềm thức của con người. Vào cuối thế kỷ XV, khi chân Âu thực hiện những chuyến đi khai phá tới châu Á và châu Mỹ, ý tưởng về rủi ro và thành lập một quỹ chung đã xuất hiện cùng một lúc. Do điều kiện đi lại (phần lớn bằng tàu thuyền) khó khăn và có thể gặp nhiều rủi ro bất ngờ như: bão táp, bị chìm do quá tải…nên những người tham gia đầu tư vào những chuyến đi mạo hiểm đó cảm thấy sự cần thiết phải cùng nhau chia sẻ rủi ro. Người ta đã tìm ra hai cách nhằm đáp ứng nhu cầu này. Cách thứ nhất là thành lập một liên doanh có vốn góp cổ phần, theo đó một nhóm nhà đầu tư cùng đầu tư vào một đội thuyền chở hàng chung, cùng chia sẻ rủi ro khi xảy ra tổn thất và phân chia lợi nhuận mà liên doanh thu được. Cách thứ hai là chủ tàu hay chủ hàng thuộc con tàu được bảo hiểm sẽ được đền bù khi tàu gặp tai nạn. Theo cách này, một số cá nhân hay công ty thu phí bảo hiểm bằng tiền mặt để đổi lấy một cam kết sẽ bồi thường cho chủ tàu, chủ hàng trong trường hợp tổn thất xảy ra.1 Từ những ý niệm thô sơ nói trên, trải qua thời gian hàng trăm năm, con người đã tổng kết lại, thể chế hoá bằng các kỹ thuật bảo hiểm, nguyên tắc bảo Phạm Ngọc Anh 9 Lớp A11- K41D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp hiểm, để hình thành khái niệm bảo hiểm một cách khoa học. Từ đó, người ta đã xây dựng quy tắc, điều khoản bảo hiểm làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng. Có thể nói bảo hiểm hàng hải là hình thức đầu tiên của ngành bảo hiểm. Một trong những đơn bảo hiểm đầu tiên mà người ta tìm thấy là đơn bảo hiểm cấp vào ngày 23/10/ 1347 tại Genoa (Italia). Năm 1680 đánh dấu bước hình thành đầu tiên của tập đoàn bảo hiểm Anh quốc Lloyd’s ở Luân Đôn, khi William Lloyd mở quán cà phê ở Luân Đôn làm nơi các nhà bảo hiểm hàng hải gặp gỡ các chủ tàu, nhà buôn và thuyền trưởng. Kể từ đó bảo hiểm mới trở thành một ngành kinh doanh có tổ chức. Bảo hiểm hoả hoạn ra đời ngay sau bảo hiểm hàng hải vào thế kỷ XVII. Vào thời kỳ đó, tại những thành phố đông đúc của châu Âu, hầu hết nhà cửa đều dựng bằng gỗ, người ta dùng lửa để sưởi ấm, đun nấu và chiếu sáng nên nguy cơ xảy ra hoả hoạn rất cao. Vụ cháy thảm khốc nhất nước Anh vào năm 1666 đã thiêu huỷ 13.000 ngôi nhà, hàng nghìn người bị thiệt mạng đã làm nảy sinh nhu cầu bảo hiểm hoả hoạn. Vào năm 1667, công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời tại nước Anh có tên là “Fire Office”. Cùng với bảo hiểm hoả hoạn, các quỹ bảo hiểm nhân thọ cũng xuất hiện. Vào năm 1583, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Anh quốc lần đầu được xác lập, nhưng chưa được người ta hưởng ứng mạnh mẽ
Luận văn liên quan