Khóa luận Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An

1.1. Đặt vấn đề: - Gạo là một loại hàng hóa thiết yếu đặc biệt bởi là lương thực chính của gần một nửa dân số thế giới. Chính từ yếu tố này đã tạo nên nhưng đặc điểm rất đặc thù của mặt hàng gạo so với các hàng hóa khác trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước. - Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới với sản lượng xuất khẩu năm 2009 đạt trên 6 triệu tấn với trị giá FOB khoảng 2.4 tỉ USD. Ngành xuất khẩu gạo đã góp phần ổn định thu nhập của người nông dân trước những khó khăn hiện nay, do chi phí trồng lúa hiện đang quá cao. Chính vì thế nghiên cứu cải thiện quá trình xuất khẩu gạo, dự báo thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh của mặt hàng gạo của Việt Nam đối với thế giới là một vấn đề được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm. - Qua quá trình tiếp xúc, thực tập, làm việc với công ty Tân Thạnh An, em quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TÂN THẠNH AN” để làm đề tài tốt nghiệp cho mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An trong 2 năm 2008, 2009. - Vận dụng các lý thuyết đã học và kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm 2008, 2009 để đưa ra giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An trong năm 2008, 2009. - Phạm vi nghiên cứu: các thông tin, số liệu trong năm 2008, 2009 về sản lượng xuất khẩu, chủng loại, thị trường xuất khẩu của công ty Tân Thạnh An, thông tin về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam và thế giới. - Không gian nghiên cứu: văn phòng công ty Tân Thạnh An. - Thời gian nghiên cứu: 01 tháng. 1.4. Cấu trúc khóa luận: gồm 5 chương - Chương 1: Mở đầu - Chương 2: Tổng quan - Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả và thảo luận - Chương 5: Kết luận và kiến nghị

doc82 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3010 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề: - Gạo là một loại hàng hóa thiết yếu đặc biệt bởi là lương thực chính của gần một nửa dân số thế giới. Chính từ yếu tố này đã tạo nên nhưng đặc điểm rất đặc thù của mặt hàng gạo so với các hàng hóa khác trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước. - Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới với sản lượng xuất khẩu năm 2009 đạt trên 6 triệu tấn với trị giá FOB khoảng 2.4 tỉ USD. Ngành xuất khẩu gạo đã góp phần ổn định thu nhập của người nông dân trước những khó khăn hiện nay, do chi phí trồng lúa hiện đang quá cao. Chính vì thế nghiên cứu cải thiện quá trình xuất khẩu gạo, dự báo thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh của mặt hàng gạo của Việt Nam đối với thế giới là một vấn đề được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm. - Qua quá trình tiếp xúc, thực tập, làm việc với công ty Tân Thạnh An, em quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TÂN THẠNH AN” để làm đề tài tốt nghiệp cho mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An trong 2 năm 2008, 2009. - Vận dụng các lý thuyết đã học và kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm 2008, 2009 để đưa ra giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An trong năm 2008, 2009. - Phạm vi nghiên cứu: các thông tin, số liệu trong năm 2008, 2009 về sản lượng xuất khẩu, chủng loại, thị trường xuất khẩu của công ty Tân Thạnh An, thông tin về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam và thế giới. - Không gian nghiên cứu: văn phòng công ty Tân Thạnh An. - Thời gian nghiên cứu: 01 tháng. 1.4. Cấu trúc khóa luận: gồm 5 chương - Chương 1: Mở đầu - Chương 2: Tổng quan - Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả và thảo luận - Chương 5: Kết luận và kiến nghị CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1. Thị trường gạo xuất khẩu hiện nay: 2.1.1 Thị trường xuất khẩu gạo thế giới: a) Tình hình chung: - Tình hình thị trường hàng hóa thế giới nói chung và gạo nói riêng trong năm 2009 chịu ảnh hưởng đặc biệt từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới bắt đầu từ cuối năm 2008. - Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bùng phát vào tháng 9/2008 tại Mỹ, đã dẫn đến sự vỡ nợ, phá sản của nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính lớn của Mỹ cũng như quốc tế. Do đó tín dụng bị thắt chặt, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại hàng hóa trên thế giới. - Khủng hoảng tài chính đã kéo theo sự suy thoái kinh tế, thu nhập sút giảm, hạn chế tiêu dùng, ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóa nói chung và kể cả mặt hàng gạo, là nhu yếu phẩm của hơn 50% dân số thế giới, với đa số là người có thu nhập thấp. Do điều kiện tài chính bị hạn chế, phần lớn người mua không có khả năng dự trữ, chỉ mua đủ ăn, thậm chí có nhu cầu gần như mất đi do hạn chế hoặc chuyển đổi tiêu dùng. - Thương mại gạo đã có những thay đổi sâu sắc, các yếu tố cung cầu nền tảng giảm dần tác dụng hướng dẫn thị trường như trước đây, thay vào đó là những biến động ngắn hạn, trong đó yếu tố đầu cơ ngày càng tăng và tác động của giới truyền thông đối với thương mại gạo đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên thiên tai mất mua do biến đổi khí hậu và môi trường đã trở nên thường xuyên và trên diện rộng, đã làm cho thị trường ngày càng biến động và khó dự báo. Từ đó chiến lược kinh doanh cũng thay đổi, các thương nhân có tiềm năng không chỉ mua bán đơn thuần truyền thống, mà còn tham gia trực tiếp vào khâu phân phối tiêu thụ, để kiểm soát đầu ra sản phẩm và hạn chế rủi ro do biến động thị trường. Phương thức này đã hạn chế tồn kho nơi đến, nhưng giữ tồn kho và rủi ro nơi cung cấp, tạo áp lực cho các nhà xuất khẩu. - Ngoài ra, trong năm 2009, áp lực tồn kho từ các nhà sản xuất và xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam đã tác động lớn đến thương mại gạo thế giới. Ấn Độ được mùa và mua dự trữ, tồn kho gạo trong đầu năm 2009 lên mức cao nhất từ trước đến nay, ước khoảng 20 triệu tấn gạo xay xát, nhưng vụ Hè cuối năm bị mất mùa và dự báo có thể nhập khẩu, mặc dầu tồn kho còn ở mức cao. Thái Lan thực hiện chương trình can thiệp mua lúa trợ giá cho nông dân, tồn kho thường xuyên ở mức cao, ước khoảng 6 triệu tấn quy gạo xay xát và chính phủ nước này đã thay đổi chính sách mua vào bằng bảo hiểm giá lúc cho nông dân, để giải phóng tồn kho, tiết giảm chi phí, nhưng chương trình này cũng có những khó khăn nhất định do giá thị trường xuống thấp, chính phủ cũng phải mua vào tiếp để giữ giá thị trường ổn định. Việt Nam cũng đã giữ tồn kho ở mức cao nhất liên tục trong 6 tháng cuối năm 2009, mặc dầu có khan hiếm và biến động nhất thời trên thị trường vào tháng 12/2009. - Thị trường năm 2009, nhu cầu đến chậm vì người mua thiếu vốn và chờ giá xuống. Nhìn chung, nhu cầu yếu và giá gạo thế giới cũng giảm mạnh so với 2008, do thị trường trở lại bình thường sau cơn biến động bất thường vào đầu năm 2008 và ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Gạo trắng 5% tấm Việt Nam giảm liên tục từ mức cao 750USD/tấn vào tháng 6/2008 xuống còn hơn 400USD vào đầu năm 2009 và biến động chung quanh mức này trong năm 2009. Riêng gạo Thái Lan do có chương trình can thiệp mua trợ giá của Chính phủ và giữ tồn kho, nên hình thành giá xuất khẩu ở mức cao, không cạnh tranh, xuất khẩu chậm, giảm khoảng 15% so với năm trước và tập trung xuất khẩu chủ yếu gạo đặc sản, có thương hiệu mạnh, gồm có gạo thơm và gạo đồ. Xuất khẩu gạo trắng của Thái Lan chỉ chiếm trên 28% trong năm 2009 và giảm 44% so với năm trước. b) Tình hình cụ thể: Bảng 2.1. Sản Lượng Của Các Nước Có Sản Xuất Gạo Trên Thế Giới Đvt: 1.000 tấn  2005/06  2006/07  2007/08  2008/09  2009/10 Jan  2009/10 Feb   Bangladesh  28,758  2,900  28,800  31,000  30,000  30,000   Brazil  7,874  7,695  8,199  8,569  7,820  7,820   Burma  10,440  10,600  10,730  10,150  10,730  10,730   Cambodia  3,771  3,946  4,238  4,520  4,630  4,630   China  126,414  127,200  130,224  134,330  137,000  137,000   Egypt  4,135  4,383  4,385  4,387  4,374  4,374   India  91,790  93,350  96,690  99,150  84,500  84,500   Indonesia  34,959  35,300  37,000  38,300  37,000  38,800   Japan  8,257  7,786  7,930  8,029  7,620  7,620   Korea South  4,768  4,680  4,408  4,843  4,910  4,910   Nigeria  2,700  2,900  3,000  3,200  3,400  3,400   Pakistan  5,547  5,450  5,700  6,700  6,200  6,200   Philippines  9,821  9,775  10,476  10,753  10,300  10,200   Thailand  18,200  18,250  19,800  19,850  20,500  20,400   Vietnam  22,772  22,922  24,375  24,388  24,300  24,300   Khác  31,257  31,275  32,083  32,625  34,411  34,364   Subtotal  411,463  414,512  428,041  440,794  427,695  429,248   United States  7,105  6,267  6,344  6,515  7,030  7,030   Tổng cộng của thế giới  418,568  420,779  434,385  447,309  434,725  436,278   Nguồn tin: Hiệp hội Lương thực Việt Nam Hình 2.1. Sản Lượng Sản Xuất Của 8 Nước Sản Xuất Gạo Đứng Đầu Thế Giới Trong 2 năm 2008, 2009  Bảng 2.2. Nhu Cầu Tiêu Thụ Gạo Của Các Nước Trên Thế Giới. Đvt: 1.000 tấn  2005/06  2006/07  2007/08  2008/09  2009/10 Jan  2009/10 Feb   Bangladesh  29,000  29,764  30,747  31,000  31,400  31,100   Brazil  8,460  7,925  8,254  8,529  8,460  8,600   Burma  10,400  10,670  10,249  9,550  9,750  9,850   Cambodia  3,571  3,646  3,788  3,770  3,880  3,880   China  128,000  127,200  127,450  129,000  133,500  133,500   Egypt  3,320  3,276  3,340  4,000  4,000  4,000   India  85,088  86,700  90,466  93,150  86,700  86,700   Indonesia  35,739  35,900  36,350  37,090  37,400  37,600   Japan  3,274  3,550  3,575  3,550  3,600  3,600   Korea South  8,250  8,250  8,177  8,370  8,200  8,200   Nigeria  4,766  4,887  4,670  4,972  4,978  4,978   Pakistan  4,300  4,400  4,500  5,100  5,100  5,100   Philippines  10,722  12,000  13,499  13,650  13,785  13,785   Thailand  9,544  9,780  9,600  9,500  9,630  9,600   Vietnam  18,392  18,775  19,400  19,000  19,150  19,150   Khác  46,032  47,545  48,327  49,375  50,105  50,727   Subtotal  412,140  417,567  424,432  430,840  432,338  432,954   United States  3,828  4,102  4,078  4,100  4,136  4,171   Tổng cộng của thế giới  415,968  421,669  428,510  434,940  436,474  437,125   Nguồn tin: Hiệp hội Lương thực Việt Nam Hình 2.2. Tám Nước Có Nhu Cầu Tiêu Thụ Gạo Đứng Đầu Thế Giới Trong 2 Năm 2008, 2009  Bảng 2.3. Tồn Kho Gạo Của Các Nước Trên Thế Giới Đvt: 1.000 tấn  2005/06  2006/07  2007/08  2008/09  2009/10 Jan  2009/10 Feb   China  36,783  35,915  38,015  42,915  45,225  45,265   India  10,520  11,430  13,000  17,000  13,000  13,000   Indonesia  3,207  4,607  5,607  7,057  6,957  8,487   Japan  2,395  2,406  2,556  2,715  2,635  2,635   Philippines  5,293  4,868  4,418  4,121  3,236  3,136   Thailand  3,594  2,510  2,707  4,787  5,207  5,887   Vietnam  1,317  1,392  2,018  1,956  2,106  2,106   Khác  11,510  10,706  11,712  11,819  10,927  10,710   Subtotal  74,619  73,834  8,033  92,370  89,293  91,226   United States  1,371  1,266  942  974  1,369  1,271   Tổng cộng của thế giới  75,990  75,100  80,975  93,344  90,662  92,497   Nguồn tin: Hiệp hội Lương thực Việt Nam Hình 2.3. Tám Nước Có Dự Trữ Gạo Đứng Đầu Thế Giới Trong 2 năm 2008, 2009  * Nhận xét chung: Qua bảng số liệu vả biểu đồ, ta thấy hầu hết các quốc gia sản xuất gạo đều chỉ sản xuất đủ nhu cầu tiêu thụ cho quốc gia mình, để đảm bảo vấn đề về an ninh lương thực vốn có ảnh hưởng quan trọng đến nền chính trị của quốc gia đó. Tuy nhiên có 1 số quốc gia có chênh lệch trong sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của mình: - Sản xuất > Tiêu thụ => Xuất khẩu + Việt Nam: sản xuất: 24,300,000 tấn; tiêu thụ: 19,150,000 tấn => dư 5,150,000 tấn dành cho xuất khẩu và tồn trữ (năm 2009). + Thái Lan: sản xuất: 20,500,000 tấn; tiêu thụ: 9,600,000 tấn => 10,900,000 tấn dành cho xuất khẩu và tồn trữ (năm 2009). * Nguyên nhân: do Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia có truyền thống xuất khẩu gạo nhờ vào những đồng bằng trũng nước rất phù hợp cho việc trồng lúa nước. Tuy nhiên Thái Lan với nền nông nghiệp kỹ thuật cao hơn, tập trung sản xuất các loại gạo cao cấp, phục vụ cho các thị trường khó tính như Châu Âu và Đông Á. Còn Việt Nam hầu hết sản xuất các loại gạo cấp trung bình và thấp để xuất khẩu sang Châu Phi, Philippin. - Sản xuất Nhập khẩu + Philippin: sản xuất: 10,200,000 tấn; tiêu thụ: 13,785,000 tấn => thiếu 3,585 tấn, phải nhập khẩu để đảm bảo an ninh lương thực (năm 2009). * Nguyên nhân: Philippin nằm trong quần đảo Thái Bình Dương, bốn bên là biển nên quanh năm luôn phải chịu thiên tai lũ lụt, vì thế tình trạng mất mùa diễn ra thường xuyên. Vì thế Philippin luôn thiếu gạo và phải nhập hàng năm. 2.1.2. Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam: - Từ đầu năm 2009, mặc dầu tồn kho 2008 chuyển sang đến 800.000 tấn, cộng với lúa hàng hóa vụ Đông Xuân được mùa trên 3 triệu tấn, nhưng thực hiện cơ chế điều hành xuất khẩu linh hoạt theo chỉ đạo của Chính phủ, tăng cường cạnh tranh trong khi giá gạo Thái còn ở mức cao, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán ra, chiếm lĩnh thị trường, số lượng hợp đồng ký kết tăng vọt, tạo điều kiện tiêu thụ kịp thời lượng gạo tồn kho và lúa gạo hàng hóa vụ Đông Xuân. - Tuy nhiên từ tháng 7/2009, nhu cầu thị trường suy yếu và giá giảm mạnh, do các nước nhập khẩu đã mua đủ lượng dự trữ trong 6 tháng đầu năm, nên tiến độ xuất khẩu chậm, trong khi vụ Hè thu vào thu hoạch. Để kịp thời tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ Hè thu 2009 và rút kinh nghiệp vụ Hè thu năm 2008, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã điều phối các doanh nghiệp mua vào tạm trữ 2 đợt trong tháng 8 và 9/2009 khoảng 900 ngàn tấn gạo, tổng cộng số lượng gạo hàng hóa vụ Hè thu 2009 được các doanh nghiệp mua vào tạm trữ và xuất khẩu khoảng 2.3 triệu tấn, trên chỉ tiêu 2 triệu tấn được Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên lượng gạo tồn kho trong doanh nghiệp được chuyển sang 2010 lớn nhất từ trước đến nay là 1.45 triệu tấn. - Do việc chủ động chuẩn bị thị trường trong 6 tháng đầu năm và chủ động mua vào vụ Hè thu, đã kịp thời tiêu thụ lúa gạo hàng hóa và bảo đảm mức lãi bình quân tối thiểu cho nông dân là 30% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mặc dầu có nơi cao nơi thấp do chất lượng lúa gạo khác nhau. a) Kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009: - Đạt số lượng 6.052 triệu tấn, trị giá FOB 2.463 tỷ USD (trị giá CIF 2.697 tỷ USD), tăng 29.35% về số lượng và giảm 7.49% về trị giá FOB (giảm 5.53% trị giá CIF) so với năm 2008. Giá xuất khẩu bình quân đạt 407.09USD/tấn FOB, giảm 28.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó: + hợp đồng tập trung: 2.583 triệu tấn, chiếm 42.7%. + hợp đồng thương mại: 3.469 triệu tấn, chiếm 57.3%. * Chủng loại gạo xuất khẩu: Bảng 2.4. Chủng Loại Gạo Xuất Khẩu Của Việt Nam Năm 2009 CHỦNG LOẠI GẠO  (triệu tấn)  (%)    số lượng  tỉ lệ   gạo cao cấp  2.436  40.25   gạo cấp trung bình  1.24  20.49   gạo cấp thấp  1.652  27.3   nếp  0.048  0.79   tấm  0.413  6.82   gạo thơm các loại  0.222  3.66   khác   0.68   Nguồn tin: Hiệp hội lương thực Việt Nam Hình 2.4. Cơ Cấu Các Loại Gạo Xuất Khẩu Của Việt Nam Năm 2009  * Thị trường xuất khẩu: Bảng 2.5. Thị Trường Xuất Khẩu Gạo Của Việt Nam Năm 2009 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU  (triệu tấn)  (%)    số lượng  tỉ lệ   Châu Á  3.238  53.5   * Philippines  1.612  26.64   * Malaysia  0.667  11.02   Châu Phi  1.794  29.64   Châu Mỹ  0.456  7.53   * Cuba  0.443  7.32   * Trung Đông  0.316  5.22   Châu Âu  0.202  3.33   Châu Úc   0.78   Nguồn tin: Hiệp hội lương thực Việt Nam Hình 2.5. Cơ Cấu Các Thị Trường Xuất Khẩu Gạo Của Việt Nam Năm 2009  b) Đánh giá tình hình thực hiện xuất khẩu của Việt Nam năm 2009: - Ngoài kết quả xuất khẩu đạt được gia tăng cả về số lượng và trị giá, công tác điều hành xuất khẩu gạo trong năm 2009 đã có những bước chuyển biến và phát triển rõ nét. Có thể ghi nhận như sau: + Thông tin và dự báo thị trường đã được cải thiện, tạo điều kiện phục vụ công tác điều hành và xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. + Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ và hướng dẫn của các Bộ ngành kịp thời và sâu sát. + Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cùng với Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã tăng cường sự thống nhất, đoàn kết, mở rộng sản xuất kinh doanh, chủ động chuẩn bị thị trường xuất khẩu và tăng cường mua vào dự trữ, kịp thời tiêu thụ lúa gạo hàng hóa của nông dân đặc biệt là chủ động mua hết lúa gạo vụ Hè Thu 2009, không để tồn đọng trong dân do xuất khẩu chậm, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. + Hiệu quả xuất khẩu đã được nâng lên và ích lợi của người sản xuất đã được quan tâm nhiều hơn. Chính phủ đã chỉ đạo các doanh nghiệp mua vào lúa gạo hàng hóa với giá hợp lý, đảm bảo nông dân có lãi 30% tối thiểu. Mặc dầu thực tiễn mua bán lúa gạo trong nước chưa ổn định và được hình thành theo sự phân định thực tế giữa các khâu trong chuỗi giá trị của sản phẩm, nhưng việc điều hành để nâng cao giá xuất khẩu và giá bán lúa của nông dân theo cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng, tiến tới mục tiêu bảo đảm lợi ích hài hòa giữa người kinh doanh và sản xuất. + Chủ động góp phần bình ổn mặt bằng giá chung trong nước, Hiệp hội và chính quyền địa phương điều phối các doanh nghiệp tổ chức các điểm phân phối, bán lẻ, tăng cường dự trữ lưu thông, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng tại chỗ ở các địa bàn trọng điểm, không để xảy ra sốt giá giả tạo do đầu cơ tích trữ và tác động của thị trường xuất khẩu. + Tăng cường đầu tư xây dựng kho dự trữ, bổ sung công nghệ, thiết bị chế biến hiện đại để nâng cao chất lượng và khả năng dự trữ, bảo quản sản phẩm dài hạn, chủ động xuất khẩu có hiệu quả. Trong năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và giao 2 Tổng công ty lương thực miền Nam và miền Bắc triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống kho dự trữ, bảo quản đủ tiêu chuẩn đạt 4 triệu tấn kho. + Thể chế hóa hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo và công tác điều hành xuất khẩu gạo phù hợp với tình hình mới, tạo hành lang pháp lý và sự đồng thuận trong xã hội. Nghị định của Chính phủ về Kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ được ban hành sắp tới, thay thế Nghị định 12/2006, sẽ là một bước ngoặc đối với hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới. - Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, cơ chế và tổ chức điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian qua cũng có những tồn tại cần được khắc phục, để đáp ứng tình hình mới như sau: + Chưa tạo được sự đồng thuận cao trong hoạt động xuất khẩu gạo. Có nhiều ý kiến khác nhau về vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam và công tác điều phối xuất khẩu của Hiệp hội, đặc biệt là việc tổ chức đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, việc tổ chức thực hiện các hợp đồng tập trung, cũng như việc điều hành giá hướng dẫn xuất khẩu từng thời kỳ, do Hiệp hội không phải là cơ quan quản lý nhà nước. Cần xác định lại vai trò của Hiệp hội trong hoạt động xuất khẩu gạo, để có giải pháp tốt nhất nhằm tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa và bảo đảm lợi ích thích hợp cho nông dân, đồng thời góp phần bình ổn mặt bằng giá chung cả nước. + Nghị định 12/2006 đã phát huy tác dụng thúc đẩy kinh doanh và sản xuất, nhưng dần dần cũng lộ ra những bất cập do những thay đổi trong tình hình mới. Từ chỗ tập trung đầu mối xuất khẩu đi đến chỗ có quá nhiều doanh nghiệp tự do xuất khẩu gạo, bên cạnh sự năng động, nhạy bén, nhiều doanh nghiệp không có điều kiện kinh doanh, thiếu đầu tư cơ sở vật chất để phá triển ngành hàng, thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, chỉ tranh mua bán nhất thời theo biến động của thị trường, gây bất ổn, ảnh hưởng đến cân đối cũng cầu và giá cả. Trong năm 2009 đã có đến 216 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nhưng chỉ có 63 doanh nghiệp xuất khẩu từ 10.000 tấn trở lên, 15 doanh nghiệp xuất khẩu từ 5.000-10.000 tấn, 44 doanh nghiệp xuất khẩu từ 1.000-5.000 tấn, 12 doanh nghiệp xuất khẩu từ 500-1.000 tấn và có đến 82 doanh nghiệp xuất khẩu dưới 500 tấn/năm. Có doanh nghiệp chỉ xuất 1 tấn. Do đó, việc ra đời một Nghị định mới của Chính phủ, qui định những điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là một yêu cầu cần thiết, đáp ứng tình hình mới hiện nay. c) Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong mắt các chuyên gia và vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam: - Theo Giáo sư C. Peter Timmer chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Hội nhập toàn cầu: Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan. Nhưng hàng thứ hai này quá cách xa nhiều điểm: năng lực xuất khẩu chỉ 5 triệu tấn so 10 triệu tấn của Thái Lan nhưng giá lại rẻ hơn Thái Lan. Gần đây, Việt Nam bắt đầu chiếm thị phần của Thái Lan để xuất khẩu gạo chất lượng thấp đi Trung Đông, châu Phi. Để phát huy những lợi thế này, Việt Nam cần phải đầu tư vào ba lĩnh vực quan trọng: + Thứ nhất, tăng sản lượng đối với các nông hộ nhỏ bằng cách đầu tư công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ để có đủ hàng hoá. + Thứ hai là hiện đại hoá thị trường gạo Việt Nam bằng cách khuyến khích thâm nhập vào thị trường nội địa và quốc tế, đặc biệt thông qua sự đa dạng về chủng loạ
Luận văn liên quan