Khóa luận Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng

Pháp luật công nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân và khẳng định cá nhân có quyền định đoạt tài sản theo ý của mình,. Điều này đã được ghi nhận và khẳng định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Tính tự định đoạt, thỏa thuận là một nét tiêu biểu trong quan hệ pháp luật dân sự. Trong quan hệ thừa kế, người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Xã hội phát triển, trình độ dân trí nâng cao, người ta muốn định đoạt tài sản của mình ngay cả khi chết đi bởi những gì họ đã làm, đã gắng và đang có trong tay. Luật Việt Nam quy định tài sản vợ chồng là thuộc sở hữu chung hợp nhất và vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản. Thực tế cho thấy không phải là hiếm những trường hợp vợ chồng lập di chúc chung. Và vì pháp luật quy định không rõ ràng về vấn đề này, nên dẫn đến những cách hiểu không giống nhau của những người lập di chúc và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp khác của những người thừa kế. Thực tiễn giải quyết án về di chúc chung của vợ chồng ở các Tòa án tại các tỉnh, thành phố hiện nay rất ít, thậm chí là không có. Theo thống kê tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy, trong khoảng 59 vụ án xét xử phúc thẩm về quan hệ pháp luật thừa kế năm 2008 thì chỉ có hơn 10 vụ liên quan đến di chúc, trong đó hầu như không có vụ án nào về vấn đề di chúc chung của vợ chồng . Trong các tranh chấp về thừa kế thì chủ yếu là những tranh chấp về di sản thừa kế, tranh chấp giữa tài sản chung của những người thừa kế khi một trong hai vợ chồng chết trước Phần lớn những tranh chấp nào liên quan đến di chúc thì cũng bị tuyên hủy hoặc không hợp pháp và chia thừa kế theo pháp luật. Chỉ có một vài vụ án liên quan đến di chúc của một trong hai bên vợ chồng còn sống định đoạt phần di sản của người đã chết trong khối tài sản chung là đề cập chút ít đến đề tài mà luận văn đang nghiên cứu. Quyền lập di chúc chung của vợ chồng tưởng là vấn đề đơn giản và rất hợp lý vì nó thể hiện đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Nhưng thực tiễn về di chúc chung của vợ chồng đã cho thấy, đây là một vấn đề khá phức tạp mà luật hiện hành chưa quy định đầy đủ, rõ ràng. Các thiếu sót, bất cập của luật, đã dẫn tới hậu quả là, làm cho vấn đề này càng trở nên rắc rối, thậm chí còn tạo ra nhiều mâu thuẫn so với các quy định khác có liên quan.

doc56 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Pháp luật công nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân và khẳng định cá nhân có quyền định đoạt tài sản theo ý của mình,. Điều này đã được ghi nhận và khẳng định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Tính tự định đoạt, thỏa thuận là một nét tiêu biểu trong quan hệ pháp luật dân sự. Trong quan hệ thừa kế, người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Xã hội phát triển, trình độ dân trí nâng cao, người ta muốn định đoạt tài sản của mình ngay cả khi chết đi bởi những gì họ đã làm, đã gắng và đang có trong tay. Luật Việt Nam quy định tài sản vợ chồng là thuộc sở hữu chung hợp nhất và vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản. Thực tế cho thấy không phải là hiếm những trường hợp vợ chồng lập di chúc chung. Và vì pháp luật quy định không rõ ràng về vấn đề này, nên dẫn đến những cách hiểu không giống nhau của những người lập di chúc và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp khác của những người thừa kế. Thực tiễn giải quyết án về di chúc chung của vợ chồng ở các Tòa án tại các tỉnh, thành phố hiện nay rất ít, thậm chí là không có. Theo thống kê tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy, trong khoảng 59 vụ án xét xử phúc thẩm về quan hệ pháp luật thừa kế năm 2008 thì chỉ có hơn 10 vụ liên quan đến di chúc, trong đó hầu như không có vụ án nào về vấn đề di chúc chung của vợ chồng Theo Sổ kết quả xét xử phúc thẩm các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội năn 2008 . Trong các tranh chấp về thừa kế thì chủ yếu là những tranh chấp về di sản thừa kế, tranh chấp giữa tài sản chung của những người thừa kế khi một trong hai vợ chồng chết trước…Phần lớn những tranh chấp nào liên quan đến di chúc thì cũng bị tuyên hủy hoặc không hợp pháp và chia thừa kế theo pháp luật. Chỉ có một vài vụ án liên quan đến di chúc của một trong hai bên vợ chồng còn sống định đoạt phần di sản của người đã chết trong khối tài sản chung là đề cập chút ít đến đề tài mà luận văn đang nghiên cứu. Quyền lập di chúc chung của vợ chồng tưởng là vấn đề đơn giản và rất hợp lý vì nó thể hiện đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Nhưng thực tiễn về di chúc chung của vợ chồng đã cho thấy, đây là một vấn đề khá phức tạp mà luật hiện hành chưa quy định đầy đủ, rõ ràng. Các thiếu sót, bất cập của luật, đã dẫn tới hậu quả là, làm cho vấn đề này càng trở nên rắc rối, thậm chí còn tạo ra nhiều mâu thuẫn so với các quy định khác có liên quan. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, các công trình khoa học, các công trình nghiên cứu về vấn đề di chúc chung của vợ chồng, cũng như tính hiệu lực pháp luật của nó không phổ biến. Có thể kể tên một số thầy giáo đã có tâm huyết trong việc nghiên cứu lĩnh vực thừa kế, đặc biệt thừa kế theo di chúc như: Tiến sỹ Vũ Văn Mẫu với nghiên cứu “Thừa kế theo di chúc trong luật Việt Nam”, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Điện với nghiên cứu “Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật Dân sự Việt Nam”, Tiến sỹ Phạm Văn Tuyết với nghiên cứu “Thừa kế theo quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”, Tiến sỹ Phùng Trung Tập với nghiên cứu “Luật Thừa kế Việt Nam”…cùng một số thầy cô giáo khác với các bài bình luận, phân tích trên các tạp chí nghiên cứu như tạp chí Luật học, tạp chí Tòa án nhân dân, tạp chí Dân chủ và pháp luật…Tuy các thầy cô dù nhiều dù ít đề cập đến vấn đề di chúc chung của vợ chồng nhưng không thầy cô nào nói về giá trị hiệu lực di chúc chung của vợ chồng cùng các biểu hiện cụ thể của nó và các vấn đề pháp lý khác nhau liên quan như điều kiện của di chúc chung của vợ chồng, mối quan hệ giữa di chúc chung của vợ chồng và di chúc riêng của vợ, di chúc riêng của chồng. 3. Mục đích - Phạm vi nghiên cứu Mục đích Bản chất của pháp luật là công cụ để điều chỉnh xã hội, một trong những tính chất của nó là tính phổ biến, tường minh. Nhưng không phải quy định nào của pháp luật cũng được quy định một cách rõ ràng. Người dân rất khó tiếp cận một vấn đề nào đó mà mình quan tâm. Ngay cả khi người dân biết được pháp luật quy định vấn đề đó như thế nào cũng chưa chắc đã hiểu được đúng bản chất, ý nghĩa của điều luật. Hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng là một vấn đề không hề dễ hiểu. Dù pháp luật chỉ quy định ở một điều luật duy nhất là Điều 668 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005), nhưng nội hàm của điều luật ấy lại liên quan đến nhiều điều luật khác trong cùng Bộ luật và cả những điều luật thuộc văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Di chúc chung của vợ chồng là một loại di chúc đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó thể hiện trong các quy định về chủ thể, nội dung, ý nghĩa, hình thức…Nhưng những nội dung ấy lại không được pháp luật quy định rõ. Do đó, tìm hiểu và làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về di chúc chung của vợ chồng nói chung và hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng nói riêng sẽ là mục đích đầu tiên của luận văn. Tiếp theo, trên cơ sở phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành, tác giả bài viết sẽ đưa ra những khúc mắc, những mâu thuẫn, sự chồng chéo dẫn tới sự bất hợp lý của các quy định này. Những khúc mắc, những mâu thuẫn, sự chồng chéo, bất hợp lý xoay quanh những nội dung chủ yếu của di chúc chung vợ chồng và giá trị pháp lý của di chúc. Ví dụ như những quy định về thời điểm có hiệu lực di chúc chung của vợ chồng, di chúc riêng của vợ chồng, những quy định về di chúc thông thường … Và cuối cùng, luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị, những đề đạt để những quy định của pháp luật về di chúc hạn chế được tối đa sự bất hợp lý, khắc phục những điểm bất tương đồng; để từng quy định trong vấn đề được hiểu thống nhất và áp dụng cho đúng. Mặt khác, đóng góp một phần cho sự hoàn thiện pháp luật về di chúc trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Phạm vi: Hiệu lực pháp luật di chúc là mảng đề tài rộng, bao gồm nhiều vấn đề trong đó có tính hợp pháp của một bản di chúc như hình thức, điều kiện, nội dung, chủ thể…Nhưng trong giới hạn trình độ chuyên môn của mình, tác giả chỉ đi vào nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu về đề tài này, luận văn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Chủ yếu nhất vẫn là dựa trên phương pháp nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng của C.Mác-Lênin; nhìn nhận vấn đề trong mối quan hệ tổng thể, giữa cái chung và cái riêng của từng vấn đề, có logic, có qua có lại giữa các vấn đề; và tất cả đều hướng tới trọng tâm chính của đề tài là những giá trị pháp lý di chúc chung của vợ chồng. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp như so sánh, phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ, từng vấn đề cụ thể giữa các quy định cũ và mới, giữa những quy định chung và riêng nhằm đưa ra nhận xét, quan điểm của cá nhân để làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu. 5. Đóng góp mới của luận văn Đóng góp mới của luận văn với đề tài: “Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng” có ý nghĩa quan trọng. Bởi đây là một vấn đề mới và đặc biệt hữu ích trong thời kỳ hiện đại. Luận văn làm sáng tỏ được một số vấn đề mà pháp luật chưa quy định cụ thể. Luận văn đã đưa ra được khái niệm di chúc chung của vợ chồng, sự khác biệt giữa di chúc thông thường và di chúc chung của vợ chồng. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra được những điều kiện để di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực pháp luật, tính tất yếu của di chúc chung vợ chồng. Đồng thời, luận văn so sánh di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam với pháp luật của các quốc gia trên thế giới để từ đó làm sáng tỏ những điểm đặc thù về di chúc chung của vợ chồng, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam. 6. Cơ cấu của luận văn Mục lục Lời mở đầu Chương I: Một số vấn đề lý luận về di chúc chung của vợ chồng Chương II: Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về di chúc chung của vợ chồng Chương III: Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực di chúc chung của vợ chồng Kết luận Tài liệu tham khảo CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 1.1. Khái niệm, sự khác biệt giữa di chúc chung vợ chồng và di chúc thông thường 1.1.1. Khái niệm di chúc chung của vợ chồng Nghiên cứu bất kỳ một vấn đề khoa học nói chung và vấn đề pháp lý nào nói riêng trước tiên chúng ta cần phải đi nghiên cứu khái niệm của nó. Bởi nội hàm của khái niệm ít hay nhiều cũng phản ánh nhiều yếu tố như bản chất, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Điều 646 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005) đã quy định “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Khác với hợp đồng là sự gặp gỡ của hai hay nhiều ý chí tại một thời điểm, di chúc được hình thành bởi sự bày tỏ ý chí của người lập di chúc mà thôi. Đó chính là giao dịch pháp lý một bên; theo đó, người có tài sản quyết định chuyển giao không có đền bù một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho người thụ hưởng (có thể là một hoặc nhiều người, có thể là cá nhân hoặc tổ chức) mà không cần quan tâm người thụ hưởng ấy có ý chí như thế nào về việc chuyển giao này. Di chúc là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác, đó là sự tôn trọng và bảo đảm của pháp luật đối với quyền tự định đoạt của chủ sở hữu với tài sản của họ. Cần phải hiểu rằng, cho đến khi người lập di chúc chết, người thụ hưởng di sản theo di chúc không có bất cứ một quyền nào trên bất cứ tài sản nào của người lập di chúc và người thụ hưởng cũng không thể chắc rằng họ được hưởng những di sản ấy về sau này. Điều đó có nghĩa là khi người lập di chúc chưa chết thì thứ nhất, di chúc chưa có hiệu lực pháp luật; thứ hai, di chúc có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ theo ý chí của ngưòi lập ra nó. Ngoài ra, ngay cả khi người lập di chúc đã chết thì di chúc cũng có thể bị rơi vào một trong những trường hợp không có hiệu lực. BLDS 2005 chỉ đưa ra một quy định rất chung chung, mang tính tuỳ nghi, đó là: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung” (Điều 663 BLDS 2005). Có thể thấy, BLDS 2005 không đưa ra một khái niệm cụ thể thế nào là di chúc chung của vợ chồng. Tuy nhiên, di chúc chung của vợ chồng cũng có nhiều điểm tương đồng với di chúc của cá nhân. Do đó, dựa vào khái niệm di chúc thông thường, ta có thể đưa ra khái niệm di chúc chung của vợ chồng như sau: “Di chúc chung của vợ chồng là sự thể hiện ý chí đồng thuận, thống nhất của vợ và của chồng nhằm chuyển dịch tài sản chung của vợ chồng cho người khác sau khi chết”. 1.1.2. Đặc điểm di chúc chung của vợ chồng Là một loại di chúc nên di chúc chung của vợ chồng cũng mang những đặc điểm của di chúc thông thường được nêu như là giao dịch pháp lý đơn phương, di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm người lập di chúc chết và di chúc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ theo ý chí của người lập di chúc. Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất đặc thù của di chúc chung, di chúc chung của vợ chồng mang những đặc điểm khác biệt cần được lưu ý sau đây. Thứ nhất, về ý chí đơn phương của di chúc: Ngay cả khi vợ chồng cùng lập di chúc thì tính chất một bên của giao dịch vẫn không mất đi. Điều đó có nghĩa là khi vợ chồng đã thỏa thuận, thống nhất định đoạt tài sản chung của mình thì pháp luật hoàn toàn tôn trọng. Tài sản ấy có thể định đoạt một phần hoặc toàn bộ. Người thụ hưởng có thể là cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ mà không phụ thuộc vào quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng. Vợ chồng lập di chúc chung có thể gắn nghĩa vụ hoặc không gắn nghĩa vụ đối với người thụ hưởng và cũng không cần quan tâm người thụ hưởng ấy có đồng ý, có muốn nhận di sản hay không. Đây là sự chuyển giao không có đền bù và hoàn toàn phụ thuộc ý chí của vợ chồng lập di chúc chung. Tính chất một bên ở đây không phải là khi vợ chồng lập di chúc chung thì chỉ có một bên hoặc vợ hoặc chồng thể hiện ý chí. Mà một bên ở đây là sự xác lập giữa một bên lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, cụ thể ở đây là cả vợ và chồng với một bên là người thụ hưởng. Tính chất một bên là xuất phát từ ý chí của người lập di chúc. Tóm lại, không có sự ràng buộc hoặc căn cứ nào bắt buộc vợ chồng phải tuân theo khi vợ chồng đồng thuận định đoạt tài sản chung của mình. Thứ hai, khi vợ chồng lập di chúc chung, việc sửa đổi, bổ sung, thay thế và hủy bỏ di chúc chỉ có thể được thực hiện khi có sự đồng ý của cả hai người nếu cả hai còn sống. Trong trường hợp một người chết trước, người còn sống chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và nhất là không thể thay thế, hoặc hủy bỏ di chúc chung đã lập. Có thể hiểu vấn đề này như sau: vợ chồng thỏa thuận thống nhất ý chí lập di chúc chung thì khi sửa đổi, bổ sung thay thế hủy bỏ di chúc ấy cũng phải có sự thỏa thuận thống nhất ý chí của cả hai người. Sự thống nhất ý chí này phải được cụ thể ở từng vấn đề của di chúc chung ấy. Ví dụ nếu người chồng muốn bổ sung người thừa kế là con riêng ngoài giá thú của mình trong di chúc chung thì phải có sự đồng ý của người vợ. Sự đồng ý của người vợ bao gồm là đồng ý cho bổ sung thêm người thừa kế, đồng ý với người thừa kế đó là con riêng của chồng, đồng ý với số tài sản sẽ giành cho người con đó, đồng ý với việc có trao nghĩa vụ cho người đó hay không…Nếu người vợ chỉ đồng ý cho người chồng bổ sung thêm người thừa kế mà không biết người đó là ai, người đó được hưởng bao nhiêu…thì sự thay đổi di chúc chung đó của người chồng không được coi là đã có sự thống nhất ý chí với người vợ. Nói cách khác, sự thống nhất ý chí được biểu hiện ra ngoài khi cả vợ và chồng cùng tham gia vào việc thay đổi những nội dung liên quan đến di chúc chung đã lập. Khi cả hai còn sống, một người thay đổi di chúc chung mà không có sự đồng ý của người kia thì sự thay đổi ấy không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp một người chết trước, người còn sống muốn thay đổi những nội dung liên quan đến di chúc chung của vợ chồng đã lập thì chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc chung liên quan đến phần tài sản của mình trong khối tài sản chung (vì tài sản định đoạt trong di chúc chung là tài sản chung). Nếu người còn sống thay thế hoặc hủy bỏ di chúc chung; sửa đổi, bổ sung liên quan đến phần tài sản của người đã chết trong di chúc chung thì những sự thay đổi đó sẽ không có giá trị, không được pháp luật công nhận. 1.1.3. Sự tất yếu hình thành di chúc chung của vợ chồng Tại sao pháp luật lại quy định chủ thể có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản của mình sau khi chết chỉ có thể là vợ chồng mà không trao quyền này cho những trường hợp khác. Điều này có thể được lý giải bởi các lý do sau đây: Thứ nhất, về mối quan hệ vợ chồng: chồng vợ là khái niệm chỉ hai cá nhân nam nữ độc lập trong xã hội, gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân hợp pháp. Khi là vợ chồng, vợ chồng phải “chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm chỉ, giúp đỡ nhau, cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững” (Điều 18 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000). Xuất phát từ bản chất của hôn nhân là vợ chồng cùng chung tay xây dựng mái ấm, cùng nghĩa vụ yêu thương chăm sóc nhau, chăm nom gia đình, giáo dục nuôi dưỡng các con. Trong gia đình ấy, vợ chồng cùng phải nhìn về một phía, vì sự phát triển chung. Thứ hai, về tài sản: Bên cạnh đời sống tình cảm vợ chồng còn phải quan tâm tới vấn đề vật chất, tài sản của vợ chồng. Cuộc sống chung của vợ chồng cùng với tính chất của quan hệ hôn nhân đã xác lập đòi hỏi vợ chồng phải có khối tài sản chung. Và khối tài sản ấy sẽ là cơ sở kinh tế của gia đình, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình để từ đó thực hiện tốt các chức năng xã hội. Tài sản chung của vợ chồng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng như vậy. Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung ấy thường được sự nhất trí của vợ chồng. Vậy nên vợ chồng có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên sự định đoạt này chỉ được đảm bảo nếu vợ chồng đều tự nguyện, thống nhất và tuân theo các quy định của pháp luật về di chúc hợp pháp. Di chúc chung của vợ chồng là loại di chúc đặc biệt được xác lập do hai người có tài sản chung hợp nhất, cùng định đoạt chung. Bởi vậy, BLDS 2005 đã quy định về loại di chúc đặc biệt và phức tạp này. Nếu vợ chồng không đồng thuận trong việc lập di chúc chung này thì họ có thể lập di chúc riêng cho mình; mỗi người đều có thể lập di chúc riêng để định đoạt một nửa khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng và những tài sản thuộc sở hữu riêng của người đó. Thứ ba, về mối quan hệ của vợ chồng với những người thừa kế: như ta đã biết nam nữ sau khi xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp hình thành nên gia đình – tế bào của xã hội “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau” (Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000). Pháp luật cho phép vợ chồng lập di chúc chung cũng xuất phát từ sự liên kết ràng buộc đó. Thông thường, vợ chồng lập di chúc chung để trao quyền thừa kế cho những người có cùng quan hệ huyết thống (các con đẻ của vợ chồng, cha mẹ anh chị em ruột của một bên vợ hoặc chồng) hoặc quan hệ nuôi dưỡng như con nuôi…Người thừa kế cũng có thể là cá nhân, tổ chức khác không thuộc các quan hệ trên nhưng điều đó ít khi xảy ra khi vợ chồng lập di chúc chung. Mặt khác, dù vợ chồng có định đoạt tài sản chung không cho những người trong gia đình (thuộc ba quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng) hưởng thì pháp luật cũng hạn chế sự định đoạt đó bằng điều luật 669 BLDS 2005. Thứ tư, về thực tế: từ lâu đời vấn đề di chúc chung của vợ chồng đã có từ lầu đời và ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống xã hội hiện đại. Nó thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện đạo lý tình nghĩa vợ chồng. Và chế định này đã được BLDS 2005 quy định để tôn trọng ý chí của họ. Đó cũng là sự tất yếu hình thành di chúc chung của vợ chồng. Từ sự tất yếu trên, có thể nhận thấy quy định hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ nhất, hiệu lực pháp luật di chúc chung giúp chia thừa kế theo di chúc chung một lần, nhằm tránh chia di sản nhiều lần; vì điều luật quy định di chúc chung của vợ chồng chỉ có hiệu lực từ hai thời điểm xác định là người sau cùng chết hoặc vợ chồng cùng chết. Thứ hai, đảm bảo quyền sở hữu và quyền sử dụng di sản thừa kế của người sống; vì tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là loại tài sản chung hợp nhất; khi nó được định đoạt bằng một chúc thư chung thì phần nào đó các quyền của người thừa kế sẽ được đảm bảo một cách ưu việt hơn so với việc không có di chúc hoặc di chúc riêng. Thứ ba, việc quy định như vậy, phần nào đó ngăn chặn sự mất ổn định của gia đình; bởi một khi động chạm đến vấn đề lợi ích, tài sản tiền bạc…thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn giữa những người trong gia đình với nhau, đặc biệt khi một người chết trước, người còn sống quản lý di sản chưa chia, những người thừa kế theo di chúc chưa thể nhận di sản từ di chúc chung của vợ chồng mà người vợ hoặc người chồng còn sống. Di sản đang được quản lý đó cần luôn đảm bảo sự minh bạch rõ ràng. 1.1.4. Đặc thù của di chúc chung của vợ chồng Trên cơ sở khái niệm, đặc điểm di chúc chung của vợ chồng đã nêu ra ở trên, ta thấy cùng là di chúc, di chúc chung của vợ chồng có những đặc điểm giống di chúc thông thường. Nhưng vì là một loại di chúc đặc biệt, di chúc chung của vợ chồng so với di chúc thông thường có một số điểm đặc thù sau: Vấn đề Di chúc thông thường Di chúc chung của vợ chồng Tên gọi Di chúc Di chúc chung của vợ chồng Người lập di chúc Pháp luật chỉ cho phép một cá nhân có quyền lập di chúc riêng để định đoạt tài sản của mình, trừ trường hợp di chúc chung của vợ chồng. Pháp luật cho phép vợ chồng được lập di chúc chung để định đoạt t
Luận văn liên quan