Khóa luận Phát huy lợi thế so sánh quốc gia của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may

Bước sang thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, phân công lao động ngày càng sâu sắc. Hầu hết các quốc gia đều mở cửa nền kinh tế để tận dụng triệt để hiệu quả lợi thế so sánh của nước mình Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phát triển các ngành công nghiệp càng đóng vai trò quan trọng hơn lúc nào hết. Đặc biệt là khi đất nước còn thiếu vốn, thiếu công nghệ – thiết bị, thì việc lựa trọn ngành công nghiệp nào làm chủ đạo để phát triển là rất quan trọng. Một trong những ngành đó là ngành Dệt may, là một ngành đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa Xã hội. Bên cạnh vai trò cung cấp hàng hóa cho thị trường trong nước, ngành dệt may hiện nay đã vươn ra các thị trường nước ngoài, ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Sản phẩm của ngành hiện nay ngày càng đa dạng, phong phú, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, thu được nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Tạo điều kiện có vốn nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại, cho ngành nói riêng, cho các ngành công nghiệp khác nói chung. Từ đó xây dựng ngành càng phát triển bền vững và nâng cao được chất lượng cũng như vị thế của ngành trên toàn cầu. Với tốc độ tăng trưởng và khả năng mở rộng xuất khẩu của ngành, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy cần thúc đẩy hơn nữa việc phát triển ngành dệt may nói riêng, các ngành khác nói chung; vì đó là giả pháp tốt nhất cho nền kinh tế của nước ta. Nhà nước đã kịp thời có những quy định nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất hàng xuất khẩu, cụ thể là chiến lược phát triển kinh tế theo hướng thị trường mở, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, hội nhập sâu vào quá trình phân công lao động quốc tế. Chính nhờ những chính sách và những quy định mới đó đã đưa lại cho ngành dệt may những động lực và định hướng phát triển mới. Trong thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam đã chứng tỏ là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Từ năm 1995 tới nay, sản lượng xuất khẩu cũng như sản lượng sản xuất của ngành không ngừng tăng, đến năm 2009 này ngành dệt may đã đạt thành tựu khá đáng kể, kim ngạch xuất khẩu đã đạt được hơn 9 tỷ USD. Và phấn đấu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 10,5 tỷ USD. Với xu hướng phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam trong môi trường kinh tế thế giáo nhiều biến động, đây chính là một sự kiện đáng mừng của ngành trong thời gian qua. Trước thành quả to lớn đáng tự hào đó, em xin chọn đề tài: “Phát huy lợi thế so sánh Quốc gia của Việt Nam trong lĩnh vực Dệt may” với mục đích phân tích thực trạng của ngành dệt may Việt Nam, xu hướng của thị trường dệt may thế giới đánh giá những thuận lơị khó khăn của ngành dệt may trong tình hình hiện nay từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp để nâng cao lợi thế so sánh của ngành trên thị trường thế giới. Khóa luận tốt nghiệp gồm ba chương: Chương I – “Những vấn đề lý luận về lợi thế so sánh trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa”. Phân tích lợi thế so sánh quốc gia của David Ricardo. Khái quát về xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa. Những thuận lợi và khó khăn do toàn cầu hóa khu vực hóa đem lại. Từ đó các nước sẽ nhận thấy việc phát huy lợi thế so sánh đất nước là quan trọng. Chương II – “Phân tích lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam”. Khái quát về quá trình hình thành của ngành, những lợi thế của ngành. Từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội mà ngành có được và những thách thức mà ngành đang và sẽ phải đương đầu trong hiện tại và trong thời gian tới. Chương III – “Một số giải pháp nâng cao lợi thế so sánh quốc gia của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may”. qua việc đánh giá sơ bộ về xu hướng chuyển dịch việc sản xuất hàng dệt may trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu hội nhập của ngành dệt may Việt Nam, những định hướng, mục tiêu phát triển của ngành trong tương lai sẽ đưa ra những giải pháp cần thiết cho ngành dệt may Việt Nam để tháo gỡ những khó khăn trước mắt, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, khuyến khích và mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may để ngành trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn. Từ đó nâng cao được lợi thế so sánh của ngành trên thị trường quốc tế.

doc98 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2947 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát huy lợi thế so sánh quốc gia của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan