Khóa luận Phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thế kỉ XXI được coi là thời đại bùng nổ của ngành công nghệ thông tin. Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời của Internet đã đem đến một phương thức kinh doanh hàng hoá dịch vụ mới mẻ và hiệu quả. Đến nay, thuật ngữ “Thương mại điện tử” đã trở nên không còn xa lạ đối với hầu hết người dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc ứng dụng hoạt động thương mại điện tử đã tạo nên những bước đột phá lớn trong lĩnh vực kinh tế. Dù là quốc gia đang phát triển, trình độ công nghệ thông tin chưa cao nhưng Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng và tính thiết yếu của loại hình dịch vụ này. Đến nay, hoạt động thương mại điện tử đã được triển khai và ứng dụng trong một số ngành dịch vụ và đem đến những kết quả đáng kể. Trong đó ngành ngân hàng được coi là một trong những lĩnh vực tiên phong ứng dụng hoạt động này. Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việc ra nhập WTO cùng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay không chỉ mang lại nhiều thuận lợi mà cũng đặt ra những thách thức lớn đối với các ngân hàng trong nước, điều đó buộc các ngân hàng phải hiện đại hoá, áp dụng những công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước các đối thủ nước ngoài. Đến nay, các ngân hàng Việt Nam đều ra sức đầu tư khoa học công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hoá; thiết lập, cung cấp các loại hình dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo dựng được niềm tin với khách hàng và lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, dù chưa thể so sánh được với các ngân hàng nước ngoài nhưng đặt trong điều kiện khó khăn về cơ sở hạ tầng, chưa minh bạch trong hệ thống pháp luật những kết quả đó rất đáng được khích lệ. Với mục tiêu phát triển hơn nữa hoạt động ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng, nhà nước ta cùng các bộ, đoàn thể, cơ quan chuyên ngành cần đưa ra những chiến lược lâu dài, những định hướng cụ thể, đúng đắn. Muốn làm được điều đó, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu những thành tựu đã đạt được cũng như những vướng mắc còn gặp phải của ngành ngân hàng khi triển khai ứng dụng hoạt động E- Banking để có cái nhìn tổng thể, toàn diện và từ đó có thể đưa ra những giải pháp cho ngành ngân hàng. Vì lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” cho khoá luận của mình, với mong muốn sẽ góp phần phát triển hoạt động ứng dụng thương mại điện tử trong ngành ngân hàng. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm: Chương I: Lý luận chung về thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng điện tử. Chương II: Thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử vào một số Ngân hàng ở Việt Nam- Dịch vụ Ngân hàng Điện tử. Chương III: Giải pháp phát triển Dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam.

doc97 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thế kỉ XXI được coi là thời đại bùng nổ của ngành công nghệ thông tin. Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời của Internet đã đem đến một phương thức kinh doanh hàng hoá dịch vụ mới mẻ và hiệu quả. Đến nay, thuật ngữ “Thương mại điện tử” đã trở nên không còn xa lạ đối với hầu hết người dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc ứng dụng hoạt động thương mại điện tử đã tạo nên những bước đột phá lớn trong lĩnh vực kinh tế. Dù là quốc gia đang phát triển, trình độ công nghệ thông tin chưa cao nhưng Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng và tính thiết yếu của loại hình dịch vụ này. Đến nay, hoạt động thương mại điện tử đã được triển khai và ứng dụng trong một số ngành dịch vụ và đem đến những kết quả đáng kể. Trong đó ngành ngân hàng được coi là một trong những lĩnh vực tiên phong ứng dụng hoạt động này. Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việc ra nhập WTO cùng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay không chỉ mang lại nhiều thuận lợi mà cũng đặt ra những thách thức lớn đối với các ngân hàng trong nước, điều đó buộc các ngân hàng phải hiện đại hoá, áp dụng những công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước các đối thủ nước ngoài. Đến nay, các ngân hàng Việt Nam đều ra sức đầu tư khoa học công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hoá; thiết lập, cung cấp các loại hình dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo dựng được niềm tin với khách hàng và lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, dù chưa thể so sánh được với các ngân hàng nước ngoài nhưng đặt trong điều kiện khó khăn về cơ sở hạ tầng, chưa minh bạch trong hệ thống pháp luật… những kết quả đó rất đáng được khích lệ. Với mục tiêu phát triển hơn nữa hoạt động ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng, nhà nước ta cùng các bộ, đoàn thể, cơ quan chuyên ngành cần đưa ra những chiến lược lâu dài, những định hướng cụ thể, đúng đắn. Muốn làm được điều đó, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu những thành tựu đã đạt được cũng như những vướng mắc còn gặp phải của ngành ngân hàng khi triển khai ứng dụng hoạt động E- Banking để có cái nhìn tổng thể, toàn diện và từ đó có thể đưa ra những giải pháp cho ngành ngân hàng. Vì lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” cho khoá luận của mình, với mong muốn sẽ góp phần phát triển hoạt động ứng dụng thương mại điện tử trong ngành ngân hàng. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm: Chương I: Lý luận chung về thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng điện tử. Chương II: Thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử vào một số Ngân hàng ở Việt Nam- Dịch vụ Ngân hàng Điện tử. Chương III: Giải pháp phát triển Dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nỗ lực hết sức để có những thông tin mới nhất, những ý kiến nhận xét đánh giá của các chuyên gia, và cũng cố gắng đưa ra ý kiến của bản thân nhằm hoàn thiện đề tài của mình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, bài khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của thầy cô và của người đọc. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Văn Thoan, chủ nhiệm bộ môn Thương mại điện tử, giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, người đã nhiệt tình giúp đỡ và cho tôi những chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình triển khai đề tài, xin cảm ơn đến các thầy cô giáo trong trường, gia đình và bè bạn, những người đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài khóa luận. Hà nội, ngày 09 tháng 04 năm 2009 Sinh viên Trịnh Thị Huyền CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ, DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) 1.1. Khái niệm chung về Thương mại điện tử Thế kỉ 21 được coi là thời đại của “nền kinh tế số”, trong đó Thương mại điện tử đóng vai trò làm then chốt. Đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về TMĐT, nhưng tựu trung lại có hai cách định nghĩa phổ biến sau: Thương mại điện tử, theo nghĩa rộng, là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng. Khái niệm TMĐT đã được rất nhiều tổ chức đưa ra định nghĩa, trong đó có thể kể đến định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCTRAL): TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điên tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. “Thông tin” ở đây được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kĩ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản chính, các bản thiết kế, hình đồ họa, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hóa đơn, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh động, âm thanh… “Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng, bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; đại diện hoặc đại lí thương mại; ủy thác hoa hồng, hoặc cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình, tư vấn, kĩ thuật công trình, đầu tư cấp vốn, ngân hàng; thỏa thuận, khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh hoặc các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Như vậy có thể thấy, phạm vi nghiên cứu TMĐT bao trùm lên cả các mô hình và các vấn đề kinh doanh điện tử với mục đích trang bị kiến thức về thương mại và kinh doanh điện tử để người học áp dụng trong mọi lĩnh vực kinh doanh và các tổ chức có liên quan. Theo nghĩa hẹp, TMĐT là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, các mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và mạng Internet. Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm như: - TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet (Tổ chức thương mại thế giới WTO) - TMĐT là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số (Ủy ban thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương APEC) Với nghĩa hẹp này, TMĐT được coi là khởi đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), hoặc doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), cá nhân với cá nhân (C2C); ví dụ như: alibaba.com; amazon.com; eBay.com… 1.2. Lợi ích và hạn chế của Thương mại điện tử 1.2.1. Lợi ích của Thương mại điện tử 1.2.1.1. Lợi ích đối với tổ chức - Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và các đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới, nhà cung cấp cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn. - Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí sản xuất giấy tờ, chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. - Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bằng các showroom trên mạng. - Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Website và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi. - Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến với tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ví dụ điển hình thành công theo mô hình này là Tập đoàn máy tính hàng đầu thế giới Dell Computer Corp. - Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này. - Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường. - Giảm chi phí thông tin liên lạc: Email tiết kiệm hơn fax hay gửi thư truyền thống. - Giảm chi phí mua sắm: Thông qua việc giảm các chi phí quản lý hành chính (80%), giảm giá mua hàng (5-15%) - Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành. - Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên website như sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời. - Chí phí đăng kí kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí kinh doanh qua mạng. - Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. 1.2.1.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng - Vượt giới hạn về thời gian và không gian: TMĐT cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc với các cửa hàng trên toàn thế giới. - Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: TMĐT cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn. - Giá thấp hơn: Do có thông tin dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa nhà cung cấp, từ đó tìm ra mức giá phù hợp nhất. - Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được, ví dụ các sản phẩm số hóa như phim, nhạc, sách, phần mềm… - Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) giúp quảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt hơn. - Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán các sản phẩm đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng tại mọi nơi trên thế giới. - Cộng đồng TMĐT: Môi trường kinh doanh thương mại điện tử cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả, nhanh chóng. -“Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng. - Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách không thu phí đối với các giao dịch trên mạng. 1.2.1.3. Lợi ích đối với xã hội - Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường làm việc, mua sắm, giao dịch… từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn giao thông. - Nâng cao mức sống: Có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ tạo áp lực giảm giá, do đó tăng khả năng mua sắm của khách hàng, nâng cao mức sống. - Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kĩ năng… đào tạo qua mạng nhanh chóng giúp các nước này tiếp thu công nghệ mới. - Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ… được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. 1.2.2. Hạn chế của Thương mại điện tử Bên cạnh những lợi ích mà TMĐT tạo ra, TMĐT có hai loại hạn chế: 1.2.2.1. Hạn chế về kĩ thuật - Chưa có chất lượng quốc tế về chất lượng, độ an toàn, độ tin cậy - Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong Thương mại điện tử. - Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển. - Khó khăn khi kết hợp các phềm mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống. - Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công suất, độ an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư. - Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao. - Thực hiện các đơn hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn. 1.2.2.2. Hạn chế về thương mại - An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lí đối với người tham gia TMĐT - Thiếu lòng tin về TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp - Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ - Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển - Phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện - Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian - Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian - Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hòa vốn và có lãi) - Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT - Thu hút vốn đầu tư khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com 1.3. Ảnh hưởng của Thương mại điện tử 1.3.1. Tác động đến hoạt động Marketing - Nghiên cứu thị trường: TMĐT tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị trường, hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện truyền thống qua Internet; hoạt động điều tra bằng bảng câu hỏi được thực hiện qua công cụ webbased tiện lợi, nhanh và chính xác hơn. Ví dụ: online questionnaires, POS và data mining để phân tích hành vi khách hàng. - Hành vi khách hàng: Các giai đoạn xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn, hành động mua và phản ứng sau mua khi mua hàng đều bị tác động bởi Internet và Website. Ví dụ mô hình AIDA trên amazon.com - Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu: Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý… được bổ sung thêm bởi các tiêu chí đặc biệt khác của TMĐT như mức độ sử dụng Internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web… Ví dụ như các websites gameonline, cars online tập trung vào các nhóm khách hàng khác nhau. - Định vị sản phẩm: Các tiêu chí để định vị sản phẩm cũng thay đổi từ giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất, được bổ sung thêm những tiêu chí của riêng TMĐT như nhiều sản phẩm nhất (amazon.com), đáp ứng mọi nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp (dell.com), giá thấp nhất và dịch vụ tốt nhất (charles Schwab)… - Các chiến lược Marketing hỗn hợp: Bốn chính sách: sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động bởi TMĐT. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn, nhiều ý tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng (Li&Fung.com). Việc định giá cũng bị tác động bởi TMĐT khi doanh nghiệp tiếp cận với thị trường toàn cầu. Việc phân phối đối với hàng hóa hữu hình và vô hình đều chịu sự tác động của TMĐT; đối với hàng hóa hữu hình quá trình này được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hơn; đối với hàng hóa vô hình, quá trình này được thực hiện nhanh hơn hẳn so với thương mại truyền thống. Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc nhờ tác động của TMĐT với các hoạt động mới như quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7… 1.3.2. Thay đổi mô hình kinh doanh Sự ra đời của TMĐT tạo áp lực buộc các mô hình kinh doanh truyền thống phải thay đổi, cùng với đó là một số mô hình kinh doanh TMĐT hoàn toàn mới được hình thành. Ví dụ: Thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống như Ford Motor, Charles Schwab, IBM…; mô hình kinh doanh mới được hình thành như: Dell.com, Amazon.com, Cisco.com… 1.3.3. Tác động đến hoạt động sản xuất Các hãng sản xuất lớn, nhờ ứng dụng thương mại điện tử, có thể giảm chi phí sản xuất đáng kể, tăng hiệu quả sản xuất. 1.3.4. Tác động đến hoạt động ngân hàng Hàng loạt các dịch vụ NHĐT được hình thành và phát triển, mở ra cơ hội mới cho cả ngân hàng và khách hàng như: Internet Banking, thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến, thanh toán bằng thẻ thông minh, Mobile Banking, ATM, POS… 1.3.5. Tác động đến hoạt động ngoại thương TMĐT có những tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương do đặc thù của Internet là toàn cầu, nên rất phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế. 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 2.1. Ngân hàng điện tử 2.1.1. Khái niệm Đến nay, thuật ngữ “Ngân hàng điện tử” dường như vẫn chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, rất nhiều ứng dụng TMĐT đã và đang phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân. Họ rút tiền từ máy rút tiền tự động, trả tiền cho hàng hóa dịch vụ bằng thẻ tín dụng, kiểm tra số dư tài khoản qua điện thoại hay mạng di động… tất cả các hoạt động như vậy đều được gọi là dịch vụ NHĐT. Càng ngày, các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên thế giới càng nhận thấy tầm quan trọng của việc cung cấp các dịch vụ NHĐT nhằm củng cố và nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường. Vậy NHĐT là gì, và tại sao nó lại có tầm quan trọng và được ứng dụng rộng rãi đến vậy? NHĐT, tên tiếng Anh là Electronic Banking, viết tắt là E-Banking, trước đấy cũng đã từng được biết đến ở một số quốc gia dưới các dịch vụ do ngân hàng cung cấp như thẻ ATM hay các giao dịch tiến hành qua các mạng điện thoại di động. Đến nay, người ta đã hiểu về khái niệm này rộng hơn, gắn liền với hệ thống Internet, có khả năng tăng hiệu quả và tốc độ của hệ thống Ngân hàng, đồng thời đem lại cho người sử dụng vô số những tiện ích đa dạng, phong phú với chi phí thấp. NHĐT, hiểu theo nghĩa đơn giản và trực quan nhất, đó là “sự kết hợp hoạt động Ngân hàng với Internet – là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin, điện tử và tin học, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng điện tử là việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua các kênh liên lạc thông tin điện tử và mạng Internet”. Tổ chức Quỹ tiền tệ Thế giới IMF đưa ra một khái niệm ngắn gọn hơn về E-Banking như sau: E-Banking chỉ đơn giản là việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng thông qua các kênh lưu thông điện tử. Chi tiết về E- Banking được minh họa qua sơ đồ sau:  Nguồn: Như vậy, cùng với các dịch vụ tài chính khác như đầu tư hay bảo hiểm trực tuyến, E-Banking cũng là bộ phận cấu thành của tài chính điện tử trong xu hướng phát triển, hình thành nên những cách thức kinh doanh mới là TMĐT (E-Commerce). Hay nói cách khác, E-Banking chính là việc phát triển TMĐT trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng hiện nay có thể nói đang chạy đua với nhau trong việc cạnh tranh đưa ra các sản phẩm công nghệ nhằm thu hút khách hàng, nâng cao uy tín và hiệu quả công việc. Các dịch vụ E-Banking hiện nay trên thế giới đã được các ngân hàng đưa ra với rất nhiều hình thức đa dạng tùy theo cách thức, thói quen tiến hành giao dịch kinh doanh của từng quốc gia, tùy vào tốc độ phát triển kinh tế và khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch Ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể phát triển được E-Banking thì các ngân hàng trên thế giới đều phải tuân theo những tiền đề chung và những cơ sở nhất định. Có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về NHĐT, song nhìn chung NHĐT được hiểu là một loại hình thương mại về tài chính ngân hàng có sự giúp đỡ của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính và công nghệ mạng. Nói ngắn gọn, NHĐT là hình thức thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử. 2.1.2. Quá trình
Luận văn liên quan