Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (vietinbank)

Ngân hàng thương mại là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ với hai hoạt động truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay. Các khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, từ hình thức tổ chức đến ngành nghề và hàng ngày luôn có nhiều khách hàng đến giao dịch. Vì vậy, hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro. Bên cạnh đó, việc kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thương mại trong nước tập trung vào tăng cường hoạt động tín dụng, nhưng chất lượng tín dụng chưa cao, việc quản trị rủi ro còn nhiều bất cập, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn làm đau đầu các nhà quản trị rủi ro. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới hơn 80% thu nhập của các ngân hàng trong nước và nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng sẽ bị sụt giảm thu nhập đáng kể. Tình trạng lỗ vốn kéo dài kéo làm mất uy tín của ngân hàng, thậm chí có thể đẩy ngân hàng đến nguy cơ phá sản. Trong bối cảnh ấy, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam -VietinBank đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ kinh doanh, phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế, giữ vững và phát huy vai trò là ngân hàng thương mại nhà nước lớn, trụ cột của ngành ngân hàng. Nhận thức được nguy cơ sụt giảm chất lượng tín dụng luôn tồn tại và có khả năng đe dọa đến sự phát triển bền vững của mình, ngân hàng Công thương luôn đi tiên phong trong việc cải cách toàn diện bộ máy quản lý, đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực, nhất là trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Do đó nhiều năm liền ngân hàng Công thương không những đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng mà còn duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong toàn hệ thống. Xuất phát từ những lý do trên mà tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)” để có cơ hội được nghiên cứu kĩ hơn công tác quản trị rủi ro của ngân hàng này.

pdf96 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4291 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (vietinbank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Ngân hàng QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) Họ và tên sinh viên: Lƣu Thị Việt Hoa Hà Nội, 5/2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM ...................................................................................... 3 1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng của NHTM ............................................... 3 1.1.1 Khái niệm Tín dụng ngân hàng .................................................................. 3 1.1.2 Phân loại Tín dụng ngân hàng ................................................................... 3 1.1.3 Đặc điểm của Tín dụng ngân hàng ............................................................ 6 1.2 Rủi ro tín dụng của NHTM ............................................................................. 7 1.2.1 Khái niệm RRTD......................................................................................... 7 1.2.2 Phân loại RRTD ......................................................................................... 8 1.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh RRTD ................................................................. 9 1.2.4 Nguyên nhân phát sinh RRTD .................................................................. 12 1.2.5 Hậu quả của RRTD .................................................................................. 15 1.3 Quản trị RRTD trong NHTM ....................................................................... 17 1.3.1 Định nghĩa quản trị RRTD ....................................................................... 17 1.3.2 Quy trình quản trị RRTD .......................................................................... 17 1.3.3 Các mô hình quản trị RRTD ..................................................................... 27 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT VIỆT NAM ................................................................................................................ 29 2.1 Giới thiệu chung về NHCT Việt Nam ........................................................... 29 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHCT Việt Nam ........... 29 2.1.2 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 30 2.1.3 Khát quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2013 .............. 32 2.2 Thực trạng quản trị RRTD tại NHCT Việt Nam ........................................ 33 2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng ................................................................. 33 2.2.2 Thực trạng hoạt động quản trị RRTD ...................................................... 39 2.3 Đánh giá chung về hoạt động quản trị RRTD của NHCT ......................... 52 2.3.1 Những kết quả đạt được ........................................................................... 52 2.3.2 Những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của NHCT ..................... 54 2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của NHCT57 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT VIỆT NAM ........................................................................................... 61 3.1 Định hƣớng công tác quản trị RRTD của NHCT trong thời gian tới ....... 61 3.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới hoạt động tín dụng và quản trị RRTD của NHCT Việt Nam ................................................................................... 61 3.1.2 Định hướng công tác quản trị RRTD của NHCT .................................... 61 3.2 Kinh nghiệm quản trị RRTD của một số ngân hàng trên thế giới ............ 64 3.2.1 Ngân hàng Citibank của Mỹ .................................................................... 64 3.3.2 Ngân hàng ING bank của Hà Lan ........................................................... 64 3.3.3 Ngân hàng KasiKorn của Thái Lan ......................................................... 65 3.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHCT Việt Nam .................................... 67 3.3 Giải pháp tăng cƣờng quản trị RRTD tại NHCT Việt Nam ...................... 67 3.3.1 Nhóm giải pháp trực tiếp ......................................................................... 67 3.3.2 Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi RRTD xảy ra ................................ 73 3.3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ ............................................................................. 75 3.4 Một số kiến nghị .............................................................................................. 77 3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước ........................................................................... 77 3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ........................................................ 78 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 81 PHỤ LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Tên đầy đủ 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CBTD Cán bộ tín dụng 3 CSKH Chăm sóc khách hàng 4 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 5 DPRR Dự phòng rủi ro 6 GHTD Giới hạn tín dụng 7 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 8 NHBL Ngân hàng bán lẻ 9 NHTM Ngân hàng thương mại 10 NQH Nợ quá hạn 11 PTNNL Phát triển nguồn nhân lực 12 PTSP Phát triển sản phẩm 13 RRTD Rủi ro tín dụng 14 TCTD Tổ chức tín dụng 15 TSĐB Tài sản đảm bảo 16 TSTC Tài sản thế chấp 17 Vietinbank/NHCT Ngân hàng Công thương Việt Nam 18 XDCB Xây dựng cơ bản ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1: Phân loại nhóm nợ 11 Bảng 1.2: Các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp 19 Bảng 1.3: Nguy cơ rủi ro đối với khách hàng 20 Bảng 1.4: Những hạng mục và biểu điểm được sử dụng tại các ngân hàng của Mỹ trong mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng 23 Bảng 1.5: Quy đổi điểm sang hạn mức cho vay 24 Bảng 1.6: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s 24 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh NHCT 2010-2013 32 Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của NHCT giai đoạn 2010-2013 34 Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo các ngành kinh tế NHCT giai đoạn 2010- 2013 36 Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng của NHCT theo kì hạn tín dụng giai đoạn 2010-2013 37 Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng của NHCT theo nhóm nợ giai đoạn 2010-2013 38 Bảng 2.6: Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn của NHCT giai đoạn 2010-2013 44 Bảng 2.7: Chỉ tiêu hệ số NQH của NHCT giai đoạn 2010-2013 44 Bảng 2.8: Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của NHCT giai đoạn 2010-2013 45 Bảng 2.9: Tỷ lệ xóa nợ giai đoạn 2010-2013 của NHCT 46 Bảng 2.10: Phân loại nợ theo tiêu chí định lượng và định tính 47 Bảng 2.11: Loại hình và giá trị TSTC của NHCT giai đoạn 2010-2013 50 iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Tên biểu đồ, sơ đồ Trang Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tín dụng của NHCT theo kì hạn tín dụng giai đoạn 2010-2013 37 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ bao phủ nợ xấu NHCT giai đoạn 2012-2013 39 Sơ đồ 1.1: Phân loại tín dụng ngân hàng 4 Sơ đồ 1.2: Phân loại RRTD 8 Sơ đồ 1.3: Quy trình quản trị RRTD 17 Sơ đồ 1.4: Mô hình 6C 18 Sơ đồ 2.1: Ba giai đoạn xây dựng và phát triển của NHCT Việt Nam 29 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức NHCT Việt Nam 31 Sơ đồ 2.3: Mô hình tín dụng theo chuẩn Basel II 39 Sơ đồ 2.4: Quy trình nhận biết RRTD 43 Sơ đồ 2.5: Quy trình đo lường RRTD 47 Sơ đồ 3.1: Các cấu phần quản trị rủi ro chủ yếu 62 Sơ đồ 3.2: Mô hình quản trị RRTD 63 Sơ đồ 3.3: Định giá khoản vay trong mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ 69 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng thương mại là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ với hai hoạt động truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay. Các khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, từ hình thức tổ chức đến ngành nghề và hàng ngày luôn có nhiều khách hàng đến giao dịch. Vì vậy, hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro. Bên cạnh đó, việc kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thương mại trong nước tập trung vào tăng cường hoạt động tín dụng, nhưng chất lượng tín dụng chưa cao, việc quản trị rủi ro còn nhiều bất cập, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn làm đau đầu các nhà quản trị rủi ro. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới hơn 80% thu nhập của các ngân hàng trong nước và nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng sẽ bị sụt giảm thu nhập đáng kể. Tình trạng lỗ vốn kéo dài kéo làm mất uy tín của ngân hàng, thậm chí có thể đẩy ngân hàng đến nguy cơ phá sản. Trong bối cảnh ấy, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - VietinBank đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ kinh doanh, phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế, giữ vững và phát huy vai trò là ngân hàng thương mại nhà nước lớn, trụ cột của ngành ngân hàng. Nhận thức được nguy cơ sụt giảm chất lượng tín dụng luôn tồn tại và có khả năng đe dọa đến sự phát triển bền vững của mình, ngân hàng Công thương luôn đi tiên phong trong việc cải cách toàn diện bộ máy quản lý, đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực, nhất là trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Do đó nhiều năm liền ngân hàng Công thương không những đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng mà còn duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong toàn hệ thống. Xuất phát từ những lý do trên mà tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)” để có cơ hội được nghiên cứu kĩ hơn công tác quản trị rủi ro của ngân hàng này. 2. Mục đích nghiên cứu Khóa luận sẽ làm sáng tỏ những vấn đề sau: - Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và cách quản trị rủi ro tín dụng. 2 - Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Vietinbank để đánh giá được tình hình quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng này. - Trên cơ sở phân tích thực trạng trên, định hướng công tác quản trị rủi ro trong thời gian tới và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Vietinbank. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là “quản trị rủi ro tín dụng”, đồng thời, nhằm tiến tới các kết quả nghiên cứu đạt yêu cầu, khóa luận tiến hành nghiên cứu các đối tượng bổ trợ khác như tín dụng, rủi ro tín dụng. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng giai đoạn 2010-2013 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp khảo sát, phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp,... đề tài cũng sử dụng và vận dụng các lý thuyết cơ bản, các lý luận khoa học về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. 5. Kết cấu khóa luận Với mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu trên, khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công thương Việt Nam 3 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng của NHTM 1.1.1 Khái niệm Tín dụng ngân hàng Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. (Hồ Diệu, 2011, tr. 20) Có nhiều loại tín dụng, như là tín dụng nhà nước, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân và tín dụng ngân hàng. Nguyễn Văn Tiến (2010, tr. 350) đã đưa ra khái niệm: “Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. Có thể nói, tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng tài sản (vốn) giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế mà ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay (con nợ) và vừa là người cho vay (chủ nợ). Tín dụng ngân hàng bao gồm các hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính. Vì vậy, tín dụng là một khái niệm rộng hơn cho vay bởi nó bao hàm cả cho vay, tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì nghiệp vụ cho vay lại là nghiệp vụ quan trọng nhất, cơ bản nhất và chiếm tỷ trọng lớn ở hầu hết các NHTM. Do đó, thuật ngữ tín dụng và cho vay thường được dùng thay thế cho nhau. 1.1.2 Phân loại Tín dụng ngân hàng Nhằm bắt kịp xu thế phát triển của thị trường, cũng như đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh mà các NHTM luôn nghiên cứu, đưa ra và phát triển các hình thức tín dụng đa dạng. Việc phân loại tín dụng trở nên cần thiết và được thực hiện một cách khoa học để xây dựng các quy trình cho vay phù hợp và nâng cao hiệu quả công tác quản trị RRTD. Phân loại tín dụng dựa vào 8 căn cứ sau: 4 Sơ đồ 1.1: Phân loại Tín dụng ngân hàng 1.1.2.1 Căn cứ vào hình thức tín dụng Cho vay: Là việc ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để khách hàng sử dụng vào mục đích và thời gian theo thỏa thuận của đôi bên với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi, bao gồm: Cho vay từng lần, Cho vay theo hạn mức tín dụng, Cho vay theo hạn mức thấu chi, Cho vay trả góp, Cho vay hợp vốn (Đồng tài trợ), Cho vay luân chuyển. Chiết khấu: Nếu các giấy tờ có giá (trái phiếu, thương phiếu..) chưa đáo hạn thì ngân hàng có thể cấp cho khách hàng một khoản tiền bằng mệnh giá của giấy tờ có giá trừ đi lãi chiết khấu và phí hoa hồng. Bảo lãnh: Là việc ngân hàng cam kết dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. Phân theo mục tiêu có các loại bảo lãnh như sau: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán. Cho thuê tài chính: Là việc ngân hàng tự bỏ tiền ra mua tài sản cố định cho khách hàng thuê với những điều kiện nhất định và có thời hạn cam kết sao cho ngân PHÂN LOẠI TÍN DỤNG Hình thức Cho vay Chiết khấu Bảo lãnh Cho thuê tài chính Các hình thức khác Mục đích Bất động sản Công thương nghiệp Nông nghiệp Tiêu dùng Thời hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Mức độ tín nhiệm Không đảm bảo Có đảm bảo Phƣơng thức hoàn trả nợ Có thời hạn Trả một lần Trả góp Trả nhiều lần không có kì hạn cụ thể Không có thời hạn cụ thể Xuất xứ Trực tiếp Gián tiếp Chủ thể vay vốn Doanh nghiệp Cá nhân, hộ gia đình Định chế tài chính Hình thái giá trị Tiền Tài sản Uy tín 5 hàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuê và có lãi. Hết hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản đó. Các hình thức cấp tín dụng khác: Thẻ ghi nợ, bao thanh toán, L/C,… 1.1.2.2 Căn cứ vào mục đích tín dụng Tín dụng bất động sản: Là các khoản tín dụng liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, cơ sở dịch vụ. Tín dụng công thương nghiệp: Các khoản tín dụng bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tín dụng nông nghiệp: Là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp nhằm trợ giúp hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng, chăn nuôi gia súc. Tín dụng tiêu dùng: Là khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình để mua sắm hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như ô tô, nhà, laptop, di động, trang thiết bị trong nhà... 1.1.2.3 Căn cứ vào thời hạn tín dụng Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn cho vay đến 12 tháng (dưới 1 năm), chủ yếu được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Tín dụng trung hạn: Có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng (trên 1 năm - 5 năm), thường được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ với thời gian thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: Có thời hạn cho vay trên 60 tháng (trên 5 năm), thường được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài hạn như xây dựng nhà ở, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. 1.1.2.4 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm Tín dụng không có bảo đảm: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của người thứ ba. Loại tín dụng này áp dụng cho khách hàng truyền thống, khả năng tài chính mạnh và hệ số tín nhiệm cao. Tín dụng có bảo đảm: Là loại tín dụng được cấp có thế chấp, cầm cố bằng tài sản (của bên vay hoặc bên thứ ba). Sự bảo đảm này là biện pháp đảm bảo cho 6 ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai khi khách hàng không có hoặc không đủ khả năng hoàn trả nợ đúng hạn. 1.1.2.5 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay Tín dụng có thời hạn: Là loại tín dụng có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng. Tín dụng có thời hạn gồm: Tín dụng hoàn trả một lần,Tín dụng trả góp, Tín dụng trả nhiều lần không có kì hạn cụ thể Tín dụng không có thời hạn cụ thể: ngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào với điều kiện phải báo trước cho ngân hàng. 1.1.2.6 Căn cứ vào xuất xứ tín dụng Tín dụng trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Tín dụng gián tiếp: Là khoản cấp vốn thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. 1.1.2.7 Căn cứ vào chủ thể vay vốn Tín dụng doanh nghiệp (Tín dụng bán buôn): Ngân hàng cho doanh nghiệp vay những khoản vay có giá trị lớn. Tín dụng cá nhân, hộ gia đình (Tín dụng bán lẻ): Những đối tượng này vay những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dùng. Tín dụng cho các định chế tài chính: Đây là khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. 1.1.2.8 Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng Tín dụng bằng tiền: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền mặt, hay chính là cho vay. Tín dụng bằng tài sản: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài sản, đây chính là hình thức cho thuê tài chính. Tín dụng bằng uy tín: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy tín. Hình thức tín dụng này là Bảo lãnh ngân hàng. 1.1.3 Đặc điểm của Tín dụng ngân hàng Thứ nhất, cơ sở quyết định một khoản tín dụng là lòng tin của ngân hàng về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của khách hàng và có khả năng hoàn trả nợ 7 vay đúng hạn. Còn người đi vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. Thứ hai, tín dụng là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng. Tín dụng cấp cho khá
Luận văn liên quan