Khóa luận Quy định và thực tiễn chống bán phá giá của Mỹ và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam

Luật chống bán phá giá là một trong những bộ luật non trẻ nhất của hệ thống luật thương mại quốc gia cũng như thế giới bởi cho đến đầu thế kỷ XX, khái niệm chống bán phá giá hầu như vẫn chưa hình thành. Tuy nhiên, trong bối cảnh tự do hoá thương mại ngày càng phát triển, khi mà các hàng rào thương mại cổ điển dần được tháo bỏ, thì khái niệm bán phá giá và chống bán phá giá ngày càng phổ biến và luật chống bán phá giá, do vậy, ngày càng được chú trọng. Điều này đã được minh chứng qua số lượng ngày càng tăng các quốc gia có luật chống bán phá giá cũng như các vụ kiện bán phá giá diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Do vậy một điều hiển nhiên là trong hoạt động thương mại quốc tế trong tương lai, việc các doanh nghiệp phải đối mặt với luật chống bán phá giá là một điều tất yếu. Mỹ, với tư cách là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và cũng là bạn hàng khó chơi nhất, là một trong những quốc gia tiên phong trong việc sử dụng luật chống bán phá giá để điều chỉnh mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có dịp đối mặt với luật chống bán phá giá Mỹ. Sự đơn giản về mặt bản chất nhưng phức tạp về các quy định cũng như cách thức xử lý đòi hỏi các doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp Việt Nam, phải có được một vốn hiểu biết nhất định về bộ luật này nhằm, ít nhất, tránh những lúng túng và sai sót không cần thiết trong trường hợp bị kiện bán phá giá, và cao hơn, giành phần thắng về mình.

doc88 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quy định và thực tiễn chống bán phá giá của Mỹ và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ---------------------------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài : QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh Sinh viên thực hiện : Trần Ngọc Trung Lớp : A4 - K38B Hà nội - 2003 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU…………………………………….…………….………………………..1 CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ 1. Khái niệm về bán phá giá…….…………………………………………………...3 1.1 Định nghĩa………………….………………………………………………………...3 1.2 Các đạo luật liên quan đến bán phá giá ( Luật doanh thu 1916, Luật thuế quan 1930,…)………...………………………...3 2. Quy định của luật pháp Hoa Kỳ về xử lý hành vi bán phá giá…...……...5 2.1 Cơ quan thẩm quyền điều tra hành vi bán phá giá……..……………………...5 2.2 Trình tự tiến hành xử lý bán phá giá……..…………………….………………...6 2.2.1 Quá trình khởi kiện……..…………………….…………..………………………6 2.2.2 Quá trình điều tra….....…………………….…………………………………...10 2.2.3 Các khái niệm pháp lý chính …………….……………….……....…………...20 2.2.4 Quá trình xem xét lại…………...………….……………………………….…...34 CHƯƠNG II. THỰC TIỄN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ 1. Tổng quan thực trạng bán phá giá vào thị trường Mỹ…………………....36 1.1 Thống kê các vụ bán phá giá trong giai đoạn 1980-2001…………………...37 1.2 Thực trạng xử lý các vụ bán phá giá vào thị trường Mỹ……….…….….…...43 2. Những nhận xét về việc áp dụng luật chống bán phá giá của Mỹ……...49 2.1 Phản ứng của các quốc gia đối với luật chống bán phá giá của Mỹ…..…...49 2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của luật chống bán phá giá của Mỹ đến bản thân nền kinh tế Mỹ…………..………….…………………………………...52 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu thực tiễn chống bán phá giá của Mỹ……………….…………………………..………..……………...55 2. Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề bán phá giá……………………………………….…………….…………………………………...58 2.1 Nhóm giải pháp nhằm tránh bị liên quan đến các vụ kiện bán phá giá…....58 2.2 Nhóm giải pháp cần tiến hành khi bị kiện bán phá giá…….………………...61 2.3 Nhóm giải pháp khác……………….……………………………………………...76 KẾT LUẬN……………….……….……………………………………….……...……...79 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Luật chống bán phá giá là một trong những bộ luật non trẻ nhất của hệ thống luật thương mại quốc gia cũng như thế giới bởi cho đến đầu thế kỷ XX, khái niệm chống bán phá giá hầu như vẫn chưa hình thành. Tuy nhiên, trong bối cảnh tự do hoá thương mại ngày càng phát triển, khi mà các hàng rào thương mại cổ điển dần được tháo bỏ, thì khái niệm bán phá giá và chống bán phá giá ngày càng phổ biến và luật chống bán phá giá, do vậy, ngày càng được chú trọng. Điều này đã được minh chứng qua số lượng ngày càng tăng các quốc gia có luật chống bán phá giá cũng như các vụ kiện bán phá giá diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Do vậy một điều hiển nhiên là trong hoạt động thương mại quốc tế trong tương lai, việc các doanh nghiệp phải đối mặt với luật chống bán phá giá là một điều tất yếu. Mỹ, với tư cách là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và cũng là bạn hàng khó chơi nhất, là một trong những quốc gia tiên phong trong việc sử dụng luật chống bán phá giá để điều chỉnh mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có dịp đối mặt với luật chống bán phá giá Mỹ. Sự đơn giản về mặt bản chất nhưng phức tạp về các quy định cũng như cách thức xử lý đòi hỏi các doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp Việt Nam, phải có được một vốn hiểu biết nhất định về bộ luật này nhằm, ít nhất, tránh những lúng túng và sai sót không cần thiết trong trường hợp bị kiện bán phá giá, và cao hơn, giành phần thắng về mình. Đây chính là lý do em lựa chọn đề tài này để thực hiện bài khoá luận tốt nghiệp với mong muốn đưa ra được một cái nhìn riêng về bộ luật chống bán phá giá của Mỹ. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, bản khoá luận này mới chỉ đưa ra được một số nét cơ bản của bộ luật chống bán phá giá Mỹ cũng như việc thực thi bộ luật này trong thực tế nhằm giúp cho người đọc có một cái nhìn khái quát nhất về bộ luật này. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và sự hỗ trợ về mặt tài liệu của giáo viên hướng dẫn, thầy Nguyễn Phúc Khanh, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương. Dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của thầy, em đã có thể hoàn thành tốt bản khoá luận tốt nghiệp này. Hà nội, ngày 30/12/2003 Sinh viên Trần Ngọc Trung CHƯƠNG I QUI ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ 1. Khái niệm về bán phá giá 1.1. Định nghĩa Theo qui định tại khoản 800-801, chương 463 thuộc bộ Luật Doanh Thu 1916 (Revenue Act of 1916), hành vi bán phá giá là hành vi nhập khẩu, hỗ trợ việc nhập khẩu, bán hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ tại mức giá thấp hơn đáng kể so với giá trị thực hoặc giá bán buôn của hàng hóa đó, tính tại thời điểm xuất khẩu vào thị trường Mỹ, hoặc tại thị trường chính của nước sản xuất, hoặc tại một nước thứ ba cũng nhập khẩu hàng hóa đó (giá trị thực hoặc giá bán buôn nói trên là giá không bao gồm cước vận chuyển, thuế, và các khoản phí khác cần thiết cho việc nhập khẩu và bán tại thị trường Mỹ) với điều kiện, hành vi nói trên được thực hiện nhằm phá hủy hoặc phương hại một ngành sản xuất ở Mỹ hoặc ngăn cản việc thành lập một ngành sản xuất ở Mỹ, hoặc giành vị trí độc quyền buôn bán hàng hóa đó ở Mỹ. Theo định nghĩa trên, một hành vi sẽ được coi là bán phá giá nếu thỏa mãn 2 tiêu chí: - Hàng hóa đó được bán tại mức giá thấp hơn giá trị thông thường. - Việc bán hàng hóa tại mức giá đó gây thiệt hại tới ngành sản xuất của Mỹ. 1.2. Các đạo luật của Mỹ liên quan đến bán phá giá Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên đưa luật chống bán phá giá vào hệ thống luật pháp quốc gia. Điều luật đầu tiên điều chỉnh hành vi bán phá giá là khoản 800 - 801 thuộc Bộ Luật Doanh Thu ban hành năm 1916, thường được gọi là Luật chống bán phá giá 1916. Theo luật này, nhà nhập khẩu có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự và hình sự nếu nhập khẩu hoặc bán hàng hóa ngoại nhập vào thị trường Mỹ tại mức giá thấp hơn đáng kể so với mức giá của cũng sản phẩm đó bán tại một thị trường khác tương đương. Đạo luật này được ban hành do nỗi lo sợ rằng các Công ty châu Âu, đặc biệt là các Công ty Đức, trong nỗ lực giành lại vị thế trên thị trường Mỹ sau thế chiến thứ I, sẽ đe dọa đến sự phát triển của ngành sản xuất Mỹ. Tuy nhiên, do tính phức tạp trong việc yêu cầu nguyên đơn đưa ra các bằng chứng, nên luật này chỉ được áp dụng một cách hạn chế và đã nhanh chóng được bổ sung bởi một điều luật khác: Luật chống bán phá giá ban hành năm 1921, sau này được đưa vào phần VII Luật thuế quan 1930 (Tariff Act of 1930). Luật chống bán phá giá 1921 là căn cứ pháp lý quan trọng nhất trong việc xử lý các hành vi bán phá giá. Bộ luật này cũng là nền tảng của Điều khoản VI của GATT, sau này là Bộ luật chống bán phá giá của GATT ( ban hành năm 1967 ). Sau việc ban hành luật chống bán phá giá 1921, phải mãi cho tới năm 1974 và 1979, Mỹ mới tiếp tục ban hành các điều luật điều chỉnh hành vi bán phá giá. Đó là Luật Thương mại 1974 (Trade Act of 1974) và luật Thương mại 1979 (Trade Act of 1979). Hai điều luật này được ban hành nhằm chấn chỉnh lại công tác kiểm soát, điều tra và xử lý các hành vi bán phá giá gây tổn hại cho nền công nghiệp Mỹ. Chi tiết về vấn đề này sẽ được thảo luận kỹ ở phần sau. Như vậy về cơ bản có 4 điều luật chính điều chỉnh hành vi bán phá giá: - Luật chống bán phá giá 1916 - Luật chống bán phá giá 1921 - Luật Thương mại 1974 - Luật Thương mại 1979 Bốn bộ luật này được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau và đều được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ (USITC) dẫn chiếu trong quá trình xử lý các vụ kiện bán phá giá. 2. Qui định của luật pháp Hoa Kỳ về xử lý hành vi bán phá giá 2.1. Cơ quan thẩm quyền điều tra hành vi bán phá giá Cùng với sự hình thành của các điều luật liên quan, phạm vi thẩm quyền xét xử hành vi bán phá giá cũng thay đổi theo. Khi ban hành luật chống bán phá giá 1916, các vụ kiện bán phá giá được coi là các vụ án dân sự và thậm chí là hình sự, do vậy cơ quan chịu trách nhiệm là tòa án Mỹ. Thẩm quyền của tòa án chỉ giới hạn trong phạm vi xét xử, còn việc tìm kiếm chứng cứ để có thể thắng được vụ kiện hoàn toàn là bổn phận của bên nguyên đơn. Việc ra đời Luật chống bán phá giá 1921 đồng nghĩa với việc chuyển đổi thẩm quyền từ Tòa án sang Cục ngân khố Mỹ (US Treasury). Trách nhiệm cũng được nâng cao: thẩm quyền của Cục Ngân khố không chỉ giới hạn trong việc đưa ra phán quyết mà còn tiến hành các bước điều tra và xác định mức độ thiệt hại mà mỗi hành vi bán phá giá gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế, các công tác liên quan đến hành vi bán phá giá đều không được Cục Ngân khố tiến hành công khai và thường không có thời hạn để hoàn tất một cuộc điều tra. Chính bởi lý do này mà tính bảo hộ của Luật chống bán phá giá đã không được phát huy, tạo nên sự phản ứng trong giới công nghiệp Mỹ, đặc biệt là trong ngành thép. Sự phản ứng này đã dẫn đến kết quả ra đời của Luật Thương mại 1974 (Trade Act of 1979) và Luật Thương mại 1979 (Trade Act of 1979). Một cách chính xác thì trong 2 bộ luật mới này, chính quyền Mỹ đã đưa ra các đạo luật qui định về hành vi bán phá giá, cụ thể là Đạo luật Jackson - Vanik. Theo luật mới này, hành vi bán hàng ở mức giá thấp hơn chi phí sản xuất cũng được coi là bán phá giá. Về mặt thuật ngữ, bán phá giá và bán dưới mức chi phí đều được gọi là bán dưới mức hợp lý (Less than fair value - LTFV). Luật mới cũng đưa ra định nghĩa về chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất = chi phí trung bình + 10% chi phí quản lý + 8% lợi nhuận. Đồng thời, thẩm quyền cũng được chuyển giao từ Cục Ngân khố Mỹ sang Bộ Thương mại Hoa Kỳ ( DOC - Cơ quan bảo hộ công nghiệp nội địa) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC). Hai cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm từng phần, cụ thể: - Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chịu trách nhiệm xác định mức giá bán dưới mức hợp lý – mức LTFV. Việc xác định mức giá có thể được tiến hành khá linh động. DOC có thể lựa chọn các mức tỷ giá hối đoái khác nhau khi chuyển đổi giá xuất khẩu sang đồng tiền của nước xuất khẩu. DOC có thể bỏ qua mức doanh số thấp hơn chi phí sản xuất thu được ở thị trường nước xuất khẩu. Khi mức doanh số này quá thấp, DOC có thể sử dụng mức giá ở một thị trường thứ ba. DOC cũng có thể không xét đến lượng doanh số ở mức giá cao hơn mức LTFV thu được trên thị trường Mỹ. Một điều quan trọng là thị trường Mỹ có thể phân ra thành các thị trường khu vực. Việc xác định lượng doanh số ở mức giá LTFV chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp tính toán mà DOC áp dụng. - Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) chịu trách nhiệm xác định mức độ thiệt hại. Tương tự như DOC, USITC cũng có thể linh động trong việc xác định xem liệu hành vi bán phá giá gây ra những thiệt hại vật chất hay chỉ mới đe dọa đến ngành sản xuất Mỹ. USITC có thể xem xét nhiều chỉ tiêu khác nhau như doanh số, lợi nhuận, việc làm,… 2.2. Trình tự tiến hành xử lý bán phá giá Như đã trình bày ở trên, quá trình điều tra và đưa ra phán quyết cuối cùng được gói gọn trong thời hạn tối đa là 280 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, các phán quyết cuối cùng thường được đưa ra sớm hơn thời hạn này rất nhiều. Về cơ bản, có 3 bước để kết thúc một vụ kiện bán phá giá: - Khởi kiện. - Điều tra - Xem xét lại. 2.2.1. Quá trình khởi kiện A. Tổng quan. Bên nguyên đơn có thể đệ đơn kiện bán phá giá lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế (USITC) với nội dung: Một ngành sản xuất của Mỹ đang phải chịu thiệt hại vật chất hoặc có nguy cơ phải chịu thiệt hại vật chất, hoặc việc thành lập một ngành sản xuất ở Mỹ bị trì hoãn do việc nhập khẩu một hay nhiều loại hàng hóa tại mức giá thấp hơn mức hợp lý (mức LTFV) hoặc do việc Chính phủ của một hay nhiều quốc gia trợ giá cho hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu. B. Chuẩn bị khởi kiện Thông thường, DOC và USITC thường xem xét lại đơn kiện trước khi được đệ trình chính thức nhằm giúp nguyên đơn tránh được những sai sót có thể ngăn cản quá trình điều tra. Về mặt hình thức, đơn kiện phải có phần mở đầu và kết luận và được trình bày theo dạng sau: Mục 1: Thông tin chung Mục 2: Mô tả hàng hóa nhập khẩu, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu Mục 3: Thông tin về trợ giá và thông tin về giá Mục 4: Thông tin về tình trạng nguy kịch Mục 5: Thông tin về mức độ thiệt hại Mục 1: Thông tin chung Phần này cung cấp thông tin về nguyên đơn và ngành nội địa sản xuất sản phẩm tương tự hoặc gần giống với sản phẩm nhập khẩu. Theo qui định, đơn kiện phải nhân danh cả một ngành sản xuất. Để thỏa mãn điều kiện này thì: i. Số lượng nhà sản xuất và công nhân ủng hộ đơn kiện phải đại diện cho tối thiểu 25% tổng sản lượng của ngành đó. ii. Số lượng nhà sản xuất và công nhân ủng hộ đơn kiện phải chiếm trên 50% sản lượng mà 25% nói trên tạo ra(1). Nếu đơn kiện không có được sự ủng hộ của các nhà sản xuất và công nhân chiếm trên 50% tổng sản lượng của ngành, thì DOC phải trưng cầu ý kiến của cả ngành hoặc dựa vào các thông tin khác để xác định xem liệu đơn kiện đó có đạt được mức ủng hộ như luật định không. Mục 2: Mô tả hàng hóa nhập khẩu, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu Trong phần này, bên nguyên đơn cần đưa ra những định nghĩa chính xác và rõ ràng về hàng nhập khẩu bao gồm đặc tính kỹ thuật, nguyên liệu sản xuất kèm theo catalog sản phẩm. Nhìn chung, định nghĩa này phải đủ rộng để bao quát được toàn bộ vấn đề nhưng cũng phải đủ hẹp để tránh tốn thời gian điều tra. Ngoài ra, bên nguyên đơn phải đưa ra thông tin về nước xuất xứ của hàng nhập khẩu, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, giá trị và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong 3 năm gần nhất. Mục 3: Thông tin về trợ giá và thông tin về giá LTFV Trong phần này, bên nguyên đơn phải đưa ra các thông tin, bằng chứng về sự can thiệp của Chính phủ nước xuất khẩu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ, cũng như mức giá dưới mức hợp lý - LTFV của hàng hóa nhập khẩu. Các thông tin này sẽ chỉ do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) xem xét. Mục 4: Thông tin về "Tình trạng nguy kịch" "Tình trạng nguy kịch" là điều khoản cho phép áp dụng thuế chống bán phá giá trước thời hạn hiệu lực trong trường hợp đặc biệt. Bên nguyên đơn có thể yêu cầu áp dụng điều khoản vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày DOC đưa ra phán quyết cuối cùng 20 ngày. Đương nhiên, để điều khoản này được áp dụng, thì bên nguyên đơn phải nhận được phán quyết xử thắng của DOC và USITC. Việc thi hành điều khoản này sẽ dẫn đến việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu được bán trong khoảng thời gian 90 ngày trước khi mức thuế chống bán phá giá được áp dụng. Điều khoản này được áp dụng nhằm 2 mục đích: (1) Ngăn cản việc nhà nhập khẩu trốn thuế chống bán phá giá bằng cách nhập khẩu một khối lượng lớn ngay sau khi có đơn kiện. (2) Giảm bớt ảnh hưởng của lượng hàng nhập khẩu trốn thuế nếu như sự việc đã xảy ra. DOC phải đưa ra quyết định liên quan đến việc áp dụng điều khoản “tình trạng nguy kịch”, và nếu quyết định của DOC là có tồn tại tình trạng đó, đồng thời USITC cũng xác nhận việc có thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất nội địa, thì USITC phải đưa ra một phán quyết bổ sung để xác định xem liệu có xảy ra tình trạng trốn thuế hay không. Để đưa ra phán quyết này, USITC phải cân nhắc các yếu tố: (1) Thời gian và khối lượng hàng nhập khẩu. (2) Sự tăng nhanh chóng lượng hàng nhập khẩu. (3) Bất kỳ một yếu tố khác cho thấy đang có hành vi trốn thuế chống bán phá giá. Mục 5: Thông tin về mức độ thiệt hại Trong phần này, bên nguyên đơn phải cung cấp các dữ liệu chứng minh việc mặt hàng nhập khẩu gây thiệt hại hoặc đe đọa thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa. Nhìn chung, các số liệu này phải tổng kết được tình hình của 3 năm gần nhất bao gồm: (1) Kim ngạch và giá trị hàng nhập khẩu được bán ở mức giá LTFV. (2) Giá bán tại Mỹ của hàng nhập khẩu và giá của sản phẩm tương tự được sản xuất tại Mỹ. (3) Năng suất, doanh số trong nước, doanh số xuất khẩu của sản phẩm tương tự được sản xuất tại Mỹ. (4) Số lao động của Mỹ trong ngành sản xuất sản phẩm tương tự trên. (5) Số liệu về thu nhập và lỗ (doanh số ròng, chi phí sản xuất, lợi nhuận hoặc lỗ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý) 2.2.2. Quá trình điều tra Quá trình điều tra vụ kiện chống bán phá giá có thể được chia làm 5 bước, kết thúc mỗi bước là phán quyết của DOC hoặc USITC. Bước 1: Bắt đầu điều tra. Bước 2: Giai đoạn điều tra sơ bộ của Uỷ ban TMQT USITC Bước 3: Giai đoạn điều tra sơ bộ của Bộ TM HoaKỳ DOC Bước 4: Giai đoạn điều tra chính thức của Bộ TM Hoa Kỳ DOC Bước 5: Giai đoạn điều tra chính thức của Uỷ ban TMQT Hoa Kỳ USITC Ngoại trừ bước 3, trong các bước còn lại nếu có phán quyết xử thua bên nguyên đơn thì vụ kiện sẽ bị dừng lại. Thời hạn hoàn thành cho 5 bước trên như sau: Bước 1: 20 ngày sau khi nhận được đơn kiện Bước 2: 45 ngày sau khi nhận được đơn kiện Bước 3: 115 ngày sau khi hoàn thành bước 2 Bước 4: 75 ngày sau khi hoàn thành bước 3. Bước 5: 120 ngày sau khi hoàn thành bước 3. A. Bước 1: Bắt đầu điều tra Bên nguyên đơn phải đồng thời đệ đơn kiện lên DOC và USITC. Trong vòng 20 ngày sau khi nhận đơn kiện, Bộ TM Hoa Kỳ (DOC) sẽ xác định tính cần thiết áp dụng thuế chống bán phá giá như đơn kiện yêu cầu. Nếu phán quyết của DOC là cần thiết, thì quá trình điều tra sẽ được tiến hành, nếu ngược lại DOC sẽ bác đơn kiện và quá trình tố tụng chấm dứt. B. Bước 2: Giai đoạn điều tra sơ bộ của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ - USITC Trong vòng 45 ngày sau khi nhận được đơn kiện, USITC sẽ dựa trên những thông tin sẵn có để xác định xem liệu có dấu hiệu nào cho thấy một ngành sản xuất Mỹ đang phải chịu thiệt hại hoặc có nguy cơ phải chịu thiệt hại vật chất, hoặc việc thành lập một ngành sản xuất bị ngăn cản do việc nhập khẩu loại hàng hóa nằm trong diện điều tra. Trong giai đoạn điều tra sơ bộ này, USITC phải tiến hành 6 bước: - Thành lập và lên kế hoạch điều tra sơ bộ. - Bảng câu hỏi. - Họp báo và tổng kết - Báo cáo của ban điều tra và bản ghi nhớ - Tổng kết và biểu quyết - Phán quyết và quan điểm của USITC * Thành lập và lên kế hoạch điều tra sơ bộ Sau khi nhận được đơn kiện, USITC sẽ thành lập một ban điều tra gồm 6 thành viên: 1 điều tra viên, 1 chuyên gia kinh tế, 1 kế toán viên/kiểm toán viên, 1 chuyên gia phân tích sản xuất, một luật sư, và 1 giám sát viên. Ban điều tra sẽ lên kế hoạch điều tra và soạn thảo 1 thông báo cho công luận. Mục đích của bản thông báo này là cung cấp cho công chúng những thông tin liên quan đến nội dung điều tra và lịch trình điều tra. Bên nguyên đơn cũng có thể tham gia vào ban điều tra. * Bảng câu hỏi Sau khi xem xét kỹ lưỡng đơn kiện và các thông tin sẵn có khác, ban điều tra soạn thảo bảng câu hỏi để gửi cho các nhà sản xuất Mỹ, các nhà nhập khẩu Mỹ và các nhà sản xuất nước ngoài nhằm lấy các thông tin cần thiết để đưa ra phán quyết. Bảng câu hỏi sẽ được gửi đi trong vòng 2 đến 4 ngày làm việc sau khi nhận được đơn kiện. Việc trả lời bảng câu hỏi là bắt buộc đối với các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu Mỹ. Nhà sản xuất nước ngoài không nhất thiết phải trả lời bảng câu hỏi, tuy nhiên, việc không trả lời có thể dẫn đến những kết luận không có lợi từ phía USITC. Trong quá trình soạn thảo, bảng câu hỏi, USITC phải giải quyết một vấn đề mấu chốt, đó là xác định chính xác sản phẩm cần điều tra. Trước khi đưa ra phán quyết, USITC phải đánh giá mức độ thiệt hại mà một ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Mỹ phải hứng chịu. Luật chống bán phá giá định nghĩa "một ngành sản xuất" là "bao gồm tất cả các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc bao gồm các nhà sản xuất tạo ra một phần sản lượng chủ chốt của sản phẩm trên…". Cũng theo luật thì "sản phẩm tương tự" là sản phẩm giống hệt, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm giống hệt, là sản phẩm có nhiều đặc tính tương đồng với sản phẩm được so sánh nhất…". Việc xác định sản phẩm tương tự được thực hiện dựa trên việc xem xét đơn kiện, thảo luận với các cá nhân trong ngành sản xuất sản phẩm đó, và các phân tích mà USITC có được. Sau khi đã lựa chọn được sản phẩm tương tự cầ
Luận văn liên quan