Khóa luận Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những rủi ro có thể sảy ra do tại hoạ, tai nạn, sự cố bất ngờ hoặc do sự vô ý hay cố ý của người khác gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp. Nhằm đối phó với những rủi ro, đảm bảo ổn định về tài chính và hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp lựa chọn bảo hiểm như giải pháp bảo vệ chính mình. Trong quá trình hoạt động bảo hiểm có những rủi ro có giá trị lớn như những chuyến hàng có giá trị cao, hay sự tích tụ của nhiều đơn bảo hiểm trên một con tàu vận chuyển, khi đó một công ty bảo hiểm hoặc có đủ khả năng tài chính nhưng không muốn mạo hiểm chấp nhận bảo đảm toàn bộ rủi ro đó hoặc không đủ khả năng tài chính chi bồi thường khi thiệt hại sảy ra. Giải pháp của họ là nhượng tái bảo hiểm, theo đó, trách nhiệm đối với rủi ro sẽ được chia sẻ cho nhiều công ty bảo hiếm khác. Do vậy, tái bảo hiểm được coi là bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm. Với dân số khoảng 85 triệu người, tốc độ phát triển kinh tế ổn định, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, Việt Nam được coi là nền kinh tế mới nổi và có một thị trường bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đầy tiềm năng. Thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, mức độ phát triển chưa tương xứng với quy mô thị trường, trong khi đây lại là một lĩnh vực đầy tiềm năng và mang lại lợi ích về kinh tế không chỉ cho người bảo hiểm, người được bảo hiểm, nhà tái bảo hiểm mà cho cả nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, phát triển một thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu lớn mạnh và hoạt động hiệu quả tại Việt Nam là một nhiệm vụ cần thiết. Nhằm có một cái nhìn toàn diện về thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất phát triển và hoàn thiện thị trường, tôi đã lựa chọn đề tài “Tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” làm khoá luận tốt nghiệp.

pdf119 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: TÁI BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Họ và tên sinh viên : Triệu Thanh Hoa Lớp : Anh 2 - Luật KDQT Khoá : 44 Giáo viên hướng dẫn : GS,TS Hoàng Văn Châu Hà Nội, tháng 5 năm 2009 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4 NỘI DUNG ............................................................................................................ 6 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÁI BẢO HIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA TÁI BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU ................................ 6 Khái quát chung về tái bảo hiểm ....................................................................... 6 Khái niệm ........................................................................................................ 6 Các hình thức tái bảo hiểm ............................................................................. 7 Tái bảo hiểm tạm thời ................................................................................... 7 Tái bảo hiểm cố định .................................................................................... 9 Tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc ................................................................ 11 Phương thức tái bảo hiểm ............................................................................. 13 Phương thức tái bảo hiểm tỷ lệ.................................................................... 13 Phương thức tái bảo hiểm phi tỷ lệ .............................................................. 18 Tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu .......................................................... 20 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 20 1.2.2. Sự cần thiết của tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu .................... 20 1.2.3.Vai trò của tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ............................. 21 1.2.3.1. Vai trò của tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân ..................................................................................................... 21 1.2.3.2. Vai trò của tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đối với các công ty bảo hiểm ..................................................................................................... 22 1.2.3.3 Vai trò của tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đối với người được bảo hiểm ..................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA, ĐẶC BIỆT TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 ...................................................................... 25 2.1. Tổng quan thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2004 -2008............................................................................... 25 2 2.1.1. Một số quy định về tái bảo hiểm tại Việt Nam ..................................... 25 2.1.1.1. Quy định về tái bảo hiểm bắt buộc ................................................. 25 2.1.1.2. Quy định về tái bảo hiểm cho phần ngoài bắt buộc ......................... 28 2.1.1.3. Các cam kết với WTO trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm............................................................................................................ 29 2.1.2. Các thành phần tham gia thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam.......................................................................................... 30 2.1.2.1. Công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam – Vinare ............ 32 2.1.2.2. Công ty bảo hiểm gốc..................................................................... 36 2.1.2.3. Công ty môi giới tái bảo hiểm ........................................................ 45 2.1.2.4. Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế ...................................... 46 2.1.3. Quy trình tái bảo hiểm .......................................................................... 47 2.1.3.1. Quy trình nhượng tái bảo hiểm ....................................................... 47 2.1.3.2. Quy trình nhận tái bảo hiểm ........................................................... 50 2.2. Thực trạng tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt trong giai đoạn 2004 - 2008 ................................ 52 2.2.1. Đặc điểm thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn 2004 -2008 ................................................................... 52 2.2.2. Thực trạng tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn 2004 -2008 ..................................................................................... 62 2.2.2.1. Thực trạng tái bảo hiểm hàng nhập khẩu ........................................ 69 2.2.2.2. Thực trạng tái bảo hiểm hàng xuất khẩu ......................................... 71 2.3. Đánh giá về tình hình tái bảo hiểm ở Việt Nam trong thời gian qua ...... 73 2.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................. 73 2.3.2. Yếu kém và tồn tại ............................................................................... 74 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................. 76 3.1. Dự báo thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu trong thời gian tới ...................................................................................................................... 76 3 3.1.1. Dự báo tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá ....................................... 76 3.1.2. Dự báo xu hướng phát triển của thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ............................................................................................. 78 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời gian tới ......................................................... 81 3.2.1. Giải pháp đối với nhà nước ................................................................. 82 3.2.2. Giải pháp đối với các đơn vị kinh doanh bảo hiểm – tái bảo hiểm ...... 84 3.2.3. Giải pháp đối với các tổ chức khác có liên quan ................................. 88 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 91 DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 97 PHỤ LỤC ............................................................... Error! Bookmark not defined. 4 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những rủi ro có thể sảy ra do tại hoạ, tai nạn, sự cố bất ngờ hoặc do sự vô ý hay cố ý của người khác gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp. Nhằm đối phó với những rủi ro, đảm bảo ổn định về tài chính và hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp lựa chọn bảo hiểm như giải pháp bảo vệ chính mình. Trong quá trình hoạt động bảo hiểm có những rủi ro có giá trị lớn như những chuyến hàng có giá trị cao, hay sự tích tụ của nhiều đơn bảo hiểm trên một con tàu vận chuyển, khi đó một công ty bảo hiểm hoặc có đủ khả năng tài chính nhưng không muốn mạo hiểm chấp nhận bảo đảm toàn bộ rủi ro đó hoặc không đủ khả năng tài chính chi bồi thường khi thiệt hại sảy ra. Giải pháp của họ là nhượng tái bảo hiểm, theo đó, trách nhiệm đối với rủi ro sẽ được chia sẻ cho nhiều công ty bảo hiếm khác. Do vậy, tái bảo hiểm được coi là bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm. Với dân số khoảng 85 triệu người, tốc độ phát triển kinh tế ổn định, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, Việt Nam được coi là nền kinh tế mới nổi và có một thị trường bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đầy tiềm năng. Thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, mức độ phát triển chưa tương xứng với quy mô thị trường, trong khi đây lại là một lĩnh vực đầy tiềm năng và mang lại lợi ích về kinh tế không chỉ cho người bảo hiểm, người được bảo hiểm, nhà tái bảo hiểm mà cho cả nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, phát triển một thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu lớn mạnh và hoạt động hiệu quả tại Việt Nam là một nhiệm vụ cần thiết. Nhằm có một cái nhìn toàn diện về thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất phát triển và hoàn thiện thị trường, tôi đã lựa chọn đề tài “Tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” làm khoá luận tốt nghiệp. Ngoài lời nói đầu, kết luận, bản chỉ dẫn tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu và phụ lục, bố cục đề tài bao gồm 3 chương: 5 - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và vai trò của tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. - Chương 2: Thực trạng hoạt động tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn 2004 - 2008. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng và phát triển thị trường tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam Tôi xin chân thành cảm ơn GS, TS Hoàng Văn Châu - Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Thương đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. 6 NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÁI BẢO HIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA TÁI BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. Khái quát chung về tái bảo hiểm 1.1.1. Khái niệm Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận bảo hiểm với người được được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho người bảo hiểm đó một phần phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm. Đổi lại, người bảo hiểm gốc nhận được yếu tố đảm bảo và ổn định kinh doanh cho mình. Nói cách khác, tái bảo hiểm là việc bảo hiểm lại rủi ro cho đối tượng đã được bảo hiểm và luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc. Mục đích của tái bảo hiểm là dàn trải rủi ro và giảm thiểu mức độ trách nhiệm khi có tổn thất có thể xảy ra trong các hợp đồng bảo hiểm đối với công ty nhận bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sử dụng tái bảo hiểm như một biện pháp hữu hiệu giúp chuyển nhượng một phần rủi ro trong các hợp đồng bảo hiểm sang cho một bên thứ ba là công ty tái bảo hiểm. Đây là cách gia tăng khả năng nhận bảo hiểm đối với các hợp đồng lớn, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo ổn định về mặt tài chính cho công ty. Công ty bảo hiểm gốc là công ty đứng ra nhận hợp đồng bảo hiểm và sẽ nhượng một phần nhất định hợp đồng bảo hiểm đó cho công ty bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm khác. Công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp là công ty không tham dự khai thác các dịch vụ bảo hiểm gốc mà chỉ nhận bảo hiểm lại rủi ro đã được bảo hiểm của các công ty bảo hiểm. Công ty môi giới tái bảo hiểm là công ty đứng ra làm trung gian giữa một bên là công ty bảo hiểm gốc và bên kia là công ty nhận tái bảo hiểm. Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng giữa công ty bảo hiểm gốc và công ty tái bảo hiểm về việc nhượng và nhận tái một rủi ro được bảo hiểm 7 Tái bảo hiểm đi (hay nhượng tái bảo hiểm) là việc công ty bảo hiểm gốc phân tán rủi ro cho công ty tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm nhận (hay nhận tái bảo hiểm) là việc công ty tái bảo hiểm nhận bảo hiểm cho những hợp đồng bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc. 1.1.2. Các hình thức tái bảo hiểm 1.1.2.1. Tái bảo hiểm tạm thời 1.1.2.1.1. Khái niệm Tái bảo hiểm tạm thời hay tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn là hình thức tái bảo hiểm cơ bản và cổ điển nhất. Theo hình thức này, công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ. Về phần mình, công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hoặc từ chối dịch vụ hay đơn giá bảo hiểm đó. Nói cách khác, trong khi công ty bảo hiểm gốc có toàn quyền lựa chọn các yếu tố về dịch vụ tái bảo hiểm, tỷ lệ, công ty nhận tái bảo hiểm thì công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối hoặc chỉ nhận tái bảo hiểm với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp. 1.1.2.1.2. Ưu - Nhược điểm a. Ưu điểm - Tăng khả năng nhận bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm: Phương pháp này cho phép các công ty bảo hiểm, đặc biệt là công ty nhỏ, với nguồn vốn và kinh nghiệm tương đối hạn chế có thể cạnh tranh với các công ty bảo hiểm lớn, nhận các dịch vụ vượt quá khả năng của mình. Bởi các công ty này, thông qua nghiệp vụ tái bảo hiểm, có thể tận dụng những lợi thế về chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vốn của thị trường tái bảo hiểm quốc tế. Ngoài ra, điều này cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoài phạm vi khai thác thông thường của mình, đặc biệt trong trường hợp để giữ uy tín với khách hàng. - Cả công ty bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm đều có thể chủ động trong việc lựa chọn các dịch vụ. Cụ thể là: 8 Đối với công ty bảo hiểm: Do có thể lựa chọn những rủi ro cần nhượng tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm có thể giữ lại nhiều phí bảo hiểm cho rủi ro tốt và chuyển tái bảo hiểm phần nhiều những rủi ro xấu. Đối với công ty tái bảo hiểm: Có thể xem xét hợp đồng tái bảo hiểm trên cơ sở từng rủi ro và có thể chấp nhận hay từ chối đề nghị nhượng tái, điều này giúp kiểm soát mức độ rủi ro và lợi nhuận đi kèm. b. Nhược điểm - Kéo dài thời gian đưa ra quyết định nhận dịch vụ bảo hiểm: Do từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm được chuyển nhượng một cách riêng lẻ, mỗi khi nhận dịch vụ mới, công ty bảo hiểm gốc phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời trước, chờ sự xác nhận của công ty tái bảo hiểm, đồng ý nhận tái bảo hiểm cho rủi ro đó, rồi mới quyết định nhận bảo hiểm. Như vậy, công ty bảo hiểm gốc sẽ rơi vào tình trạng: hoặc mất cơ hội vào tay những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh hơn, hoặc nhận bảo hiểm mà không được bảo vệ đầy đủ bằng tái bảo hiểm. Thêm vào đó, việc chậm trễ này có thể làm mất thiện cảm của khách hàng với công ty. - Tốn kém chi phí cho quá trình đám phán: Trước mỗi kỳ tái bảo hiểm tiếp tục, công ty bảo hiểm gốc phải lặp lại toàn bộ quy trình đàm phán với công ty tái bảo hiểm. Các công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo hợp đồng và thanh toán rất tốn kém trong khi lại phải làm nhiều lần cho từng dịch vụ riêng lẻ. Chưa kể việc huỷ bỏ hay thay đổi hợp đồng có thể gây ra thêm nhiều công việc khác không cần thiết. Điều này không những làm tốn thời gian, nhân lực mà còn làm tăng chi phí giao dịch, hành chính, giảm lợi nhuận cho cả hai bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm. Đặc biệt là các rủi ro có phí bảo hiểm nhỏ thì không có tính kinh tế. - Lộ bí mật kinh doanh: Khi thực hiện dịch vụ tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc cần thiết phải tiết lộ những thông tin về dịch vụ nhận bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm. Điều này có thể dẫn đến việc rò rỉ tin tức cho các đối thủ cạnh tranh. - Dễ phát sinh sai sót và tranh chấp: Việc dàn xếp tái bảo hiểm tạm thời bị áp lực về thời gian và có nhiều công việc hành chính liên quan do đó dễ phát sinh sai sót, hiểu lầm và dẫn đến tranh chấp giữa các bên. 9 - Mức phí hoa hồng tái bảo hiểm thấp: Công ty bảo hiểm nhận được mức hoa hồng tái bảo hiểm thấp hơn hình thức tái bảo hiểm cố định, bởi vì công ty tái phải trả chi phí cho loại dịch vụ tái bảo hiểm tạm thời cao hơn dịch vụ tái cố định. 1.1.2.1.3. Trường hợp áp dụng - Người bảo hiểm gốc không hiểu biết đầy đủ về một loại rủi ro nào đó và yêu cầu công ty nhận tái bảo hiểm giúp đỡ. Khi đó, người nhận tái bảo hiểm sẽ xác định mức phí, các điều khoản và điều kiện bảo hiểm cũng như hạn chế cần thiết cho dịch vủa của nhà bảo hiểm gốc. - Nhà bảo hiểm gốc quyết định nhận bảo hiểm cho rủi ro nào đó trong khi một số rủi ro hoặc một phần rủi ro đó không có sẵn hoặc vượt quá phạm vi trong những thoả thuận đang có của công ty. Do đó, công ty bảo hiểm phải thực hiện tái bảo hiểm tạm thời. - Công ty bảo hiểm gốc cũng có thể muốn đưa những dịch vụ có nguy cơ tổn thất cao vào những thoả thuận tái bảo hiểm hiện có. Do đó, họ phải tiến hành thu xếp thêm tái bảo hiểm tạm thời cho phần rủi ro có nguy cơ tổn thất cao để giảm bớt rủi ro trước khi đưa vào hợp đồng tái bảo hiểm tự động. 1.1.2.2. Tái bảo hiểm cố định 1.1.2.2.1. Khái niệm Tái bảo hiểm cố định hay tái bảo hiểm bắt buộc là hình thức tái bảo hiểm, trong đó công ty bảo hiểm gốc phải nhượng cho công ty tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro đã nhận do hai bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng tái bảo hiểm cố định. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó. 1.1.2.2.2. Ưu - Nhược điểm a. Ưu điểm - Rút ngắn thời gian đưa ra quyết định nhận bảo hiểm: Do không cần tham khảo trước ý kiến của nhà tái bảo hiểm và có toàn quyền tự do chấp nhận các đơn bảo hiểm, mức phí bảo hiểm cho những đơn vị rủi ro được yêu cầu bảo hiểm, công ty nhượng sẽ có thể chủ động đưa ra quyết định nhanh chóng trong việc chấp nhận một rủi ro nào đó. 10 - Hình thức tái bảo hiểm cố định có tính ràng buộc các bên với nhau một cách chắc chắn, chặt chẽ và mật thiết hơn so với hình thức tái bảo hiểm tạm thời. Cụ thể như sau: Về phía công ty nhượng: Có thể chủ động nhận các đơn bảo hiểm nhưng phải đảm bảo quyền lợi chung của cả hai bên là công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm. Về phía công ty nhận: Nhà tái bảo hiểm phải chia sẻ may rủi với công ty nhượng và sẽ chấp nhận thanh toán những tổn thất thuộc phạm vi đã thoả thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên nhà tái bảo hiểm sẽ không bị ràng buộc bởi những sơ suất của công ty nhượng nếu hậu quả của những sơ suất ấy ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. - Với hình thức tái bảo hiểm cố định, nhà tái bảo hiểm có điều kiện thu được số phí lớn nhất và thực hiện tốt vai trò trong việc đẩy mạnh những tiến bộ kỹ thuật của ngành bảo hiểm bằng việc chấp nhận những rủi ro và các dạng bảo hiểm mới. - Thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện hợp đồng tái bảo hiểm: Khi đã cam kết trong một hợp đồng tái bảo hiểm, công ty tái bảo hiểm không cần xem xét riêng từng rủi ro riêng biệt, điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. - Liên tục khi tái tục hợp đồng: Theo tái bảo hiểm cố định, hợp đồng có tính liên tục và tự động tái tục mỗi năm trừ khi một trong các bên yêu cầu kết thúc thoả thuận này. Tính liên tục tạo điều kiện cho một mối quan hệ lâu dài, được phát triển có lợi cho cả hai bên. - Phí hoa hồng tái bảo hiểm cao: Công ty bảo hiểm gốc nhận được mức hoa hồng tái cao hơn so với tái bảo hiểm tạm thời. b. Nhược điểm - Tính cố định trong hợp đồng tái bảo hiểm loại này gây khó khăn cho cả công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ khó có những thay đổi về mức giữ lại, giới hạn khai thác và thực tế khai thác, vì tất cả đều cần có sự chấp thuận của công ty tái bảo hiểm. - Tính cố định làm phạm vi hợp đồng tái cố định thường bị thu hẹp. Do công ty bảo hiểm buộc phải nhượng một tỷ lệ nhất định của tất cả rủi ro được bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm phải chấp nhận tất cả dịch vụ 11 nằm trong phạm vi của hợp đồng tái, công ty bảo hiểm gốc sợ phải nhượng quá nhiều lợi nhuận từ những rủi ro tốt và công ty tái bảo hiểm sợ phải chịu nhiều thiệt hại từ những rủi ro xấu. - Khó kiểm soát được rủi ro khai thác đối với công ty tái bảo hiểm: Do khuynh hướng công ty bảo hiểm mong thu được nhiều hoa hồng tái bảo hiểm, nên tăng khối lượng khai thác càng nhiều càng tốt mà không chú trọng đến tính chất rủi ro của dịch vụ là tốt hay
Luận văn liên quan