Khóa luận Thiết kế và Xây dựng mạch điều khiển vi kẹp có gắn cảm biến

Vào năm 2007, TS. Chử Đức Trình và nhóm nghiên cứu đã chế tạo ra thiết bị vi kẹp có gắn cảm biến. Thiết bị này có chiều dài là 490 µm, chiều rộng là 350 µm, chiều dày là 30 µm với khoảng cách giữa hai miệng của vi kẹp là 40 µm. Vi kẹp có đặc điểm nổi bật là điện áp ứng dụng tối đa khoảng 4.5 V, với actuator được thiết kế linh hoạt như mô hình lược silicon. Thiết bị này phát huy tác dụng hiệu quả trong trường hợp thao tác kẹp các vật cỡ µm. Việc thiết kế một mạch điều khiển cho vi kẹp này là rất quan trọng và cần thiết. Do vậy khóa luận này trình bày vấn đề thiết kế và xây dựng mạch điều khiển vi kẹp có gắn cảm biến. Khóa luận gồm những nội dung chính sau: Chương 1 giới thiệu tổng quan về vi kẹp có gắn cảm biến và bài toán điều khiển. Trong chương này sẽ giới thiệu về tác dụng và những đặc tính kĩ thuật của vi kẹp. Tại sao phải thiết kế một thiết bị với những đặc điểm như vậy? Và vấn đề điều khiển thiết bị này như thế nào? Những yêu cầu của quá trình thiết kế. Chương 2 giới thiệu về họ vi điều khiển 16 bit MSP430x1xx. Chương này đề cập đến những đặc điểm đặc trưng của họ vi điều khiển 16 bit này, các cổng vào/ ra số, truyền nối tiếp không đồng bộ, các bộ biến đổi ADC, DAC 12 bit. Chương 3 chia làm hai phần chính: Phần 1 trình bày về thiết kế phần cứng bo mạch điều khiển vi kẹp. Trong phần này trình bày nguyên lý hoạt động và thiết kế của các khối khuếch đại tín hiệu vi sai, khối điều khiển trung tâm, khối ghép nối máy tính, khối điều khiển vi kẹp. Phần hai trình bày về công cụ lập trình và cách cấu hình hoạt động cho vi điều khiển MSP430F167. Chương 4 kết luận và đưa ra hướng nghiên cứu trong thời gian tới.

doc59 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thiết kế và Xây dựng mạch điều khiển vi kẹp có gắn cảm biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Chử Đức Trình, người thầy đã tận tình giúp đỡ và những ý kiến đóng góp quý báu giúp em trong quá trình hoàn thiện khóa luận. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy cô trong khoa Điển tử-Viễn thông, cán bộ giảng dạy phòng MEMS trường ĐH Công nghệ-ĐH Quốc Gia Hà Nội, CN. Phan Văn Minh đã tạo điều kiện và trang bị cho em những kiến thức cần thiết để hoàn thành khóa luận. Em cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện công việc. Với sự hiểu biết và kinh nghiệm làm việc còn non trẻ nên bản khóa luận này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình từ thầy cô và bạn bè. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.  Hà Nội ngày 28 tháng 5 năm 2008 Sinh viên Ninh Văn Trưởng   Tóm tắt nội dung Vào năm 2007, TS. Chử Đức Trình và nhóm nghiên cứu đã chế tạo ra thiết bị vi kẹp có gắn cảm biến. Thiết bị này có chiều dài là 490 µm, chiều rộng là 350 µm, chiều dày là 30 µm với khoảng cách giữa hai miệng của vi kẹp là 40 µm. Vi kẹp có đặc điểm nổi bật là điện áp ứng dụng tối đa khoảng 4.5 V, với actuator được thiết kế linh hoạt như mô hình lược silicon. Thiết bị này phát huy tác dụng hiệu quả trong trường hợp thao tác kẹp các vật cỡ µm. Việc thiết kế một mạch điều khiển cho vi kẹp này là rất quan trọng và cần thiết. Do vậy khóa luận này trình bày vấn đề thiết kế và xây dựng mạch điều khiển vi kẹp có gắn cảm biến. Khóa luận gồm những nội dung chính sau: Chương 1 giới thiệu tổng quan về vi kẹp có gắn cảm biến và bài toán điều khiển. Trong chương này sẽ giới thiệu về tác dụng và những đặc tính kĩ thuật của vi kẹp. Tại sao phải thiết kế một thiết bị với những đặc điểm như vậy? Và vấn đề điều khiển thiết bị này như thế nào? Những yêu cầu của quá trình thiết kế. Chương 2 giới thiệu về họ vi điều khiển 16 bit MSP430x1xx. Chương này đề cập đến những đặc điểm đặc trưng của họ vi điều khiển 16 bit này, các cổng vào/ ra số, truyền nối tiếp không đồng bộ, các bộ biến đổi ADC, DAC 12 bit. Chương 3 chia làm hai phần chính: Phần 1 trình bày về thiết kế phần cứng bo mạch điều khiển vi kẹp. Trong phần này trình bày nguyên lý hoạt động và thiết kế của các khối khuếch đại tín hiệu vi sai, khối điều khiển trung tâm, khối ghép nối máy tính, khối điều khiển vi kẹp. Phần hai trình bày về công cụ lập trình và cách cấu hình hoạt động cho vi điều khiển MSP430F167. Chương 4 kết luận và đưa ra hướng nghiên cứu trong thời gian tới. Chương 1 Giới thiệu 1.1 Vi kẹp có gắn cảm biến 1.1.1 Giới thiệu Gắn các bộ điều khiển lực vào các bộ chấp hành cho phép cải thiện tính khéo léo, chính xác và tốc độ thao tác.Phần này giới thiệu sơ lược vi kẹp có gắn cảm biến dựa trên bộ chấp hành điện-nhiệt polymer-silicon và một thanh cantilever cảm biến lực áp điện trở. Vi kẹp có gắn cảm biến được đề xuất với chiều dài là 490 µm, chiều rộng 350 µm và chiều dày là 30 µm với công suất tiêu thụ thấp và nhiệt độ hoạt động thấp. Hơn nữa, thiết bị này được chế tạo với công nghệ tương thích CMOS và do đó có khả năng tích hợp với các mạch điều khiển trên một chip. 1.1.2 Chế tạo Vi kẹp có gắn cảm biến dựa trên sự trên kết hợp của vi chấp hành điện-nhiệt polymer-silicon và thanh cảm biến lực áp trở cantilever. Sơ đồ nguyên lý được biểu diễn trong hình 1.1. Khi cơ cấu chấp hành điện nhiệt được kích hoạt, cánh tay của vi kẹp và thanh cảm biến cantilever bị uốn cong. Nó tạo ra một ứng xuất dọc theo chiều dài trên hai cạnh đối diện của thanh cantilever làm thay đổi giá trị điện trở của cảm biến áp trở trên thanh cantilever. Khoảng cách giữa hai hàm vi kẹp được giám sát bởi thế ra của cầu Wheatstone. Lực tiếp xúc giữa vi kẹp và vật được xác định dựa trên độ dịch chuyển và độ cứng của cánh tay vi kẹp. Hình 1.2 biểu diễn mặt cắt ngang và biểu diễn bề mặt chế tạo của cảm biến có gắn vi kẹp. 1.1.3 Vi chấp hành điện nhiệt polymer-silicon Cảm biến có gắn vi kẹp được thiết kế ở trạng thái thường mở. Cấu trúc của vi kẹp dựa trên silicon kết hợp với polymer, mỗi bộ chấp hành bao gồm 41 răng lược silicon với những lớp polymer SU8 ở giữa. Mỗi răng silicon có chiều rộng là 6 µm, chiều dài là 75 µm, và bề dày là 30 µm. Lớp polymer SU8 có chiều rộng là 3 µm.  Hình 1.1: Hình vẽ nguyên lý của vi kẹp có gắn cảm biến  Hình 1.2: Biểu diễn mặt cắt ngang cánh tay của vi kẹp có gắn cảm biến với kí hiệu hình học và các thông số. Biểu diễn cấu hình của cầu Wheatstone. 1.1.4 Thông số kỹ thuật của vi kẹp có gắn cảm biến Hình 1.3 biểu diễn một vài trạng thái khác nhau của miệng vi kẹp. Hình 1.3(a) là trạng thái không hoạt động của vi kẹp với độ mở là 40 µm. Khoảng cách giữa hai miệng có thể được đóng tới 8 µm khi áp dụng một điện thế khoảng 4.5 V tới các cánh tay (hình 1.3 b). Trong hình 1.3 (c) và (d) minh họa cho thao tác kẹp dây kim loại 23 µm.  Hình 1.3: Hoạt động của thiết bị:(a) vị trí ban đầu miệng của vi kẹp có gắn cảm biến; (b) khi có áp đặt một điện thế 4.5 V tới cả những cánh tay; (c) trước khi kẹp vật; (d) khi kẹp vật ( dây kim loại ). Hình 1.4 biểu diễn độ dịch chuyển tương ứng của miệng vi kẹp trong không khí khi có thế dc áp dụng tới chấp hành điện nhiệt. Độ dịch chuyển này là tổng số dịch chuyển của hai miệng vi kẹp khi cả hai cánh tay hoạt động. Sai số của phép đo được ước lượng là 1.5 µm. Sự di chuyển cực đại 32 µm được đo tại điện áp ứng dụng 4.5 V. Do vậy, những vi kẹp này có khả năng thao tác với các vật có đường kính giữa 8 và 40 µm.  Hình 1.4: Sự dịch chuyển miệng của vi kẹp có gắn cảm biến tương ứng với điện áp cung cấp. Đo được độ dịch chuyển tối đa là 32 µm tại 4.5 V Công suất tiêu thụ của nguồn được tính dựa trên điện áp và dòng tương ứng trên vi chấp hành điện nhiệt. Hình 1.5 biểu diễn độ dịch chuyển miệng vi kẹp khi tương ứng với công suất tiêu thụ. Trung bình thiết bị cần 5 mW cho 1 µm dịch chuyển của miệng vi kẹp.  Hình 1.5: Sự dịch chuyển của miệng vi kẹp tương ứng với công suất nguồn tiêu thụ. Hình 1.6 biểu diễn tín hiệu đầu ra của cầu Wheatstone tương ứng với điện áp đặt trên vi chấp hành điện nhiệt. Giá trị điện trở ban đầu của áp điện trở tại nhiệt độ phòng là 39 kOhm. Điện áp nuôi cho cầu là 1 V dc. Điện áp ra lớn nhất là 49 mV tại điện áp đặt lên vi kẹp là 4.5 V. Mối quan hệ giữa điện áp ra và độ dịch chuyển miệng của vi kẹp có gắn cảm biến được biểu diễn trong hình 1.7. Độ nhạy của vi kẹp có gắn cảm biến là 1.5 kV/m. Đường cong tuyến tính này trong phạm vi 2 %. Hơn nữa, hình 1.6 biểu diễn thế đầu ra của cảm biến lực áp trở cantilever khi vi kẹp kẹp một dây kim loại có đường kính 23 µm. Hai miệng của vi kẹp có gắn cảm biến đóng từ từ cho tới khi nó kẹp được vật. Lực tiếp xúc giữa miệng của vi kẹp và vật được kẹp có thể được ước lượng thông qua sự dịch chuyển của vi kẹp trong hình 1.6.  Hình 1.6: Biểu diễn mối liên hệ giữa điện áp ra của cầu Wheatstone và điện áp ứng dụng.  Hình 1.7: Đầu ra của cảm biến lực cantilever tương ứng với độ dịch chuyển miệng của vi kẹp có gắn cảm biến. Hình 1.8 biểu diễn lực tiếp xúc giữa hai miệng của vi kẹp và vật được kẹp tương ứng với giá trị điện áp đặt lên vi kẹp. Lực tiếp xúc bằng không cho tới khi hai miệng kẹp vào vật tại điện áp khoảng 3.75 V. Sau đó lực tiếp xúc được tăng tới 135 mN tại điện áp ứng dụng là 4.5 V.  Hình 1.8: Biểu diễn lực tiếp xúc giữa hai miệng của vi kẹp và những vật được giữ tương ứng với giá trị điện áp ứng dụng. 1.2 Bài toán xây dựng hệ thống điều khiển. Hoạt động của vi kẹp sẽ được cải thiện bằng việc sử dụng một hệ thống điều khiển vòng kín. Một hệ thống điều khiển vòng kín sử dụng độ dịch chuyển và tín hiệu lực phản hồi để điều khiển trạng thái của vi kẹp. Nó tận dụng toàn bộ sự thuận lợi của hệ thống vòng lặp: tăng độ chính xác và cải thiện tốc độ của thao tác, và sự ổn định của quá trình thao tác. Khóa luận này trình bày thiết kế, chế tạo và kết quả của mạch điện tử điều khiển vòng kín. Hình 1.9 biểu diễn sơ đồ khối mạch điện của hệ thống điều khiển vòng kín. Trong cấu hình này, vi kẹp có gắn cảm biến được kết nối tới máy tính (PC) thông qua một bo mạch điều khiển. Điều khiển sẽ được thực hiện từ PC bằng phần mềm. Tín hiệu lực phản hồi có được từ cảm biến thông qua một bộ khuếch đại sau đó được chuyển thành tín hiệu số (ADC). Dựa trên giá trị so sánh giữa lực tham chiếu và lực phản hồi, bộ chấp hành được điều khiển bởi một vi điều khiển thông qua mạch chuyển đổi số tương tự (DAC). Để đảm bảo cho việc điều khiển đủ công suất, sau mạch DAC có thiết kế thêm một tầng khuếch đại công suất phù hợp với vi kẹp. Đặc biệt trong bo mạch điều khiển có sử dụng vi điều khiển MSP430F167. Vi điều khiển này tích hợp bộ ADC, DAC 12 bit để xử lý tín hiệu phản hồi và truyền tới PC, đồng thời nhận tín hiệu từ PC để thực hiện thao tác điều khiển vi kẹp.  Hình 1.9: Sơ đồ mạch nguyên lý của hệ thống điều khiển 1.3 Yêu cầu thiết kế hệ thống điều khiển Điều kiện tiên quyết của hệ thống điều khiển là phải đảm bảo tính ổn định, nhận và xử lý tín hiệu điều khiển phải chính xác, công suất đủ lớn để cung cấp cho vi kẹp. Việc xử lý tín hiệu lực phản hồi và tín hiệu điều khiển từ PC đủ nhanh, giảm thiểu tối đa trễ trong quá trình điều khiển. Bo mạch điều khiển đáp ứng được những thông số kĩ thuật như đã được trình bày trong phần trên. Chương 2 GIỚI THIỆU HỌ VI ĐIỀU KHIỂN MSP430x1xx 2.1 Giới thiệu MSP430 là một sự kết hợp chặt chẽ của một CPU RISC 16 bit, những khối ngoại vi, và hệ thống xung linh hoạt. Những đặc tính của hộ vi điều khiển MSP430x1xx gồm: - Kiến trúc nguồn điện cực thấp để mở rộng tuổi thọ của Pin + 0.1-A duy trì RAM + 0.8-A chế độ xung thời gian thực + 250-A/MIPS tích cực - Xử lý tín hiệu tương tự với hiệu xuất cao : + 12-bit hoặc 10-bit ADC – 200Ksps, cảm biến nhiệt, V(Ref). + 12-bit kép DAC.  Hình 2.1: Cấu trúc vi điều khiển MSP430 2.2 Không gian địa chỉ Cấu trúc vi điều khiển MSP430 có một địa chỉ không gian nhớ được chia sẻ với các thanh ghi chức năng đặc biệt (SFRs), các bộ ngoại vi, RAM, và bộ nhớ Flash/ROM được biểu diễn trên hình vẽ. Việc truy cập mã chương trình luôn luôn được thực hiện trên một địa chỉ chẵn. Dữ liệu có thể được truy cập như là những byte hay những từ. Không gian địa chỉ nhớ là 64 KB có thể mở rộng hơn nữa cho những kế hoạch khác.  Hình 2.2: Sơ đồ bộ nhớ 2.2.1 Flash/ROM Địa chỉ bắt đầu của Flash/ROM phụ thuộc vào số lượng Flash/ROM hiện có và thay đổi tùy theo loại chip. Địa chỉ kết thúc cho Flash/ROM là 0FFFFh. Flash có thể được sử dụng cho cả mã và chương trình. Những bảng từ hay byte có thể được cất và sử dụng trong Flash/ROM mà không cần bảng sao chép tới RAM trước khi sử dụng chúng. 2.2.2 RAM RAM có địa chỉ bắt đầu tại 0200h. Địa chỉ kết thúc của RAM phụ thuộc vào số lượng RAM có và thay đổi tùy thuộc vào từng dòng vi điều khiển. RAM có thể được sử dụng cho cả mã và dữ liệu. 2.2.3 Những khối ngoại vi Những module giao tiếp ngoại vi được xắp xếp vào không gian địa chỉ. Không gian địa chỉ từ 0100h tới 01FFh được dành riêng cho module ngoại vi 16 bit. Những module này có thể được truy cập với những từ chỉ dẫn(lệnh). Không gian địa chỉ từ 010h tới 0FFh được dành riêng cho module ngoại vi 8 bit. 2.2.4 Những thanh ghi chức năng đặc biệt ( SFR ) Một vài chức năng ngoại vi được cấu hình trong thanh ghi chức năng đặc biệt. Những thanh ghi chức năng đặc biệt được nằm trong 16 byte thấp của không gian địa chỉ. Những SFR phải được truy cập bằng việc sử dụng câu lệnh byte. 2.2.5 Truy cập bộ nhớ Những byte được nằm tại những địa chỉ chẵn hay lẻ. Những từ chỉ nằm tại địa chỉ chẵn được biểu diễn trong hình 1-3. Khi sử dụng từ chỉ dẫn, chỉ những địa chỉ chẵn có thể được sử dụng. Những byte thấp của một từ luôn luôn là một địa chỉ chẵn. Byte cao ở tại địa chỉ lẻ tiếp theo. Ví dụ, nếu một từ dữ liệu nằm tại địa chỉ xxx4h, kết thúc byte thấp của từ dữ liệu nằm tại địa chỉ xxx4h, và byte cao của từ đó nằm tại địa chỉ xxx5h.  Hình 2.3: Những bit, những byte, và những từ trong một trật tự byte bộ nhớ 2.3 Cổng vào/ra số Trong phần này chúng ta mô tả hoạt động của các cổng vào ra số. Những cổng P1-P2 được bổ xung trong những vi điều khiển MSP430x11xx. Những cổng P1-P3 được bổ xung trong những vi điều khiển MSP430x12xx. Những cổng P1-P6 được bổ xung trong những vi điều khiển MSP430x13xx, MSP430x14xx, MSP430x15xx, và trong những vi điều khiển MSP430x16xx. 2.3.1 Giới thiệu vào/ra số Họ vi điều khiển MSP430 có tới 6 cổng vào/ ra số, P1-P6. Mỗi cổng có 8 chân vào/ra. Bất kì một chân vào/ra số nào đều có thể được cấu hình cho việc điều khiển riêng rẽ đầu vào hay đầu ra, và mỗi đương vào/ra có thể đọc hay viết riêng rẽ. Những cổng P1 và P2 có khả năng ngắt. Mỗi đường ngắt cho P1 và P2 vào/ra có thể được cho phép riêng rẽ và được cấu hình để cung cấp một ngắt trên một sườn lên hay xuống cả một tín hiệu ngắt. 2.3.2 Hoạt động vào/ra số Vào/ra số được cấu hình bằng phần mềm. Việc cài đặt và hoạt động của vào/ra số được thảo luận trong những phần dưới đây. 2.3.3 Thanh ghi đầu vào PxIN Mỗi bít trong mỗi thanh ghi đầu vào PxIN nhắc tới giá trị tín hiệu đầu vào tại chân vào/ra tương ứng khi chân đó được cấu hình như chức năng vào/ra. Bit = 0: Đầu vào là mức thấp Bit = 1: Đầu vào là mức cao 2.3.4 Thanh ghi ra PxOUT Mỗi bit trong trong mỗi thanh ghi PxOUT là giá trị đầu ra trên chân vào/ra tương ứng được cấu hình là chức năng vào/ra và điều khiển đầu ra. Bit = 0 : Đầu ra là mức thấp Bit = 1: Đầu ra là mức cao 2.3.5 Thanh ghi điều khiển PxDIR Mỗi bit trong môi thanh ghi PxDIR lựa chọn sự điều khiển tương ứng chân vào/ra của chức năng được lựa chọn cho chân đó. Những bit PxDIR cho những chân vào/ra khi được đặt cho những chức năng đặc biệt ngoài chức năng vào/ra thông thường phải được đặt cùng với một thanh ghi chức năng khác nữa. Bit = 0: Chân của cổng được điều khiển là đầu vào Bit=1:Chân của cổng được điều khiển là đầu ra 2.3.6 Thanh ghi lựa chọn chức năng PxSEL Những chân của các cổng thường được kết hợp với những module ngoại vi khác. Một bit của PxSEL được sử dụng để lựa chọn chức năng cho chân-cổng vào/ra hay module chức năng ngoại vi Bit = 0: Chức năng vào/ra được lựa chọn cho chân Bit = 1: Module chức năng ngoại vi được lựa chọn cho chân 2.4 USART giao tiếp ngoại vi, chế độ UART Chương này sẽ bàn về hoạt động của chế độ không đồng bộ UART. USART0 được thực hiện trên các vi điều khiển MSP430x12xx, MSP430x13xx, và MSP430x15xx. Trong sự bổ sung USART0, vi điều khiển MSP430x14xx và MSP430x16xx thực hiện một modul đồng nhất USART thứ hai, USART1. 2.4.1 Chế độ hoạt động của UART Trong chế độ không đồng bộ, USART kết nối MSP430 tới một hệ thống bên ngoài qua 2 pin bên ngoài, URXD và UTXD. Chế độ UART được lựa chọn khi bit SYNC được xoá. Tính năng chế độ UART bao gồm: 7-hoặc-8 bit dữ liệu là lẻ, chẵn, hoặc không-chẵn lẻ. Thanh ghi đệm nhận và truyền riêng biệt. LSB-đầu tiên truyền và nhận dữ liệu. Chương trình hoá tốc độ baud với sự điều biến cho phân đoạn hỗ trợ tốc độ baud. Trạng thái các cờ cho dò tìm lỗi và sự triệt và dò tìm địa chỉ. Khả năng ngắt độc lập cho nhận và truyền.  Hình 2.4 Sơ đồ của chế độ hoạt động USART 2.4.2 Khởi tạo và xác lập lại chế độ hoạt động USART USART được khởi động lại bởi một tín hiệu PUC hoặc bằng việc thiết lập bit SWRST. Sau một PUC, bit SWRST được tự động thiết lập, giữ USART trong một điều kiện reset. Khi thiết lập, bit SWRST xác lập lại bit Ex, UTXIEx, URXIFGx, RXWAKE, TXEPT. Làm cho các cờ có thể truyền và nhận, URXEx và UTXEx, không được thay đổi bởi SWRST. Xoá SWRT làm giảm USART cho hoạt động. Xem thêm chương modul USART, chế độ 12C cho USART0 khi lại định hình từ chế độ IC tới chế độ UART. Chú ý: Khởi tạo hoặc định hình lại modul USART. Sự khởi tạo/định hình lại USART yêu cầu những quá trình sau: Thiết lập SWRST (BIS.B #RST, &UxCTL). Khởi tạo tất cả thanh ghi USART với SWRST = 1 (bao gồm UxCTL). Làm cho modul USART có thể qua MExSFRs (URXEx và/hoặc UTXEx). Xoá SWRST qua phần mềm (BIC.B #SWRST, &UxCTL). Làm cho các ngắt (tuỳ chọn) có thể qua IExSFRs (URXIEx và/hoặc UTXIEx). 2.4.3 Dạng kí tự khung truyền Đặc tính định dạng UART, cho thấy trong hình 2.5, gồm có một bit start, 7 hoặc 8 bit dữ liệu, một bit /lẻ/không chẵn lẻ, một bit địa chỉ (chế độ địa chỉ-bit), và một hoặc hai bit stop. Bit chẵn lẻ được định nghĩa bởi lựa chọn nguồn xung và cài đặt của tốc độ baud các thanh ghi.  Hình 2.5: Dạng kí tự khung truyền 2.4.4 Định dạng truyền không đồng bộ Khi hai thiết bị truyền thông không đồng bộ, định dạng đường-không dùng đến được sử dụng cho giao thức. Khi 3 hoặc nhiều hơn thiết bị truyền thông, USART hỗ trợ đường-không dùng đến và bit-địa chỉ định dạng truyền thông đa xử lý. Khi MM = 0, định dạng đa xử lý đường-không dùng đến được lựa chọn. Những khối dữ liệu được phân ra bằng một thời gian không dùng đến trên các đường truyền hoặc nhận như được thấy trong hình 13-3. Một đường nhận không dùng đến được tạo ra khi 10 hoặc nhiều hơn tiếp tục những con số một (những đánh dấu) được nhận sau khi bit stop đầu tiên của một đặc tính. Khi 2 bit stop được sử dụng cho đường không dùng đến thì bit stop thứ hai được đếm như bit đánh dấu đầu tiên của giai đoạn không dùng đến. Đặc tính đầu tiên nhận sau khi một giai đoạn không dùng đến là một đặc tính địa chỉ. Bit RXWAKE được sử dụng như một thẻ địa chỉ cho mỗi khối của đặc tính. Trong định dạng đa xử lý đường-không dùng đến, bit này được thiết lập khi một đặc tính nhận được một địa chỉ và được chuyển tới UxRXBUF.  Hình 2.6: Định dạng Idle-Line Bit URXWIE được sử dụng để điều khiển sự thu nhận dữ liệu trong định dạng đa xử lý đường-không dùng đến. Khi bit URXWIE được thiết lập, tất cả các đặc tính không-địa chỉ được tập hợp nhưng chưa được chuyển vào trong UxRXBUF, và các ngắt không được tạo ra. Khi một đặc tính địa chỉ được nhận, nhận được khi được kích hoạt tạm thời để chuyển đặc tính tói UxRXBUF và các thiêt lập cờ ngắt URXIFGx. Bất kỳ cờ lỗi nào có thể ứng dụng được cũng được thiết lập. Có thể sử dụng sau khi nhận địa chỉ thích hợp. Nếu một địa chỉ được nhận, việc sử dụng phần mềm có thể là thích hợp và phải xác lập lại URXWIE để tiếp tục nhận dữ liệu. Nếu URXWIE còn lại thiết lập, chỉ đặc tính địa chỉ sẽ được nhận. bit URXWIE không được sử đổi bằng USART phần cứng tự động. Cho truyền địa chỉ trong định dạng đa xử lý đường-không dùng đến, một giai đoạn không dùng đến đặc biệt có thể tạo ra bởi USART để tạo ra những định dạng đặc tính địa chỉ trên UTXDx. Tạm thời đánh thức cờ (WUT) là một cờ bên trong bộ đệm-kép với việc sử dụng-truy nhập bit TXWAKE. Khi máy phát tải từ UxTXBUF, WUT cũng được tải từ TXWAKE khởi động lại bit TXWAKE. Quy trình sau khi gửi ra ngoài một khung không dùng đến để cho biết một đặc tính địa chỉ sẽ đi theo: Thiết lập TXWAKE, sau khi viết bất kỳ đặc tính nào tới UxTXBUF. UxTXBUF phải được đọc cho dữ liệu mới (UTXIF = 1). Giá trị TXWAKE được chuyển tới WUT và những nội dung của UxTXBUF được chuyển để truyền vào thanh ghi khi chuyển thanh ghi được đọc cho dữ liệu mới. Những thiết lập này, mà bộ triệt bắt đầu, dữ liệu, và bit chẵn lẻ của một truyền thông thông thường, sau khi truyền một giai đoạn không dùng đến của chính xác 11 bit. Khi 2 bit stop được sử dụng cho đường không dùng đến, bit stop thứ hai được đếm như bit đánh dấu đầu tiên của giai đoạn không dùng đến. TXWAKE được tự động xác lập lại. Viết đặc tính địa chỉ đích tới UxTXBUF. UxTXBUF cần phải được sẵn sàng cho dữ liệu mới (UTXIFGx = 1). Miêu tả đặc tính mới của lý thuyết địa chỉ được chuyển ra ngoài sau đó nhận dạng-địa chỉ giai đoạn không dùng đến trên UTXDx. Đầu tiên viết đặc tính “không bảo dưỡng” tới UxTXBUF được cần thiết trong thứ tự chuyển bit TXWAKE tới WUT và tạo ra một điều kiện đường-không dùng đến. Dữ liệu này được loại bỏ và không xuất hiện trên UTXDx. 2.4.5 USART cho phép nhận Bit cho phép nhận, URXEx, cho phép hoặc vô hiệu hoá sự tiếp nhận dữ liều trên URXDx như được cho thấy trong hình 13-5. Việc vô hiệu hoá dừng nhận USART nhận thao tác sau khi hoàn thành của bất kỳ ký tự hiện tại nào được nhận hoặc ngay lập t