Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính của ngân hàng công thương Việt Nam

Khi nhu cầu vốn cho nền kinh tế liên tục tăng cao, các ngân hàng thương mại không chỉ thực hiện một số dịch vụ ngân hàng truyền thống mà có xu hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ của mình như: dịch vụ bảo hiểm, quỹ đầu tư, chứng khoán và đặc biệt là cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính (finance leasing) - phương thức tài trợ vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp khi được xem là giai đoạn phát triển cao của hoạt động tín dụng. Trên thế giới, hoạt động cho thuê tài chính đã sớm xuất hiện và đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Ðức vì tính chất an toàn cao, tiện lợi, và hiệu quả cho các bên giao dịch. Tại Việt Nam, mặc dù là loại hình tín dụng mới ra đời và phát triển, song hoạt động cho thuê tài chính trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần làm giảm áp lực cho vay vốn trung và dài hạn, điều mà các ngân hàng thương mại đang hết sức quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động cho thuê tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được khả năng và sự tăng trưởng chưa xứng với tiềm năng. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại một ngân hàng thương mại cụ thể và điển hình để có thể xem xét, đánh giá kỹ lưỡng các mặt tích cực cũng như những vấn đề tồn tại cần được giải quyết, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ này là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài cho khoá luận của mình là: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam”.

pdf99 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính của ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---------***------- - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp : Anh 2 Khóa : K42A - KT&KDQT Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Lê Thị Thu Thủy HÀ NỘI, 11 - 2007 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH ............................................................................................................ 4 I. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính ....... 4 II. Khái niệm và đặc trưng của hoạt động cho thuê tài chính ........................ 5 1. Khái niệm cho thuê tài chính .............................................................. 5 2. Đặc trưng của hoạt động cho thuê tài chính ....................................... 6 III. Các loại hình cho thuê tài chính ............................................................. 8 1. Các loại cho thuê tài chính cơ bản ...................................................... 8 1.1 Cho thuê tài chính hai bên ..................................................... 8 1.2 Cho thuê tài chính ba bên ....................................................... 9 2. Các loại cho thuê tài chính đặc biệt .................................................... 10 2.1 Cho thuê tài chính giáp lưng ................................................... 10 2.2 Cho thuê tài chính hợp tác ...................................................... 11 2.3 Cho thuê theo hình thức tái cho thuê ...................................... 12 IV. Các nhân tố tác động đến hoạt động cho thuê tài chính .......................... 13 1. Môi trường pháp lý ............................................................................. 13 2. Môi trường kinh tế.............................................................................. 14 3. Khả năng của công ty cho thuê tài chính ............................................ 15 4. Nhu cầu của bên đi thuê ..................................................................... 16 5. Khả năng và mức độ đầu tư của các Ngân hàng thương mại ............... 17 V. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính........................................................................................................... 18 1. Chất lượng cho thuê tài chính ............................................................. 18 1.1 Hệ số quay vòng vốn .............................................................. 18 1.2 Tỷ lệ nợ quá hạn ..................................................................... 19 2. Kết quả tài chính ................................................................................ 21 2.1 Chỉ tiêu doanh lợi tài sản (Return On Asset- ROA) .............. . 21 3 2.2 Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE) ............................................................................................ 22 VI. Chức năng và vai trò của công ty cho thuê tài chính ............................... 23 1. Đối với ngân hàng ............................................................................. 23 2. Đối với người đi thuê ........................................................................ 24 3. Đối với nhà cung ứng tài sản .............................................................. 25 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ........................................... 27 I. Giới thiệu chung về Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB LC).......................................................................................... 27 1. Sự ra đời và phát triển của ICB LC..................................................... 27 2. Mô hình tổ chức của ICB LC.............................................................. 29 3. Nội dung hoạt động chính của ICB LC ............................................... 30 II. Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam ................................................................ 31 1. Quy trình cho thuê, các nhóm đối tượng khách hàng và loại tài sản cho thuê ............................................................................................................ 31 2. Tình hình hoạt động kinh doanh ......................................................... 32 2.1 Cơ cấu nguồn vốn ................................................................... 33 2.2 Kết quả cho thuê tài chính ..................................................... 35 2.2.1 Kết quả tài chính ............................................................ 35 2.2.2 Vị trí của hoạt động cho thuê tài chính trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam ............................................. 41 3. Hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính ............................................... 43 3.1 Chất lượng cho thuê tài chính ................................................. 43 3.2 Tính hiệu quả cho thuê tài chính ............................................. 46 III. Đánh giá hoạt động cho thuê tài chính của Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam ................................................................ 48 4 1. Những kết quả đạt được ..................................................................... 48 2. Những hạn chế còn tồn tại .................................................................. 51 3. Nguyên nhân gây ra hạn chế ............................................................... 53 3.1 Nguyên nhân khách quan ....................................................... 53 3.1.1 Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập ....................... 53 3.1.2 Nhiều doanh nghiệp chưa biết đến hoạt động cho thuê tài chính ..................................................................... 55 3.1.3 Bên đi thuê còn hạn chế về khả năng khai thác tài sản ...................................................................................... 56 3.2 Nguyên nhân chủ quan ........................................................... 56 3.2.1 Nhiều phương thức cho thuê chưa được áp dụng ....... 56 3.2.2 Mô hình tổ chức chưa được triển khai đầy đủ và hạn chế về đội ngũ cán bộ ......................................................... 57 3.3.3 Hoạt động quảng bá, tiếp thị chưa được đầu tư thích đáng ................................................................................... 58 3.3.4 Khả năng huy động vốn chưa hiệu quả ...................... 59 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ........ 61 I. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số công ty cho thuê tài chính điển hình tại Việt Nam và trên thế giới ................................................................... 61 1. Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (ALC II) ............................................................... 61 2. Công ty cho thuê tài chính CHD (CHD Leasing, Inc) ......................... 63 3. Công ty tài chính quốc tế - IFC (International Finance Corporation) .. 64 II. Định hướng phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam ......................................... 66 1. Xu hướng phát triển thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam ......... 66 2. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam ........................................................ 68 5 III. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Ngân hàng Công thương Việt Nam .......................................................................... 69 1. Xây dựng chiến lược đa dạng hóa các kênh huy động vốn kinh doanh ..................................................................................................... 69 2. Mở rộng đầu tư vào một số các phương thức cho thuê tài chính khác . 71 3. Xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị cho dịch vụ của Công ty ....... 73 4. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho thuê .................................. 75 4.1 Đào tạo đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn hoá cao ..... 75 4.2 Hợp tác với các công ty tư vấn, công ty dịch vụ kỹ thuật và nhà cung ứng .......................................................................................... 77 5. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và mở rộng các chi nhánh, văn phòng đại diện ........................................................................................................ 77 6. Hoàn thiện phương pháp đánh giá và hạn chế rủi ro ........................... 79 6.1 Các biện pháp đánh giá rủi ro ................................................. 79 6.2 Các biện pháp hạn chế rủi ro .................................................. 81 IV. Một số đề xuất, kiến nghị ......................................................................... 83 1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam ........................ 83 2. Kiến nghị đối với Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam .................... 84 3. Kiến nghị đối với Chính phủ .............................................................. 86 3.1 Tạo điều kiện huy động vốn cho các công ty cho thuê tài chính ....................................................................................... 86 3.2 Cho phép công ty cho thuê tài chính cho thuê bất động sản .... 87 3.3 Áp dụng phương pháp khấu hao dựa trên “thời gian thu hồi vốn cần thiết” ......................................................................... 87 3.4 Thành lập cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản .................... 88 3.5 Khuyến khích đầu tư thông qua ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ..................................................................................... 88 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 90 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1. ALC I : Công ty cho thuê Tài chính I Ngân hàng Nông nghiệp và PPhát triển Nông thôn Việt Nam 2. ALC II : Công ty cho thuê Tài chính II Ngân hàng Nông nghiệp và PPhát triển Nông thôn Việt Nam 3. ANZ-VTRAC : Công ty cho thuê tài chính ANZ-VTRAC 4. BIDVLC I : Công ty cho thuê tài chính I Ngân hàng Đầu tư và Phát trtriển Việt Nam 5. CHD : Công ty cho thuê tài chính CHD, Hoa Kỳ (CHD Leasing, I .Inc) 6. CTTC : Cho thuê tài chính 7. IASC : Uỷ ban tiêu chuẩn Kế toán quốc tế (International AAccounting Standards Committee) 8. ICB : Ngân hàng Công thương Việt Nam 9. ICB LC : Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt NNam 10. IFC : Công ty tài chính quốc tế (International Finance CCorporation) 11. VCB LC : Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt NNam 12. VILC : Công ty cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi nhu cầu vốn cho nền kinh tế liên tục tăng cao, các ngân hàng thương mại không chỉ thực hiện một số dịch vụ ngân hàng truyền thống mà có xu hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ của mình như: dịch vụ bảo hiểm, quỹ đầu tư, chứng khoán và đặc biệt là cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính (finance leasing) - phương thức tài trợ vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp khi được xem là giai đoạn phát triển cao của hoạt động tín dụng. Trên thế giới, hoạt động cho thuê tài chính đã sớm xuất hiện và đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Ðức vì tính chất an toàn cao, tiện lợi, và hiệu quả cho các bên giao dịch. Tại Việt Nam, mặc dù là loại hình tín dụng mới ra đời và phát triển, song hoạt động cho thuê tài chính trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần làm giảm áp lực cho vay vốn trung và dài hạn, điều mà các ngân hàng thương mại đang hết sức quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động cho thuê tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được khả năng và sự tăng trưởng chưa xứng với tiềm năng. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại một ngân hàng thương mại cụ thể và điển hình để có thể xem xét, đánh giá kỹ lưỡng các mặt tích cực cũng như những vấn đề tồn tại cần được giải quyết, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ này là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài cho khoá luận của mình là: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam”. 8 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khoá luận là làm rõ thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Ngân hàng Công thương Việt Nam để phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những mặt hạn chế và từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình dịch vụ còn khá mới mẻ này nhưng hứa hẹn đầy tiềm năng phát triển trong tương lai tại Ngân hàng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động cho thuê tài chính tại Ngân hàng Công thương Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Ngân hàng Công thương Việt Nam mà cụ thể là tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và một số các công ty cho thuê tài chính khác tại Việt Nam trong những năm vừa qua (với khoảng thời gian từ năm 2003-2006), trong đó nhấn mạnh đến tính hiệu quả của hoạt động. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng các phương pháp là phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp so sánh làm cơ sở để phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với nghiên cứu thực tiễn nhằm trình bày một cách tổng thể thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Ngân hàng Công thương Việt Nam và các giải pháp có khả năng áp dụng. 5. Những đóng góp của Khóa luận Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản chung nhất về hoạt động cho thuê tài chính. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, từ đó rút ra những vấn đề tồn tại cơ 9 bản mà Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam nói riêng và các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam nói chung cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động. Thứ ba, nghiên cứu kinh nghiệm quý báu của một số công ty cho thuê tài chính điển hình tại Việt Nam và trên thế giới, và đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Ngân hàng Công thương Việt Nam. 6. Bố cục của Khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận có kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương I: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho thuê tài chính Chương II: Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Ngân hàng Công thương Việt Nam Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Ngân hàng Công thương Việt Nam Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê Thị Thu Thuỷ - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm Khóa luận tốt nghiệp cùng với các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã tận tình dạy dỗ và trang bị cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. 10 CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH I. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính Theo các văn tự cổ, hoạt động cho thuê tài sản đã ra đời từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại. Khoảng 2000 năm trước Công nguyên ở Sumerians đã xuất hiện hoạt động cho thuê với các công cụ sản xuất nông nghiệp và công cụ cầm tay. Cho thuê đất nông nghiệp đã xuất hiện trong nền văn minh Babylonia khoảng 1800 năm trước Công nguyên và ở Hy Lạp 370 năm trước Công nguyên. Sau đó, tài sản cho thuê được mở rộng cho nhiều loại khác nhau như: các thiết bị, tầu, thuyền, súc vật kéo, ruộng đất nhà cửa. Tuy nhiên, các giao dịch cho thuê thời kỳ này vẫn chỉ dừng lại ở hình thức thuê tài sản thuần tuý. [13] Đến đầu thế kỷ thứ XIX, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế hàng hoá kéo theo hoạt động cho thuê ngày càng được chấp nhận rộng rãi với sự gia tăng đáng kể về số lượng và chủng loại tài sản cho thuê. Trong bối cảnh nền kinh tế có sự chuyển mình như vũ bão như vậy thì nhu cầu thay đổi về tính chất giao dịch của hình thức cho thuê cũng trở thành tất yếu. Từ lúc này, hoạt động cho thuê tài sản đã phát triển với các hình thức khác nhau ra đời như cho thuê vận hành (Operating Lease), cho thuê tài chính (Financial Lease). Vào năm 1952, hình thức cho thuê tài chính xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ bởi công ty The United Leasing Corporation. Sau đó, hoạt động cho thuê lan ra các nước châu Âu khác và phát triển mạnh mẽ tại đó vào những năm 60 của thế kỷ XX. Đến thập kỷ 70 thì loại hình này bắt đầu mở rộng sang châu Á và nhiều khu vực khác trên thế giới. Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia có ngành kinh doanh cho thuê ra đời sớm nhất với công ty cho thuê đầu 11 tiên được thành lập vào năm 1963, đó là công ty cho thuê Orient (Orient leasing corporation). Do sự ra đời của dịch vụ cho thuê tài chính phù hợp với nhu cầu giao lưu kinh tế nên ảnh hưởng của nó nhanh chóng được lan toả. Nếu vào những năm 60 của thế kỷ XX doanh số cho thuê tài chính chỉ đạt 50 triệu bảng Anh thì đến năm 2005 giá trị trao đổi của nó đạt mức 1.000 tỷ USD. Tại những nước phát triển như Anh, Mỹ, ngành cho thuê tài chính chiếm khoảng 25- 30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán máy móc, thiết bị hàng năm của các doanh nghiệp. Như vậy, dịch vụ cho thuê tài chính đã khẳng định được nhiều ưu việt và đang trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. [16] II. Khái niệm và đặc trƣng của hoạt động cho thuê tài chính 1. Khái niệm cho thuê tài chính Hoạt động cho thuê tài chính tại mỗi quốc gia và khu vực có những đặc điểm riêng biệt thể hiện sự phong phú, phức tạp của nó. Sau đây là một số khái niệm tiêu biểu về hoạt động cho thuê này: Theo Uỷ ban tiêu chuẩn Kế toán quốc tế - IASC (International Accounting Standards Committee) đưa ra định nghĩa về cho thuê tài chính như sau: Thuê tài chính (financial lease) là một giao dịch trong đó một bên (người cho thuê) chuyển giao quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia (người đi thuê) trong một thời gian nhất định; mà trong thời gian đó, người cho thuê dự định thu hồi vốn tài trợ cùng các chi phí liên quan; quyền sở hữu tài sản có được chuyển giao hay không tuỳ thuộc và sự thoả thuận giữa hai bên. Theo Ngân hàng Societe General của Pháp: Cho thuê tài chính là một thoả thuận trong đó người cho thuê chuyển cho người đi thuê quyền sử dụng một loại tài sản trong một thời gian thoả thuận để đổi lấy phí cho thuê. Trong 12 suốt thời gian hợp đồng, quyền sở hữu tài sản không chuyển cho người thuê nhưng người thuê phải chịu trách nhiệm giữ gìn tài sản đó. Khái niệm về hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam cũng tương tự như vậy. Theo Nghị định 16/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính Phủ đưa ra khái niệm cho thuê tài chính như sau: “Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được
Luận văn liên quan