Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới. Những hoạt động này đang diễn ra hết sức nhanh chóng và sâu sắc, thu hút được nhiều nước tham gia bất luận nền kinh tế nước đó có quy mô và trình độ phát triển ra sao, thuộc chế độ chính trị – xã hội nào. Cùng hoà mình vào xu thế ấy, trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng hướng ra thị trường nước ngoài, đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của cả nước, mà than đá là một mặt hàng như vậy. Than Việt Nam không chỉ thoả mãn, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước như sản xuất xi măng, điện, giấy và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân từ nhiều năm nay mà còn phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của các bạn hàng nước ngoài với quy mô ngày càng lớn. Với sản lượng sản xuất và tiêu thụ trê n 40 triệu tấn/nă m trong đó xuất khẩu đạt trên 20 triệu tấn, mặt hàng than hiệ n nay đang được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam và có đóng góp ngày càng to lớn trong sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Trong những đóng góp của ngành than không thể không nói đến sự đóng góp của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) – doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu than chủ yếu ở nước ta. Hàng năm, Tập đoàn đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hơn 12 vạn lao động. Tuy nhiên có một thực tế là, hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn vẫn còn rất nhiều bất cập, chưa phát triển tương ứng với tiềm năng do năng lực khai thác thấp, giá xuất khẩu còn thấp hơn nhiều so với mức giá trung bình của thế giới, khâu dịch vụ còn nhiều thiếu sót, sự thay đổi chính sách của Đảng và Nhà nước Vì thế, việc nghiê n cứu thực trạng, để từ đó đề xuất ra những giải pháp nâng cao hiệu quả xuất Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2 khẩu than của TKV theo hướng hợp lý là điều vô cùng hữu ích và thiết thực không chỉ với sự phát triển của Tập đoàn mà còn với cả ngành than nói chung, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu sắc. Xuất phát từ thực tiễn trên, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiêp Than – Khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

pdf108 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Sinh viên thực hiện : Phùng Thị Thái Bình Lớp : Anh 1 Khóa : K43A Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Hồng Yến Hà Nội, 06 – 2008 MỤC LỤC Lời nói đầu .................................................................................................... 1 Chƣơng 1: Tổng quan về ngành than VIệt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .............................................................................................. 4 I. Tổng quan về ngành than ........................................................................................ 4 1. Tổng quan thị trƣờng than thế giới .................................................. 4 1.1. Đặc điểm thị trường than thế giới .................................................. 4 1.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ than trên thế giới .......................... 7 2. Thực trạng ngành than Việt Nam trong thời gian qua .................... 9 2.1. Tài nguyên than Việt Nam ............................................................. 9 2.2. Đặc điểm than Việt Nam .............................................................. 11 2.3. Vị trí của ngành than Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế ........................................................................................................... 13 2.4. Tình hình khai thác và tiêu thụ than tại Việt Nam ........................ 15 3. Lợi ích của xuất khẩu than đối với Việt Nam ................................ 19 3.1. Lợi ích của xuất khẩu than đối với nền kinh tế quốc dân ............. 19 3.2. Lợi ích của xuất khẩu than đối với các doanh nghiệp thuộc ngành than .................................................................................................... 20 II. tổng quan ngành than việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .......... 22 1. Lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu than ..................... 23 1.1. Về giá nhân công ......................................................................... 23 1.2. Vị trí địa lý .................................................................................. 24 1.3. Về cước phí vận tải ...................................................................... 24 1.4. Chất lượng sản phẩm than........................................................... 25 2. Những cơ hội và thách thức chính đối với nghành than Việt Nam25 2.1. Những cơ hội ............................................................................... 26 2.2. Những thách thức ........................................................................ 27 Chƣơng 2: thực trạng hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam ........................................................... 30 I. Tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam .................. 30 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn ............................. 30 2. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn .......................................................... 32 3. Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam .......................................................................... 35 II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam trong thời gian gần đây ........................................................................ 37 1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động xuất khẩu than ................. 37 1.1. Nhóm nhân tố bên trong .............................................................. 37 1.1.1. Nhân tố quản trị doanh nghiệp .............................................. 37 1.1.2. Lực lượng lao động ............................................................... 37 1.1.3. Sản phẩm của doanh nghiệp .................................................. 38 1.1.4. Các nhân tố khác ................................................................... 39 1.2. Nhóm nhân tố bên ngoài ............................................................. 40 1.2.1. Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế thế giới ......................... 40 1.2.2. Các chính sách, pháp luật của Nhà nước ............................... 41 1.2.3. Cung - Cầu về than trên thị trường ........................................ 42 1.2.4. Khách hàng ........................................................................... 43 2. Tình hình xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007 ...................................... 43 2.1. Kim ngạch xuất khẩu ................................................................... 44 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu ........................................................ 47 2.2.1. Thị trường Trung Quốc ......................................................... 49 2.2.2. Thị trường Nhật Bản ............................................................. 50 2.2.3. Thị trường Tây Âu ................................................................ 50 2.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ......................................................... 51 2.4. Giá than xuất khẩu ...................................................................... 53 III. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam ............................................................................. 57 1. Những thành tích đã đạt đƣợc ........................................................ 57 1.1. Về mức đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ........... 57 1.2. Về chất lượng than xuất khẩu ...................................................... 58 1.3. Về phân phối than xuất khẩu ....................................................... 60 1.4. Về công tác thị trường ................................................................. 62 2. Những tồn tại ................................................................................... 63 2.1. Về công nghệ khai thác chế biến than .......................................... 63 2.2. Về chất lượng than xuất khẩu ...................................................... 63 2.3. Về phân phối than xuất khẩu ....................................................... 64 2.4. Về công tác thị trường ................................................................. 65 Chƣơng 3 : phƣơng hƣớng phát triển và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than của tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản việt nam trong thời gian tới ............................................................................. 67 I. Triển vọng thị trƣờng Than thế giới và khả năng đáp ứng của Việt Nam ........... 67 1. Triển vọng thị trƣờng than thế giới ................................................ 67 1.1. Dự báo về sản lượng ................................................................... 67 1.2. Dự báo về nhu cầu tiêu thụ than .................................................. 69 2. Khả năng đáp ứng của Việt Nam .................................................... 71 II. Định hƣớng của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam trong thời gian tới ....................................................................................................................... 72 1. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển ................................................... 72 2. Một số mục tiêu phát triển .............................................................. 73 2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................... 73 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................ 73 III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam. ............................................................................ 76 1. Những giải pháp trƣớc mắt cho ngành than .................................. 76 1.1. Về phía Tập đoàn: ....................................................................... 76 1.1.1. Giải pháp về sản phẩm ......................................................... 76 1.1.2. Giải pháp về công nghệ ......................................................... 80 1.1.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................. 81 1.1.4. Giải pháp về thị trường.......................................................... 84 1.1.5. Giải pháp về xúc tiến thương mại .......................................... 85 1.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước .............................................. 88 2. Giải pháp cho ngành than trong tƣơng lai ..................................... 89 2.1. Dự báo tình hình ngành than Việt Nam từ năm 2015 ................... 89 2.2. Một số đề xuất cho ngành than trong tương lai .......................... 91 Kết luận ....................................................................................................... 97 DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ Bảng 1 - Khối lượng than tiêu thụ của TKV từ 2001-2007 ........................... 16 Bảng 2 - Khối lượng than tiêu thụ của các hộ lớn từ 2001-2007 .................. 17 Bảng 3 - Sản lượng và giá trị XK của TKV giai đoạn 2001 – 2007 ............... 43 Bảng 4 - Thị trường xuất khẩu của TKV giai đoạn 2001 -2007 .................... 47 Bảng 5 - Cơ cấu mặt hàng than XK của TKV giai đoạn 2001 – 2007 ........... 51 Bảng 6 - So sánh giá than xuất khẩu và giá than nội địa bình quân ............. 53 Bảng 7 - Kim ngạch xuất khẩu than của TKV/Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước giai đoạn 2001 – 2007 ................................................................... 55 Bảng 8 - Dự kiến nhu cầu than tiêu thụ của các hộ trong nước .................... 68 Bảng 9 - Mục tiêu sản lượng than thương phẩm toàn ngành đến 2025 ........ 71 Bảng 10 - Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2025 ............................................... 72 Bảng 11 - Dự báo nhu cầu tiêu thụ than trong nước và khả năng đáp ứng của ngành than ............................................................................................ 86 Hình 1 - Sản lượng than xuất khẩu của TKV giai đoạn 2001 -2007 ............ 45 Hình 2 - Giá trị than xuất khẩu của TKV giai đoạn 2001 -2007 ................... 45 Hình 3 - Biểu đồ về tiêu thụ các nguồn năng lượng của thế giới .................. 67 Sơ đồ 1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của TKV ............................ 33 Kho¸ luËn tèt nghiÖp LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới. Những hoạt động này đang diễn ra hết sức nhanh chóng và sâu sắc, thu hút được nhiều nước tham gia bất luận nền kinh tế nước đó có quy mô và trình độ phát triển ra sao, thuộc chế độ chính trị – xã hội nào. Cùng hoà mình vào xu thế ấy, trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng hướng ra thị trường nước ngoài, đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của cả nước, mà than đá là một mặt hàng như vậy. Than Việt Nam không chỉ thoả mãn, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước như sản xuất xi măng, điện, giấy… và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân từ nhiều năm nay mà còn phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của các bạn hàng nước ngoài với quy mô ngày càng lớn. Với sản lượng sản xuất và tiêu thụ trên 40 triệu tấn/năm trong đó xuất khẩu đạt trên 20 triệu tấn, mặt hàng than hiện nay đang được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam và có đóng góp ngày càng to lớn trong sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Trong những đóng góp của ngành than không thể không nói đến sự đóng góp của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) – doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu than chủ yếu ở nước ta. Hàng năm, Tập đoàn đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hơn 12 vạn lao động. Tuy nhiên có một thực tế là, hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn vẫn còn rất nhiều bất cập, chưa phát triển tương ứng với tiềm năng do năng lực khai thác thấp, giá xuất khẩu còn thấp hơn nhiều so với mức giá trung bình của thế giới, khâu dịch vụ còn nhiều thiếu sót, sự thay đổi chính sách của Đảng và Nhà nước… Vì thế, việc nghiên cứu thực trạng, để từ đó đề xuất ra những giải pháp nâng cao hiệu quả xuất 1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp khẩu than của TKV theo hướng hợp lý là điều vô cùng hữu ích và thiết thực không chỉ với sự phát triển của Tập đoàn mà còn với cả ngành than nói chung, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu sắc. Xuất phát từ thực tiễn trên, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiêp Than – Khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận là để tìm hiểu thực tế ngành than Việt Nam cũng như của thế giới trong thời gian qua đồng thời phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam để từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là ngành Than Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn trong giai đoạn 2001 - 2007. Nội dung của khoá luận đề cập đến tổng quan về ngành Than, những lợi thế và thách thức chính đối với ngành than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trong đó, nội dung chính của khóa luận là nghiên cứu tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và thực trạng xuất khẩu than của Tập đoàn trong những năm gần đây đồng thời đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than của Tập đoàn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp sau: 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Thu thập, nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước kết hợp với khảo sát thực tế tình hình sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cùng một số doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn. Ngoài ra, khoá luận còn sử dụng nhiều phương thức khác, bao gồm: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác - Lênin, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp diễn giải và quy nạp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp phỏng vấn. 5. Bố cục của khoá luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu gồm 3 chương: Chƣơng I: Tổng quan ngành than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chƣơng II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Chƣơng III: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong thời gian tới. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Thạc sỹ Phạm Thị Hồng Yến đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã tạo điều kiện cho em có những tài liệu cần thiết cho bài khoá luận. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cũng như năng lực nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế nên khoá luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo để khoá luận được hoàn thiện hơn. 3 Kho¸ luËn tèt nghiÖp CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THAN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THAN 1. Tổng quan thị trƣờng than thế giới Mảng màu than luôn nổi lên lớn nhất trong bức tranh năng lượng bởi hơn 1/4 nguồn năng lượng trên thế giới được cung cấp từ than. Trên thực tế than là nguồn năng lượng có dự trữ lớn nhất trong các dạng nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, khí đốt, uran …) và chiếm khoảng 68% nguồn dự trữ năng lượng trên thế giới, trong đó chưa tính đến những nguồn năng lượng vô tận song chưa được khai thác để phục vụ đại chúng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… Đây chính là nét nổi bật trong bức tranh về nguồn tài nguyên than trên thế giới. 1.1. Đặc điểm thị trường than thế giới Than là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trên thế giới. Tổng mức đầu tư trong lĩnh vực năng lượng đến năm 2030 của thế giới được đánh giá khoảng 16000 tỷ USD, trong đó đầu tư cho lĩnh vực sử dụng năng lượng than là 1878 tỷ USD. Xét trên khía cạnh khác, nếu trong vòng 25 năm (1980 – 2005) toàn bộ nhu cầu về than của thế giới chỉ tăng có 40%, thì chỉ trong 3 năm (2001 – 2004) đã tăng tới 25%, hay tương đương với 1,1 tỷ tấn. Báo cáo về “Triển vọng năng lượng thế giới năm 2007” của Tổ chức năng lượng quốc tế IEA (International Energy Agency) đã nhận định, để đáp ứng mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ than đá của thế giới sẽ tăng mạnh tới 75% trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2030. Trong đó, chỉ 3 nước Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm tới 90% trong sự gia tăng sử dụng than trong tương lai. 4 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Bên cạnh đó. trong báo cáo có tiêu đề “Than: Giải pháp tổng thể cho những đòi hỏi toàn cầu”, ông Gregory H.Boyce – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Năng lượng tư nhân Peabody Energy (có doanh thu năm 2004 là 3,6 tỷ USD, cung cấp 10% than nhiên liệu cho phát điện ở Mỹ, chiếm 3% của thế giới) đã khẳng định: “Than là nhiên liệu duy nhất tạo ra sự phát triển bền vững cho toàn cầu. Nhưng chúng ta vẫn cho rằng, vì cần bảo vệ môi trường, việc sử dụng than trong thời gian qua đã bị hạn chế do lượng phát thải khi đốt than là lớn nhất. Tuy nhiên, trong tương lai, sử dụng than sẽ tăng và mức phát thải sẽ giảm xuống gần bằng 0 do than sẽ được điều chế thành khí và dầu bằng các công nghệ “chuyển hóa nhiệt”. Cũng theo báo cáo này, sản lượng than sẽ tăng nhanh hơn 5 lần so với dự báo và trữ lượng than có thể đáp ứng được cả cho nhu cầu thậm chí ở mức cao hơn. Trong khi nguồn dầu mỏ ngày càng cạn kiệt dần thì việc dùng than thay dầu bằng cách chế biến than thành các sản phẩm có công dụng như dầu mỏ là một giải pháp được quan tâm đặc biệt. Nhìn chung, có 5 lý do khiến người ta thấy rõ giá trị của vàng đen đối với sự phát triển của nhân loại: Thứ nhất, hiện nay thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng dầu lửa lớn chưa từng có. Đứng ở góc độ chính trị, cuộc khủng hoảng này sẽ còn kéo dài do hơn 70% lượng tài nguyên này tập trung ở những khu vực bất ổn nhất của thế giới, những nơi mà bạo lực và chiến tranh không ngừng gia tăng là: Trung Đông, Nga và Trung Á. Trước tình hình giá dầu không ngừng leo thang, các chuyên gia nghiên cứu về năng lượng, các nhà sản xuất đang phải gấp rút tìm ra những giải pháp tổng thể để tìm nguồn năng lượng mới thay thế dầu mỏ. Một trong số những giải pháp được coi là có hiệu quả đó là sử dụng than làm nguyên liệu thay vì sử dụng dầu mỏ và chế biến than thành các sản phẩm như dầu mỏ. 5 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Thứ hai, than đá là nguồn tài nguyên phong phú và có trữ lượng rất lớn trên trái đất và nguồn tài nguyên này gần như được phân bố đồng đều cho các khu vực có nhu cầu tiêu thụ lớn: Một phần ba cho châu Mỹ, một phần ba cho khu vực giáp ranh Âu - Á, một phần ba còn
Luận văn liên quan