Khóa luận Thực trạng và giảI pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc trở thành nhân tố bắt buộc đối với các doanh nghiệp, đó là điều kiện đƣa đến sự hình thành các chuỗi liên kết cũng nhƣ yêu cầu sự linh hoạt trong hợp tác, liên doanh để tạo ra những Tập đoàn kinh tế lớn đủ sức cạnh tranh trên trƣờng quốc tế. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc xây dựng một nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi Việt Nam không ngừng nâng cao tốc độ tăng trƣởng, mở rộng kinh tế đối ngoại, phát huy những lợi thế so sánh vốn có nhằm tạo ra những bƣớc đột phá về kinh tế, tránh bị tụt hậu và đuổi kịp các nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới. Với thực trạng của Việt Nam hiện nay, cần phải có những Tập đoàn kinh tế đủ lớn, tiềm năng đủ mạnh với nguồn vốn dồi dào, trình độ quản lý cao, trình độ kỹ thuật hiện đại thì mới có khả năng làm đầu tầu, lái con tàu kinh tế Việt Nam phát triển ngang tầm với các nƣớc phát triển trong khu vực và trên thế giới . Từ thực tiễn khách quan trên có thể khẳng định rằng muốn xây dựng một nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa mang lại hiệu quả kinh tế cao thì tất yếu phải hình thành nên các Tập đoàn kinh tế mạnh trong các lĩnh vực trọng yếu vì các Tập đoàn kinh tế chính là biểu tƣợng cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng chính là lý do em lựa chọn vấn đề ―Thực trạng và giải pháp phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam‖ làm đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp của mình

pdf90 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giảI pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr•êng ®¹i häc ngo¹i th•¬ng hµ néi Khoa kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ Chuyªn ngµnh kinh tÕ ®èi ngo¹i ********* o0o ******** kho¸ luËn tèt nghiÖp §Ò tµi: Thùc tr¹ng vµ gi¶I ph¸p ph¸t triÓn tËp ®oµn kinh tÕ ë viÖt nam SV thùc hiÖn : Vò ThÞ Kim Loan Líp : Anh 1 Khãa : K42 GV h•íng dÉn :ts. Bïi ThÞ Lý hµ néi, th¸ng 11 / 2007 Thực trạng và xu hướng phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc trở thành nhân tố bắt buộc đối với các doanh nghiệp, đó là điều kiện đƣa đến sự hình thành các chuỗi liên kết cũng nhƣ yêu cầu sự linh hoạt trong hợp tác, liên doanh để tạo ra những Tập đoàn kinh tế lớn đủ sức cạnh tranh trên trƣờng quốc tế. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc xây dựng một nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi Việt Nam không ngừng nâng cao tốc độ tăng trƣởng, mở rộng kinh tế đối ngoại, phát huy những lợi thế so sánh vốn có nhằm tạo ra những bƣớc đột phá về kinh tế, tránh bị tụt hậu và đuổi kịp các nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới. Với thực trạng của Việt Nam hiện nay, cần phải có những Tập đoàn kinh tế đủ lớn, tiềm năng đủ mạnh với nguồn vốn dồi dào, trình độ quản lý cao, trình độ kỹ thuật hiện đại … thì mới có khả năng làm đầu tầu, lái con tàu kinh tế Việt Nam phát triển ngang tầm với các nƣớc phát triển trong khu vực và trên thế giới . Từ thực tiễn khách quan trên có thể khẳng định rằng muốn xây dựng một nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa mang lại hiệu quả kinh tế cao thì tất yếu phải hình thành nên các Tập đoàn kinh tế mạnh trong các lĩnh vực trọng yếu vì các Tập đoàn kinh tế chính là biểu tƣợng cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng chính là lý do em lựa chọn vấn đề ―Thực trạng và giải pháp phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam‖ làm đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp của mình 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN  Phân tích nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về Tập đoàn kinh tế  Nghiên cứu thực trạng và xu hƣớng phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam  Nghiên cứu mô hình phát triển Tập đoàn kinh tế của một số quốc gia trên thế giới nhƣ Hàn Quốc, Trung quốc, Nhật Bản …Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và giải pháp phát triển các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Vũ Thị Kim Loan 1 A1 – K42A - KJNT Thực trạng và xu hướng phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam  Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu là các lý thuyết chung về Tập đoàn kinh tế, quá trình ra đời, thực trạng và xu hƣớng phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam và mô hình Tập đoàn kinh tế ở một số nƣớc trên thế giới  Phạm vi nghiên cứu: Đề tài phân tích quá trình hình thành, thực trạng và xu hƣớng phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong đó đi sâu vào nghiên cứu quá trình xây dựng mô hình Tập đoàn kinh tế từ các tổng công ty nhà nƣớc. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp  Phƣơng pháp mô tả và khái quát đối tƣợng nghiên cứu  Phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp tƣ duy logic 5. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Ngoài lời mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, khoá luận có 3 chƣơng : CHƢƠNG I : Khát quát chung về tập đoàn kinh tế và tính tất yếu hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam CHƢƠNG II: Thực trạng và xu hướng phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam CHƢƠNG III : Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tập đoàn kinh tế và giải pháp phát triển các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức cùng với đó là quá trình hình thành các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, do vậy đề tài vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Em mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Thị Lý đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này Vũ Thị Kim Loan 2 A1 – K42A - KJNT Thực trạng và xu hướng phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam CHƢƠNG I KHÁT QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ TÍNH TẤT YẾU HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.Khái niệm về "Tập đoàn kinh tế" 1.1. Một số quan niệm về Tập đoàn kinh tế trên thế giới Tập đoàn kinh tế ở các nƣớc khác nhau đƣợc gắn với những tên gọi khác nhau. Nhiều nƣớc gọi là Group hay business group, Ấn Độ dùng thuật ngữ business houses, Nhật Bản trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai là zaibatsu và sau chiến tranh gọi là keiretsu, Hàn Quốc dùng từ chaebol, Trung Quốc dùng thuật ngữ Tập đoàn doanh nghiệp. Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng nói lên tính đa dạng của hình thức liên kết đƣợc khái quát chung là Tập đoàn kinh tế, do đó, quan niệm cũng nhƣ nhìn nhận về Tập đoàn kinh tế cũng có sự khác nhau nhất định. Tại các nƣớc phƣơng Tây, Tập đoàn kinh tế đƣợc nhận thức nhƣ là một tổ hợp các Công ty hay chi nhánh góp cổ phần chịu sự kiểm soát của Công ty mẹ hoặc Tập đoàn kinh tế và tài chính gồm một Công ty mẹ và các Công ty khác mà Công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn, mỗi Công ty con cũng có thể kiểm soát các Công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác Tại Nhật Bản Tập đoàn kinh tế (keiretsu) là một nhóm các doanh nghiệp ( DN) độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập đƣợc mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm hay Tập đoàn bao gồm các Công ty có sự liên kết không chặt chẽ đƣợc tổ chức quanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích của các bên Tại Trung Quốc Tập đoàn DN là một hình thức liên kết giữa các DN, bao gồm Công ty mẹ và các DN thành viên (Công ty con và các DN liên kết khác), trong đó là hạt nhân của Tập đoàn và là đầu mối liên kết giữa các DN thành viên với nhau là Công ty mẹ, các DN thành viên tham gia liên kết Tập đoàn phải có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân độc lập. Bản thân Tập đoàn không có tƣ cách pháp nhân. Vũ Thị Kim Loan 3 A1 – K42A - KJNT Thực trạng và xu hướng phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Trên thế giới hiện nay vẫn chƣa có có một khái niệm thống nhất, áp dụng chung cho các quốc gia về Tập đoàn kinh tế .Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế, hệ thống pháp luật, tâm lý xã hội Tập đoàn kinh tế ở mỗi nƣớc là khác nhau về hình thức tổ chức, qui mô và trình độ, mức độ liên kết.Tuy nhiên dù đứng ở góc độ này hay góc độ khác, ở quốc gia này hay quốc gia khác thì những nét cơ bản về Tập đoàn kinh tế là khá thống nhất và có thể tổng hợp thành một khái niệm chung về Tập đoàn kinh tế nhƣ sau: Tập đoàn là một tổ hợp các doanh nghiệp, bao gồm Công ty mẹ, các Công ty con và các doanh nghiệp liên kết khác có tƣ cách pháp nhân hoạt động trong một số nghành khác nhau, có quan hệ vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo., trong đó Công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các Công ty con về tài chính và chiến lƣợc phát triển 1.2. Quan niệm về Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam Tại Việt Nam, Tập đoàn kinh tế đƣợc hình thành trên cơ sở chuyển đổi và cơ cấu lại một số TCT Nhà nƣớc (đặc biệt là các TCT 91 - TCT Nhà nƣớc đƣợc thành lập theo Quyết định số 91/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ về thí điểm thành lập các Tập đoàn kinh doanh) có tiềm lực kinh tế mạnh, có mức độ tích tụ, tập trung vốn và tài sản nhất định. Phƣơng thức hình thành Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam có những đặc trƣng gần giống với cách thức hình thành Tập đoàn kinh tế tại quốc gia láng giềng - Trung Quốc do đó, Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: ―Tập đoàn kinh tế hay còn gọi là Tập đoàn là một tổ hợp các DN, bao gồm Công ty mẹ, các Công ty con (DN thành viên) và các DN liên kết khác. Công ty mẹ là hạt nhân của Tập đoàn kinh tế, là đầu mối liên kết giữa các DN thành viên, DN liên kết với nhau. Công ty mẹ nắm quyền kiểm soát, chi phối các quyết sách, chiến lƣợc phát triển và nhân sự; chi phối hoạt động của thành viên. Bản thân Tập đoàn kinh tế không có tƣ cách pháp nhân. Tập đoàn kinh tế hoạt động trong một ngành hay nhiều ngành khác nhau. Các DN thành viên và DN liên kết có quan hệ với nhau về vốn, đầu tƣ, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các DN tham gia liên kết 2. Đặc điểm chung của các Tập đoàn kinh tế 2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và hình thức sở hữu của Tập đoàn Về cơ cấu tổ chức, các Tập đoàn kinh tế thƣờng có cơ cấu tổ chức đa Vũ Thị Kim Loan 4 A1 – K42A - KJNT Thực trạng và xu hướng phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam dạng.Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau gồm Công ty mẹ đóng vai trò nòng cốt và các Công ty con, Công ty liên kết. Công ty mẹ đầu tƣ vào các Công ty khác, có khả năng chi phối (Công ty con) hay không có khả năng chi phối (Công ty liên kết) Công ty mẹ là 1 Công ty sở hữu đa số vốn cổ phần của các Công ty con, chi phối các Công ty con về mặt tài chính và chiến lƣợc phát triển.Công ty mẹ có thể khống chế tài sản của các doanh nghiệp kinh doanh. Công ty mẹ khác với các Công ty cổ phần đơn thuần. Công ty khống chế cổ phần thì không đƣợc tham gia các hoạt động nghiệp vụ của Công ty cổ phần còn đại bộ phận Công ty mẹ bao toàn bộ hoặc quá nửa số cổ phiếu có quyền cổ đông của Công ty con thuộc quyền mình lại còn trực tiếp tham gia và khống chế hoạt động kinh doanh nghiệp vụ của Công ty con Công ty con là một Công ty mà số cổ phần của nó ở trên một mức tỷ lệ nhất định thuộc về Công ty khác hoặc 1 Công ty khác khống chế trên thực tế thông qua phƣơng thức hiệp nghị. Tuy Công ty con bị Công ty mẹ khống chế nhƣng về pháp luật Công ty con vẫn là một Công ty độc lập có tƣ cách pháp nhân đầy đủ , tự thân nó là một Công ty hoàn chỉnh.Tính độc lập của Công ty con và tƣ cách pháp nhân của nó chủ yếu biểu hiện ở chỗ: có tên gọi độc lập và có chƣơng trình (điều lệ hoạt động) của Công ty, có thể tiến hành hoạt động kinh doanh và các hoạt động pháp luật dân sự độc lập với danh nghĩa của chính mình, tài sản của Công ty độc lập với Công ty mẹ, tiến hành hạch toán độc lập , tự chịu trách nhiệm lỗ lãi, Công ty con có bộ máy quản lý hành chính độc lập Công ty liên kết là những Công ty cùng thuộc Tập đoàn nhƣng không do Công ty mẹ chi phối Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn kinh tế rất đa dạng: có loại Tập đoàn trong đó các Công ty con độc lập về tính pháp lý, việc huy động vốn và các hoạt động kinh tế trong Tập đoàn đƣợc duy trì bằng các hợp đồng kinh tế; có loại Tập đoàn các Công ty con mất quyền độc lập về tính thƣơng mại và sản xuất, các chủ sở hữu trở thành cổ đông của Công ty mẹ Về quản lý điều hành, cơ quan quyền lực của Tập đoàn bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng giám đốc, Ban Giám đốc ở cả Công ty mẹ, Công ty con cháu (tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp: Công ty Vũ Thị Kim Loan 5 A1 – K42A - KJNT Thực trạng và xu hướng phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn,...). Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu, có thể có cả các thành viên là ngƣời của Chính phủ (nếu Chính phủ có vốn góp). Các thành viên Hội đồng quản trị không đƣợc hƣởng lƣơng, chỉ đƣợc hƣởng phụ cấp. Hội đồng quản trị có thể cử một hoặc nhiều thành viên tham gia điều hành Công ty, hoặc làm giám đốc điều hành, nếu theo nhiệm kỳ thì không đƣợc quá 5 năm. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng Giám đốc Công ty. Công ty mẹ cử cán bộ của mình tham gia Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng giám đốc các Công ty thành viên theo tỷ lệ vốn góp của Công ty mẹ trong các Công ty thành viên. Về hình thức sở hữu, đa sở hữu là một đặc điểm dễ nhận thấy ở các Tập đoàn kinh tế trên thế giới. Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các Công ty bao gồm Công ty mẹ và các Công ty con, Công ty cháu phần lớn đƣợc mang họ của Công ty mẹ. Công ty mẹ sở hữu đa số cổ phần trong các Công ty con, Công ty cháu. Nhƣ vậy, sở hữu vốn của Tập đoàn là sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ), nhƣng có một chủ sở hữu lớn, đó là Công ty mẹ đóng vai trò khống chế, chi phối về mặt tài chính. Dạng phổ biến của doanh nghiệp trong Tập đoàn kinh tế là các Công ty cổ phần để dễ dàng huy động vốn, tăng năng lực cạnh tranh và phân tán rủi ro. 2.2.Đặc điểm về qui mô Tập đoàn kinh tế có qui mô rất lớn về vốn, lao động, doanh thu và phạm vi hoạt động Về vốn: Do Tập đoàn kinh tế có sự tích tụ của bản thân doanh nghiệp, lại vừa có sự tập trung giữa các doanh nghiệp nên tạo ra năng lực cạnh tranh mạnh hơn từng doanh nghiệp đơn lẻ, nâng cao đƣợc trình độ xã hội hoá sản xuất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Vì vậy, qui mô vốn của Tập đoàn là rất lớn, đƣợc bảo toàn và luôn luôn phát triển. Về lao động: Do quá trình tập trung của các doanh nghiệp thành viên, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và phạm vi rộng lớn nên Tập đoàn có một số lƣợng lao động rất lớn; đƣợc tuyển chọn và đào tạo một cách nghiêm ngặt nên chất lƣợng lao động khá cao Về doanh thu: Do có vốn lớn, phạm vi hoạt động rộng, Tập đoàn có khả năng nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm, củng cố và mở rộng chiếm lĩnh Vũ Thị Kim Loan 6 A1 – K42A - KJNT Thực trạng và xu hướng phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam các thị trƣờng mới nên đạt đƣợc doanh thu rất lớn. Về phạm vi hoạt động: Tập đoàn không chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà còn mở rộng sang nhiều quốc gia khác hoặc trên quy mô toàn cầu. Với số vốn lớn, nhiều lao động, có khả năng áp dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, nắm bắt kịp thời thông tin, các Tập đoàn kinh tế đã thực hiện phân công lao động một cách hợp lý trong nội bộ Tập đoàn thông qua việc bố trí các điểm sản xuất, xây dựng mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm, các công đoạn sản xuất khác nhau của sản phẩm. Bên cạnh việc thực hiện chiến lƣợc cạnh tranh, chiếm lĩnh và khai thác thị trƣờng quốc tế, các Tập đoàn kinh doanh còn mở rộng phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia bằng cách tăng cƣờng hợp tác, liên doanh, liên kết, thực hiện phân công quốc tế, do đó phạm vi hoạt động của Tập đoàn ngày càng đƣợc mở rộng. 2.3. Đặc điểm về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh Tập đoàn kinh tế thƣờng hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Hầu hết các Tập đoàn kinh tế trên thế giới ngày nay đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực hoặc phát triển dần từ đơn ngành lên đa ngành, có chiến lƣợc sản phẩm và định hƣớng đầu tƣ luôn thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng, môi trƣờng kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, mỗi Tập đoàn đều có ngành, lĩnh vực chủ đạo với những sản phẩm có thƣơng hiệu đặc trƣng của Tập đoàn. Ví dụ nhƣ, Tập đoàn Mitsubishi là một trong những Tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản, hoạt động kinh doanh trải rộng trên nhiều lĩnh vực nhƣ sắt thép, cơ khí đóng tầu, điện, hoá chất và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thƣơng, vận tải, năng lƣợng, trong đó có ngành mũi nhọn là công nghiệp nặng và phát triển tài nguyên. Bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất, Tập đoàn kinh tế thƣờng hội tụ các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thƣơng mại, dịch vụ, nghiên cứu, đào tạo,... vì đây chính là đòn bẩy cho sự phát triển của Tập đoàn kinh tế hiện đại. Hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực của Tập đoàn nhằm phân tán rủi ro cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bảo đảm cho hoạt động của Tập đoàn luôn đƣợc an toàn và hiệu quả, đồng thời tận dụng đƣợc cơ sở vật chất và khả năng lao động phong phú của Tập đoàn. Song cũng có một số Tập đoàn kinh tế chỉ hoạt động trong một vài lĩnh vực tƣơng đối hẹp nhằm khai Vũ Thị Kim Loan 7 A1 – K42A - KJNT Thực trạng và xu hướng phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam thác thế mạnh về chuyên môn, bí quyết công nghệ, uy tín đặc biệt trong ngành. 2.4. Đặc điểm về các hình thức liên kết Sự liên kết bằng quan hệ về tài sản và quan hệ hiệp tác giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn kinh tế là đặc trƣng cơ bản, là tiền đề cần thiết để hình thành Tập đoàn kinh tế thể hiện xu thế tất yếu trong việc nâng cao trình độ xã hội hoá và phát triển của lực lƣợng sản xuất; liên kết thành Tập đoàn có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc theo qui luật cạnh tranh. Tiến trình xã hội hoá sản xuất đã phát triển từ: hiệp tác giản đơn; phân công và hiệp tác giữa các doanh nghiệp theo quan hệ thị trƣờng; liên kết và liên hiệp sản xuất rộng rãi giữa các doanh nghiệp thông qua hình thức chủ yếu là mua cổ phần, xâm nhập vào nhau; liên kết xuyên khu vực, xuyên quốc gia; nhất thể hoá kinh tế (Cộng đồng chung châu Âu). Quá trình xã hội hoá sản xuất từ thấp đến cao. Đây là tất yếu khách quan nhằm hợp lý hoá về kinh tế, phối hợp thống nhất phân công và chuyên môn hoá. Về phạm vi liên kết, có những kiểu liên kết sau:  Liên kết các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề kinh doanh (Cartel, Syndicat, Trust, Keiretsu - Nhật bản), còn gọi là liên kết ngang. Hình thức này hiện không còn phổ biến do các doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng ngày càng phong phú, đa dạng và biến đổi nhanh chóng nên khó đem lại hiệu quả cao, rủi ro lớn; các Chính phủ thƣờng, hạn chế vì liên kết này tạo ra xu hƣớng độc quyền, đi ngƣợc lại nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trƣờng.  Liên kết doanh nghiệp giữa các ngành trong cùng dây chuyền công nghệ (Concern, Conglomerate, Keiretsu, Chaebol), còn gọi là liên kết dọc. Hình thức này hiện vẫn còn phổ biến trên thế giới vì chúng hoạt động có hiệu quả cao và bành trƣớng hoạt động sản xuất kinh doanh sang hầu hết các nƣớc trên thế giới. Để hình thành Tập đoàn kinh tế loại này cần phải có một Công ty đủ lớn và đủ uy tín để có thể quản lý và kiểm soát các Công ty khác; có một ngân hàng đủ khả năng đảm bảo phần lớn tín dụng cho toàn Tập đoàn; có mối liên hệ nhiều mặt và vững chắc với Nhà nƣớc; có thị trƣờng chứng khoán phát triển mạnh mẽ; có hệ thống thông tin toàn cầu đủ khả năng xử lý tổng hợp những thông tin Vũ Thị Kim Loan 8 A1 – K42A - KJNT Thực trạng và xu hướng phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam về thị trƣờng, đầu tƣ. Vì vậy, các nƣớc đang phát triển chỉ mới có khả năng hình thành các Tập đoàn chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất và thƣơng mại.  Liên kết các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, kể cả những ngành, lĩnh vực không có liên quan đến nhau, còn gọi là liên kết hỗn hợp. Hình thức này đang đƣợc ngày một ƣa chuộng trên thế giới và trở thành xu hƣớng phát triển các Tập đoàn hiện nay. Cơ cấu Tập đoàn bao gồm một ngân hàng hoặc một Công ty tài chính lớn và nhiều doanh nghiệp sản xuất, thƣơng mại, trong đó hoạt động tài chính, ngân hàng xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Về trình độ liên kết, có những kiểu sau:  Liên kết ―mềm‖, xuất phát từ châu Âu (đặc biệt là ở Đức vào thế kỷ 19) đƣợc biết đến nhƣ các Cartel và Syndicat. Đây là hình thức Tập đoàn của các doanh nghiệp độc lập, cùng sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm hoặc dịch vụ hiệp tác sản xuất - kinh doanh với nhau thông qua một Hiệp định chung nhằm hạn chế cạnh tranh (lũng đoạn thị trƣờng) bằng việc thống nhất về giá cả, phân chia thị trƣờng tiêu thụ, thống nhất về chuẩn mực, mẫu mã, chủng loại, kích cỡ sản phẩm, dịch vụ (Cartel), hoặc thoả thuận về lƣợng sản phẩm tiêu thụ chung, giá nguyên liệu cung ứng (Syndicat). Nguyên nhân thúc đẩy sự liên kết và liên minh giữa các doanh nghiệp là do những thay đổi của nền kinh tế trong nƣớc và trên thế giới, môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, các hoạt động kinh doanh không ngừng mở rộng, đòi hỏi qui mô lớn hơn về vốn và trình độ cao hơn về công nghệ. Vì vậy, các doanh
Luận văn liên quan