Khóa luận Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực học đường ở học sinh một trường Trung học cơ sở tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm học 2016 – 2017

ĐẶT VẤN ĐỀ Bạo lực là vấn đề của con người ở mọi thời đại, mọi quốc gia và mọi nền văn hóa. Trong cuộc sống, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề đều có nguy cơ bị bạo lực. Bạo lực là hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để tự hủy hoại mình, chống lại người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc có nguy cơ bị tổn thương hoặc tử vong, bị sang chấn tâm thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác [21]. Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là người sẽ góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh trong tương lai. Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có nhiều sang chấn, biến đổi trong tâm lý hết sức phức tạp. Chính yếu tố tâm lý cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện một cách đầy đủ khiến cho trẻ em trong lứa tuổi này hay bị khủng hoảng về tâm lý dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch.

docx67 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 8607 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực học đường ở học sinh một trường Trung học cơ sở tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm học 2016 – 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là do tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu trong khóa luận là trung thực, chính xác dựa trên phiếu phát vấn các em học sinh trường Trung học cơ sở Tân Dương chưa được công bố trong bất kỳ tài liệu nào. Hải Phòng, ngày 19 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Đỗ Thùy Linh LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng đào tạo Đại học, khoa Y tế Công cộng đã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Bình và cô giáo ThS.BS Hoàng Hoa Lê, người đã hướng dẫn tôi một cách tận tình, chi tiết để hoàn thiện khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo cùng các em học sinh trường Trung học cơ sở Tân Dương đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành số liệu nghiên cứu. Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn tới cha mẹ, anh chị em, bạn bè và những người đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập 6 năm tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng cũng như trong thời gian tôi làm khóa luận tốt nghiệp. Hải Phòng, ngày 19 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Đỗ Thùy Linh DANH MỤC VIẾT TẮT BL Bạo lực BLHĐ Bạo lực học đường Bộ GD-ĐT Bộ giáo dục và đào tạo CDC Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội ĐTNC Đối tượng nghiên cứu HS Học sinh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh WHO World Health Organization( Tổ chức Y tế Thế giới) MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 23 Bảng 3.2: Phân bố hình thức bạo lực học đường ở các học sinh có hành vi BLHĐ.24 Bảng 3.3: Phân bố hình thức bạo lực học đường ở các học sinh là nạn nhân bạo lực học đường 25 Bảng 3.4: Thực hiện hành vi bạo lực học đường theo giới và lớp. 28 Bảng 3.5 Thực hiện hành vi bạo lực học đường theo học lực và hạnh kiểm 29 Bảng 3.6: Phân bố học sinh bị bạo lực học đường theo giới và lớp 30 Bảng 3.7: Phân bố học sinh bị bạo lực học đường theo học lực và hạnh kiểm 31 Bảng 3.8: Mối liên quan giữa hành vi bạo lực học đường của học sinh với yếu tố cá nhân 32 Bảng 3.9: Mối liên quan giữa hành vi bạo lực học đường của học sinh với yếu tố gia đình 33 Bảng 3.10: Mối liên quan giữa hành vi bạo lực học đường của học sinh với yếu tố bạn bè 34 Bảng 3.11: Mối liên quan giữa hành vi bạo lực học đường của học sinh với yếu tố trường học 35 Bảng 3.12: Mối liên quan giữa hành vi bạo lực học đường của học sinh với yếu tố nguy cơ 36 Bảng 3.13: Mối liên quan giữa tình trạng bị bạo lực học đường của học sinh với yếu tố cá nhân 37 Bảng 3.14: Mối liên quan giữa tình trạng bị bạo lực học đường của học sinh với yếu tố gia đình 38 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa tình trạng bị bạo lực học đường của học sinh với yếu tố bạn bè. 39 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa tình trạng bị bạo lực học đường của học sinh với yếu tố trường học. 40 Bảng 3.17: Mối liên quan giữa tình trạng bị bạo lực học đường của học sinh với yếu tố nguy cơ 41 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Tỷ lệ học sinh có hành vi bạo lực học đường 24 Hình 3.2: Tình trạng thực hiện hành vi bạo lực bởi nhóm 25 Hình 3.3: Tình trạng bị bạo lực bởi nhóm. 25 Hình 3.4: Lý do thực hiện hành vi bạo lực của học sinh. 26 Hình 3.5: Tỷ lệ phản ứng của học sinh khi nhìn thấy các vụ bạo lực tại trường 26 Hình 3.6: Địa điểm thường xảy ra các vụ bạo lực. 27 Hình 3.7: Hậu quả của bạo lực học đường. 27 Hình 3.8: Phản ứng của học sinh là nạn nhân của BLHĐ 28 ĐẶT VẤN ĐỀ Bạo lực là vấn đề của con người ở mọi thời đại, mọi quốc gia và mọi nền văn hóa. Trong cuộc sống, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề đều có nguy cơ bị bạo lực. Bạo lực là hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để tự hủy hoại mình, chống lại người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc có nguy cơ bị tổn thương hoặc tử vong, bị sang chấn tâm thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác [21]. Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là người sẽ góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh trong tương lai. Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có nhiều sang chấn, biến đổi trong tâm lý hết sức phức tạp. Chính yếu tố tâm lý cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện một cách đầy đủ khiến cho trẻ em trong lứa tuổi này hay bị khủng hoảng về tâm lý dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch. Bạo lực học đường (BLHĐ) là một phần trong bạo lực của giới trẻ, xảy ra trong khuôn viên nhà trường, trên đường tới trường, hoặc từ trường về hay trong các hoạt động do nhà trường tổ chức. Đó không phải là các lời nói, cử chỉ trêu chọc, thân thiện khi vui đùa giữa các em [16]. Bạo lực trong lứa tuổi học đường, tuy không phải là vấn đề mới mẻ nhưng trong các nghiên cứu gần đây cho thấy xu hướng bùng phát mạnh mẽ, mức độ và tính chất của hành vi này ngày càng nguy hiểm ở Việt Nam [17], [16], [6]. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu trên đối tượng học sinh Trung học cơ sở tại Hải Phòng. Tuy nhiên kết quả phỏng vấn nhanh một vài cán bộ giáo viên tại một số trường Trung học cơ sở tại Hải Phòng những năm gần đây đã ghi nhận bạo lực trong học sinh diễn ra cả trong và ngoài trường học, đặc biệt xuất hiện những xô xát xuất phát từ những mâu thuẫn, xích mích trên mạng xã hội đầy phức tạp [24]. Với câu hỏi đặt ra: Thực trạng bạo lực học đường ở học sinh tại một trường Trung học cơ sở hiện nay như thế nào? Yếu tố nào liên quan đến vấn đề bạo lực học đường ở học sinh? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực học đường ở học sinh một trường Trung học cơ sở tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm học 2016 – 2017” với mục tiêu : 1. Mô tả thực trạng hành vi bạo lực học đường ở học sinh một trường Trung học cơ sở tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm học 2016 - 2017. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực học đường ở học sinh một trường Trung học cơ sở tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm học 2016 - 2017. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái niệm về bạo lực và bạo lực học đường. 1.1.1 Bạo lực và phân loại bạo lực. Khái niệm bạo lực Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Bạo lực là hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để tự hủy hoại mình, chống lại người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc có nguy cơ bị tổn thương hoặc tử vong hoặc bị sang chấn tâm thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác” [47]. Định nghĩa này của WHO bao gồm cả những hành vi cố ý gây thương tích giữa người với người và hành vi tự sát cũng như các xung đột vũ trang. Những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn (ví dụ tai nạn giao thông hay cháy nổ) không được coi là bạo lực. Phân loại bạo lực Theo WHO (2002), bạo lực được phân loại theo phạm vi bạo lực hoặc loại hành vi bạo lực, mỗi loại được chia nhỏ hơn phản ánh nhiều loại bạo lực chi tiết hơn nữa [48]. Phạm vi bạo lực bao gồm: Bạo lực tự thân: Được chia làm 2 thể chính là hành vi tự sát và ngược đãi bản thân. Thể thứ nhất bao gồm các hành vi nghĩ đến tự sát, cố gắng tự sát nhưng chưa thành công và tự sát thành công. Thể thứ hai là các hành động tự hành hạ bản thân. Bạo lực giữa các cá nhân: Chia làm 2 thể: Bạo lực gia đình và bạo lực tình dục: Loại hình bạo lực này rất phổ biến giữa các thành viên trong gia đình và với đối tác quan hệ tình dục, thông thường (nhưng không phải luôn luôn) xảy ra trong nhà. Loại hình bạo lực này bao gồm các hình thức như lạm dụng trẻ em, bạo lực tình dục, và hành hạ người cao tuổi. Bạo lực cộng đồng: Bạo lực xảy ra giữa các cá nhân không có mối quan hệ ruột thịt, có thể quen biết hoặc không quen biết nhau trước đây, thường xảy ra ở ngoài. Loại hình bạo lực này bao gồm bạo lực ở giới trẻ, các hành động bạo lực ngẫu hứng, hiếp dâm hoặc quấy rối tình dục bởi người lạ và các hành động bạo lực xảy ra tại các cơ quan như trường học, công sở, trại giam Bạo lực chung (bạo lực có tổ chức): Bạo lực này chia làm 3 thể là: Bạo lực xã hội: Bạo lực cam kết thúc đẩy chương trình nghị sự xã hội như bạo lực đám đông, bạo lực các tổ chức tội phạm, khủng bố Bạo lực chính trị: Các cuộc chiến tranh và xung đột, bạo lực nhà nước Bạo lực kinh tế: Các cuộc tấn công của các nhóm vì lợi ích kinh tế. Không giống với 2 loại bạo lực trên, các loại hình bạo lực này thường có động cơ rõ ràng bởi số lượng lớn các cá nhân hoặc của một tổ chức nào đó. Chính vì hành động bạo lực này gây ra bởi nhiều cá nhân nên hình thức và diễn biến vô cùng phức tạp. b. Loại hành vi bạo lực bao gồm: Bạo lực thể chất. Bạo lực tình dục. Bạo lực tinh thần. Kỳ thị/phân biệt đối xử/hắt hủi/xa lánh/thờ ơ. Bốn loại bạo lực này xảy ra bên trong mỗi loại phạm vi bạo lực. Ví dụ bạo lực cộng đồng có thể gồm bạo lực thể chất, bạo lực tình dục ở nơi làm việc, kì thị, xa lánh người cao tuổi 1.1.2 Bạo lực học đường và phân loại bạo lực học đường. Khái niệm bạo lực học đường Theo Trung tâm kiểm soát chấn thương Hoa Kỳ (CDC), Bạo lực học đường là một phần thuộc bạo lực giới trẻ, xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 6-24 tuổi [28]. Một số hành vi bạo lực bao gồm bắt nạt, tát, đánh – thường gây tổn hại về tâm lý nhiều hơn so với thể chất. Một số hình thức khác như bạo lực băng đảng và tấn công vũ lực (có hoặc không sử dụng vũ khí) có thể dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong [29]. Trường hợp bạo lực học đường: Được định nghĩa là các hành vi bạo lực ở giới trẻ, xảy ra trong khuôn viên nhà trường, trên đường tới trường hoặc từ trường về và trong các hoạt động do nhà trường tổ chức [28]. Bắt nạt học đường: Là một hành động đối xử thô bạo trong giới học sinh với nhau. Các hành vi bắt nạt bao gồm từ các hành động bạo lực về thể chất (đá, xô đẩy) cho đến việc sử dụng lời nói (đặt tên hay đe dọa), bạo lực tinh thần như gây lời đồn, xa lánh, cô lập [21]. Phân loại bạo lực học đường Trong khuôn khổ nghiên cứu này, bạo lực học đường được phân loại dựa trên phân loại của một số nghiên cứu trên thế giới trong đó bạo lực học đường được chia thành 4 nhóm [35], [44]: Bạo lực thể chất: Bao gồm các hành vi như đánh, đấm, đá, đẩy, tát, dứt tóc, kéo tai, xé quần áo, trấn lột, cướp đồ vật của một/một nhóm học sinh khác. Bạo lực bằng lời nói: Bao gồm các hành vi như gán/gọi biệt danh (mang ý nghĩa xấu), chế nhạo làm tổn thương nhau, sỉ nhục, dùng lời nói đe doạ/ép buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo ý mình. Bạo lực xã hội: Bao gồm các hành vi như phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay, tạo/phát tán tin đồn (mang ý nghĩa xấu) cho một/một nhóm học sinh khác. Bạo lực điện tử: Bao gồm các hành vi như nhắn tin, gọi điện để uy hiếp đe doạ/ép buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo ý mình, sử dụng email, ảnh cá nhân để uy hiếp, đe doạ, ép buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo ý mình, lập/tham gia các hội trên mạng để cô lập/tẩy chay một/một nhóm học sinh khác. Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, khái niệm bắt nạt/bạo lực học đường được hiểu là bắt nạt/bạo lực giữa các học sinh/nhóm học sinh với nhau, xảy ra trong khuôn viên nhà trường, trên đường tới trường hoặc từ trường về hoặc trong các hoạt động do nhà trường tổ chức, bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất (đánh, đấm, đá, đẩy, tát), bạo lực bằng lời nói (sỉ nhục, gán ghép biệt danh xấu), bạo lực về các mối quan hệ xã hội (cô lập, tẩy chay) và bạo lực điện tử (dùng tin nhắn, mạng xã hội, đe dọa, ép buộc, tẩy chay). Khái niệm này không đề cập đến hành vi bạo lực giữa giáo viên đối với học sinh và ngược lại. 1.2 Thực trạng bạo lực học đường trên thế giới và tại Việt Nam. 1.2.1 Bạo lực học đường trên thế giới. Bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn ở nhiều quốc gia. Theo ước tính của WHO, trung bình trên thế giới mỗi ngày có khoảng 565 trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 6 - 29 tử vong do các nguyên nhân liên quan đến bạo lực. Đi đôi với mỗi vụ tử vong do bạo lực trong giới trẻ, trung bình có từ 20 - 40 nạn nhân phải nhập viện do chấn thương. Các loại súng, súng ngắn là vũ khí được sử dụng phổ biến trong các vụ bạo lực gây tử vong; trong khi đó, với các vụ bạo lực có mức độ nhẹ hơn, các hình thức thường được sử dụng bao gồm đấm, đá, và một số loại vũ khí khác như dao, gậy, dùi cui [41]. Ở châu Á, bạo lực học đường cũng trở thành một vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục nói chung và xã hội nói riêng. Tổ chức cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International công bố về tình trạng bạo lực trong các trường ở châu Á. Báo cáo dựa vào kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế với 9.000 học sinh lứa tuổi 12 – 17, các giáo viên, hiệu trưởng, phụ huynh tại 5 quốc gia: Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal. Theo báo cáo này, tình trạng bạo lực trong các trường học châu Á đang ở mức báo động. Chỉ tính trong 6 tháng, số học sinh bị bạo lực tại trường học của Indonesia là 75%, Việt Nam đứng thứ 2 với 71% [35], [31]. Không chỉ tại các nước đang phát triển, rất nhiều quốc gia phát triển cũng đang phải đau đầu với vấn đề bạo lực học đường. Người đứng đầu bang Queensland, Úc hồi tháng 7/2009 cho biết tình trạng bạo lực học đường nước này đang gia tăng một cách đáng sợ. Riêng năm 2008, 55.000 học sinh trong đó gần một nửa là nữ bị đình chỉ vì vấn đề bạo lực [32]. Một điều tra cắt ngang trên 161.082 học sinh ở 35 quốc gia Bắc Mỹ và Châu Âu năm 2005 đã cho kết quả đánh nhau là loại hình bạo lực phổ biến nhất tại đây. Cụ thể, có khoảng 37% - 69% nam sinh từng tham gia vào các vụ ẩu đả trong vòng một năm trước thời điểm nghiên cứu và tỷ lệ này ở nữ sinh dao động trong khoảng 13% - 32%. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số loại vũ khí nguy hiểm thường được các học sinh tại đây sử dụng, bao gồm: dao, súng ngắn, dùi cui ,bình xịt hơi cay [47]. Nước Mỹ là quốc gia mà bạo lực xảy ra hàng ngày, trong đó có bạo lực học đường. Mặc dù các trường hợp tử vong do bạo lực học đường đã có xu hướng giảm trong thập niên 90 [43], nhưng sự quan tâm của dư luận với vấn đề an toàn trong trường học vẫn không hề suy giảm, thậm chí có chiều hướng gia tăng [14]. Kết quả từ cuộc khảo sát hành vi nguy cơ ở giới trẻ tại Mỹ năm 2003 cho thấy đánh nhau xuất hiện phổ biến ở học sinh THCS với 40,5% nam sinh và 25,1% nữ sinh trong vòng 1 năm trước thời điểm tiến hành nghiên cứu [39]. Năm học 2005 - 2006, có khoảng 23% học sinh tham gia các băng nhóm tại trường và trong đó 38% các trường công lập đã có ít nhất một vụ bạo lực cần phải có sự can thiệp của cảnh sát [41]. Theo kết quả một cuộc khảo sát khác về hành vi nguy cơ ở giới trẻ của CDC năm 2009, có 31,5% học sinh đã tham gia đánh nhau ít nhất 1 lần và 7,7% học sinh đã từng bị đe dọa hay bị thương ít nhất một lần do những trận tấn công có vũ khí gây ra trong vòng 1 năm trước thời điểm tiến hành điều tra [38]. Tại Nam Phi, năm 2007, một nghiên cứu tiến hành trên 5074 học sinh (lớp 8 và lớp7) tại hai thành phố Cape Town và Durban đã cho kết quả hơn một phần ba số học sinh tham gia nghiên cứu (36,3%) từng liên quan đến các hành vi bạo lực. Trong đó, 8,2% là đối tượng bắt nạt, 19,3% là nạn nhân, 8,7% số còn lại là những học sinh vừa bị bắt nạt, đồng thời cũng đi bắt nạt người khác, tập trung chủ yếu ở các nam sinh, đặc biệt là các nam sinh lớn tuổi hơn [36]. 1.2.2 Bạo lực học đường tại Việt Nam. Ở Việt Nam những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều về bạo lực học đường với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm của hành vi này. Các vụ bạo lực không chỉ gia tăng về số lượng mà còn tăng cả mức độ nguy hiểm, nó lan rộng ra nhiều địa phương, báo động về thực trạng suy thoái đạo đức, lối hành xử bạo lực, thiếu lành mạnh ở một số bộ phận thế hệ trẻ chưa thành niên là học sinh. Những xô xát tưởng chừng như rất trẻ con ấy lại trở nên nghiêm trọng, không chỉ là những hiện tượng cá biệt, không chỉ một vài trường mà còn lan rộng ra cả thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi với tốc độ gia tăng đáng kể. Tại Việt Nam, bạo lực học đường diễn biến ngày một phức tạp. Theo thống kê của Cục cảnh sát điều tra về trật tự xã hội, từ năm 2003 đến 2010, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 10.000 vụ phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên; tỷ lệ học sinh, sinh viên, và thanh thiếu niên phạm tội và vi phạm pháp luật chiếm khoảng 1/4 tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên toàn quốc [7]. Đặc biệt, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT), trong năm học 2003 đến năm 2009, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng gần 8.000 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Các trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn 3 ngày, 1 tuần hay 1 năm với 735 học sinh. Như vậy, bình quân cứ 6.000 học sinh thì có một học sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì có một học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau, cứ 771 học sinh thì có một học sinh bị thôi học có thời hạn vì đánh nhau [29]. Gần đây nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra không chỉ ở thành phố mà còn diễn ra cả ở nông thôn, không chỉ ở học sinh nam mà còn ở học sinh nữ - vốn được coi là phái yếu như nữ sinh tụ tập đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn. Nam sinh thì dùng dao, mã tấu, kiếm chém nhau ngay trong phòng học. Ở nhiều nơi, do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm chết bạn giữa trường. Vấn đề bạo lực học đường ngày càng gia tăng với số lượng chóng mặt,tiếp tục diễn biến phức tạp, trở thành vấn đề cấp bách ảnh hưởng đến quá trình đào tạo và phát triển toàn diện của trẻ em – chủ nhân tương lai của đất nước. Ngôi trường được xem như như là môi trường an toàn nhưng giờ đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng học sinh hành xử như xã hội đen. Không chỉ gia tăng về số lượng, mức độ và tính chất nguy hiểm của các vụ bạo lực trong học sinh cũng ngày càng nghiêm trọng. Kết quả điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên Việt Nam năm 2009 (SAVY 2) đã cho thấy tỷ lệ thanh thiếu niên từng mang hung khí là 2,8%, trong khi đó tỷ lệ này ở SAVY 1 chỉ là 2,6% [33]. Bộ GD-ĐT đã công bố kết quả nghiên cứu từ tháng 9/2014 với 3.000 học sinh cho biết có khoảng 80% học sinh từ trước đến nay bị bạo lực giới ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua. Mức độ an toàn của trường học được các em đánh giá rất thấp, chỉ 16% học sinh nữ và 18% học sinh nam cho rằng trường học an toàn. Bên cạnh đó, tình trạng lập băng nhóm và đánh nhau có sự tham gia của các đối tượng bên ngoài trường học hay tổ chức đánh nhau thành từng nhóm có hung khí trong giới học sinh cũng ngày càng phổ biến, đặc biệt nguy hiểm là án mạng trong lứa tuổi học đường đã xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước [18]. Nghiên cứu “Thực trạng bạo lực học đường và một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực ở học sinh trường THCS Lê Lai, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh” cho kết quả 13,2% học sinh có thực hiện hành vi bạo lực học đường trong 6 tháng qua, mang vũ khí đến trường 5,9%, đe dọa các học sinh khác 12,2% và mắng chửi là 36,9%. Kéo theo đó việc có học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường là 11,9% HS bị đánh, 10,3% bị đe dọa và 4,1% bị trấn lột. Các đặc tính cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội đều có liên quan rất lớn đến hành vi bạo lực của HS. Đặc biệt, tỷ lệ học sinh từng bị bạo lực, gia đình có sử dụng bạo lực, hay bạn bè có sử dụng bạo lực có hành vi bạo lực cao gấp 1,9 lần; 1,4 lần và 2,1 lần so với những học sinh chưa từng bị bạo lực, gia đình không sử dụng bạo lực hay bạn bè không sử dụng bạo lực [21]. Nghiên cứu “Hành vi bạo lực học đường của học sinh THCS Thành Phố Huế” cho thấy kết quả 24% trong số 200 em học sinh được hỏi nhận định là hành vi BLHĐ xảy ra rất thường xuyên; 33% cho là khá thường xuyên; 26,5% cho là thỉnh thoảng; 24,5% cho là ít và chỉ có 0,5% cho là hoàn toàn không xảy ra [6]. Thời gian qua, các cấp chính quyền nước ta đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, nhằm thiết lập một môi trường học đường an toàn, thân thiện cho học sinh, đảm bảo an ninh cho xã hôi. Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA ngày 20/11/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ
Luận văn liên quan