Khóa luận Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Do đó, yêu cầu phát triển kinh tế thời kỳ tới không chỉ là nâng cao tốc độ tăng trưởng, mở rộng kinh tế đối ngoại mà còn cần chủ động tạo ra và phát huy những lợi thế so sánh để đi tắt, đón đầu tạo ra những bước đột phá về kinh tế, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và quốc tế. Thực tiễn khách quan này đặt ra yêu cầu cần sớm hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh trong một số lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế đủ mạnh, đủ lớn để làm đầu tầu, lái con tàu kinh tế Việt Nam phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tại nhiều nước trên thế giới, tập đoàn kinh tế đã có bề dày lịch sử phát triển từ hàng trăm năm nay và trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc dân. Việt Nam là một nước đi sau, chúng ta có lợi thế là áp dụng những tiến bộ khoa học, đặc biệt là học hỏi kinh nghiệ m về trình độ quản lý, phát triển các tập đoàn kinh tế. Việc nghiê n cứu thực trạng và xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế thế giới sẽ tìm ra được những bài học kinh nghiệm hữu ích giúp chúng ta nhận thức rõ hơn mô hình tập đoàn kinh tế phù hợp với Việt Nam và giải pháp phát triển các tập đoàn kinh tế này.

pdf98 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ THẾ GIỚI BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Họ và tên sinh viên Lớp Khoá Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Ánh Dƣơng : Pháp 4 : 44 : ThS. Vũ Thành Toàn Hà Nội, tháng 5 năm 2009 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Lời mở đầu.....................................................................................................1 Chương I : Tổng quan về tập đoàn kinh tế.................................................4 I. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế.......................................................4 1. Khái niệm và đặc điểm của tập đoàn kinh tế..............................................4 1.1 Khái niệm về tập đoàn kinh tế.................................................................4 1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế.................................................................6 1.2.1 Tập đoàn kinh tế có phạm vi hoạt động lớn......................................6 1.2.2 Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn về nguồn vốn.................................6 1.2.3 Tập đoàn kinh tế có hình thức sở hữu hỗn hợp..................................8 1.2.4 Tập đoàn kinh tế có cơ cấu tổ chức phức tạp.....................................9 1.2.5 Hoạt động của tập đoàn kinh tế đa ngành nghề..............................10 1.3 Nguyên tắc hoạt động của tập đoàn kinh tế...........................................10 2. Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của tập đoàn kinh tế..............12 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế.......................12 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn.............................12 2.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các tập đoàn......14 2.2 Vai trò của tập đoàn kinh tế...................................................................15 2.2.1 Tập đoàn kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế................................15 2.2.2 Tập đoàn kinh tế góp phần mở rộng phân công lao động quốc tế...15 2.2.3 Tập đoàn nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên quy mô lớn.........16 2.2.4 Tập đoàn kinh tế trở thành công cụ điều tiết kinh tế.......................17 2.2.5 Tập đoàn kinh tế có vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ........................................................................................17 II. Mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế..........................................................18 1. Các hình thức liên kết của tập đoàn kinh tế..............................................18 1.1 Xét theo phạm vi liên kết.......................................................................18 1.1.1 Liên kết ngang.................................................................................18 1.1.2 Liên kết dọc.....................................................................................18 1.1.3 Liên kết hỗn hợp..............................................................................19 1.2 Xét theo trình độ liên kết........................................................................19 1.2.1 Liên kết "mềm"...............................................................................19 1.2.2 Liên kết "cứng"................................................................................20 1.2.3 Liên kết hỗn hợp..............................................................................20 2. Các hình thức liên minh phổ biến.............................................................21 2.1 Liên minh kinh doanh (Business alliance).............................................21 2.2 Liên minh chiến lược (Strategic alliance)..............................................21 2.3 Các lợi ích cơ bản của liên minh............................................................21 3. Các mô hình Tập đoàn kinh tế..................................................................22 3.1 Mô hình tập đoàn theo cấu trúc Holding...............................................22 3.2 Mô hình Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc hỗn hợp..................................23 3.3 Mô hình tập đoàn kinh tế theo cấu trúc sở hữu......................................25 3.4 Tập đoàn kinh tế theo mô hình liên kết..................................................27 Chương II: Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới........................................................................................................29 I. Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở Mỹ và Châu Âu..................................................................................29 1. Các mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở Mỹ và châu Âu........................29 1.1 Cartel.......................................................................................................29 1.2 Syndicat...................................................................................................30 1.3 Trust........................................................................................................30 1.4 Consortium..............................................................................................31 1.5 Concern...................................................................................................31 1.6 Conglomerate..........................................................................................32 1.7 Tập đoàn đa quốc gia (MNC).................................................................33 1.8 Tập đoàn xuyên quốc gia (TNC).............................................................33 2. Thực trạng và xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế Mỹ..............33 2.1 Đặc điểm của mô hình tập đoàn nước Mỹ..............................................33 2.2 General Electric: Tập đoàn tiêu biểu của nước Mỹ................................34 3. Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế tiêu biểu của các nước Châu Âu.....................................................................................39 3.1. Đặc trưng các tập đoàn của một số nước Châu Âu................................39 3.1.1 Mô hình của CHLB Đức.................................................................39 3.1.2 Mô hình của Thụy Sĩ.......................................................................40 3.2 Tập đoàn tiêu biểu của châu Âu: Tập đoàn L'Oréal (Pháp).....................41 II. Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế tiêu biểu của châu Á..............................................................................................45 1. Mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở một số nước châu Á........................45 1.1 Mô hình tập đoàn kinh tế ở Trung Quốc.................................................45 1.1.1 Quá trình hình thành Tập đoàn ở Trung Quốc....................................45 1.1.2 Các mô hình tập đoàn ở Trung Quốc...............................................46 1.2 Mô hình Keiretsu ở Nhật Bản.................................................................48 1.2.1 Đặc trưng của Keiretsu....................................................................48 1.2.2 Ưu điểm của Keiretsu......................................................................49 1.2.3 Nhược điểm của Keiretsu.................................................................50 1.2.4 Tác động của các Keiretsu...............................................................50 1.2.5 Mô hình quản lý của các tập đoàn Nhật Bản...................................51 1.3 Mô hình Chaebol ở Hàn Quốc................................................................52 1.3.1 Khái niệm Chaebol...........................................................................52 1.3.2 Đặc điểm của Chaebol......................................................................53 1.3.3 Tác động của các Chaebol...............................................................56 1.3.4 Đặc trưng tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc.......................................57 1.4 Samsung, một tập đoàn tiêu biểu của Châu Á........................................58 Chương III: Bài học kinh nghiệm và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế cho Việt Nam..............................................................................................62 I. Thực trạng và xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế Việt Nam...62 1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế Việt Nam........................................62 1.1 Sự cần thiết của việc hình thành các tập đoàn kinh tế.............................62 1.2 Những điều kiện cơ bản hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam...............................................................................................................64 1.2.1 Về trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất kinh doanh...................64 1.2.2 Về mối quan hệ liên kết...................................................................64 1.2.3 Về môi trường kinh doanh...............................................................64 1.2.4 Về trình độ cán bộ quản lý...............................................................65 1.3 Các nguyên tắc hình thành tập đoàn kinh tế của Việt Nam...................65 2. Thực trạng và xu hướng phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam..........67 2.1 Thực trạng các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam..........................................67 2.2 Xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam.................71 II. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng phát triển các tập đoàn kinh tế thế giới và giải pháp phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam............................................................................72 1. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng phát triển các tập đoàn kinh tế thế giới............................................................72 1.1 Kinh nghiệm phát triển tập đoàn kinh tế của Trung Quốc.....................74 1.2 Kinh nghiệm phát triển tập đoàn của Mỹ và một số nước châu Âu......76 2. Khuyến nghị nhóm giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam....78 2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý của tập đoàn kinh tế...79 2.2 Nhóm giải pháp khuyến khích thành lập tập đoàn kinh tế.....................80 2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ các tập đoàn kinh tế phát huy vai trò................81 2.4 Nhóm giải pháp thúc đẩy sự phát triển các loại hình tập đoàn..............82 Kết luận.........................................................................................................84 Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………….….85 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 TNC Trans-National Corporation Công ty xuyên quốc gia 2 MNC Multi-National Corporation Công ty đa quốc gia 3 WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới 4 OHC Operating holding company 5 PHC Pure holding company 6 GE General Electric 7 TĐKT Tập đoàn kinh tế 8 DN Doanh nghiệp 9 TĐDN Tập đoàn doanh nghiệp 10 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 11 TCT Tổng công ty 12 TCTNN Tổng công ty Nhà nước 13 KHCN Khoa học công nghệ 14 XHCN Xã hội chủ nghĩa 15 CHLB Cộng hoà liên bang DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU I. CÁC MÔ HÌNH Mô hình 1: Tập đoàn theo cấu trúc hỗn hợp Mô hình 2: Tập đoàn theo cấu trúc sở hữu đơn giản Mô hình 3: Tập đoàn doanh nghiệp Mô hình 4: Tập đoàn trong tập đoàn Mô hình 5: Mô hình quản lý của các tập đoàn nước Mỹ Mô hình 6: Tổ chức quản lý các tập đoàn của CHLB Đức Mô hình 7: Mô hình quản lý của TĐDN Trung Quốc I. CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Doanh thu của L’Oréal (Tính theo triệu Euros) Biểu đồ 2: Vị trí và thị phần toàn cầu của Samsung (năm 2007) Biểu đồ 3: Giá trị thương hiệu của Samsung II. CÁC BẢNG Bảng 1: Sáu tập đoàn hàng đầu nước Mỹ (tính theo triệu USD) Bảng 2: Tổng hợp hoạt động của GE năm 2008 Bảng 3: Kết quả kinh doanh của L'Oréal năm 2007 Bảng 4: Sáu Keiretsu lớn nhất ở Nhật Bản Bảng 5: Các tập đoàn hàng đầu Việt Nam Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 1 - LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Do đó, yêu cầu phát triển kinh tế thời kỳ tới không chỉ là nâng cao tốc độ tăng trưởng, mở rộng kinh tế đối ngoại mà còn cần chủ động tạo ra và phát huy những lợi thế so sánh để đi tắt, đón đầu tạo ra những bước đột phá về kinh tế, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và quốc tế. Thực tiễn khách quan này đặt ra yêu cầu cần sớm hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh trong một số lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế đủ mạnh, đủ lớn để làm đầu tầu, lái con tàu kinh tế Việt Nam phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tại nhiều nước trên thế giới, tập đoàn kinh tế đã có bề dày lịch sử phát triển từ hàng trăm năm nay và trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc dân. Việt Nam là một nước đi sau, chúng ta có lợi thế là áp dụng những tiến bộ khoa học, đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm về trình độ quản lý, phát triển các tập đoàn kinh tế. Việc nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế thế giới sẽ tìm ra được những bài học kinh nghiệm hữu ích giúp chúng ta nhận thức rõ hơn mô hình tập đoàn kinh tế phù hợp với Việt Nam và giải pháp phát triển các tập đoàn kinh tế này. 2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận  Phân tích, nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về tập đoàn kinh tế  Nghiên cứu mô hình, thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế trên thế giới.  Nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 2 -  Dựa vào kinh nghiệm của các tập đoàn trên thế giới rút ra những bài học, khuyến nghị giải pháp phát triển các tập đoàn kinh tế của Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu  Các lý thuyết chung về tập đoàn kinh tế: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, quá trình hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế; Các mô hình tập đoàn kinh tế.  Các tập đoàn kinh tế thế giới: Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế của nước Mỹ, châu Âu, châu Á. Các tập đoàn tiêu biểu là General Electric (Mỹ), tập đoàn l’Oréal (châu Âu), tập đoàn Samsung (châu Á).  Các tập đoàn kinh tế Việt Nam: Quá trình hình thành, thực trạng và xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế Việt Nam. Bài học kinh nghiệm của các tập đoàn kinh tế trên thế giới cho sự phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Giải pháp phát triển các tập đoàn kinh tế của Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu:  Nội dung: - Lý luận chung về tập đoàn. - Mô hình tập đoàn kinh tế thường gặp trên thế giới và một số tập đoàn tiêu biểu nhất của Mỹ, Châu Âu và châu Á - Nghiên cứu chung về tập đoàn kinh tế Việt Nam  Thời gian: - Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các tập đoàn xuyên suốt quá trình phát triển đến năm 2008 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp phân tích tổng hợp  Phương pháp mô tả và khái quát đối tượng nghiên cứu  Phương pháp so sánh và tư duy logic Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 3 - 5. Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp Nội dung chính của khoá luận gồm có: Chương I: Tổng quan về tập đoàn kinh tế Chương II: Thực trạng và xu hướng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới Chương III: Bài học kinh nghiệm và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế cho Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, vì vậy bài khoá luận còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự chỉ dạy, góp ý của các thầy cô để bài khoá luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Vũ Thành Toàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này. Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 4 - CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ I. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế 1. Khái niệm và đặc điểm của tập đoàn kinh tế 1.1 Khái niệm về tập đoàn kinh tế Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “Tập đoàn kinh tế” (TĐKT) nhưng chưa có một định nghĩa nào được xem là chuẩn mực. Để có cái nhìn tổng thể về TĐKT, thiết nghĩ cũng cần phải nghiên cứu một cách khái quát dưới cả góc độ ngôn ngữ lẫn bản chất của nó. TĐKT ở các nước khác nhau được gắn với những tên gọi khác nhau. Nhiều nước gọi là Group hay Business Group, Ấn Độ dùng thuật ngữ Business Houses, tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến TĐKT người ta thường sử dụng các từ: Consortium, Conglomerate, Cartel, Trust, Alliance, Syndicate hay Group. Nhật Bản trước chiến tranh thế giới thứ hai gọi TĐKT là Zaibatsu và sau chiến tranh gọi là Keiretsu, Hàn Quốc dùng từ Chaebol, còn ở Trung Quốc, cụm từ “Jituan Gongsi” được sử dụng để chỉ khái niệm này (chính xác hơn là Tổng công ty (TCT) hay tập đoàn doanh nghiệp (TĐDN)). Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng nói lên tính đa dạng của hình thức liên kết được khái quát chung là TĐKT, do đó quan niệm cũng như nhìn nhận về TĐKT cũng có sự khác nhau nhất định, trên thực tế, việc sử dụng từ ngữ lại phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và tính chất đặc trưng của từng loại TĐKT. Thực tế tồn tại các TĐKT trên thế giới cho thấy, không có mô hình chung nhất cho tập đoàn, do đó, cũng không có định nghĩa chung về TĐKT, bởi bản chất của TĐKT là sự liên kết về kinh tế giữa các doanh nghiệp (DN) thành viên nhằm thích ứng với sự biến đổi của thị trường và đem lại lợi ích cho mỗi thành viên và cho cả tập đoàn. Thực trạng và xu hƣớng phát triển của một số tập đoàn kinh tế thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nguyễn Thị Ánh Dƣơng - Lớp Pháp 4 - k44 - Đại học Ngoại thƣơng - 5 - Tại các nước phương Tây, TĐKT được nhận thức như là một tổ hợp các công ty hay chi nhánh góp cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ hoặc TĐKT và tài chính gồm một công ty mẹ và các công ty khác mà công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn, mỗi công ty con cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác. Tại Nhật Bản, TĐKT (Keiretsu) là một nhóm các DN độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm hay tập đoàn bao gồm các công ty có sự liên kết không chặt chẽ được tổ chức quanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích của các bên. Tại Trung Quốc, TĐDN (Tổng công ty) là một hình thức liên kết giữa các DN, bao gồm công ty mẹ và các DN thành viên (công ty con và các DN liên kết khác), trong đó công ty mẹ là hạt nhân của tập đoàn và là đầu mối liên kết giữa các DN thành viên với nhau, các DN thành viên tham gia liên kết tập đoàn phải có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân độc lập. Bản thân tập đoàn không có tư cách pháp nhân. Tại Việt Nam, TĐKT được hình thành trên cơ sở chuyển đổi và cơ cấu lại một số Tổng công ty Nhà nước (TCTNN) (đặc biệt là các TCT 91 - TCTNN được thành lập theo Quyết định số 91/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập các Tập đoàn kinh doanh) có
Luận văn liên quan